intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cũng như khảo sát đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các quan điểm và các giải pháp hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội

  1.                                              BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./.......... ......../........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA QUÁCH THỊ HỒNG THẮM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2019 
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MINH PHƯƠNG Phản biện 1: ………………………………………………….. Phản biện 2: ………………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp……, Nhà…… - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội. Thời gian: vào hồi……giờ…… ngày……tháng……năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia.
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo nghề là một nội dung trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước, đào tạo nghề luôn được nhận được sự quan tâm, đầu tư và phát triển. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc tiếp thu các tiến bộ về khoa học và công nghệ phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động kỹ thuật, đội ngũ trí thức. Do vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải đầu tư cho con người mà cốt lõi là đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực lao động trực tiếp. Hà Nội là thủ đô của nước ta, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Để phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi thành phố Hà Nội phải có nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo và đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển công tác đào tạo nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trên địa bàn. Trong những năm qua hệ thống cơ sở đào tạo nghề được phát triển mạnh mẽ, quy mô đào tạo có sự gia tăng đáng kể, các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng cường, đào tạo nghề ở Hà Nội đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhân lực của thành phố và cả một số tỉnh lân cận. Tính đến tháng 12 năm 2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 62 trường đào tạo nghề công lập (trong đó có 38 trường cao đẳng, 24 trường trung cấp). Các đơn vị này đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, đáp ứng với nhu cầu thị trường lao động không chỉ trong khu vực Hà Nội mà còn cung cấp cho khu vực đồng bằng sông Hồng và trên phạm vi cả nước. Để đổi mới công tác đào tạo nghề tại các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nâng cao tính cạnh tranh với các trường trên địa bàn các tỉnh khác thì việc tăng cường QLNN đối với các cơ sở này là rất cần thiết. Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác QLNN về đào tạo nghề đối với các cơ sở đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như: Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề công lập chậm được sửa đổi, bổ sung; chưa phân định thật rõ ràng, cụ   1
  4. thể thẩm quyền và trách nhiệm giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành chủ quản, UBND thành phố Hà Nội và UBND các cấp; cơ chế tài chính đối với hoạt động đào tạo nghề chưa hợp lý; hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa thường xuyên và kịp thời. Do vậy, nguồn lực đầu tư cho mạng lưới các trường cao đẳng, trung cấp công lập còn dàn trải, chưa tập trung đồng bộ theo nghề; đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cung cấp cho các ngành kinh tế trọng điểm và hợp tác quốc tế về đào tạo nghề chưa được chú trọng. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra nhiệm vụ “Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung cho giải pháp đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực trong nhà trường cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh, chú trọng nâng cao tính chuyên nghiệp và kỹ năng thực hành”. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, sau quá trình học tập, nghiên cứu chương trình thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công tại Học viện Hành chính quốc gia, được tiếp thu những kiến thức cơ bản và có hệ thống về quản lý công, trong đó có QLNN về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Đào tạo nghề cho người lao động là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể kể một số công trình nghiên cứu có những liên quan đến lĩnh vực này như sau: 1.“Phát triển Lao động kỹ thuật ở Việt Nam- Lý luận và thực tiễn”, tác giả PGS.TS Đỗ Văn Cương, TS. Mạc Văn Tiến, NXB Lao động- Xã hội, Hà Nội 2004 [31]. 2.“Giáo dục nghề nghiệp- Những vấn đề và giải pháp”, tác giả Nguyễn Viết Sự, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005 [41]. 3. “Quản lý nhà nước về đầu tư phát triển nghề ở nước ta”, tác giả Nguyễn Đức Tĩnh, luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội 2007 [40].   2
  5. 4.“Quản lý nhà nước về dạy nghề - Thực trạng và giải pháp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Ngọc Châu, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2009 [30]. 5.“Quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, tác giả Bùi Thị Hải, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2017 [32]. 6."Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, tác giả Đỗ Thị Thanh Hiền, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, năm 2017 [35]. Ngoài ra, còn có các bài viết đăng trên các tạp chí như sau: 1.“Chính sách dành cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp”, tác giả Hà Đức Ngọc, bài đăng trên Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 56, phát hành ngày 15/9/2018 [36]. 2.“Thực trạng và giải pháp gắn kết giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp ở Việt Nam”, tác giả Vũ Xuân Hùng, Lê Thị Hồng Liên, bài đăng trên Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 56, phát hành ngày 15/9/2018 [34] 3.“ Tính tất yếu phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt và liên thông trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Cao Phi Hùng, bài đăng trên Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 60, phát hành ngày 23/11/2018 [33]. 4.“Đề xuất giải pháp phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt ở Việt Nam”, tác giả Ngô Phan Anh Tuấn, bài đăng trên Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp- Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 60, phát hành ngày 23/11/2018 [39]. Những nghiên cứu trên đã có những đóng góp về mặt lý luận đối với đề tài này. Tuy nhiên, bản thân tôi nhận thấy rằng đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề QLNN về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó vấn đề này có tính lý luận và thực tiễn cao, không trùng lặp, đòi hỏi cần được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn.   3
  6. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý cũng như khảo sát đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các quan điểm và các giải pháp hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của QLNN về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập. - Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN nước về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. - Đề xuất các quan điểm và các giải pháp QLNN về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định pháp luật và thực tiễn QLNN về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu QLNN về đào tạo nghề đối với 62 trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố, bao gồm: 21 trường trực thuộc UBND thành phố Hà Nội và 41 trường thuộc cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố. - Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016- 2018 và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề giai đoạn 2019-2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: Phương pháp duy vật biện chứng; duy vật lịch sử; phương pháp hệ thống và   4
  7. khái quát hóa; phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và các phương pháp kinh tế khác. 6. Ý nghĩa lýluận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến QLNN về đào tạo nghề, góp phần bổ sung cơ sở lý luận của QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan QLNN các cấp trong việc hoàn thiện QLNN về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập tại Hà Nội trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập Chương 2: Thực trạng đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề đối với các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.   5
  8. Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP 1.1. Khái niệm, mục tiêu QLNN về đào tạo nghề 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm đào tạo “Đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định” [29,tr.54]. 1.1.1.2. Khái niệm nghề “Nghề là một hình thức phân công lao động, nó được biểu thị bằng những kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Những công việc được sắp xếp vào một nghề là những công việc đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp như nhau, thực hiện trên những máy móc, thiết bị, dụng cụ tương ứng như nhau, tạo ra sản phẩm thuộc về cùng một dạng” [41,tr.77]. 1.1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề Tại Điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 “Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp” [22]. 1.1.1.4. Khái niệm cơ sở đào tạo nghề Theo Điều 5, Chương 1- Luật Giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường Trung cấp và trường Cao đẳng [22]. 1.1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề Quản lý nhà nước về đào tạo nghề là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực đào tạo nghề của đất nước, phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội.   6
  9. 1.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề 1.1.2.1.Đảm bảo cho đào tạo nghề theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước Đảng ta luôn khẳng định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực lao động trực tiếp là nhân tố quyết định để thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính vì vậy QLNN về đào tạo nghề nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. 1.1.2.2.Đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ bổ sung, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội Mục tiêu, nhiệm vụ của QLNN về đào tạo nghề là lấy người học làm trung tâm, đào tạo được những học sinh, sinh viên có tay nghề cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí vươn lên, cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước. 1.1.2.3. Đảm bảo chất lượng đào tạo nghề Để đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, các cơ quan QLNN cần tập trung vào quản lý các nội dung chủ chốt sau đây: Chất lượng giáo trình, chương trình đào tạo, chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý và giáo viên tại các trường đào tạo nghề, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ, chất lượng học sinh, sinh viên khi tuyển sinh và chất lượng học tập, nghiên cứu trong các trường, các chính sách động viên, khuyến khích học sinh theo học,… Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề đòi hỏi các cơ quan QLNN phải tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp chứ không đơn thuần thực hiện từng nội dung riêng lẻ được. 1.2. Chủ thể, nội dung và phương thức quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập 1.2.1.Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo nghề - Chính phủ thống nhất QLNN về giáo dục nghề nghiệp. - Bộ Lao động- Thương binh và xã hội là cơ quan QLNN về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc QLNN về giáo dục nghề nghiệp.   7
  10. - Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện QLNN về giáo dục nghề nghiệp. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ về phát triển giáo dục nghề nghiệp, thực hiện chức năng QLNN về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định. - Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định. - Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng QLNN về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền, chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện về phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo quy định. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề 1.2.2.1.Xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề 1.2.2.2. Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về đào tạo nghề 1.2.2.3. Xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên về đào tạo nghề 1.2.2.4. Hỗ trợ, huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho đào tạo nghề 1.2.2.5. Liên kết, hợp tác trong đào tạo nghề 1.2.2.6.Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về đào tạo nghề 1.2.3.Phương pháp quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập Phương pháp QLNN về đào tạo nghề là cách thức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước tác động tới đối tượng quản lý là các trường đào tạo nghề công lập, các học sinh sinh viên, cá nhân có nhu cầu học nghề và đang theo học tại các trường nhằm đạt được mục tiêu của mình, hướng các trường hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và các quy định của nhà nước từ Trung ương tới địa phương.   8
  11. 1.2.3.1.Phương pháp giáo dục, thuyết phục 1.2.3.1.Phương pháp hành chính 1.2.3.1.Phương pháp kinh tế 1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập 1.3.1.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Từ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, các nhà quản lý sẽ có chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển nguồn nhân lực xã hội cho phù hợp. Nguồn nhân lực xã hội phụ thuộc vào chất lượng giáo dục đào tạo. Sự gia tăng về quy mô, cơ cấu đào tạo không thể bỏ quên mục tiêu đào tạo nghề. Chính vì vậy có thể nói chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về đào tạo nghề. 1.3.2.Nhu cầu, nhận thức của xã hội và của các cấp, các ngành Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến công tác đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất là số lượng học sinh đăng ký học nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, nếu các cấp, các ngành, các địa phương nhận thức được vai trò đào tạo nguồn nhân lực góp phần tăng trưởng kinh tế, thu nhập của địa phương và các ngành của mình, họ sẽ có chính sách đầu tư cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách thu hút học sinh. 1.3.3.Tổ chức bộ máy và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý Tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo nghề là một nhân tố vô cùng quan trọng. Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý sẽ tránh được sự chồng chéo, vướng mắc, dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngược lại nếu cơ cấu bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác QLNN về đào tạo nghề. Đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý là lực lượng tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đào tạo nghề. Cán bộ làm công tác QLNN về đào tạo nghề cũng là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ QLNN về đào tạo nghề từ Trung ương tới địa phương.   9
  12. 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề của một số địa phương trong nước 1.4.1.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập tại tỉnh Bình Thuận 1.4.2.Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập tại tỉnh Đắk Lắk 1.4.3.Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Hà Nội   10
  13. Tiểu kết chương 1 Trong nội dung chương 1, luận văn giới thệu khái quát những khái niệm cơ bản về đào tạo, nghề, đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề, QLNN về đào tạo nghề và phân tích làm sáng rõ về chủ thể, nội dung, mục đích, phương thức và các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về đào tạo nghề. Ngoài ra, luận văn cũng đã nêu lên kinh nghiệm QLNN về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và tỉnh Đắk Lắk, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội.   11
  14. Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.Khái quát tình hình phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội 2.1.1.Về tự nhiên Diện tích đất tự nhiên của thủ đô Hà Nội là 334.470,02 ha, đứng vào thứ 17 thủ đô trên thế giới về diện tích rộng nhất. 2.1.2.Về kinh tế Hà Nội là một trong hai thành phố giữ vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Theo báo cáo kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch năm 2019, tất cả 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,37%, cao hơn các năm trước [43] 2.1.3.Về xã hội Những năm gần đây, các mặt văn hóa, xã hội của Thủ đô tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế- xã hội nêu trên cho thấy rõ ưu thế, thuận lợi của thành phố Hà Nội đó là: Các trường có sức thu hút lớn học sinh tại các tỉnh phía Bắc theo học, học sinh đến đây vì điều kiện kinh tế- xã hội của thành phố ổn định, có nhiều cơ hội tìm việc làm thêm, được hưởng nhiều chính sách của do thành phố ban hành, được tham gia thực tập, kiến tập tại các doanh nghiệp lớn, có nhiều cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường,… 2.2.Thực trạng đào tạo nghề tại các trường cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.2.1.Mạng lưới các trường đào tạo nghề 2.2.1.1.Hệ thống các trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội   12
  15. Đến thời điểm tháng 12 năm 2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 148 trường đào tạo nghề, bao gồm cả các trường thuộc cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Phụ lục 01). 2.2.1.2. Hệ thống các trường đào tạo nghề công lập thuộc các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội Tính đến tháng 12 năm 2018, có 28 trường cao đẳng, 13 trường trung cấp thuộc các Bộ, ngành thuộc cơ quan Trung ương có tham gia đào tạo nghề tại Hà Nội (Phụ lục 02). 2.2.1.3.Hệ thống các trường đào tạo nghề công lập trực thuộc thành phố Hà Nội Tính đến thời điểm 31/12/2018, thành phố Hà Nội có 21 trường đào tạo nghề công lập gồm: 11 trường cao đẳng và 10 trường trung cấp (Phụ lục 03) 2.2.2.Về quy mô đào tạo Số liệu tuyển sinh tại các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2016-2018 như sau: Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trường Cao đẳng 40.290 54.666 55.590 Trường Trung cấp 21.432 32.656 32.811 ( Nguồn: Sở Lao động Thương binh xã hội năm 2019) 2.2.3.Về cơ cấu Các ngành nghề đào tạo thu hút học sinh tại các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội trong hai năm 2017- 2018 đó là: y tế, điện tử điện lạnh, kỹ thuật chế biến món ăn, công nghệ thông tin, thiết kế thời trang, may mặc,… 2.2.4.Về chất lượng đào tạo nghề Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao, có khoảng 75% học sinh, sinh viên sau khi ra trường đã tạo hoặc tìm được việc làm. Các ngành nghề có cơ hôi tìm được việc làm khá cao đó là ngành y tế (86%), ngành kỹ thuật chế biến món ăn (80%), ngành công nghiệp điện tử điện lạnh (76%), ngành khó tìm việc nhất là kế toán doanh nghiệp (25%) và quản trị văn phòng (13%)   13
  16. 2.3.Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1.Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo nghề -Ngày 12/7/2012 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3075/QĐ- UBND về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. -Ngày 24/01/2014, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số: 673/QĐ- UBND về việc quy hoạch phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 . - Ngày 25/02/2019 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số: 913/QĐ- UBND về việc phê duyệt “Đề án rá soát, đánh giá tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018-2025” 2.3.2.Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng các chính sách về quản lý đào tạo nghề 2.3.2.1.Cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về đào tạo nghề trong các trường công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội - Luật Thủ đô số 25/2012/QH 13 ngày 21/11/2012; - Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH 13 Quốc hội Khóa XIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27/11/2014. - Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020; - Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020; 2.3.2.2.Chính sách đào tạo nghề trong các trường dạy nghề công lập tại Hà Nội Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các cơ quan chủ quản của các trường luôn giành sự quan tâm cho các đối tượng chính sách trên địa bàn của mình như chính   14
  17. sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính cách giành cho người khuyết tật, đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an, thanh niên tình nguyện, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh,... 2.3.3.Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề 2.3.3.1.Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội 2.3.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành chủ quản và của UNBD thành phố 2.3.3.3.Chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp quận, huyện, thị xã 2.3.3.4.Chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp phường, xã, thị trấn 2.3.4.Thực trạng đội ngũ giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo nghề Tính đến ngày 31/12/2017, số lượng giáo viên trong các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố có số lượng là 3.273 người, trong đó giáo viên trong 41 trường đào tạo nghề của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn là 2.311 người, giáo viên của 21 trường cao đẳng, trung cấp đào tạo nghề của UBND thành phố Hà Nội là 926 người. Đội ngũ giáo viên tại các trường đào tạo nghề công lập tại Hà Nội hiện nay có trình độ chuyên môn khá cao. Ngoài trình độ chuyên môn, đội ngũ giáo viên còn có trình độ tin học, ngoại ngữ theo đúng quy định. 2.3.5.Đầu tư các nguồn lực và hợp tác để phát triển dạy nghề Trong thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã giành nhiều ngân sách để đầu tư cho các trường trực thuộc thành phố, đặc biệt là những trường nghề trọng điểm thực hiện Quyết định số 1863/QĐ- LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc “Phê duyệt ngành, nghề trọng điểm,trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025” [9]. Các bộ, ngành là cơ quan chủ quản của các trường cũng đã giành những khoản ngân sách nhất định để đầu tư trang bị máy móc, thiết bị thực hành,… đáp ứng nhu cầu của học sinh, sinh viên.   15
  18. Số nước hợp tác quốc tế từ năm 2016-2018 của các trường như sau: ( Đơn vị tính: Số nước ) Loại hình Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trường cao đẳng 8 11 19 Trường Trung cấp 2 5 10 ( Nguồn: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội năm 2019) 2.3.6.Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về dạy nghề Hàng năm, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành là cơ quan chủ quản của các trường, UBND thành phố Hà Nội thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra theo kế hoạch; thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với các trường đào tạo nghề công lập trên địa bàn thành phố. Ngoài ra còn có các đợt kiểm tra đột xuất để phát hiện vi phạm và thanh tra khi có đơn thư khiếu nại tố cáo cần phải giải quyết kịp thời. Nhìn chung hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với các trường được thực hiện công khai, hiệu quả, không ảnh hưởng đến hoạt động của các trường,… 2.4.Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại các trường dạy nghề công lập của thành phố trong thời gian qua 2.4.1.Kết quả đạt được - Mạng lưới các trường đào tạo nghề của Hà Nội đã được phê duyệt phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. - Chương trình đào tạo đã được sửa đổi bổ sung theo nhu cầu thực tế sử dụng lao động của các doanh nghiệp, phù hợp với sự phát triển các ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp phát triển về số lượng và nâng cao về chất lượng góp phần khẳng định vị trí, vai trò của đào tạo nghề. - Cơ sở vật chất, thiết bị của các trường đã được tăng cường. Đa số các trường đảm bảo được các thiết bị thực hành cơ bản. - Nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề được đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Công tác xã hội hoá đào tạo nghề đạt được kết quả bước đầu.   16
  19. 2.4.2.Những hạn chế - Chất lượng đào tạo nghề mặc dù đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Năng lực đào tạo nghề nghiệp trình độ cao còn hạn chế; còn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế sử dụng lao động đã qua đào tạo. - Số lượng các trường đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội khá nhiều tuy nhiên phân bố chưa hợp lý, chưa có nhiều trường có chất lượng cao. - Trang thiết bị thực hành, thực tập còn thiếu về chủng loại, số lượng và lạc hậu về công nghệ. Cơ cấu đào tạo theo trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên xét trên hồ sơ bằng cấp cơ bản đáp ứng chuẩn nhà giáo theo quy định, tuy nhiên thực tế còn hạn chế về kỹ năng nghề và ngoại ngữ. - Cùng một ngành nhưng có rất nhiều trường cùng đào tạo dẫn đến chồng chéo, trùng lặp. Hoạt động kiểm tra, thanh tra còn mang tính hình thức, có hiện tượng che chắn, e dè, nể nang trong việc đưa ra kết luận. 2.4.3.Nguyên nhân 2.4.3.1.Về phía các cơ quan quản lý nhà nước nhà nước 2.4.3.2.Về phía các trường đào tạo nghề 2.4.3.3.Về phía người học   17
  20. Tiểu kết chương 2 Chương 2 đã cho ta thấy bức tranh toàn cảnh thực trạng hoạt động của các trường đào tạo nghề và vai trò QLNN trong bức tranh ấy. UBND thành phố Hà Nội và các bộ, ngành là cơ quan chủ quản của các trường đã căn cứ vào Nghị quyết của Trung ương Đảng, Luật giáo dục nghề nghiệp, Nghị định của Chính phủ đã kịp thời ban hành các văn bản triển khai thực hiện phù hợp với địa phương mình và ngành mình, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách đào tạo nghề, tổ chức bộ máy quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đầu tư các nguồn lực và hợp tác quốc tế, tiến hành kiểm tra, thanh tra công tác dạy và học,… Chính vì vậy trong thời gian vừa qua, các trường đã đạt những thành quả nhất định trong công tác dạy và học tuy nhiên công tác QLNN về đào tạo nghề tại các trường công lập trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế.   18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2