intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

42
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được kết cấu gồm 3 chương như sau: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh niên, quan điểm, phương pháp và thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh niên, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA mẫu bìa mặt 01 (tóm tắt luận văn 24 trang) ĐẶNG ĐÌNH THANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA mẫu bìa mặt 02 (tóm tắt luận văn 24 trang) Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến Phản biện 1:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Phản biện 2:………………………………………………………………. ……………………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường: Nguyễn Chí Thanh - Quận: Đống Đa – TP: Hà Nội Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. Các công trình, bài báo liên quan đến đề tài Luận văn 1. Thư ký Đề tài cấp Bộ năm 2008: Đề tài KTN 04-2008 Báo cáo khoa học Các giải pháp của Đoàn Thanh niên tham gia Bảo vệ dòng sông quê hương. 2. Thư ký Đề tài cấp Bộ năm 2013: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”. 3. Báo Tiền Phong: Số 281, ngày 8/10/2009 Đi lên từ Lũy tre làng 4. Báo Tiền Phong: Số 83, ngày 24/3/2010 Hành Trình đến với Đảo Xanh 5. Websai Đoàn Thanh niên: ngày 22/12/2009 Xây dựng Nông thôn mới - Hiệu quả từ một giải thưởng 6. Báo Tiền Phong: Số 11/12/2009 Cán bộ thú ý và chàng đóng gạch thuê vượt khó mẫu bìa mặt 03 (tóm tắt luận văn 24 trang)
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bộ Chính trị đã thông qua Đề án “Tổ chức bộ máy QLNN về công tác thanh niên”[11], và xác định Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất QLNN về công tác thanh niên. Ngày 13/8/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1471/QĐ-TTg thành lập Vụ Công tác thanh niên trực thuộc Bộ Nội vụ. Ngày 10/02/2011 Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BNV hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh niên [13]. Sau khi cơ quan QLNN về thanh niên được giao cho ngành Nội vụ, có 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập phòng Công tác thanh niên thuộc Sở Nội vụ; 700 quận, huyện đã bố trí cán bộ với biên chế gần 1.500 người. Với Bộ máy như vậy, đến nay công tác QLNN về thanh niên có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn không ít nội dung, phương pháp QLNN về công tác thanh niên chưa được xác định cụ thể, rõ ràng. Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung là cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ xuất phát từ đòi hỏi phát triển của thanh niên mà còn là yêu cầu khách quan của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với kinh nghiệm thực ti n trong công tác Đoàn các cấp và thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam hiện nay, đặc biệt là nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên tại các Bộ, ngành và địa phương. Trong đó, có tỉnh Hòa Bình là địa phương tôi trực tiếp phụ trách thời gian qua, tôi chọn đề tài “QLNN về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình” làm luận v n tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý công. 1
  5. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nhiều công trình khoa học, công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian qua, nổi bật là các tác giả Vũ Trọng Kim, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, chủ biên với “QLNN về công tác thanh niên trong tình hình mới” (1999); tác giả Chu Xuân Việt, tác giả Vũ Đ ng Minh và các luận v n, đề tài đã được các học viên của Học viện Hành chính Quốc gia thực hiện; Báo cáo QLNN về công tác thanh niên của tỉnh Hòa Bình, của Bộ Nội vụ, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về công tác thanh niên; Nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác thanh niên; những v n bản chính sách, pháp luật đã và đang triển khai tỉnh Hòa Bình; Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình; Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: QLNN về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Địa điểm tỉnh Hòa Bình. Thời gian Từ n m 2011, n m thành lập cơ quan QLNN về thanh niên. 2
  6. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, Nhà nước về thanh niên và công tác thanh niên. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực ti n Dùng phương pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể. - Phương pháp thu thập số liệu qua các n m để so sánh, đánh giá về thực trạng QLNN về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cũng như khuyến khích đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa công tác này. 6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu đề tài trong bối cảnh cơ quan QLNN mới được thành lập, tính chuyên nghiệp chưa cao, các cấp, các ngành phụ trách liên quan đến QLNN về công tác thanh niên còn lúng túng, thiếu kiến thức, kỹ n ng trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận v n đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm tổ chức hoạt động thực ti n của các cơ quan Đảng và Nhà nước trong trong công tác thanh niên cũng như việc chỉ đạo QLNN về công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận v n được kết cấu gồm 3 chương như sau Chương 1 Cơ sở lý luận QLNN về công tác thanh niên Chương 2 Quan điểm, phương hướng và thực trạng QLNN về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình. Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN về thanh niên tỉnh Hòa Bình. 3
  7. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN 1.1. Khái quát chung quản lý nhà nước về công tác thanh niên 1.1.1. Khái niệm thanh niên và công tác thanh niên Th o Điều 1, Luật Thanh niên n m 2005, quy định “Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”[58, tr.34]. Ngoài ra, khái niệm thanh niên cũng được x m xét, nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác như tâm lý học, giáo dục học, v n hóa học… 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh niên Điều 5, Luật Thanh niên quy định nội dung QLNN về công tác thanh niên bao gồm Ban hành và tổ chức thực hiện các v n bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên; Thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên; Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên [58, tr.37]. 1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nước về công tác thanh niên - Thứ nhất: Hệ thống QLNN về thanh niên là cơ quan ngôn quyền của nhà nước được hình thành và tổ chức thống nhất, có hệ thống và thứ bậc chặt chẽ ở 4 cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Thứ hai: Đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về thanh niên có tính chuyên môn hóa, nghề nghiệp cao. Do vậy, đội ngũ này phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn và nguyên tắc trong thi hành công vụ th o quy định của Luật Cán bộ công chức. - Thứ ba: QLNN về công tác thanh niên mang tính toàn diện đối với mọi đối tượng thanh niên (công dân Việt Nam từ đủ 16 đến 30 tuổi). - Thứ tư: Chức n ng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về công tác thanh niên có sự khác biệt cơ bản với tính chất hoạt động của các cơ 4
  8. quan, tổ chức tư vấn phối hợp liên ngành trong việc thực hiện chính sách đối với thanh niên. 1.1.4. Sự khác biệt giữa QLNN về công tác thanh niên và công tác Đoàn Giữa công tác Đoàn và công tác QLNN về công tác thanh niên luôn có sự khác biệt đáng kể, th o đó, đối tượng của QLNN về công tác thanh niên bao gồm tất cả thanh niên, còn đối tượng của công tác Đoàn chủ yếu là đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; chủ thể QLNN về công tác thanh niên bao gồm cơ quan QLNN ở Trung ương và các địa phương, còn chủ thể của công tác Đoàn là Đoàn thanh niên các cấp [30, tr.24]. 1.1.5. Sự c n thi t QLNN về công tác thanh niên. 1.1.5 Về l lu n Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 327-TB/TW Ngày 16/4/2010, đồng ý về Đề án Tổ chức bộ máy QLNN về công tác thanh niên, đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền “củng cố, kiện toàn cơ quan QLNN về công tác thanh niên; rà soát, sửa đổi, bổ sung pháp lu t và chính sách liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên” [4]. 1.1.5 Về th c ti n Nghị định số 48/2008/NÐ-CP của Chính phủ giao Bộ Nội vụ thực hiện chức n ng QLNN về công tác thanh niên; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1471/QĐ-TTg, ngày 13/8/2010 về việc thành lập Vụ công tác thanh niên; Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10/2/2011, Thông tư số 15/2014/TT-BNV hướng dẫn chức n ng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ trực thuộc UBND tỉnh, thành phố. 1.2. Yếu tố cấu thành và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên 1.2.1. Y u tố cấu thành quản lý nhà nước về công tác thanh niên Chủ thể quản l nhà nước về công tác thanh niên Điều 5, Luật thanh niên thì chủ thể QLNN về công tác thanh niên bao gồm 5
  9. - Chính phủ thống nhất QLNN về công tác thanh niên; - Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức n ng QLNN về công tác thanh niên th o sự phân công của Chính phủ; - UBND các cấp thực hiện QLNN về công tác thanh niên th o sự phân cấp của Chính phủ [58, tr.37]. Nội dung quản l nhà nước về công tác thanh niên C n cứ th o Điều 5, Luật Thanh niên thì QLNN về công tác thanh niên có 04 nội dung sau Thứ nhất, ban hành và tổ chức thực hiện các v n bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chính sách, chương trình phát triển thanh niên và công tác thanh niên [58, tr.36]. Thứ hai, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên [58, tr.37]. Thứ ba, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên [58, tr.37]. Thứ tư, quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về công tác thanh niên [58, tr.37]. 1.2.2. Y u tố ảnh hưởng đ n quản lý nhà nước về công tác thanh niên Điều kiện t nhiên, kinh tế - xã hội Sự gia t ng của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tội phạm chưa được ng n chặn hiệu quả; môi trường xã hội chưa lành mạnh, đang tác động xấu đến nhận thức và lối sống của thanh niên. Số lượng doanh nghiệp hoạt động ít, kinh tế thế giới khủng hoảng kéo th o một số lượng lớn doanh nghiệp giải thể làm cho số lượng thanh niên không có việc làm gia t ng [1, tr.17]. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác thanh niên Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành TW Đảng khóa X khẳng định Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất 6
  10. nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội [11]. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP, ngày 11/9/2009, ban hành Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2003-2010 và giai đoạn 2011-2020 với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm ch m lo, hỗ trợ thanh niên. 3 Nh n thức của thanh niên Trước thực trạng kinh tế, môi trường, điều kiện sống còn nhiều khó kh n, thanh niên đã luôn cố gắng, nỗ lực lao động, học tập và mong muốn được phấn đấu trở thành lớp thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, có nhân cách, tri thức, sức khỏ , tư duy n ng động, sáng tạo, không ngại khó kh n gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, không làm chủ được bản thân, gia đình thiếu đi sự quan tâm, giáo dục từ nhỏ nên có nhận thức và hành động sai lệch đã làm giảm sút niềm tin của gia đình, xã hội, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống v n hóa dân tộc đã gây lên một số hậu quả đáng tiếc như tình trạng bạo lực, vi phạm an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Tiểu kết chương 1 Dưới góc độ lý luận, chương 1 của luận v n đã giải quyết những nội dung sau Thứ nhất, đưa ra khái niệm, đặc điểm thanh niên, từ đó xác định rõ vị trí, vai trò của thanh niên trong quản lý nhà nước. Thứ hai, luận v n đã làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò QLNN đối với công tác thanh niên. Thứ ba, luận v n phân tích các yếu tố cấu thành của QLNN đối với công tác thanh niên ở những góc độ sau mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức quản lý nhà nước đối với công tác thanh niên. 7
  11. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TỈNH HÒA BÌNH 2.1. Khái quát về thanh niên và điều kiện kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình 2.1.1. Điều kiện kinh t , xã hội tỉnh Hòa Bình Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đặc biệt quan tâm, kinh tế - xã hội của tỉnh dần ổn định và phát triển, các chỉ tiêu xã hội đạt được kết quả tích cực; lĩnh vực giáo dục, y tế, v n hóa, thể thao tiếp tục phát triển, đời sống v n hóa tinh thần của nhân dân được đảm bảo, trong đó có số đông là thanh niên. Tuy nhiên, tỉnh Hòa Bình cũng còn gặp nhiều khó kh n, nhiều doanh nghiệp bị giải thể hoặc phải ngừng hoạt động; chất lược giáo dục giữa các vùng, miền chưa đồng đều, công tác giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội có di n biến phức tạp đã ảnh hưởng nhiều đến việc giải quyết việc làm, suy nghĩ, nếp sống cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện khó kh n. 2.1.2. Về tình hình thanh niên tỉnh Hòa Bình Tư tưởng của thanh niên nhìn chung ổn định, tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng nông thôn mới, với sự phát triển về kinh tế, xã hội những n m gần đây đã giúp cho thanh niên tỉnh Hòa Bình có cơ hội được học tập nâng cao trình độ, được học nghề và giải quyết việc làm, thanh niên đã được trang bị, nâng cao kỹ n ng sống, nâng cao giá trị thụ hưởng các thiết chế v n hóa, thể dục thể thao, được ch m sóc sức khỏ , trang bị kiến thức pháp luật để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó thanh niên tỉnh Hòa Bình còn bộc lộ những hạn chế Tính chủ động, sáng tạo, n ng lực thực hành sau đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu công nhiệp hóa, hiện đại hóa, nhận thức về học nghề, 8
  12. chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn chưa đầy đủ, tình trạng thiếu việc làm, việc làm không ổn định và thu nhập thấp vẫn là bức xúc của thanh niên; một số thanh niên chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, còn chạy th o lối sống thực dụng, ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; tình trạng vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội trong thanh niên di n biến ngày càng phức tạp. 2.2. Kết quả và nguyên nhân kết quả trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình 2.2.1. K t quả Tổ chức bộ má QLNN về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình Sau 05 n m, đến nay Sở Nội vụ có Phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên; 11/11 UBND các huyện, thành phố phân công lãnh đạo Ủy ban, lãnh đạo phòng Nội vụ th o dõi, chỉ đạo; Phòng Nội vụ đã bố trí công chức chuyên trách thực hiện nhiệm vụ QLNN về thanh niên; các Sở, Ban, ngành của tỉnh đã thực hiện phân công lãnh đạo phụ trách công tác thanh niên, 100% UBND cấp xã phân công lãnh đạo và công chức V n phòng - Thống kê phụ trách thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên [54]. Th c hiện quản l nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình Thứ nhất, việc xâ d ng và ban hành các v n bản qu phạm pháp lu t, chính sách phát triển thanh niên. Trong thời gian qua Hòa Bình đã cụ thể hóa việc thực hiện các chương trình, đề án, chính sách của Trung ương cũng như ban hành, triển khai thực hiện 09 đề án, chính sách của tỉnh... Thứ hai, việc tổ chức th c hiện các chính sách, pháp lu t về công tác thanh niên - Sau 5 n m ban hành Kế hoạch phát triển thanh niên giai đoạn 2012-2020, có 100% các đơn vị cấp huyện, 90% các Sở, ngành thực hiện th o đúng hướng dẫn của Sở Nội vụ (giai đoạn 2003-2010 chỉ có 11 huyện, thành phố và 7/52 Sở, ngành triển khai thực hiện). 9
  13. - Đã tổ chức được 03 lớp tập huấn nghiệp vụ QLNN về thanh niên cho 300 lượt cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện; tổ chức được 03 hội nghị lồng nghép triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên cho 210 Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp xã. - Các cơ quan QLNN về công tác thanh niên, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đã có sự gắn kết hơn. Đến nay có 20 Sở, ngành ký chương trình phối hợp với BCH Tỉnh đoàn, thể hiện rõ nét bước chuyển biến so với thời điểm trước n m 2011. - Xây dựng, cải tạo nâng cấp các nhà v n hóa và khu thể thao thôn, bản đạt chuẩn th o quy định của Bộ VH,TT&DL (gồm 1.572 nhà v n hóa thôn, bản; 1.645 khu thể thao thôn, bản) [57]. - Chính sách tu ển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trẻ tỉnh Hòa Bình Từ 2011 đến nay toàn tỉnh đã mở 439 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 34.273 lượt người (số người trong độ tuổi thanh niên chiếm trên 30%). Đến nay có 100% cán bộ công chức trong độ tuổi thanh niên được đào tạo đáp ứng th o tiêu chuẩn; 95% cán bộ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp trong độ tuổi thanh niên được đào tạo, bồi dưỡng th o chương trình quy định; 80% cán bộ, công chức thực hiện chế độ bồi dưỡng tối thiểu bắt buộc hằng n m; 100% thanh niên là cán bộ, công chức, viên chức biết sử dụng thành thạo máy vi tính, có 15% biết giao tiếp ít nhất 01 ngoại ngữ, có trên 65% biết giao tiếp bằng tiếng dân tộc [51]. Thứ ba, tu ển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLNN về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình Đã tổ chức được 03 lớp tập huấn nghiệp vụ QLNN về thanh niên cho 300 lượt cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này của cấp tỉnh, huyện; tổ chức được 03 hội nghị lồng nghép triển khai thực hiện Chương trình phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020 cho 210 Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp xã [52]. 10
  14. Thứ tư, công tác kiểm tra, giám sát việc th c hiện chính sách, pháp lu t về thanh niên và công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển thanh niên tỉnh đã thành lập 8 đoàn kiểm tra tại 40 đơn vị các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố [53]. Thứ n m, công tác hợp tác quốc tế về thanh niên tỉnh Hòa Bình Thực hiện Đề án Nâng cao n ng lực, kỹ n ng giao tiếp tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2013 - 2015, tỉnh đã ký hợp tác với trường đại học Nam Luzon, Philippin s tổ chức 02 lớp bồi dưỡng kỹ n ng giao tiếp tiếng Anh cho 58 người (trong đó có 28 người trong độ tuổi thanh niên chiếm 48%) với thời gian 5 tháng, 03 tháng học tại tỉnh và 02 tháng học tập tại Philippines [52]. 2.2.2. Nguyên nhân Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành các chính sách, pháp luật nhằm khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, lãnh đạo trẻ học tập nâng cao trình độ, cán bộ trong quy hoạch đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ, trang bị kiến thức, kỹ n ng QLNN về công tác thanh niên. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động ch n lo giáo dục, bồi dưỡng thanh niên như đẩy mạnh hoạt động phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế xã hội”; "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong đoàn viên, thanh niên. 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện QLNN về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình 2.3.1. Hạn ch 3 Tổ chức bộ má QLNN về công tác thanh niên Đội ngũ công chức làm nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên phần lớn là kiêm nhiệm, mới được phân công, đảm nhận thêm nhiệm vụ này, vì vậy chất lượng tham mưu, đề xuất nội dung thực hiện chỉ tiêu 11
  15. phát triển thanh niên vào chương trình, kế hoạch chung của ngành, địa phương còn gặp khó kh n. Một số Sở, ngành và địa phương chưa thực hiện tốt việc cụ thể hóa, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu dành cho thanh niên và phát triển thanh niên, còn giao cho Bí thư chi đoàn th o dõi, tham mưu thực hiện nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên. Việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên chưa được tiến hành thường xuyên, số vụ việc vi phạm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra chưa nhiều, còn mang tính chất hình thức [50,52,53]. 3 Việc triển khai các nội dung quản l nhà nước về công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình Thứ nhất, việc ban hành chính sách, pháp lu t, chương trình, kế hoạch về công tác thanh niên Một số chính sách, pháp luật do địa phương ban hành còn chậm và thiếu đồng bộ, một số chính sách thanh niên chưa sát với thực tế, tính khả thi không cao, các chính sách để ch m lo đời sống tinh thần, thể chất của thanh niên còn thiếu, chưa tương xứng với nhu cầu của thanh niên. Nhiều chính sách, pháp luật về thanh niên được ban hành chưa phù hợp với thực ti n gây lãng phí về thời gian, công sức và cả ngân sách của nhà nước. Một số sở, ngành, địa phương khi xây dựng kế hoạch, chính sách chưa qua tâm sắp xếp nguồn ngân sách của địa phương khi triển khai gặp nhiều khó kh n, vướng mắc [29]. Thứ hai, Việc th c hiện các chính sách, pháp lu t về thanh niên Cần sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên n m 2005, Nghị định 120/2007/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình hiện tại (làm rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, trách nhiệm QLNN về thanh niên, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thanh niên và công tác thanh niên) [49]. 12
  16. Tỉnh Hòa Bình chưa xây dựng hệ thống số liệu thống kê về thanh niên một cách cơ bản và khoa học từ đó làm cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch phát triển thanh niên của địa phương chưa sát với thực tế và khó kh n trong đánh giá kết quả thực hiện; n ng lực dự báo của các cơ quan chuyên môn còn khó kh n; nguồn ngân sách còn hạn chế. Việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 45/NQ-CP và Kế hoạch phát triển thanh niên tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020 còn chậm, sự phối hợp triển khai giữa các Sở, Ban, ngành, địa phương trong tỉnh thiếu đồng bộ, lỏng lẻo [52,53]. Thứ ba, bất c p trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác thanh niên tại tỉnh Hòa Bình Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên chưa thường xuyên; thời gian bồi dưỡng ngắn, nội dung bồi dưỡng còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Việc quy hoạch, bồi dưỡng bổ nhiệm đội ngũ cán bộ làm công tác thanh niên tại một số địa phương còn chưa được quan tâm, còn mang tính hình thức, đầu tư nguồn lực để đào tạo còn nhiều khó kh n do kinh phí hạn chế. Thứ tư, bất c p trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử l vi phạm Việc kiểm tra mới chỉ dừng ở việc đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện các Đề án, chính sách và các nhiệm vụ QLNN về công tác thanh niên mà ít phát hiện được những vi phạm, hạn chế và những khó kh n, vướng mắc, đề xuất xây dựng, sửa đổi chính sách cho thanh niên [52,53]. Qua công tác kiểm tra, giám sát việc tham mưu ban hành, sửa đổi các chính sách, pháp luật về thanh niên và công tác thanh niên vẫn chưa đạt hiệu quả, công tác kiểm tra vẫn chưa tổng hợp được những hạn chế, khó kh n, vướng mắc ở các địa phương, đơn vị trong tham mưu, thực hiện các Đề án, chính sách cho thanh niên. 13
  17. Thứ n m, bất c p trong hoạt động hợp tác quốc tế Hòa Bình cơ bản mới cử thanh niên tham gia các chương trình giao lưu, học tập tại nước ngoài cho cán bộ, đoàn viên trong độ tuổi thanh niên qua kênh hợp tác của Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam và Trung ương Đoàn. 2.3.2. Ngu ên nh n của hạn ch Thứ nhất, hệ thống chính sách, pháp luật từ TW về công tác thanh niên đang trong quá trình hoàn thiện. Luật Thanh niên và Nghị định hướng dẫn thi hành tồn tại nhiều bất cập, chậm đi vào cuộc sống, hệ thống chính sách, quy định của chính quyền các cấp về thanh niên thiếu đồng bộ, tính khả thi không cao. Thứ hai, trong thời gian dài, tỉnh Hòa Bình không có cơ quan chuyên trách QLNN về công tác thanh niên. Việc thành lập cơ quan chuyên trách QLNN về công tác thanh niên ở cấp tỉnh, cấp huyện và các quy định về chức n ng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này được hoàn thiện nhưng vận hành còn nhiều lúng túng. Thứ ba Một số cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở còn x m công tác thanh niên đơn thuần là công việc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; thậm chí x m Đoàn Thanh niên là cơ quan tham mưu của chính quyền đối với công tác thanh niên và QLNN về công tác thanh niên. Đội ngũ công chức tham mưu công tác QLNN về thanh niên các cấp trong tỉnh chưa được quan tâm lựa chọn, bồi dưỡng đúng mức, chưa có kinh nghiệm thực ti n về công tác thanh niên, từ đó dẫn đến chất lượng tham mưu chưa hiệu quả; phối hợp thiếu chặt chẽ. Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên mặc dù có triển khai nhưng kết quả còn hạn chế, chưa chuyển tải các nội dung cần thiết đến đông đảo thanh niên và các tổ chức có liên quan để biết và thực hiện [49]. 14
  18. Thứ năm, hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên các cấp trong tỉnh Hòa Bình có từng bước đổi mới nhưng vẫn chưa bám sát nhu cầu của thanh niên, chưa đáp ứng kịp thời trước sự biến đổi nhanh của tình hình thanh niên. Thứ sáu, ngân sách dành cho công tác thanh niên còn hạn chế và thực hiện th o cơ chế lồng ghép, x hội hóa, nhiều Đề án, chính sách đã được ban hành nhưng việc bố trí kinh phí còn khó kh n, chưa đáp ứng nhu cầu nên hiệu quả chưa cao. Công tác giải quyết việc làm cho thanh niên còn hạn chế do số lượng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Hòa Bình ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ [52,56]. Tiếu kết chương 2 Có thể nhận thấy, QLNN đối với công tác thanh niên đã được Trung ương và địa phương quan tâm và từng bước xác lập và thể chế hóa thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, hình thành cơ quan quản lý công tác thanh niên. Tuy nhiên thực tế tỉnh Hòa Bình, QLNN đối với công tác thanh niên vẫn còn lúng túng, chưa thật cụ thể, chưa hệ thống và đồng bộ cả về nội dung, phương thức và tổ chức bộ máy quản lý từ Trung ương đến địa phương. Luật Thanh niên được Quốc hội ban hành từ n m 2005 và các v n bản hướng dẫn thi hành chưa thật sự trở thành công cụ hữu hiệu để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên hiện nay. Hơn nữa, hoạt động QLNN về công tác thanh niên còn nhiều bất cập, cơ chế phối hợp liên ngành thực hiện công tác thanh niên chưa đủ rõ; vấn đề trách nhiệm QLNN chưa được quan tâm, chú trọng, do đó điều kiện hoạt động, sáng tạo của thanh niên gặp không ít khó kh n. 15
  19. Chương 3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH NIÊN TỈNH HÒA BÌNH 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh niên Hội nghị Trung ương 7, Khóa X đã thảo luận và ra Nghị quyết về “T ng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và các v n bản, Nghị quyết nhằm bồi dưỡng, phát triển thanh niên. 3.2. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên tỉnh Hòa Bình Thứ nhất, t ng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền và phát huy vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên, đặc biệt là công tác giáo dục đạo đức, lý tưởng, lối sống cho thanh niên, chú trọng xây dựng môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Thứ hai, phát huy vai trò tích cực của thanh niên và các tổ chức thanh niên, nhất là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các sở, ngành trong việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên. T ng cường sự hỗ trợ của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp và huy động mọi nguồn lực xã hội để thực hiện có hiệu quả các chính sách, chương trình phát triển thanh niên. Thứ ba, chú trọng các chính sách đào tạo nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao gắn với giải quyết việc làm, t ng thu nhập, hưởng thụ v n hoá, vui chơi, giải trí của thanh niên. Tập trung các giải pháp triển khai hiệu quả các chính sách, pháp luật nhằm xây dựng, bồi dưỡng thế hệ thanh niên phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có lý tưởng và đạo đức cách mạng, có ý thức công dân; có trình độ học vấn, có nghề 16
  20. nghiệp và việc làm; có v n hóa, sức khỏ , kỹ n ng sống và ý chí vươn lên. Đồng thời rà soát, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách, quy định của tỉnh Hòa Bình về thanh niên và công tác thanh niên. 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh niên 3.3.1. Giải pháp chung Thứ nhất, Cần hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên. Chính sách của Nhà nước về thanh niên là một bộ phận trong chính sách x hội, nhưng khác chính sách x hội thuần túy ở chỗ, nó không chỉ đưa lại một cơ chế điều hành, mà chứa đựng những khía cạnh hiệu quả tích cực, dựa vào tiềm n ng lao động sáng tạo của thế hệ trẻ. Việc xây dựng một chiến lược hay một chính sách về thanh niên phải dựa trên cơ sở sự phân tích, đánh giá những vấn đề cần ưu tiên trước mắt với giải quyết các vấn đề cơ bản lâu dài, phải kết hợp giải quyết hài hòa những nhu cầu của thanh niên với những vấn đề của đất nước và dân tộc cần có sự cống hiến của tuổi trẻ. Thứ hai, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên Cán bộ biên chế làm nhiệm vụ QLNN cơ bản tại các địa phương bố trí giảm, luân chuyển phân công một số nhiệm vụ khác nên việc triển khai còn gặp nhiều khó kh n. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện quy định về chức n ng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ hiện nay vì chưa xác định rõ trách nhiệm phối hợp QLNN về công tác thanh niên th o ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công [1,28,29,33]. Thứ ba, tính cấp thiết cần sửa đổi, bổ sung luật thanh niên n m 2005 Thực ti n cho thấy, Luật Thanh niên chưa quy định đầy đủ và toàn diện các nội dung thuộc lĩnh vực này nên trong quá trình tổ chức thực thi chính sách, pháp luật đối với thanh niên còn một số hạn chế, vướng mắc nhất định như quy định về tuyên truyền, phổ biến giáo dục 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0