Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
lượt xem 5
download
Mục đích của luận văn là làm rõ kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ văn hóa ở huyện Hoài Đức, làm rõ các ưu điểm, hạn chế trong QLNN về DVVH trên địa bàn huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ HUYÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03 HÀ NỘI, NĂM 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Minh Phản biện 1: TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Phản biện 2: TS. NGUYỄN DANH NGÀ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng 401 Số 77, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP. Hà Nội Thời gian: Vào hồi 8h30', ngày 11 tháng 12 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính quốc gia.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biết bao thế hệ đã đi qua, ông cha ta đã ra sức gìn giữ đất nước, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc để không bị đồng hóa, không bị lai căng, biến chất trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, hòa nhập nhưng không hòa tan, đó là nhờ vào sức mạnh văn hóa- cái đã làm nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Khi nói đến văn hóa, ai cũng phải thừa nhận rằng văn hóa có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Các giá trị văn hóa mang lại cho con người dù là giá trị vật chất hay tinh thần đều có ý nghĩa hết sức to lớn. Văn hóa, là mục tiêu, là nền tảng, động lực của sự phát triển, góp phần phát triển tiềm năng “con người” và tiềm năng trí tuệ của con người; là nội lực trong giao lưu, đối ngoại, tự vệ; nguồn lực của sáng tạo và nâng cao năng suất lao động. Định hướng con người đến các giá trị chân - thiện - mỹ; tham gia vào việc lựa chọn con đường phát triển của cộng đồng.Vì vậy, công tác quản lý nhà nước về văn hóa phải được chú trọng đặc biệt và nó đòi hỏi các cán bộ quản lý trên các lĩnh vực không riêng gì văn hóa, phải thực sự như Bác Hồ nói “vừa hồng vừa chuyên”. Ngày nay, việc mở cửa giao lưu,hội nhập, quá trình toàn cầu hóa đã giúp cho nhân loại có dịp gần nhau hơn, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa ngày càng diễn ra sâu sắc. Sự du nhập của văn hóa ngoại lai vào Việt Nam ngày càng đặt ra nhiều vấn đề. Sức mạnh của văn hóa là rất lớn và tầm ảnh hưởng của nó cũng vậy. Các thế lực thù địch luôn luôn ngấm ngầm chống phá chế độ ta nhất là trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Vì vậy,việc giữ gìn sự tôn nghiêm của pháp luật trên mọi lĩnh vực cần được quan tâm bảo vệ đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa phải được chú trọng. Tình trạng văn hóa phẩm đồi trụy, những ấn phẩm không được lưu hành, tình trạng in, nhân bản băng đĩa lậu, vi phạm bản quyền tác giả đang diễn ra khá phức tạp. Những trang quảng cáo, rao vặt có nội dung không lành mạnh, những dịch vụ kinh doanh karaoke, vũ trường, massa,..đặt ra 1
- nhiều vấn đề, những trò lừa bịp trên những trang web, chat, email,….chất lượng các dịch vụ văn hóa kém, cơ sở kinh doanh vì chạy theo lợi nhuận mà quên đi các giá trị truyền thống, giá trị nhân văn của văn hóa,…hay cách ăn mặt phản cảm của thế hệ trẻ đến những việc làm, hành động, ứng xử gọi là “văn hóa” của thế hệ trẻ hôm nay có những sự lệch lạc làm phai mờ bản sắc. Do vậy, vấn đề quản lý nhà nước về văn hóa như thế nào để các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hoá đạt chất lượng, đúng định hướng. Đây là những vấn đề đã và đang đặt ra cho các nhà quản lý nhiều thách thức và yêu cầu cần giải quyết cấp bách để định hướng, chấn chỉnh lại cho phù hợp với truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, của văn hóa Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn Huyện Hoài Đức nói riêng do qúa trình đô thị hóa, đời sống kinh tế xã hội của nhân dân ngày càng được nâng cao…đã nhanh chóng phát triển nhiều mô hình hoạt động dịch vụ văn hóa như: kinh doanh karaoke, Internet, băng đĩa nhạc, báo chí,…Bên cạnh những hiệu quả kinh tế từ các hoạt động DVVH đem lại cho xã hội, cũng đặt ra những vấn đề tiêu cực, cần giải quyết, thậm chí có những loại hình hoạt động DVVH trở thành điểm nóng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vậy làm thế nào để quản lý được các hoạt động của các loại hình DVVH trên, để vừa đáp ứng được yêu cầu thưởng thức văn hóa của người dân song vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, loại trừ những yếu tố độc hại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần của người dân? Đây đang là vấn đề đáng được quan tâm của các nhà làm công tác quản lý văn hóa. Quản lý hoạt động DVVH trên là một nhiệm vụ cấp thiết vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn trong đời sống xã hội để phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân huyện Hoài Đức nói chung và nhân dân trên mọi miền đất nước nói chung. Để giúp mọi người có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của văn hóa, và thấy được những nguy cơ và thách thức đặt ra trong giai đoạn hiện nay không chỉ riêng trên địa bàn huyện Hoài Đức. Trong phạm vi luận văn thạc sỹ Quản lý 2
- công, tôi xin lựa chọn địa bàn huyện Hoài Đức - một trong những huyện thuộc thành phố Hà Nội. Việc nghiên cứu đề tài: “ Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc nâng cao hiệu quả thể chế quản lý nhà nước về văn hóa nói chung huyện Hoài Đức ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Văn hóa là một đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều đối tượng, từ những triết gia, nhà nghiên cứu, nhà văn nổi tiếng đến những trí thức, bình dân. Đề tài này được bàn đến trên rất nhiều phương diện. Trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động DVVH đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt, mỗi khi có vụ việc phức tạp liên quan đến dịch vụ văn hóa, vấn đề quản lý lại được bàn đến, trong đó có mộ số đề tài đáng chú ý: Nhóm thứ nhất: Đề tài nghiên cứu tư tưởng chính thống, tuyên truyền, phân tích chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản của các cơ quan chức năng về quản lý dịch vụ văn hóa. Ví dụ: - Tác giả Lê Xuân Kiêu (2011), Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa, suy nghĩ về nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, tạp chí Nghiên cứu Văn hóa – Trường ĐH Văn hóa Hà Nội. Tác giả nêu quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, về nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa dân tộc, phân tích thực trạng nền văn hóa nước ta hiện nay, nêu 5 quan điểm xây dựng nền văn hóa dân tộc phù hợp với đường lối phát triển văn hóa mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã đề ra. - Các tác giả của Viện văn hóa và phát triển, học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giao sư Tiến sĩ Trần Văn Bính chủ biên, lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, đã đề cập đến vai trò và một số nội dung về công tác lãnh đạo quản lý văn hóa trong giai đoạn hiện nay. 3
- Nhóm thứ hai: Đề tài nghiên cứu văn hóa trong mối liên hệ với kinh tế và quản lý. Có thể kể đến như: - Phạm Xuân Nam (chủ biên) (1996), Văn hóa và kinh doanh, NXB KHXH đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa – kinh doanh, kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, dịch vụ văn hóa và cả vấn đề hành vi văn hóa trong kinh doanh. - Quản lý hoạt động văn hóa của tập thể tác giả Phan Văn Tú, Nguyễn Văn Huy, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên, NXB Văn hóa Thông tin, HN 1998. - Tập bài giảng bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành quản lý văn hóa thông tin, trường cán bộ quản lý thông tin (1999). - Trần Mai Ước(2008), Văn hóa đô thị với việc phát triển thủ đô Hà Nội trong thời hội nhập, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Tác giả phân tích văn hóa truyền thống của thủ đô Thăng Long – Hà Nội và sự biến đổi của văn hóa đô thị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế của đất nước. Thêm vào sự so sánh văn hóa đô thị Việt Nam với văn hóa đô thị một số nước Châu Á để làm nổi bật thêm tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa thủ đô trong giai đoạn hiện nay. Nhóm thứ ba: Đề tàu nghiên cứu Quản lý dịch vụ văn hóa. Các đề tài này tập trung đánh giá thực trạng và nêu giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý các dịch vụ văn hóa cụ thể, như lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, kinh doanh băng đĩa, hoặc tìm giải pháp phù hợp để áp dụng trên địa bàn huyện ngoại thành Hà Nội. - Luận văn Thạc sĩ “Tăng cường quản lý nhà nước các dịch vụ văn hóa thông tin trên địa bàn huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội” 2011, của Nguyễn Tiến Đoàn. - Đề tài cấp Bộ (2006), “Thị trường văn hóa phẩm ở nước ta – hiện trạng và giải pháp” Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, do TS. Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, đã nghiệm thu, đã nêu tình hình thực tế của thị trường văn hóa phẩm ở nước ta, đưa ra các giải pháp để quản lý hoạt động kinh doanh văn hóa phẩm theo đúng quy định của pháp luật. 4
- Nhìn một cách tổng quát về các công trình trên, chúng ta thấy các kết quả nghiên cứu của các luận án, luận văn và các đề tài khoa học đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển văn hóa và kinh tế thị trường trong điều kiện hiện nay của đất nước, góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận của quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, bước đầu nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa về văn hóa cấp cơ sở ở một số địa phương. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề quản lý đối với hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục địch nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu luận và thực tiễn quản lý nhà nước về DVVH để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về DVVH trên địa bàn huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về DVVH - Nghiên cứu làm rõ kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương để rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức. - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ văn hóa ở huyện Hoài Đức, làm rõ các ưu điểm, hạn chế trong QLNN về DVVH trên địa bàn huyện Hoài Đức – Thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài này, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức ở một số loại hình chủ yếu như: hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, quảng cáo, 5
- photocopy, internet,…Đây là những hoạt động dịch vụ văn hóa đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên địa bàn huyện Hoài Đức. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước đối với một số loại hình dịch vụ văn hóa. - Phạm vi về không gian: trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian: Hoạt động QLNN về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức từ 2015 – 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và của thành phố Hà Nội về quản lý nhà nước về văn hóa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra. - Phương pháp phân tích và tổng hợp từ sách, báo, tạp chí, các loại văn bản hiện có: sưu tầm các tài liệu, văn bản nghiên cứu về dịch vụ văn hóa, trên cơ sở đó phân tích và đưa ra số liệu và thông tin chính xác nhất. - Phương pháp khảo sát thực tế: đi thực tế và quan sát một số cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn huyện, cả các cơ sở đã được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp và cả các cơ sở chưa đủ tiêu chuẩn cấp giấy phép. - Phương pháp thống kê, phân loại: dựa vào bảng biểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức, thống kê các số liệu có liên quan đến đề tài. 6
- 6. Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Phân tích và làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Từng bước hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, điều hành của bộ máy Hành chính nhà nước. - Ý nghĩa thực tiễn: - Đánh giá đúng thực trạng quản lý văn hóa tại UBND huyện Hoài Đức trong những năm qua. - Trên cơ sở đó, đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về văn hóa tại UBND huyện trong thời gian tới. - Mong muốn cung cấp những luận cứ khoa học giúp các nhà làm công tác cán bộ hoạch định công tác quản lý văn hóa cấp huyện. Các giải pháp được đưa ra trong đề tài cũng có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa tại UBND cấp huyện nói chung. Tóm lại, các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về công tac quản lý văn hóa cấp huyện, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý văn hóa cấp huyện ở huyện Hoài Đức nói riêng và cấp huyện nói chung. Các kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho học tập và nghiên cứu, cho các cơ quan quản lý nhà nước, cho các tổ chức và cá nhân. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm ba chương: Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa. 7
- Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. 8
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA 1.1. Một số khái niệm và phân loại DVVH 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm “Văn hóa” Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Văn hóa biểu hiện lý tưởng sống, trong các quan điểm về thế giới và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao động và đấu tranh, trong tổ chức đời sống, tạo dựng xã hội, bản sắc dân tộc, đồng thời cũng là nơi thể hiện ý thức và những phương thức tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo tinh thần cùng tham dự và cùng chia sẻ”. 1.1.1.2. Khái niệm Dịch vụ văn hóa * Dịch vụ - Dịch vụ: “Dịch vụ trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chât”. “Dịch vụ là những hoạt động nhằm thỏa mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. * DVVH Dịch vụ văn hóa: Cũng như những loại hình dịch vụ khác “Dịch vụ văn hóa” được hiểu là một loại hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, những hoạt động phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu về văn hóa của con người. Hoạt động dịch vụ văn hóa là quá trình thực hành cuả cá nhân và các thiết chế xã hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối, giao lưu và tiêu dùng những giá trị văn hóa tinh thần, nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, ý nghĩa và những sản phẩm văn hóa của con người và cũng chính là để nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần trong xã hội. 9
- 1.1.1.3. Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa * QLNN Quản lý nhà nước hiện nay được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội của Nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do tất cả các cơ quan Nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) tiến hành để thực hiện các chức năng của Nhà nước đối với xã hội. Nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang quyền lực Nhà nước với chức năng chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp). * QLNN về DVVH Quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa là sự quản lý của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động dịch vụ văn hóa của quốc gia bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua Hiến pháp, pháp luật và các cơ chế, chính sách, nhằm đảm bảo nền văn hóa phát triển đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra. 1.1.2. Phân loại DVVH Dưới tác động của quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu và giao lưu văn hóa thế giới, đã xuất hiện nhiều loại hình văn hóa ở nước ta: karaoke, vũ trường, băng đĩa nhạc, cà phê video, internet,… Các loại hình này càng phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tinh thần của con người. Chúng ta có thể làm rõ đặc trưng các hình thức dịch vụ văn hóa đang có trên địa bàn huyện Hoài Đức như sau: - Hoạt động Karaoke: Karaoke là một loại hình giải trí được du nhập vào Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX. Karaoke đã phát triển một cách nhanh chóng mạnh mẽ và rộng lớn. Đó là một dịch vụ mang tính cộng đồng và đáp ứng nhu cầu giải trí của cá nhân. Tuy nhiên đây là loại hình dịch vụ văn hóa mang nhiều tai tiếng nhất thời gian quá. 10
- - Lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu: Băng, đĩa ca nhạc, sân khấu bao gồm: đĩa CD, VCD, DVD, CD-ROM, đĩa vi tính, IC chips, USB và các loại phương tiện, thiết bị, vật liệu khác có nội dung ca nhạc, sân khấu, thời trang, hoa hậu, hoa khôi, người đẹp, thể thao sau đây gọi chung là băng, đĩa ca nhạc, sân khấu. - Biểu diễn nghệ thuật Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật trước công chứng phải có giấy phép công diễn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với đặc điểm tổ chức thành các chương trình, vở diễn theo chủ đề, quy mô, phạm vi khác nhau. Có những chương trình, vở diễn hoành tráng, công phu và có những chương trình, vở diễn gọn nhẹ trong các nhà hàng, khách sạn hoặc các quán café âm nhạc,… - Hoạt động kinh doanh Đại lý Internet và trò chơi điện tử: Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cùng với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, dịch vụ internet đã chứng tỏ được sự vô cùng tiện ích và là thứ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại… Sự tiện lợi và hữu ích của dịch vụ thông tin là không thể phủ nhận. - Hoạt động quảng cáo: Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, cải thiện, áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất, giữ mức giá cả hợp lý, đưa sản phẩm có quy mô, mẫu mã, hình thức mới, đẹp, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một trong những biện pháp đó là hoạt động quảng cáo dưới các hình thức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn neon uốn chữ, hoặc các hình thức khác, nhằm giới thiệu mặt hàng tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân đến mọi người dân. - Tổ chức lễ hội: Lễ hội là một tổ hợp của những hoạt động văn hóa cộng đồng xoay xung quanh một trục ý nghĩa nào đó được diễn đạt bằng hệ thống nghi thức giữ vai trò trung tâm. Lễ hội là dịp tưởng nhớ, tạ ơn, đánh thức cội nguồn, góp phần giữ gìn, bảo lưu và phát triển những truyền thống tốt đẹp của quê hương dân tộc. Lễ 11
- hội góp phần cố kết và nâng cao các mối quan hệ trong xã hội, là dịp vui chơi, giải trí, thu nạp năng lượng cho cuộc sống mới. 1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa 1.2.1. Vai trò của văn hóa Yêu cầu phải giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Do tác động của quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu Do tính chất xã hội hóa hoạt động văn hóa Do dịch vụ văn hóa cũng mang tính kinh doanh, vì lợi nhuận nên dễ cạnh tranh không lành mạnh. 1.2.2. Vai trò và chức năng của Nhà nước Vai trò thứ nhất: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Vai trò thứ hai: Xây dựng môi trường văn hóa. Vai trò thứ ba: Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật. Vai trò thứ tư: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Vai trò thứ năm: Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ. Vai trò thứ sáu: Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. Vai trò thứ bảy: Bảo tồn và phát huy, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số. Vai trò thứ tám: Chính sách văn hóa đối với tôn giáo Vai trò thứ chín: Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa. Vai trò thứ mười: Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá. 1.2.3. Đặc trưng của dịch vụ văn hóa - Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật thể (hữu hình) mà tồn tại dưới hình thái phi vật thể. 12
- - Quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ hướng vào phục vụ trực tiếp người tiêu dùng với tư cách là những khách hàng (chữa bệnh, dạy học, cắt tóc, may đo…); quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. - Do không mang hình thái vật thể và do quá trình sản xuất đồng thời cũng là quá trình tiêu dùng, nên hàng hóa dịch vụ không thể tồn tại độc lập, không thể tích lũy hay dự trữ. Hiện nay, trong xã hội nước ta xuất hiện rất nhiều các loại hoạt động dịch vụ. Chính quá này đã phát sinh nhiều biểu hiện cần được quan tâm: - Rất nhiều hộ gia đình, sáng thức dậy đã nhận được giấy mẫu quảng cáo của các tổ chức kinh tế được nhét qua khe cửa hoặc quăng vào sân mình. Nào là quảng cáo bán tivi, đồ điện tử điện lạnh, máy giặt, kể cả là hàng tạp hóa, thuốc,… Thậm chí, có những ngôi nhà mới xây xong, sáng mở mắt ra đã thấy trên tường nhà mình những dòng chữ: “Nhận khoan, cắt, đập, phá bê tông” kèm theo đó là số điện thoại liên hệ. - Nếp sống và những phong tục truyền thống ở một bộ phận dân cư ít nhiều đã có những thay đổi theo quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường và sự đa dạng của các loại hình dịch vụ. Xã hội ngày nay, khi mà nhân tố con người được coi trọng và phát huy thì đó cũng chính là nhân tố kích thích con người lao vào công việc với sự nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn. Chính vì thế, nếp sống văn hóa trong gia đình cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay có rất ít gia đình có những bữa cơm hội tụ đầy đủ các thành viên của gia đình mình, từ ông bà, cha mẹ, đến con cái 1.2.4. Thực trạng quản lý còn bất cập Vừa qua, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa đóng vai trò quan trọng, cấp thiết. 13
- Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã chứng minh: nhờ có nền tảng văn hóa, hòa nhập và phát triển, nên nhân dân ta đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức sáng tạo to lớn để thắng “thiên tai, địch họa”, giữ vững nền độc lập và bản sắc văn hóa. Ngày nay, trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh CNH,HĐH và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì vai trò của văn hóa càng được khẳng định, nhất là trong điều tiết, cân bằng sự phát triển của đất nước, không để sự phát triển nhanh, nóng, dẫn tới những hệ lụy khó lường cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v. Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai trò rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Trên phương diện vi mô, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Những năm qua, quán triệt tinh thần: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”1 của Đảng, hoạt động quản lý văn hóa ở Việt Nam đã có những kết quả khả quan. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa ngày càng được kiện toàn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Ngành văn hóa đã tập trung xây dựng, ban hành và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng thuận lợi. Một số Luật đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành, đáp ứng tình hình thực tiễn, như: Luật Di sản vǎn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Thể 14
- dục thể thao, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Du lịch, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện,… Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được xây dựng và hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa. Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động văn hóa, khuyến khích sự mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa ngày càng được kiện toàn và củng cố. Công tác “chuẩn hóa” cán bộ bước đầu phát huy tác dụng; đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa được đảm bảo về phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,… Các thiết chế văn hóa từ Trung ương tới địa phương từng bước được hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động. Nhiều trung tâm văn hoá - thông tin - thể thao, nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khu di tích lịch sử - văn hoá, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng sách, báo, khu vui chơi giải trí,… có những đổi mới về phương thức hoạt động, cơ sở vật chất được cải thiện. Một số công trình có quy mô lớn, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ tốt đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận đã được thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời. Nhờ hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng đi vào quy củ, công tác quản lý văn hóa đã có những chuyển biến tốt. Cơ chế quản lý văn hóa đã bám sát thực tiễn đời sống văn hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các chủ thể văn hóa, tạo điều kiện gia tăng và đa dạng hóa các sinh hoạt văn hóa và loại hình giải trí. Chính sách xã hội hóa trong văn hóa đã khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đất nước, v.v. Hoạt động quản lý văn hóa thời gian qua đã góp phần đảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, 15
- đậm đà bản sắc dân tộc”2. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa nhân loại. Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Có thể nói, công tác quản lý nhà nước về văn hóa đã góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng “Văn hóa… vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩ sự phát triển kinh tế - xã hội”3. Từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang chức năng giáo dục, tuyên truyền, văn hóa đã dần trở thành một lĩnh vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận, góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định an ninh xã hội. Chủ trương sáp nhập lĩnh vực văn hóa với thể thao và đặc biệt là với du lịch là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn vĩ mô về văn hóa trong tiến trình phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về văn hóa vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hiện nay, tuy chúng ta đang tiến hành quản lý văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường, nhưng dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn khá sâu đậm, khiến cho nhiều cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức văn hóa vẫn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. Một số văn bản pháp luật về văn hóa chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, việc tổ chức thực hiện còn chậm, một số văn bản chưa thực sự đi vào cuộc sống. Công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy nhân sự ngành Văn hóa, nhất là khi mới sáp nhập thành bộ đa ngành còn nhiều lúng túng. Trong khi quản lý văn hóa là một công việc rất phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi cả về kiến thức, kỹ năng lẫn tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, thì một số cán bộ trong lĩnh vực này (nhất là cấp cơ sở) luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Thực tế cho thấy, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa ở một số 16
- địa phương và lĩnh vực cụ thể chưa cao. Sự tách bạch giữa quản lý nhà nước với hoạt động tác nghiệp chưa rõ, vẫn còn sự trùng chéo, nhầm lẫn giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng triển khai các hoạt động mang tính sự nghiệp. Có lúc, có nơi còn có biểu hiện buông lỏng quản lý, nhất là trong các lĩnh vực như: di sản văn hóa, tổ chức lễ hội, bản quyền tác giả,… Việc xây dựng và tổ chức thực hiện nội dung quản lý ở một số đơn vị còn yếu, ngân sách sử dụng chưa hiệu quả. Đặc biệt, còn lúng túng trong xử lý các hiện tượng văn hóa mới, như: văn hóa trên in-tơ-nét, văn hóa mạng, văn hóa giới trẻ, văn hóa các nhóm thiểu số trong xã hội, các loại hình nghệ thuật đương đại,… Việc tổ chức một số phong trào văn hóa còn mang tính hình thức, bề nổi; nội dung phong trào còn nghèo nàn, hiệu quả xã hội chưa cao. Công tác quản lý tổ chức các lễ kỷ niệm, sự kiện, festival,… còn chưa sát sao, để xảy ra tình trạng lãng phí, phô trương, hình thức. Hệ thống các thiết chế văn hóa vùng nông thôn (nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số) còn thiếu; khoảng cách chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, các bộ phận dân cư còn cao. Việc kiểm soát xu thế thương mại hóa văn hóa thái quá trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa và sự phục hồi, bùng phát hiện tượng mê tín dị đoan, các hủ tục còn chưa hiệu quả, v.v. 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa 1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với hoạt động dịch vụ văn hóa, bao gồm chính chính sách phát triển, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện, chính sách quản lý 1.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dịch vụ văn hóa 1.3.3. Huy động nguồn lực, kinh phí cho các hoạt động dịch vụ văn hóa 1.3.4. Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý nhà nước về dich vụ văn hóa. 1.3.5. Tổ chức thanh kiểm tra và xử lý VPHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa 1.4. Các yếu tố tác động tới hoạt động QLNN về DVVH 1.4.1. Quan điểm chính trị 17
- 1.4.2. Pháp luật, chính sách 1.4.3. Năng lực đội ngũ cán bộ, công chức 1.4.4. Công nghệ thông tin 1.4.5. Ý thức trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ 1.5. Kinh nghiệm QLNN về DVVH của một số địa phương 1.5.1. Kinh nghiệm của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 1.5.2. Kinh nghiệm của khu phố cổ Hội An 1.5.3. Kinh nghiệm của huyện Đan Phượng 1.5.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức *Tiểu kết chương 1 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn