intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ nhận diện được các hạn chế trong quá trình quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Đồng Hới. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, góp phần đưa du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: : TS. NGUYỄN THỊ HƯỜNG Phản biện 1: .......................................................................... Phản biện 2: ........................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 203- Đường Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi …… giờ...…ngày....….tháng……năm 2018
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương. Du lịch được xem là một ngành “công nghiệp không khói”, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quảng Bình nằm trên dải đất miền Trung, có tài nguyên du lịch tương đối phong phú, đa dạng. Những năm gần đây, Quảng Bình đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và thế giới. Đến với Quảng Bình, một trong những địa chỉ du lịch nổi bật là thành phố Đồng Hới. Đồng Hới hội tụ đặc thù sông, biển, núi, rừng cùng với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa phong phú và danh lam thắng cảnh đặc sắc tạo nên một thành phố bình yên, quyến rũ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đồng Hới lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015-2020) đã khẳng định: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế thành phố. Xây dựng chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2015-2020. Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, ưu tiên xây dựng các bãi tắm biển. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu du lịch sinh thái, các điểm du lịch, các khu vui chơi, giải trí. Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, các điểm du lịch tâm linh để phát triển đa dạng hóa hoạt động du lịch...”. Để thực hiện các mục tiêu và quan điểm phát triển du lịch của thành phố, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố thì ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch, về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp đổi mới và thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Thực hiện tốt quản lý nhà nước về du lịch sẽ góp phần giúp ngành du lịch 1
  4. thành phố Đồng Hới phát triển toàn diện và đạt hiệu quả cao hơn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình" làm Luận văn tốt nghiệp khóa học thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu, bài viết về du lịch nói chung, du lịch Quảng Bình và thành phố Đồng Hới tiêu biểu như sau: Lê Hùng Phi (2009) "Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình" Luận văn thạc sỹ Quản lý công; Nguyễn Văn Mạnh và Lê Chí Công (2013), “Chất lượng điểm đến: Nghiên cứu so sánh giữa hai thành phố du lịch biển Việt Nam”, tạp chí Phát triển Kinh tế - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, số 10 năm 2013; Nguyễn Tú (2000), “Địa chí Đồng Hới”; Thành ủy- HĐND - UBND thành phố Đồng Hới (2014),“Đồng Hới - tiềm năng - hội nhập và phát triển”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, luận văn đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn nhằm thúc đẩy ngành du lịch của thành phố phát triển nhanh, mạnh và bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các kiến thức lý luận QLNN về du lịch. - Phân tích thực trạng QLNN về du lịch của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2017; đánh giá kết quả, hạn chế, nguyên nhân và xác định các vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất các giải pháp QLNN về du lịch ở thành phố Đồng Hới nhằm khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng du lịch của thành phố. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 2
  5. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017. + Về nội dung: hoạt động QLNN về du lịch cấp thành phố. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch;..... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống, đánh giá, dự báo và phương pháp thực địa. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa khoa học - Làm rõ hơn một số luận điểm, khái niệm về du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, chính sách du lịch, nguồn nhân lực du lịch, thanh tra, kiểm tra, du lịch bền vững. - Xây dựng được khung lý luận làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề đặt ra trong QLNN về du lịch trên địa bàn cấp thành phố. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả thực tế của đề tài sẽ nhận diện được các hạn chế trong quá trình quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Đồng Hới. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, góp phần đưa du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình phát triển. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho đội 3
  6. ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực QLNN về du lịch và các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 7. Kết cấu luận văn Nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước về du lịch. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Quan điểm của Đảng và một số giải pháp quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Lý luận chung về du lịch 1.1.1. Du lịch và các khái niệm liên quan - Khái niệm về du lịch. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. - Khái niệm nguồn nhân lực du lịch. Nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn này chỉ đề cập đến lực lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch. - Khái niệm du lịch bền vững Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. 4
  7. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động du lịch - Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch Các chủ thể tham gia hoạt động du lịch bao gồm: khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. - Các loại hình du lịch Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau, có các loại hình du lịch khác nhau: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi, loại hình lưu trú, thời gian chuyến đi, mục đích chuyến đi, đối tượng đi DL, phương tiện vận chuyển KDL, cách thức tổ chức chuyến đi, vị trí địa lý nơi đến DL. - Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. 1.1.3. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Vai trò của du lịch đối với kinh tế - xã hội Du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân, làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội. Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Đối với hoạt động du lịch quốc tế thì du lịch còn được coi là nguồn thu ngoại tệ quan trọng có tác dụng cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. … Đối với xã hội, du lịch được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội. Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển, góp phần làm giảm sức căng thẳng ở các nơi đô thị tập trung. Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, các phương tiện thông tin đại chúng, … nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội. - Vai trò của du lịch đối với chính trị 5
  8. Du lịch góp phần củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, tăng cường sự hiểu biết về đất nước, con người, lịch sử truyền thống dân tộc,… của các nước mà du khách đến thăm. - Vai trò của du lịch đối với văn hoá Du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu văn hóa với nhau. Thông qua các hành trình du lịch, những giá trị văn hoá độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia sẽ được phát huy đồng thời có sự giao thoa trong các nền văn hóa; góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. - Vai trò của du lịch đối với môi trường Thông qua hành trình du lịch, việc tiếp xúc, hòa nhập vào thiên nhiên, giúp cho họ hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên. Từ đó, nâng cao nhận thức, ý thức của bản thân ḿnh trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.2. Quản lý nhà nước về du lịch 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước tới các hoạt động du lịch. Qua đó, đưa du lịch phát triển đúng định hướng và đạt được các mục tiêu đề ra. 1.2.2. Chủ thể quản lý nhà nước về du lịch - Ở Trung ương: Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng QLNN về du lịch. - Ở địa phương: Đối với cấp tỉnh, Sở Du lịch thực hiện chức năng QLNN về du lịch. Đối với thành phố, UBND thành phố giao cho Phòng Văn hóa – thông tin thực hiện chức năng này, tại các xã, phường là các công chức Văn hóa – xã hội. 1.2.3 Đặc điểm của quản lý nhà nước về du lịch QLNN về du lịch là phải có sự phối, kết hợp giữa các ngành với nhau, sự phối hợp giữa ngành và lãnh thổ. Phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp 6
  9. không chỉ với điều kiện ở trong nước mà còn với thông lệ và luật pháp quốc tế. QLNN về du lịch phải tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại nhưng cũng vừa giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. Nhà nước phải có chính sách dài hạn, tầm nhìn chiến lược để phát triển du lịch một cách bền vững. 1.2.4. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về du lịch 1.2.3.1 Yếu tố khách quan - Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên - Yếu tố về kinh tế - xã hội, văn hóa – tâm lý - Văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo - Yếu tố thuộc về khách du lịch - Cơ sở hạ tầng - Hội nhập và toàn cầu hóa 1.2.3.2 Yếu tố chủ quan - Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước - Tổ chức bộ máy; cơ chế hoạt động; nguồn nhân lực quản lý; nguồn lực cho quản lý 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch Theo điều 10 của Luật Du lịch, quản lý nhà nước về du lịch có 9 nội dung, cụ thể: Một là; Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch. Hai là; Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch. Ba là; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch. 7
  10. Bốn là; Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Năm là; Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. Sáu là; Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài. Bảy là; Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch. 1.2.4.4 Quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện - Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đã được duyệt, UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển ngành du lịch phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. - Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch. Thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết. Quản lý hoạt động đối với các đại lý lữ hành; bãi tắm, nhà nghỉ du lịch,.. - Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật du lịch. - Xây dựng chương trình, chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn và dài hạn. - Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch địa phương trên cơ sở thực tiễn, đánh giá chính xác, khách quan và có dự báo trong tương lai. - Tích cực giới thiệu, quảng bá về tiềm năng du lịch của thành phố nói riêng và tỉnh nói chung. - Cơ quan chịu trách nhiệm chính tham mưu quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện là Phòng Văn hóa và thông tin. 8
  11. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch và bài học đối với thành phố Đồng Hới 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Nha Trang 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của thành phố Hội An 1.3.3. Bài học rút ra cho thành phố Đồng Hới Một là; Phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; xây dựng quy hoạch chi tiết tại các điểm du lịch, khu du lịch và những nơi có tiềm năng về du lịch. Thực hiện tốt việc công khai quy hoạch. Hai là; Xây dựng chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng và khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Xác định các dự án, các hạng mục cần ưu tiên để tập trung đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng. Ba là; Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, tạo được liên kết, hợp tác để phát triển du lịch. Bốn là; Quan tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương. Năm là; Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới 2.1.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội tự nhiên của thành phố Đồng Hới - Điều kiện tự nhiên: Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa - xã hội của tỉnh Quảng Bình. Trên bản đồ địa lý, 9
  12. thành phố Đồng Hới là nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây của Việt Nam. Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch, phía Tây và phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 15,7km. Diện tích tự nhiên toàn thành phố là 1.557,1km2, dân số trung bình 115.923 người; gồm 16 xã, phường. - Đặc điểm kinh tế- xã hội: Giai đoạn 2011 - 2017 tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới đã có những chuyển biến tích cực và cơ bản đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng Hới hoàn thành mục tiêu nâng cấp thành phố lên đô thị loại II. Đồng Hới hiện là một trong 18 đô thị xuất sắc trong phong trào xây dựng đô thị xanh - sạch - đẹp do Hiệp hội các đô thị Việt Nam bình chọn. 2.1.2 Tiềm năng du lịch của thành phố Đồng Hới a. Tiềm năng du lịch biển Được thiên nhiên ưu đãi cho bờ biển dài và đẹp với 15,7km chiều dài, độ nghiêng vừa phải, biển gần bờ cạn, bãi biển thẳng tắp với màu cát trắng tinh khôi, biển Đồng Hới hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh... b. Tài nguyên du lịch nhân văn - Các di tích lịch sử - văn hóa :có 9 di tích được Bộ Văn hóa- thể thao và du lịch công nhận và 7 di tích cấp thành phố. - Các lễ hội dân gian: lễ hội bơi trãi, cầu ngư, cướp cù, bài chòi, múa bông chèo cạn, ... Bên cạnh các lễ hội dân gian, hiện nay thành phố tổ chức Tuần Văn hóa – Du lịch Đồng Hới hằng năm với nhiều hoạt động như: lễ hội ẩm thực, lễ hội diễu hành đường phố... - Làng nghề truyền thống: làng nghề chế biến hải sản: Bảo Ninh, Quang Phú; sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ Phú Hải, làng hoa Đồng Phú… - Làng du lịch Bảo Ninh: Với một vị trí có một không hai, phía Đông là biển, phía Tây là sông Nhật Lệ, phía Bắc là cửa biển Nhật Lệ, làng chài Bảo Ninh là địa điểm lý tưởng cho phát triển du lịch. 2.1.3 Đặc điểm du lịch Đồng Hới 10
  13. Thứ nhất; Đồng Hới có nguồn tài nguyên du lịch: hệ thống các bãi biển đẹp và còn hoang sơ như Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh, nhiều di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh và các Lễ hội truyền thống nên du lịch Đồng Hới chủ yếu phát triển loại hình du lịch biển, nghĩ dưỡng và Lễ hội. Thứ hai; Các nguồn tài nguyên du lịch và hệ thống các di tích văn hóa lịch sử đó nằm rải rác khắp thành phố, nên đầu tư để phát triển du lịch phải đầu tư cả tuyến thì mới có hiệu quả, trong khi nguồn lực tài chính của thành phố còn hạn chế, việc đầu tư khai thác các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch còn thiếu chiều sâu nên chưa khai thác có hiệu quả các thế mạnh về du lịch của thành phố. Thứ ba; Đồng Hới là một thành phố trẻ, một bộ phận dân cư chưa am hiểu về vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, họ không có sự hợp tác, không hào hứng khi có các dự án đầu tư phát triển du lịch. Thứ tư; Du lịch là một ngành tương đối khá mới mẻ so với các ngành kinh tế khác ở vì vậy Đồng Hới chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này, do đó chất lượng phục vụ ngành du lịch chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp. Thứ năm; Sự cố môi trường biển năm 2016 tại các tỉnh miền Trung trong đó có thành phố Đồng Hới đến nay vẫn gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch biển - thế mạnh du lịch của Đồng Hới. 2.2. Thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới Hoạt động du lịch thành phố sau nhiều cố gắng, bắt đầu có những dấu ấn đáng ghi nhận thì gặp phải sự cố môi trường biển do Fomosa gây ra năm 2016. Tuy nhiên, bức tranh du lịch ảm đảm năm 2016 đã dần được tô điểm những gam màu sáng với những nỗ lực của toàn thành phố trong năm 2017. Các điểm du lịch trên địa bàn thành phố được chú trọng nâng cấp và xây mới, như đầu từ xây dựng khu du lịch Khe Chuối - Quang 11
  14. Phú; mở rộng và nâng cấp hạ tầng các bãi tắm biển Nhật Lệ, Bảo Ninh, Quang Phú. Từng bước hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí trên các trục đường chính và các điểm nhấn ở trung tâm thành phố. Hiện nay thành phố đang khai thực hiện các dự án: xây dựng hệ thống lan can Công viên Nhật Lệ, cổng chào Thành phố... Bên cạnh đó, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao của quốc gia và thế giới được tổ chức tại địa bàn thành phố là cơ hội để Đồng Hới giới thiệu, quảng bá về văn hóa, con người và tiềm năng du lịch của quê hương, tiêu biểu như Tour I giải Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc năm 2017, phần thi trang phục dân tộc và các hoạt động bên lề của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017, giải đua xe ô tô địa hình RFC Việt Nam….; cùng với việc hãng hàng không Jetstar mở thêm đường bay Hải Phòng- Đồng Hới và Đồng Hới- Chiang Mai (Thái Lan) đã tạo nhiều thuận lợi cho du lịch của thành phố. Cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ cho ngành du lịch ngày càng được đầu tư xây dựng khang trang và đồng bộ. Hiện nay thành phố có 186 cơ sở lưu trú với 4.027 phòng nghỉ và 7.662 giường. Tăng 15 cơ sở, 479 phòng, 969 giường so với năm 2015. Nhiều cơ sở mới xây dựng có quy mô hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như: Khách sạn Vĩnh Hoàng, Khách sạn Riverside... Nhiều dự án Trung tâm thương mại, vui chơi, giải trí đang dần hoàn thiện để phục vụ du khách như: Dự án Trung tâm thương mại Vincom - nhà phố shophouse, Trung tâm thương mại Khu 525... Các sản phẩm, dịch vụ du lịch để lại nhiều ấn tượng với du khách như Tuần Văn hóa – du lịch với chuỗi các hoạt động: Lễ hội Bài chòi, Liên hoan các CLB, đội, nhóm nhảy, Lễ hội diễu hành đường phố, Đua thuyền, Múa bông chèo cạn,…; các loại hình thể thao vui chơi, giải trí trên biển, trên sông như: mô tô nước, thuyền buồm; thiên nga đạp nước, dù bay… Từ năm 2010-2015, lượng khách tăng bình quân hàng năm 16,7%. Năm 2017, lượng khách du lịch đến Đồng Hới ước đạt gần 1,1 triệu lượt tăng gần 30% so với năm 2016. Doanh thu từ khách 12
  15. sạn, nhà hàng và dịch vụ du lịch đạt 775 tỷ đồng, tăng gần 18% so với năm 2016. 2.3. Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới 2.3.1. Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật Trên cơ sở Luật và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tiễn của địa phương, UBND thành phố Đồng Hới đã ban hành: Chương trình phát triển du lịch – thương mại Đồng Hới giai đoạn 2011-2015, Chương trình phát triển du lịch – thương mại Đồng Hới giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 về việc ban hành Đề án tổ chức các hoạt động “Tuần Văn hóa- Du lịch Đồng Hới”. Trong những năm qua, UBND Thành phố Đồng Hới đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin phối hợp các ban, ngành và địa phương trong thành phố hướng dẫn thực hiện các văn bản Luật và quy phạm pháp luật về lĩnh vực du lịch đến tận các ban, ngành, đoàn thể cấp thành phố, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp thành phố, cấp xã. 2.3.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch của địa phương Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội thành phố đến năm 2020, công tác quy hoạch phát triển du lịch và khai thác các khu du lịch trọng điểm đã được quan tâm, chú trọng. Đến nay đã quy hoạch và phát triển các điểm du lịch: Bãi tắm Nhật Lệ 1 và 2, Bãi tắm Bảo Ninh, Quảng trưởng biển, Công viên Nhật Lệ…Thành phố đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ du lịch đồng thời kêu gọi, khuyến khích đầu tư xây dựng các điểm, khu du lịch đã được phê duyệt. Tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng của tỉnh, tôn tạo các di tích lịch sử: Thành Đồng Hới, tượng đài Mẹ Suốt, Chứng tích chiến tranh Tháp Chuông Nhà thờ Tam Tòa,… 13
  16. 2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới Để thực hiện tốt QLNN về du lịch ở thành phố Đồng Hới thì bên cạnh cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu cho UBND thành phố quản lý nhà nước về du lịch là Phòng Văn hóa Thông tin; UBND thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố với 16 thành viên. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các phòng, ban, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình phát triển du lịch của thành phố phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố hoạt động chưa hiệu quả. Một số phòng, ban, ngành chưa chủ động trong việc tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch. Một số nội dung của chương trình, kế hoạch ban hành không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Thủ tục hành chính liên quan các dự án du lịch còn rườm rà, phức tạp... 2.3.4. Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch Nhìn chung, nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới vừa thiếu về số lượng vừa chưa đảm bảo về chất lượng nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Bảng 2.2. Số lượng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch của thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Trình độ chuyên môn Giới tính Số Cấp quản lý Lượng Trên Chuyên ĐH Nam Nữ ĐH ngành DL UBND thành phố - Cán bộ lãnh đạo 3 2 2 1 - Cán bộ chuyên 1 1 1 trách UBND cấp xã 14
  17. Công chức Văn 16 12 2 7 9 hóa- xã hội Nguồn: Phòng Văn hóa – thông tin 2011-2017 2.3.5. Chính sách phát triển du lịch UBND thành phố Đồng Hới đã ban hành và triển khai thực hiện một số chính sách phát triển du lịch trên địa bàn như: - Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức - Chính sách đối với nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh về du lịch - Chính sách đối với du lịch mang tính cộng đồng - Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng du lịch - Chính sách đầu tư khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống - Chính sách đầu tư, khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống và các mặt hàng lưu niệm phục vụ du lịch - Chính sách khuyến khích phát triển du lịch - Chính sách xây dựng môi trường du lịch thân thiện 2.3.6 Tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch Công tác tuyên truyền, quảng bá các loại hình du lịch đã được quan tâm, thông qua nhiều hình thức như: giới thiệu tiềm năng du lịch Đồng Hới trên kênh truyền hình “Quảng Bình điểm đến” của QBTV, chương trình “khám phá Việt Nam cùng Robert Danhi” của công ty TNHH Truyền thông và giải trí Điền quân, chương trình “Khám phá Việt Nam” của Đài truyền hình Việt Nam, chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”…In ấn, xuất bản tờ gấp, bản đồ du lịch Đồng Hới; tập sách ảnh về Đồng Hới… Quảng bá các sự kiện du lịch của thành phố thông qua Tuần Văn hóa - Du lịch Đồng Hới được tổ chức hàng năm. Tham gia có hiệu quả các hội chợ triển lãm, Thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động của quốc gia và thế giới được tổ chức tại địa bàn là cơ hội để Đồng Hới quảng bá 15
  18. tiềm năng du lịch, tiêu biểu như Tour I giải Giải bóng chuyền bãi biển toàn quốc năm 2017, phần thi trang phục dân tộc và các hoạt động bên lề của cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Thế giới năm 2017,… 2.3.7 Thanh tra, kiểm tra và xử lý hoạt động du lịch Hoạt động kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch trong thành phố được quan tâm thực hiện, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định trong lĩnh vực du lịch. Từ năm 2011 đến nay, Phòng VH-TT thành phố đã phối hợp tiến hành 21 lượt kiểm tra, thanh tra các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, kiểm tra công tác bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, các địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn toàn thành phố; xử lý hành chính 12 cơ sở, nhắc nhở đối với các cơ sở còn lại,... Vẫn còn một số tồn tại như: Thẩm quyền thanh tra, kiểm tra cấp thành phố hạn chế, do vậy nhiều trường hợp không thể xử lý kịp thời mà phải báo cáo, chờ cấp trên giải quyết… 2.4 Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2.4.1.1 Những kết quả đạt được Nhìn chung ngành du lịch thành phố trong hơn 5 năm qua ngày càng phát triển, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động; cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch ngày càng được đầu tư xây dựng, lực lượng lao động tăng, chất lượng phục vụ ngày một tốt hơn, số cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 3 sao, 2 sao tăng, lượng khách đến Đồng Hới ngày càng nhiều và thời gian lưu trú ngày càng dài hơn. Doanh thu từ ngành du lịch, dịch vụ ngày càng tăng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 16,7%. 2.4.1.2 Nguyên nhân kết quả đạt được Ngoài cơ chế chính sách phát triển du lịch của nhà nước, của thành phố, công tác QLNN đã có sự đổi mới. Đặc biệt là các thủ tục hành chính, thành phố tiếp tục xây dựng và áp dụng HTQLCL theo 16
  19. tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 - 2008 không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Thành phố đã ban hành chính sách đầu tư, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay. Chính quyền các xã, phường đã có sự chuyển biến rõ rệt trong triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển du lịch. 2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Một số hạn chế Một là, Công tác xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch chưa thực hiện tốt, thiếu tính chủ động; còn trông chờ vào sự chỉ đạo của tỉnh. Hai là, Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả còn thấp. Ba là, Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động du lịch còn thiếu đồng bộ. Năng lực, hiệu quả QLNN về du lịch chưa theo kịp yêu cầu. Bốn là, Công tác nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch còn hạn chế. Chưa có hướng dẫn viên du lịch các tuyến nội thành. Năm là, Việc đầu tư cho du lịch chưa thỏa đáng. Các di tích lịch sử, văn hóa phục vụ du lịch thiếu sự đầu tư tôn tạo đúng mực nên chưa phát huy được hiệu quả. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu. Sáu là, Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tuy đã được đổi mới, song chưa theo kịp sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của Đồng Hới. Bảy là, Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mực dù được chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo 17
  20. thực hiện nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại chưa cao. 2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế - Một số cấp ủy Đảng, chính quyền trong thành phố chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến công tác QLNN về du lịch. - Việc giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương đến với đông đảo du khách còn hạn chế, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng. Nguồn vốn từ ngân sách phân bổ đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nguồn vốn xã hội hóa huy động đầu tư vẫn còn bất cập. - Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo QLNN về du lịch còn bất cập; ở xã, phường chưa có bộ phận chuyên trách do đó gây lúng túng trong công tác quản lý, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của du lịch thành phố. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình 3.1.1. Gắn phát triển du lịch với phát triển kinh tế chung trên địa bàn thành phố 3.1.2. Đổi mới nhận thức và đổi mới tư duy kinh tế về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 3.1.3. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch 3.1.4. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức bộ máy và dội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2