BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
--------/------------/----HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
PHẠM THỊ THU HÀ<br />
<br />
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NGOẠI THƢƠNG<br />
Ở VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý công<br />
Mã số: 60 34 04 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br />
<br />
HÀ NỘI – 2017<br />
<br />
Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS. LÊ CHI MAI<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
TS.Đặng Thị Hà<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
PGS.TS Lê Thị Anh Vân<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp 403 tầng 4 Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi 13h 30’ ngày 04 tháng 04 năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,<br />
Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục quá trình chuyển đổi sâu sắc theo hướng<br />
kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội<br />
nhập quốc tế ngày càng sôi động, quản lý Nhà nước đối với ngoại thương là một tất<br />
yếu. Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngoại thương đòi hỏi Nhà nước phải<br />
đổi mới phương pháp và công cụ quản lý nền kinh tế để nâng cao hiệu lực, hiệu quả<br />
quản lý. Đồng thời, việc trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp cũng<br />
đòi hỏi Nhà nước phải giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh mà chuyển sang hướng dẫn, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp bằng các công<br />
cụ kinh tế.<br />
Hoạt động ngoại thương là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là một<br />
ngành kinh tế đặc thù, là khâu giao lưu giữa kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, gắn<br />
thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, tham gia vào quá trình phân công lao<br />
động quốc tế và khai thác sao cho có hiệu quả nhất các nguồn lực của đất nước phục vụ<br />
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó cần thiết phải có sự quản<br />
lý Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương.<br />
Quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, đối với ngoại thương nói riêng bao gồm<br />
nhiều hình thức khác nhau là như điều tiết, khống chế, định hướng bằng pháp luật,<br />
bằng các đòn bẩy kinh tế…với tư cách là chủ thể của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là<br />
đòi hỏi khách quan, là nhu cầu nội tại của nền kinh tế thị trương theo định hướng xã<br />
hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ quốc tế với thị trường thế giới, không phân biệt chế<br />
độ chính trị và kinh tế, thì càng đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước.<br />
. Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại thương trong quá trình<br />
hội nhập quốc tế và thực hiện mô hình chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu<br />
đang là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Ngoại thương là một ngành kinh tế<br />
tổng hợp, quản lý nhà nước về ngoại thương có thể tác động đến các ngành kinh tế khác, Vì<br />
vậy quản lý ngoại thương là quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đến phát triển<br />
kinh tế trong nước, và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài.<br />
<br />
1<br />
<br />