intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............/........... ....../...... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHẠM THỊ LAN HƢƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 ĐẮK LẮK, THÁNG 12 NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hoàng Vương Phản biện 1: TS. Thiều Huy Thuật Phản biện 2: TS. Đinh Khắc Tuấn Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 204, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên Số: 02 - Đường Trương Quang Tuân, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Thời gian: vào hồi 13 giờ 00’ ngày 06 tháng 01 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Các tổ chức hội có tính chất đặc thù là một trong những nhân tố tích cực trong hệ thống chính trị của nước ta. Hoạt động của các tổ chức hội nói chung và các tổ chức hội có tính chất đặc thù nói riêng đã và đang góp một phần không nhỏ tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay, tăng cường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức hội nói chung càng có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động và phát triển tổ chức ngày càng đa dạng, phong phú hơn, hoạt động vì mục tiêu phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no cho toàn dân. Trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức hội nói chung và các tổ chức hội có tính chất đặc thù nói riêng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp đối với tổ chức và hoạt động của hội trên địa bàn tỉnh đã tạo được nền nếp trong trình tự, thủ tục giải quyết công việc của các tổ chức hội. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn một số hạn chế trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù như: Trình tự, thủ tục thành lập hội qua nhiều công đoạn, điều kiện khắt khe (phải có trụ sở, phải có đủ số lượng người...) là một trong những yếu tố làm hạn chế quyền lập hội của công dân. Quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội dẫn đến bất cập đối với các đối tượng khác giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách hội. Một số
  4. 2 hội được thành lập nhưng không hoạt động hoặc chỉ hoạt động “cầm chừng” nhưng cơ quan QLNN chuyên ngành không quản lý được. Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Quản lý Công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Liên quan đến hoạt động QLNN đối với các hội nói chung và các tổ chức hội có tính chất đặc thù nói riêng, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này như: - Luận văn “Quản lý nhà nước đối với Hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” (2013), Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, của tác giả Nguyễn Văn Thọ, nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các hội có tính chất đặc thù và các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. - Luận văn “Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” (2017), Luận văn Thạc sĩ Quản lý công của tác giả Huỳnh Thị Thảo Trang. Luận văn đã khái quát cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội, đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN về hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. - Bài viết “Một số vấn đề về hội và quản lý nhà nước đối với hội ở nước ta hiện nay” (2017) của tác giả Nguyễn Minh Phương. Bài viết đã khái quát cơ bản về thực trạng tổ chức, hoạt động của các
  5. 3 tổ chức hội, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, từ đó tác giả định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, vẫn chưa có đề tài nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Do đó, đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là nghiên cứu mới để đánh giá đúng thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước và đề ra các giải pháp, chính sách đúng đắn và phù hợp nhằm quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù hoạt động đúng quy định pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lý luận và thực trạng QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù. - Đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian vừa qua, chỉ ra những kết quả đã đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
  6. 4 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian tới. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phạm vi không gian: tỉnh Đắk Lắk - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2018 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về lý luận Luận văn sẽ góp phần bổ sung và làm sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù. 6.2. Về thực tiễn - Luận văn phân tích làm rõ những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt
  7. 5 động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Luận văn là công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn: là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý khi xây dựng các chính sách về hoạt động của các tổ chức hội nói chung và tổ chức hội có tính chất đặc thù nói riêng ở cấp tỉnh; kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo; Phụ lục thì nội dung luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội có tính chất đặc thù Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
  8. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài 1.1.1. Khái niệm về hội, tổ chức hội có tính chất đặc thù Các hội có tính chất đặc thù được xác định trên cơ sở xác định: - Đối với hội là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp: Được cơ quan có thẩm quyền của Đảng công nhận là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực. - Đối với hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế: Có vai trò quan trọng trong việc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Có khó khăn trong việc huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của hội; Đã được Nhà nước giao biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực. - Đối với hội là tổ chức xã hội: Hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo; Là hội của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động; Đã được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.
  9. 7 Từ các phân tích trên, có thể tóm lại các tổ chức hội có tính chất đặc thù là các tổ chức được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; được Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ cơ sở vật chất và các điều kiện thiết yếu để hoạt động; Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức hội có tính chất đặc thù được tham gia vào một số hoạt động QLNN, việc giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động phản biện xã hội, hay việc cung ứng một số dịch vụ công cần thiết đảm bảo các yêu cầu thiết yếu của người dân và xã hội. 1.1.2. Quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù là các phương thức mà Nhà nước tác động vào hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù để định hướng, tổ chức, hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù theo mục đích mà Nhà nước đặt ra. 1.1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù có những đặc điểm giống như QLNN nói chung, đó là tính quyền lực phục tùng, tính tổ chức điều hành, tính khoa học, tính kế hoạch, tính chủ động sáng tạo..., song có những đặc điểm riêng, xuất phát từ đặc trung của đối tượng quản lý là các tổ chức xã hội
  10. 8 1.1.2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù QLNN đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù là một hoạt động có chủ đích và mang tính quyền lực nhà nước. Vì vậy, cũng như các hoạt động quản lý khác thì QLNN đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù cũng chịu tác động của một số yếu tố sau: Một là, đường lối, chủ trương của Đảng Hai là, hệ thống pháp luật Ba là, bối cảnh chính trị, kinh tế - văn hoá, xã hội của quốc gia. 1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù Một là, hội ở nước ta hiện nay phát triển khá đa dạng và phong phú với nhiều tên gọi như hội, liên hiệp hội, đoàn, liên đoàn, ủy ban, câu lạc bộ. Nhiều hội chuyên ngành hoạt động trong cùng lĩnh vực hợp lại thành liên hiệp các hội; nhiều hội chuyên ngành hợp thành tổng hội. Hai là, từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của các hội Ba là, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội nói chung và các tổ chức hội có tính chất đặc thù nói riêng từng bước được đổi mới, bảo đảm các hội thành lập đúng quy định. Bốn là, thực tế hiện nay còn một số hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù như: thủ tục thành lập hội còn khá phức tạp; quy định về việc công nhận hội có tính chất đặc thù còn nhiều vướng mắc; chế độ, chính sách cho lãnh đạo chuyên trách hội còn bất cập,...
  11. 9 1.3. Nội dung, phƣơng thức quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của các hội có tính chất đặc thù 1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội có tính chất đặc thù 1.3.1.1. Xây dựng các thể chế, chính sách quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù 1.3.1.2. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội 1.3.1.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù 1.3.1.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về các tổ chức hội có tính chất đặc thù; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù 1.3.1.5. Tổng kết, đánh giá tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù 1.3.2. Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù 1.3.2.1. Nhà nước quản lý theo pháp luật, bằng pháp luật 1.3.2.2. Quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù bằng hệ thống chính sách 1.3.2.3. Quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù bằng hệ thống tổ chức bộ máy 1.3.2.4. Quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù bằng kiểm tra, giám sát 1.3.2.5. Quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù bằng tổng kết, đánh giá
  12. 10 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của các hội có tính chất đặc thù 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 1.4.1.1. Tỉnh Phú Yên 1.4.1.2. Tỉnh Long An 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù nhằm phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vì hoạt động của hội là một trong những phương thức để tập hợp quần chúng, thực thi việc mở rộng và tăng cường nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước. Thứ hai, hướng dẫn các tổ chức xã hội xây dựng quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài sản, tài chính đảm bảo tính dân chủ, minh bạch và đúng pháp luật trong hoạt động nội bộ của các tổ chức hội có tính chất đặc thù; cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động của hội. Thứ ba, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương tiến hành rà soát, thống kê, phân loại các tổ chức hội có tính chất đặc thù để nắm lại toàn bộ số lượng, quy mô và phạm vi hoạt động, đồng thời nghiên cứu về biện pháp và cách thức quản lý phù hợp nhằm từng bước hướng hoạt động của các hội này theo đúng khuôn khổ của pháp luật và đáp ứng nhu cầu thực tế đa dạng của quần chúng nhân dân.
  13. 11 Thứ tư, đối với những tổ chức xã hội hoạt động kém hiệu quả, không còn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên; bộ máy tổ chức trì trệ, không hoạt động, uy tín bị giảm sút nghiêm trọng kéo dài, nhiều nhiệm kỳ không đại hội được hoặc tổ chức xã hội hoạt động thường xuyên không đúng với điều lệ, vi phạm các quy định của pháp luật, trái với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước thì cần xem xét giải thể theo đúng thủ tục quy định. Tiểu kết chƣơng 1 Để các tổ chức hội có tính chất đặc thù hoạt động theo đúng quy định của nhà nước và phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân rất cần có sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy, Chương 1 Luận văn đã tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận chung về hội, về các tổ chức hội có tính chất đặc thù, về quản lý nói chung, quản lý nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động các tổ chức hội có tính chất đặc thù. Bên cạnh đó, tác giả Luận văn cũng nghiên cứu, tham khảo học tập kinh nghiệm của một số địa phương có mô hình quản lý nhà nước về hoạt động của tổ chức hội nói chung và các tổ chức hội có tính chất đặc thù, đặc biệt là mô hình quản lý tốt trên cả nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC THÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Khái quát tỉnh Đắk Lắk
  14. 12 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội 2.2. Khái quát hoạt động của các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.2.1. Về số lượng tổ chức hội Bảng 2.1. Số lƣợng tổ chức hội năm 2020, 2021, 2022 (ĐVT: Hội) Số lƣợng Phạm vi hoạt động của hội Năm Năm Năm 2020 2021 2022 Tổng số 960 959 977 Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh 73 73 77 Hội có phạm vi hoạt động trong 207 208 213 huyện, thị xã, thành phố Hội có phạm vi hoạt động trong xã, 680 678 687 phường, thị trấn (Nguồn: Báo cáo tính hình tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện năm 2020, 2021, 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk) Biều đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện số lƣợng các tổ chức hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020-2022
  15. 13 680 678 687 800 600 207 208 213 400 200 73 73 77 Hội có phạm vi hoạt động… Hội có phạm vi hoạt động… 0 Hội có phạm vi hoạt động… Năm Năm Năm 2020 2021 2022 Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, thị xã, thành phố Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (Nguồn: Báo cáo tính hình tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện năm 2020, 2021, 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk) Bảng 2.2. Số lượng hội viên của các tổ chức hội năm 2020, 2021, 2022 (ĐVT: Người) Số lƣợng hội viên Số lƣợng Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Tổng số hội viên Hơn 1 triệu Trên 1,2 Trên 1,1 triệu triệu Hội viên có phạm vi hoạt Trên Trên Trên 430.000 động trong tỉnh 470.000 480.000 Hội viên có phạm vi hoạt Trên Trên Trên động trong huyện, thị xã, 530.000 540.000 670.000 thành phố và xã, phường, thị trấn
  16. 14 (Nguồn: Báo cáo tính hình tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện năm 2020, 2021, 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk) Bảng 2.3. Số biên chế hội đƣợc nhà nƣớc giao qua các năm 2020, 2021, 2022 (ĐVT: Người) Số lƣợng biên chế giao cho các hội Số lƣợng đặc thù Năm Năm Năm 2020 2021 2022 Tổng số biên chế hội được nhà nước 137 137 137 giao Biên chế hội đối với các hội có phạm 86 86 86 vi hoạt động trong tỉnh Biên chế hội đối với các hội có phạm 51 51 51 vi hoạt động trong huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn (Nguồn: Báo cáo tính hình tổ chức, hoạt động và quản lý Hội, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện năm 2020, 2021, 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk) 2.2.2. Hoạt động của một số tổ chức hội 2.2.2.1. Hoạt động của các tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh 2.2.2.2. Các tổ chức hội có phạm hoạt động trong huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn 2.2.3. Khái quát về các tổ chức hội có tính chất đặc thù 2.2.3.1. Về tình hình biên chế các Hội có tính chất đặc thù 2.2.3.2. Việc xác định hội có tính chất đặc thù 2.2.3.3. Về chế độ, chính sách đối với người làm công tác tại các hội nói chung và các tổ chức hội có tính chất đặc thù
  17. 15 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Xây dựng các thể chế, chính sách quản lý nhà nước về hoạt động của các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk luôn bám sát các văn bản chỉ đạo của Đảng để triển khai thực hiện việc quản lý hiệu quả các tổ chức hội nói chung và các tổ chức hội có tính chất đặc thù tại địa phương như: Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 28/8/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội quần chúng; Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng. Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng đã kịp thời có các văn bản trả lời vướng mắc của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các ngành và địa phương, tổ chức, cá nhân triển khai thành lập hội, tổ chức đại hội và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
  18. 16 Tuy nhiên, công tác ban hành các văn bản quản lý về lĩnh vực hội ở tỉnh Đắk Lắk vẫn còn hạn chế, hiệu lực pháp lý của một số văn bản còn thấp, tính khả thi và tính định hướng chưa cao. 2.3.2. Cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội Triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành bộ thủ tục hành chính về quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên cơ sở quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ. Thông qua đó, việc công khai các thủ tục về thành lập, chia tách, giải thể, sáp nhập và phê duyệt điều lệ hội được công khai, rõ ràng, giải quyết nhanh chóng các thủ tục, trình tự quản lý hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội phát huy hết tiềm lực và khả năng hoạt động. 2.3.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù Triển khai thực hiện Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư và Hướng dẫn 30-HD/BTCTW ngày 13/4/2020 của Ban Tổ chức Trung ương được Tỉnh ủy, UBND tỉnh và chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời. Thực hiện các quy trình lựa chọn, giới thiệu nhân sự lãnh đạo tại các tổ chức hội từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được thực hiện chặt chẽ, thống nhất, nghiêm túc, đúng thẩm quyền; đảm bảo tiêu chuẩn, độ tuổi trong lãnh đạo các tổ chức hội. Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện và khuyến khích các cán bộ, công chức lãnh đạo về hưu có nhiều kiến thức, kinh nghiệm tiếp tục cống hiến sức lực, trí lực phục vụ chăm lo, an sinh xã hội, đẩy mạnh, nâng cao
  19. 17 chất lượng hoạt động của Hội, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của các Hội đối với Đảng, Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, chế độ thù lao đối với người làm công tác Hội còn nhiều bất cập giữa những người đã nghỉ hưu với những người không phải đối tượng nghỉ hưu theo quy định tại Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó nhiều cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm không thiết tha với công tác Hội, dẫn đến nhiều tổ chức Hội rất khó khăn trong việc lựa chọn nhân sự lãnh đạo Hội mặc dù đảm bảo các tiêu chuẩn theo Hướng dẫn số 30- HD/BTCTW ngày 13/4/2020 của Ban Tổ chức Trung ương. 2.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hội; kiểm tra việc thực hiện điều lệ hội đối với các hội Hoạt động Thanh tra của Sở về lĩnh vực quản lý tổ chức hội căn cứ vào Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/ 2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nội vụ. Trong đó, tại Điều 17 quy định nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ gồm “Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động, cho phép hoạt động trở lại sau khi bị tạm đình chỉ; cấp lại giấy phép thành lập, thu hồi giấy phép thành lập; đổi tên và phê duyệt điều lệ hội, tổ chức phi chính phủ. Thanh tra việc thực hiện điều lệ của hội, tổ chức phi chính phủ” [7].
  20. 18 2.3.5. Tổng kết, đánh giá tình hình hoạt động các tổ chức hội Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực, địa phương đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù thuộc phạm vi quản lý, tập trung quản lý, quy định chặt chẽ về tổ chức và hoạt động của các hội theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật; quán triệt, chỉ đạo các cơ quan có liên quan, tiến hành rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù thuộc phạm vi quản lý. Qua đó, phát hiện ra những mặt còn hạn chế trong quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoặc hướng dẫn các các tổ chức hội có tính chất đặc thù hoạt động đúng quy định pháp luật; khuyến khích hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù gắn liền với thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương. 2.4. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.4.1. Kết quả đạt được 2.4.2. Hạn chế Tiểu kết Chƣơng 2 Chương 2 tập trung đánh giá thực trạng quản lý nhà nước của tỉnh đối với các tổ chức hội có tính chất đặc thù về tổ chức thực hiện và xây dựng hệ thống văn bản quản lý các tổ chức hội có tính chất đặc thù; về tổ chức bộ máy, nguồn lực; về hoạt động thanh tra, kiểm tra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2