intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

61
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc" đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> …………/…………<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> ……/……<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> NGUYỄN THỊ KIM DUNG<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC<br /> TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC<br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60.34.04.03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI - NĂM 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣơng Minh Việt<br /> <br /> Phản biện 1: ..........................................................................<br /> ................................................................................................<br /> <br /> Phản biện 2: ..........................................................................<br /> ................................................................................................<br /> <br /> Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia.<br /> Địa điểm: Phòng họp ……, Nhà …… - Hội trường bảo vệ<br /> luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.<br /> Số:……. - Đường …………..- Quận: …………..- TP:………….<br /> Thời gian: vào hồi …... giờ …… ngày ….. tháng ….. năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển về<br /> mọi mặt của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển của nhân loại đã khẳng<br /> định nguồn nhân lực là nguồn lực quyết định nhất của sự phát triển<br /> kinh tế - xã hội, còn nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác tự<br /> chúng không thể tham gia vào quá trình kinh tế - xã hội nên không<br /> thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò động<br /> lực của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người. Chính<br /> con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định<br /> hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn<br /> lực khác. Đồng thời, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực đó một<br /> cách có hiệu quả sẽ đem lại sức mạnh của nguồn lực con người.<br /> Đúng như Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc<br /> UNESCO đã nhận định: Con người đứng ở trung tâm của sự phát<br /> triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển. Do đó, để thực<br /> hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của sự công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị to<br /> lớn và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi<br /> sáng tạo, “nguồn tài nguyên” vô giá, vô tận của đất nước.<br /> Để phát triển quốc gia trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa,<br /> nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp có ý nghĩa quan<br /> trọng quyết định. Ở nước ta, xuất phát từ thực tế của đất nước trước<br /> và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển<br /> của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng<br /> đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong<br /> sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục<br /> 1<br /> <br /> tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương<br /> lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung,<br /> phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm<br /> của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Trong<br /> Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại<br /> Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:<br /> “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn<br /> nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết<br /> định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu<br /> lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh<br /> tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền<br /> vững”. Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất,<br /> “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi<br /> nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Nó là yếu tố<br /> quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa đất nước đặc biệt là nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp.<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong các<br /> khu công nghiệp nói chung, những năm qua công tác quản lý và phát<br /> triển nguồn nhân lực trong khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc luôn<br /> được lãnh đạo tỉnh quan tâm hàng đầu. Để thúc đẩy sự phát triển kinh<br /> tế - xã hội của tỉnh nói riêng của cả nước nói chung, vấn đề phát triển<br /> nguồn nhân lực cần được đặc biệt chú ý mà giải pháp đột phá là phải<br /> xây dựng được nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp đủ về số<br /> lượng và chất lượng.<br /> Tuy nhiên, quản lý nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp<br /> tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong<br /> giai đoạn nay số lượng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng<br /> 2<br /> <br /> tăng lên có 05 khu công nghiệp với diện tích 3500 (ha) và 138 doanh<br /> nghiệp với 59.818 công nhân lao động (CNLĐ), nữ chiếm 38.400 lao<br /> động. Do vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể để quản lý nguồn<br /> nhân lực trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà<br /> nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh<br /> Phúc” làm luận văn Thạc sĩ của mình. Hy vọng những thành công<br /> trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần tích cực trong việc giải quyết<br /> những khó khăn về quản lý nguồn nhân lực trong các khu công<br /> nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br /> Trong thời gian qua đã có một số công trình đề tài nghiên cứu<br /> về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung<br /> với nhiều đề tài cấp quốc gia, cấp bộ, được xuất bản dưới dạng sách<br /> và hàng loạt chuyên đề được công bố trên các tạp chí khác nhau.<br /> Trong số đó ta có thể nói đến:<br /> - Luận văn của thạc sỹ kinh tế Lê Quang Hùng (2006) “Nguồn<br /> nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố<br /> Đà Nẵng” Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.<br /> Tổng quan của luận văn đã luận giải lý luận cơ bản về nguồn<br /> nhân lực; phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phát triển<br /> và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng trong giai<br /> đoạn 2000 - 2005; đề xuất những giải pháp cơ bản về phát triển<br /> nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Đà<br /> Nẵng đến 2010 và khẳng định nguồn nhân lực quan trọng nhất cho sự<br /> phát triển của kinh tế - xã hội trong tỉnh.<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2