MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài luận văn<br />
Nói đến các hình thức sinh hoạt cộng đồng, trước hết người ta phải nói đến lễ<br />
hội truyền thống. Lễ hội truyền thống là một trong những thành tố quan trọng nhất<br />
của văn hóa dân gian, vì thế lễ hội truyền thống được giới văn hóa từ trước đến nay<br />
tập chung vào nghiên cứu, rất nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ và đi đến sự thống<br />
nhất cao. Chẳng hạn về thời điểm tổ chức lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội, cấu trúc,<br />
chức năng, nghi thức của lễ hội, nhân vật được phụng thờ, các trò diễn, ý nghĩa của<br />
lễ hội truyền thống.<br />
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần biểu hiện những giá trị<br />
tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Lễ hội truyền thống như là một loại hình<br />
sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể, có giá trị to lớn, mang ý nghĩa cố<br />
kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con người hướng về cội nguồn. Đồng<br />
thời lễ hội có giá trị văn hóa tâm linh, cân bằng đời sống tinh thần con người hướng về<br />
cái cao cả thiêng liêng.<br />
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, mang<br />
trong mình “Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi ban<br />
tặng nhiều tài nguyên du lịch với phong cảnh đẹp làm say mê lòng người như Vịnh<br />
Hạ Long - Quảng Ninh, Phong Nha - Kẻ Bàng - Quảng Bình,..và đặc biệt không thể<br />
không kể đến những lễ hội truyền thống mang đậm nét phong tục tập quán đậm đà<br />
bản sắc dân tộc như lễ hội chùa Hương – Hà Nội, hội đền Hùng – Phú Thọ, Hội Lim<br />
– Bắc Ninh, lễ hội Chọi Trâu - Hải Phòng,... Mỗi lễ hội lại có một dấu ấn riêng biệt<br />
và ý nghĩa riêng.<br />
Khi xã hội ngày một phát triển, cuộc sống con người ngày một đáp ứng tương<br />
đối đầy đủ thì những nhu cầu tinh thần như: vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, tìm hiểu lịch sử<br />
văn hoá nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội của con người được nâng cao và trở<br />
thành vấn đề thiết yếu. Con người luôn muốn khám phá thiên nhiên về với cội nguồn<br />
dân tộc và đặc biệt các lễ hội truyền thống là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh<br />
thần của con người. Là dịp con người được trở về với tự nhiên, về với văn hóa xưa và<br />
về với ký ức cũ.<br />
<br />
1<br />
<br />
Phú Thọ là một tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía bắc, là một địa<br />
phương có nhiều lễ hội. Lễ hội ở đây vừa phong phú về loại hình vừa đa dạng về<br />
hình thức và phức tạp về nội dung. Hoạt động của lễ hội, bên cạnh những mặt tích<br />
cực đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của người dân và góp phần giữ gìn, phát<br />
huy bản sắc dân tộc, cũng còn có không ít những khó khăn, hiệu quả quản lý còn<br />
hạn chế. Đứng trước thực trạng ấy, dưới sự chỉ đạo của cấp Đảng, chính quyền các<br />
cấp của Phú Thọ đã tìm mọi biện pháp tăng cường quản lý nhà nước (QLNN) về các<br />
lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hoạt động QLNN của địa phương<br />
còn gặp không ít khó khăn, hiệu quả quản lý còn hạn chế.<br />
Do đó, một trong những vấn đề đã và đang đặt ra cho chính quyền các cấp ở<br />
Phú Thọ là cần phải có những giải pháp mới để quản lý tốt các lễ hội nhằm bảo tồn,<br />
phát huy những giá trị tích cực của lễ hội. Trên tinh thần ấy, với luận văn “Quản lý<br />
nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, chúng tôi muốn góp<br />
phần giải quyết vấn đề đặt ra.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Từ lâu đề tài lễ hội đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và những quan<br />
điểm khác nhau.<br />
Từ 1975 đến nay rất nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm nghiên cứu sâu sắc về<br />
lễ hội như Lê Trung Dũng - Lê Hồng Lý với “Lễ hội Việt Nam” cuốn sách với trên<br />
300 lễ hội, các tác giả đã đưa ra nội dung đầy đủ về lễ hội về đề tài lịch sử. Đó là lễ<br />
hội tưởng niệm các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho<br />
dân tộc, Tổ quốc...<br />
Bên cạnh đó cũng phải nói đến “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam’’của nhiều<br />
tác giả (2000). Công trình nghiên cứu này đã khẳng định phương châm nghiên cứu và<br />
phổ biến khoa học văn hóa đó là đi tìm bản sắc văn hóa Việt Nam, sắc thái các vùng<br />
văn hóa được thể hiện ở các đối tượng văn hóa cụ thể, mà lễ hội cổ truyền Việt Nam là<br />
một trong những đối tượng đó.<br />
Ngoài ra cuốn sách “Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc<br />
Vượng dày gần 1000 trang bao gồm các công trình đã công bố của GS. Trần Quốc<br />
Vượng do Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật lựa chọn đưa vào Tủ sách Văn hóa học cũng<br />
là một trong những công trình nghiên cứu về lễ hội tiêu biểu.<br />
<br />
2<br />
<br />
Cùng với đó, một công trình nghiên cứu khác về lễ hội truyền thống mang giá<br />
trị văn hóa cao đó là công trình nghiên cứu “60 lễ hội truyền thống Việt Nam” của<br />
Thạch Phương – Lê Trung Vũ. Có thể nói lễ hội truyền thống chính là dịp để con<br />
người giao lưu, cộng cảm và trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và khát<br />
vọng cao đẹp,và còn là cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, củng cố tinh thần cố kết<br />
cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào về gốc gác của mình. Chính<br />
vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng có sức thu hút, mời gọi kỳ lạ đối với<br />
nhiều người, nhiều lớp người, lứa tuổi khác nhau..<br />
Hay như công trình “Lễ hội - một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng<br />
đồng” của tác giả Hồ Hoàng Hoa đã cố gắng đề cập đến tính mỹ học dân tộc trong lễ<br />
hội Việt Nam. Đây là kết quả của một tiến trình nghiên cứu lâu dài kết hợp với<br />
những chuyến đi thực địa quan sát tại chỗ nhiều lễ hội Việt Nam cũng như Nhật Bản<br />
dưới góc độ tìm hiểu chức năng và đặc biệt là những biểu hiện đa dạng của cái đẹp<br />
trong lễ hội.<br />
Cụ thể tỉnh Phú Thọ mà tác giả nghiên cứu có nhiều tác phẩm của nhà nghiên<br />
cứu Nguyễn Khắc Xương được giới nghiên cứu của văn hóa dân gian Việt Nam ghi<br />
nhận như là một trong những người đã đóng góp phần kết nối hiện tại với quá khứ từ<br />
thời đại Hùng Vương, giúp con cháu hô nay nhận diện và tỏ tường hơn “ gương mặt ”<br />
tổ tiên. Những công trình khảo cứu, nghiên cứu của ông như: Truyền thuyết Hùng<br />
Vương, Địa chí văn hóa dân gian Phú Thọ, Văn hóa làng Phú Thọ, Tục ngữ ca dao<br />
Phú Thọ, Hát xoan Phú Thọ .v.v… được người dân Phú Thọ coi như “bách khoa thư”<br />
về lịch sử, khảo cổ học, xã hội học, dân tộc học, văn hóa văn nghệ dân gian của quê<br />
hương đất Tổ.<br />
Các công trình trên đã trình bày, đề cập đến lễ hội với nhiều nội dung, nhiều<br />
hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu<br />
sâu về QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì vậy trong luận<br />
văn này tác giả kế thừa, tiếp thu các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu<br />
trước để nghiên cứu về QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận văn có mục đích nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội<br />
truyền thống; trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền<br />
3<br />
<br />
thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất các giải pháp QLNN về lễ hội truyền<br />
thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Luận văn có một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:<br />
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống.<br />
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên<br />
địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br />
+ Đề xuất các giải pháp QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú<br />
Thọ thời gian tới.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý của nhà nước đối với<br />
lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
+ Về nội dung: hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội theo quy định của pháp<br />
luật.<br />
+ Về không gian: quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh<br />
Phú Thọ.<br />
+ Về thời gian: từ năm 2010 đến nay.<br />
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp luận<br />
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng<br />
và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lê nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm<br />
của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý hoạt động lễ hội truyền thống trong thời kỳ<br />
đổi mới.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng một số phương<br />
pháp nghiên cứu sau:<br />
-<br />
<br />
Phương pháp phân tích.<br />
<br />
- Phương pháp tổng hợp.<br />
- Phương pháp so sánh.<br />
- Phương pháp khái quát hóa.<br />
4<br />
<br />
- Phương pháp quan sát.<br />
- Phương pháp sưu tầm số liệu.<br />
6. Đóng góp của Luận văn<br />
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn<br />
như sau:<br />
6.1. Về lý luận<br />
Luận văn khái quát, có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý nhà nước về lễ hội<br />
truyền thống; vận dụng trong QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú<br />
Thọ.<br />
6.2. Về thực tiễn<br />
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú<br />
Thọ thời gian qua.<br />
+ Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn<br />
tỉnh Phú Thọ.<br />
+ Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện<br />
QLNN về lễ hội truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới.<br />
+ Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong<br />
học tập, giảng dạy, nghiên cứu môn học Quản lý nhà nước về văn hóa và cho các<br />
nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh<br />
Phú Thọ.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung<br />
của luận văn kết cấu thành 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản quản lý nhà nước về lễ hội truyền<br />
thống.<br />
Chương 2: Thực trạng lễ hội và quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống trên<br />
địa bàn tỉnh Phú Thọ.<br />
Chương 3: Phương hướng và qiải pháp QLNN về lễ hội truyền thống trên địa<br />
bàn tỉnh Phú Thọ thời gian tới.<br />
<br />
5<br />
<br />