intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn "Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông" nhằm đề xuất các giải pháp cho quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ..…... /…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA * CHÂU THỊ ĐÀO QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Khắc Tuấn Phản biện 1: TS. Thiều Huy Thuật Phản biện 2: TS. Tuyết Hoa Niê KDăm Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 208, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện Tây Nguyên Số: 02 - Đường Trương Quang Tuân - Thành phố Buôn Ma Thuột Thời gian: vào hồi 9giờ00 ngày 21 tháng 7 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau Đại học, Học viện Hành chính Quốc gi
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình trạng nghèo luôn tồn tại trong mọi giai đoạn lịch sử của xã hội, không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với nước có nền kinh tế phát triển. Đặc biệt đối với các quốc gia đa dân tộc, nghèo đói đang là vấn đề bức thiết, trong đó đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Trong những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, và các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện giảm nghèo đồng bộ trên cả ba phương diện: Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng (đặc biệt về y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở, nước sinh hoạt...); Hỗ trợ phát triển sản xuất (thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề...); Phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn (điện, đường, trường học, trạm y tế,...) nhằm giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Do đó, công tác giảm nghèo đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, được quốc tế đánh giá cao. Số hộ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn khoảng 6% năm 2014 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015). Thực hiện Chương trình 30a giảm nghèo cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo bình quân ở 63 huyện nghèo (là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% năm 2010) giảm bình quân 5%/năm (xuống còn 35% năm 2014). Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn dưới 3%, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích sớm trong thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp
  4. 2 quốc về giảm nghèo, 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, 80% số thôn có điện, trên 50% số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% đồng bào DTTS và người nghèo có bảo hiểm y tế miễn phí. Đối với tỉnh Đắk Nông, trên cơ sở tổng hợp các nguồn lực, chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo của Trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài tỉnh; đến nay công tác giảm nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên tình trạng nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vẫn còn nhiều bất cập và có diễn biến phức tạp; chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng, giữa đồng bào DTTS nói chung và DTTS tại chỗ, với dân tộc Kinh còn khá lớn. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB và XH) tỉnh Đắk Nông, năm 2022 trên địa bàn tỉnh có 13.342 hộ nghèo (chiếm 7,97% tổng số hộ toàn tỉnh, với hơn 64.000 nhân khẩu); hộ cận nghèo có 10.930 hộ (chiếm 6,53% tổng số hộ, với hơn 45.164 nhân khẩu). Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS tại chỗ và DTTS nói chung, cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ chiếm 24,5%, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS tính chung chiếm 20,11%. Công tác giảm nghèo đối với bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông là một trong những nội dung luôn được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đắk Nông hiện có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó DTTS tại chỗ bao gồm M’Nông, Mạ, Êđê với đời sống kinh tế - xã hội phát triển chậm, trình độ dân trí còn thấp, chịu nhiều tác động bởi những phong tục tập quán lạc hậu. Bên cạnh đó, số lượng đồng bào DTTS di cư từ miền Bắc và các vùng khác trên cả nước vào tỉnh Đắk Nông lập nghiệp thường sinh sống ở khu vực có điều kiện còn khó khăn, và ở những
  5. 3 vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, tuy được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền trong công tác giảm nghèo nhưng tình trạng nghèo trong đồng bào DTTS cải thiện không đáng kể, và chưa thật sự bền vững. Họ thoát nghèo nhanh nhưng luôn đứng trước nguy cơ tái nghèo; tốc độ giảm nghèo chậm; sự thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn lớn; việc sử dụng các nguồn lực vào công tác giảm nghèo cho đồng bào DTTS còn hạn chế, manh mún, dàn trải; công tác hoạch định các chính sách giảm nghèo đặc thù và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS để phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo còn hạn chế... Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông” được lựa chọn nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp cho quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS ở địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến tài 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Mục đích của luận văn nhằm đề xuất các giải pháp cho QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Nông. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau: + Hệ thống cơ sở lý luận về QLNN đối với giảm nghèo bền vững nói chung và đối với đồng bào DTTS nói riêng. + Đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. + Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
  6. 4 + Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Nông. - Phạm vi nghiên cứu (1) Về nội dung: Luận văn nghiên cứu QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS ở tỉnh Đắk Nông. (2) Về không gian: Luận văn giới hạn ở tỉnh Đắk Nông (3) Về thời gian: Luận văn nhằm đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2022 và được phân thành 02 giai đoạn dựa trên chuẩn nghèo tiếp cận của các giai đoạn gồm 2016-2020 và 2021- 2025 để phân tích. Cụ thể: + Giai đoạn 2016-2020 được thực hiện theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. + Giai đoạn 2021-2022 được thực hiện theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật, cơ sở lý luận là Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
  7. 5 - Phương pháp nghiên cứu (1) Phương pháp thu thập và xử lý số liệu (2) Phương pháp phân tích 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Từ những dữ liệu nghiên cứu, luận văn góp phần hệ thống lại cơ sở lý luận trong QLNN về giảm nghèo bền vững nói chung và giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS nói riêng. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ các cấp làm công tác giảm nghèo, cán bộ làm công tác văn hóa, dân tộc ở địa phương; đồng thời là tài liệu tham khảo góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội và chương trình giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần Kết quả nghiên cứu của Luận văn gồm có 03 chương, với kết cấu như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông.
  8. 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Khái niệm nghèo 1.1.1.1. Nghèo Nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất, theo đó những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra những nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc. 1.1.1.2. Nghèo đơn chiều Theo World Bank (1992), nghèo đơn chiều là tình trạng một người hoặc một hộ gia đình có thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu được qui định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định. 1.1.1.3. Nghèo đa chiều Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013, nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. Chuẩn nghèo sẽ quy định nếu ở mức độ nào đó không được đáp ứng một số nhu cầu xã hội cơ bản thì một hộ gia đình sẽ bị coi là nghèo đa chiều. 1.1.2. Khái niệm chuẩn nghèo và chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn 1.1.2.1. Khái niệm chuẩn nghèo Chuẩn nghèo quốc gia là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định
  9. 7 các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực, địa phương trong từng giai đoạn. 1.1.2.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn Việt Nam đã 8 lần ban hành chuẩn nghèo quốc gia theo mô hình tháp giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu người nghèo từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ. Cụ thể, gồm giai đoạn 1993-1995; 1995-1997; 1997-2000; 2001- 2005; 2006- 2010; 2011-2015; 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025. 1.1.3. Khái niệm giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.3.1. Giảm nghèo Giảm nghèo được hiểu là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện của việc giảm nghèo ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. 1.1.3.2. Giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên chuẩn nghèo đó ngay cả khi gặp các cú sốc hay rủi ro. Hoặc, có thể hiểu với nghĩa đơn giản giảm nghèo bền vững là thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo. 1.1.3.3. Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số Khái niệm giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS là thực hiện và duy trì những biện pháp giảm nghèo, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào DTTS có tư liệu và phương tiện để sản xuất, nhằm bảo đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập để tự vượt qua nghèo; tạo
  10. 8 cơ hội để người nghèo đồng bào DTTS tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, bão lụt và tác động tiêu cực của quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo. 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững 1.1.4.1. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước (QLNN) là một dạng của quản lý xã hội nhưng là dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước. Đó chính là hoạt động quản lý gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước – bộ phận quan trọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phương đối với xã hội. Trong hoạt động quản lý xã hội, có rất nhiều chủ thể tham gia như Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp… trong đó Nhà nước giữ vai trò quan trọng. 1.1.4.2. Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững QLNN về giảm nghèo bền vững là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển của xã hội thông qua chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy nhằm làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước, hạn chế tối đa nguy cơ tái nghèo. Như vậy, từ các quan niệm nêu trên về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS, và QLNN về giảm nghèo bền vững, có thể hiểu khái niệm “QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS”, và cũng là khái niệm được sử dụng trong luận văn, là: QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS là sự tác động của nhà nước bằng các chính sách, tổ chức bộ máy nhằm làm giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào DTTS. Trong đó tập trung vào các
  11. 9 hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ nghèo đồng bào DTTS có phương tiện để sản xuất, tạo cơ hội để người nghèo đồng bào DTTS tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm thoát nghèo bền vững”. 1.2. Nội dung của quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.1. Vai trò của quản lý nhà nước QLNN cũng có các vai trò như quản trị nói chung, bao gồm: - Vai trò định hướng, dẫn đường cho các hoạt động kinh tế-xã hội, phát triển nhanh và bền vững. - Vai trò tổ chức - Vai trò lãnh đạo, điều hành phối hợp hoạt động trong QLNN. - Vai trò giám sát, kiểm tra các hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.2.1. Ban hành các chương trình, chính sách về giảm nghèo bền vững 1.2.2.2. Bố trí các nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững 1.2.2.3. Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách 1.2.2.4. Kiểm tra, giám sát thực hiện về giảm nghèo bền vững 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số 1.3.1. Sự cần thiết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS Giảm nghèo bền vững đặc biệt đối với đồng bào DTTS là một chủ trương lớn, là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc. Kết quả của công tác giảm nghèo góp phần tích cực vào
  12. 10 quá trình phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội. Tuy công cuộc giảm nghèo đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng vẫn còn không ít khó khăn. Những khó khăn, thách thức trong công tác giảm nghèo cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của QLNN về giảm nghèo. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng này nhằm đề xuất giải pháp phù hợp trong QLNN về giảm nghèo bền vững nói chung và đối với đồng bào DTTS nói riêng để đạt được mục tiêu giảm nghèo, hạn chế tái nghèo. 1.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS 1.3.2.1. Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương a. Yếu tố điều kiện tự nhiên b. Yếu tố điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.2.2. Các yếu tố thuộc về năng lực tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương
  13. 11 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, nằm trong vùng toạ độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. 2.1.2. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, độ cao trung bình khoảng 600m đến 700m so với mặt nước biển, có nơi lên đến 1.982m (Tà Đùng). 2.1.2.2.. Khí hậu Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 22 – 23oC, khí hậu nhiệt đới ẩm và khô nóng. 2.1.2.3. Thuỷ văn Đắk Nông có mạng lưới sông suối phân bố tương đối đều khắp. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện phục vụ các ngành kinh tế và nhu cầu dân sinh. 2.1.2.4. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất
  14. 12 Tỉnh Đắk Nông có 8 nhóm, 19 đơn vị phân loại đất. b. Tài nguyên rừng Rừng tự nhiên ở Đắk Nông có giá trị bảo tồn cao, những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ quý và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. c. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: do nguồn nước mưa cung cấp, tương đối dồi dào, thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. - Nguồn nước ngầm: phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô. d. Tài nguyên khoáng sản Đắk Nông là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi lớn về các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên khoáng sản dồi dào với nhiều loại quý hiếm. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội Kinh tế của tỉnh Đắk Nông đang trên đà phát triển tạo ra sự chuyển biến tích cực trong sản xuất, kinh doanh; hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao. Từ ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được tái lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố gồm: Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk G’long, Tuy Đức và thành phố Gia Nghĩa.
  15. 13 2.2. Tình hình chung về dân tộc thiểu số và kết quả giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông 2.2.1. Quy mô và cơ cấu thành phần các DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Trong thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Đắk Lắk (khi còn bao gồm cả tỉnh Đắk Nông) cũng như nhiều tỉnh khác ở khu vực Cao nguyên miền Trung được coi là khu vực của cộng đồng DTTS, đặc biệt là cộng đồng dân tộc người Ê đê, M’nông, và Gia Rai. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều người dân ở các khu vực khác đến định cư và có tới 80% cộng đồng dân cư ở đây là dân di cư hoặc con cháu của những thế hệ dân di cư đầu tiên. Dân tộc Kinh là cộng đồng di cư tới đầu tiên và cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất, DTTS miền Bắc chiếm 10 - 25% tổng số dân, DTTS tại chỗ gồm M’nông (chiếm 7,4%), Mạ (chiếm1,18%), Ê đê (chiếm 0,94%); và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, Mông… Về cơ cấu thành phần các DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, đồng bào DTTS tại chỗ chiếm tỷ lệ ít hơn so với đồng bào DTTS khác. Cơ cấu này cũng không có sự thay đổi nhiều qua các năm trong giai đoạn 2016 - 2022. 2.2.2. Tình trạng nghèo của đồng bào DTTS theo kết quả rà soát chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025 Đắk Nông có 40 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có hơn 220.000 người là đồng bào DTTS (bảng 2.1), chiếm khoảng 31% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có bước phát triển. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS đang dần được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung toàn tỉnh.
  16. 14 2.2.2.1. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS Theo kết quả rà soát hộ nghèo dựa trên chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm 59,96% trong tổng số hộ nghèo toàn tỉnh trong khi hộ nghèo người Kinh chiếm tỷ lệ 40,04%. Qua các năm tỷ lệ này có sự biến động tương đối nhỏ, đến năm 2020 hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm 68,97%, hộ nghèo người Kinh chiếm 31,03%. Như vậy, đối tượng hộ nghèo là đồng bào DTTS luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với hộ nghèo người Kinh trong cả 2 giai đoạn tiếp cận chuẩn nghèo. Tỷ lệ này cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn phân tích, do vậy, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Nông cần quan tâm hơn nữa đến công tác giảm nghèo đối với đồng bào DTTS nhằm gia tăng tốc độ giảm bình quân cho đối tượng này trong thời gian tới. 2.2.2.2. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS phân theo đơn vị hành chính Huyện Đắk G’long và huyện Tuy Đức là 2 địa phương có số lượng hộ nghèo đồng bào DTTS nhiều nhất so với toàn tỉnh tiếp cận theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và chuẩn nghèo giai đoạn 2021 – 2025. 2.2.3. Kết quả giảm nghèo đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Công tác rà soát, thống kê hộ thoát nghèo và hộ tái nghèo trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mới chỉ được chú trọng trong những năm gần đây (bắt đầu từ năm 2019) nhằm khảo sát về tình hình đời sống của đồng bào DTTS đã thoát nghèo. Sau khi thoát nghèo, phần lớn đồng bào DTTS đều tập trung làm kinh tế, ổn định đời sống. Nhiều hộ mới thoát nghèo được tiếp cận các dự án, tiểu dự án; được hỗ trợ vay vốn có ưu đãi lãi suất, vươn lên
  17. 15 làm giàu. Đa số các hộ dân sau khi thoát nghèo đã không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, điển hình là các hộ dân ở xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức; xã Quảng Khê, huyện Đắk G’long. Bên cạnh đó, các chính sách đối với đồng bào DTTS đã thoát nghèo trên địa bàn tỉnh cơ bản triển khai đúng chế độ, đúng đối tượng; việc hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo; chính sách hỗ trợ 100% mệnh giá mua thẻ bảo hiểm y tế theo loại hình y tế tự nguyện; hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh con của hộ đã thoát nghèo, hỗ trợ lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh trên các hộ đồng bào DTTS mới thoát nghèo góp phần không nhỏ đến việc đảm bảo an sinh xã hội, tạo tiền đề cho đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững và giảm tình trạng tái nghèo. Tuy nhiên, khi rơi vào trạng thái tái nghèo thì hộ ĐB DTTS lại chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều trong tổng số hộ tái nghèo tính chung trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Năm 2019 tỷ lệ này là 80,33%, năm 2020 là 76,62%. Năm 2021 tỷ lệ hộ tái nghèo đồng bào DTTS so với tổng số hộ tái nghèo của toàn tỉnh là 84,44%, năm 2022 tỷ lệ này là 73,91%. Do vậy, chính quyền các cấp ở tỉnh Đắk Nông, cần lưu ý hơn nữa đối với hộ nghèo đồng bào DTTS nhằm hạn chế tình trạng tái nghèo. 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông 2.3.1. Kết quả thực hiện QLNN về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS 2.3.1.1. Ban hành chương trình, chính sách về giảm nghèo bền vững a. Văn bản chỉ đạo điều hành công tác giảm nghèo bền vững b. Chính sách về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS Tỉnh Đắk Nông cũng đã ban hành các chính sách riêng về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS ngoài những chương trình,
  18. 16 chính sách giảm nghèo bền vững chung. 2.3.1.2. Bố trí các nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững a. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ Tỉnh Đắk Nông đã kiện toàn và thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 (Ban chỉ đạo chung của CTMTQG xây dựng nông thôn mới và CTMTQG giảm nghèo bền vững) nhằm phân công nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên. b. Nguồn lực tài chính 2.3.1.3. Kết quả tổ chức thực hiện các chính sách đặc thù về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS của tỉnh Đắk Nông a. Chính sách hỗ trợ HS-SV DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo Chính sách hỗ trợ kinh phí học tập và cấp sách vở, đồ dùng học tập cho HS-SV DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ huy động trẻ em đến trường theo độ tuổi tăng. Chính sách này đã đáp ứng được mục tiêu giải quyết được khó khăn, giảm bớt gánh nặng chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở tỉnh Đắk Nông. b. Chính sách hỗ trợ lãi suất cải thiện nhà ở, nhà tiêu hợp vệ sinh và phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ Các chính sách hỗ trợ lãi suất đã giúp cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống, giảm nghèo nhanh và bền vững. Tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo về chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội về vệ sinh, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều.
  19. 17 c. Chính sách khuyến khích hộ nghèo thoát nghèo bền vững có liên quan đến đồng bào DTTS 2.3.1.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo bền vững Công tác tổ chức, giám sát kiểm tra việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng triển khai. UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo theo từng lĩnh vực được phân công. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS 2.3.2.1. Yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 2.3.2.2. Yếu tố liên quan đến năng lực tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương a. Công tác hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Về cơ bản, các chính sách, dự án của Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 đã ban hành khá phù hợp, đầu tư nguồn lực trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên thực hiện cho các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các nhóm đối tượng dân tộc thiểu số, bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa thật sự phù hợp so với thực tiễn địa phương cũng như đặc thù của tỉnh. b. Hạn chế về nguồn lực thực hiện Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo ở cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu sự nhiệt tình, nhạy bén, sáng tạo để nắm chắc tình hình ở địa phương. Phần lớn đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở đều kiêm nhiệm, khối lượng công việc nhiều, điều kiện làm việc, phụ cấp chưa tương xứng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
  20. 18 c. Hạn chế về hoạt động giám sát, đánh giá Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, công tác cập nhật dữ liệu hộ thoát nghèo, tái nghèo nói chung và hộ thoát nghèo, tái nghèo đồng bào DTTS chưa được quan tâm thường xuyên, thiếu thông tin số liệu, kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS đã thoát nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1