intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát phiển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển làng nghề; Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; Phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát phiển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ...…/...… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ NGỌC BẢO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.VŨ TRỌNG HÁCH Phản biện 1: ................................................. Phản biện 2: ................................................ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ...…., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường………………… - TP…………… Thời gian: vào hồi … giờ … tháng …năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn (tính cấp thiết của đề tài luận văn) Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 10-15km. Toàn huyện có 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 16.304,54 ha, dân số 86.792 người (theo Niên giám thống kê 2015). Vốn là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền thống, tuy có một số nghề ngày nay đã mai một nhưng có một số nghề vẫn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên trong quá trình phát triển nghề và làng nghề vẫn mang tính tự phát, manh mún, một số cơ sở còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa tìm tòi phát triển sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, giá trị sản xuất còn thấp. Công tác quản lý nhà nước đối với tiểu thủ công nghiệp và làng nghề còn hạn chế. Nguồn vốn nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng các làng nghề còn hạn hẹp. Nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề chưa quan tâm đúng mức đến cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nên không tạo ra thị trường tiêu thụ ổn định. Để nghề và làng nghề phát huy thế mạnh, theo hướng vừa mở rộng quy mô vừa nâng cao năng lực sản xuất của các hộ trong làng nghề theo hướng phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất, liên doanh liên kết. Sản phẩm của các làng nghề ngày càng tinh xảo, độc đáo đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và mở rộng được thị trường xuất khẩu. Gắn sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và các loại hình dịch vụ khác để phục vụ tốt 1
  4. nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của huyện thì chúng ta cần có những giải pháp phát triển rõ ràng cho các làng nghề. Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sỹ quản lý công, mã số 60 34 04 03. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Luận văn nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về phát triển làng nghề để đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền. - Nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghề; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền; đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển làng nghề. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm phát triển các cơ sở sản xuất TTCN, một số làng nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Quảng Điền. Về không gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền. Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền từ năm 2011 đến 2016. 2
  5. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về phát triển làng nghề; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn cụ thể: huyện Quảng Điền, chỉ ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền; kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, học tập ở các cơ sở đào đạo; cho các nhà hoạt động thực tiễn và hoạch định chính sách công. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Làng nghề, đặc điểm của làng nghề 1.1.1.1. Khái niệm làng nghề: Làng nghề cần được hiểu là một cụm dân cư sinh sống trong một làng (thôn, tương đương thôn) thuộc các xã, phường, thị trấn, có hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở trong làng, sử dụng các nguồn lực trong và ngoài địa phương sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. 1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề: Thứ nhất, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề gắn liền với hộ gia đình và nông nghiệp nông thôn. Thứ hai, sản phẩm của làng nghề mang đậm yếu tố 3
  6. văn hóa truyền thống của dân tộc. Thứ ba, việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề nhỏ lẻ, manh mún. Thứ tư, đặc điểm về kỹ thuật sản xuất. 1.1.2.Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề 1.1.2.1.Khái niệm - Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. - Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề: Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề là việc áp dụng hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch tác động vào đối tượng quản lý để hướng dẫn các làng nghề địa phương phát triển đúng theo đúng định hướng đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế. 1.1.2.2.Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề: Thứ nhất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Thứ hai, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ ba, thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di dân tự do. Thứ tư, đa dạng hóa kinh tế nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Thứ năm, cải thiện đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Thứ sáu, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc. 1.2.Sự cần thiết phải quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề 4
  7. 1.2.1.Nhà nƣớc định hƣớng cho phát triển làng nghề: Nghị định 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Nghị đinh 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. 1.2.2.Hỗ trợ cho phát triển làng nghề: Thứ nhất, về kinh tế. Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thứ hai, về chính sách. Hệ thống các chính sách của nhà nước có những tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển KT-XH nói chung và các làng nghề nói riêng. Thứ ba, về điều kiện tự nhiên, yếu tố truyền thống: Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý thuận lợi cũng sẽ tạo cho sự giao lưu kinh tế, mở rộng hợp tác, hội nhập kinh tế, phát triển thị trường… tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển; yếu tố truyền thống: Yếu tố này cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển làng nghề. 1.2.3.Bảo đảm cho phát triển làng nghề tuân thủ các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc: Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được cụ thể hoá bằng chính sách và pháp luật. 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề 1.3.1.Hoạch định chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch phát triển làng nghề 1. Quy hoạch; 2. Quy hoạch phát triển các nhóm nghề, loại sản phẩm; 3. Môi trường làng nghề; 4. Mặt bằng sản xuất; 5. Nhãn mác, mẫu mã, an toàn thực phẩm. 1.3.2.Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về làng nghề: - Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết 5
  8. số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 66/2006/NĐ-CP; - Chính phủ (2006), Nghị định 66/2006/NĐ- CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển và quản lý các dự án ngành nghề nông thôn; - Chính phủ (2008), Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 1.3.3.Tổ chức bộ máy và bố trí nguồn lực quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề: Trong các quy định của Nhà nước có quy định rất cụ thể về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước tại địa phương về các lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực kinh tế. 1.3.4.Thu hút và hỗ trợ kinh phí cho phát triển làng nghề: Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý để thu hút và hỗ trợ kinh phí cho phát triển làng nghề. 1.3.5.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực phát triển làng nghề: Việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hoạt động của các làng nghề cần được thực hiện liên tục và thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót và kịp thời xử lý những vi phạm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. 1.4.Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về phát triển làng 6
  9. nghề ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho huyện Quảng Điền 1.4.1.Kinh nghiệm của một số địa phƣơng 1.4.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh: Một là, có các chính sách ưu đãi để khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cụm công nghiệp làng nghề. Hai là, xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phù hợp với đặc điểm riêng của từng làng, từng nghề. Ba là, lập ra Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề để điều hành các khu, cụm công nghiệp làng nghề hoạt động có hiệu quả. Bốn là, uỷ ban nhân dân huyện, thị xã lãnh đạo trực tiếp Ban quản lý các khu công nghiệp làng nghề, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành chức năng thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh. 1.4.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình: Một là, chú trọng các hoạt động khuyến công. Trong tám năm (từ năm 2001 đến 2008), Thái Bình đã bố trí ngân sách địa phương cho công tác khuyến công là hơn 23 tỷ đồng. Hai là, xây dựng những doanh nghiệp đứng chân ngay trong những làng xã có nghề truyền thống. 1.4.1.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Long: Thứ nhất, hình thành các làng nghề gắn với vùng nguyên liệu nên đã tận dụng được các nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương và các làng nghề ven các trục giao thông nhằm thu hút lao động địa phương, giảm chi phí vận chuyển sản xuất. Thứ hai, người dân dựa vào các chính sách hỗ trợ phát triển để thay đổi phương thức hoạt động, đổi mới cung cách làm ăn, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tìm thị 7
  10. trường tiêu thụ sản phẩm. Thứ ba, tìm kiếm thị trường, khai thác và tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp, đa dạng các mặt hàng, nhất là chất lượng và mẫu mã để tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương. Thứ tư, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm phát triển ngành nghề, tạo điều kiện cho người dân học tập, tham quan mô hình phát triển nghề và làng nghề ở các tỉnh khác. Thứ năm, quan tâm đầu tư nâng cấp và xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng ở các cụm công nghiệp l àng nghề. 1.4.2.Bài học kinh nghiệm cho huyện Quảng Điền: Một là, coi ngành nghề nông thôn và làng nghề là một nội dung phát triển kinh tế quan trọng. Hai là, muốn phát triển nghề, làng nghề có hiệu quả trước hết phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước bằng việc ban hành những cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; hỗ trợ về tài chính và tiếp cận nguồn vốn. Ba là, cần lựa chọn hướng phát triển nghề truyền thống là tập trung vào bảo tồn, đổi mới và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống. Bốn là, sản xuất làng nghề trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thị trường. Năm là, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động làng nghề. Sáu là, áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường. Bảy là, tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm. Tám là, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ. 8
  11. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Trên cơ sở tổng hợp, phân tích những vấn đề về lý luận về nghề và làng nghề trên các giác độ khác nhau của các công trình nghiên cứu trong nước, đề tài đã hệ thống hóa và bổ sung làm rõ khái niệm làng nghề, phân tích đặc điểm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghề và làng nghề trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu cho thấy nghề và làng nghề có một vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế huyện Quảng Điền nói riệng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Phát triển làng nghề sẽ tạo công ăn việc làm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn; đa dạng hoá các sản phẩm, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá cho tiêu dùng và cho xuất khẩu; đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá dân tộc. Đồng thời, bằng cách tiếp cận các công trình nghiên cứu, các nguồn tài liệu khoa học trong nước, tác giả đã phân tích, đánh giá những luận cứ khoa học và thực tiển quan trọng cần được vận dụng, kế thừa và phát triển. Nhưng kết quả rút ra trên đây chính là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để áp dụng phương pháp nghiên cứu và khung phân tích cũng như các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển nghề và làng nghề ở các nội dung tiếp theo. 9
  12. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát chung 2.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Điền nằm ở hạ lưu sông Bồ, có đất đai màu mỡ, là vùng trọng điểm lúa của tỉnh. Với bờ biển dài 11 km và vùng đầm phá rộng lớn với diện tích mặt nước 2.357 ha, Quảng Điền có tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, trong những năm qua huyện Quảng Điền đạt được những thành quả như sau: 2.1.1.1. Tăng trƣởng kinh tế (tính theo giá trị sản xuất-giá so sánh 2010): Kinh tế trên địa bàn huyện tăng trưởng khá ổn định, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ có mức tăng trưởng cao. Riêng nông nghiệp tăng trưởng chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu; dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản luôn tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. 2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm; chất lượng tăng trưởng còn hạn chế; chưa có các ngành, sản phẩm mũi nhọn; những ngành sử dụng nhiều chất xám, có hàm lượng kỹ thuật cao rất ít; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân bố phân tán, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung. 2.1.1.3. Đầu tƣ xã hội: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 10
  13. năm (2011-2015) đạt 2.239 tỷ đồng; trong đó, vốn khu vực nhà nước 1.788 tỷ đồng, chiếm 79,86%; vốn khu vực ngoài nhà nước 451 tỷ đồng, chiếm 20,14%. 2.1.1.4. Thu ngân sách và hoạt động tín dụng-ngân hàng: Thu ngân sách trên địa bàn thời kỳ 2011-2015 tăng bình quân 21- 22%/năm. 2.1.1.5. Dân số và lao động - Dân số: Năm 2015, dân số trung bình toàn huyện có 86.792 người, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,00%. Mật độ dân số trung bình là 532 người/km2. Trong cơ cấu dân số theo giới, tỷ lệ nam chiếm 49,31%, nữ chiếm 50,69%. - Nguồn lao động: Số người trong độ tuổi lao động năm 2015 có 46.717 người, chiếm 53,8% dân số, trong đó số người có khả năng lao động 41.092 người. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 40.086 người, trong đó số người hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm, thủy sản, chiếm 43,34%(17.376 người); lao động dịch vụ chiếm 36,85%(14.772 người), lao động công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ 19,8%(7.938 người). Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 50%. 2.1.1.6. Vị trí, vai trò của huyện Quảng Điền trong tỉnh Thừa Thiên Huế Quảng Điền là huyện đồng bằng ven biển-đầm phá, có quy mô diện tích nhỏ nhất (chiếm 3,23%) trong số các huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh; dân số tập trung đông, chiếm 7,56% dân số toàn tỉnh; có nhiều có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đánh bắt, nuôi 11
  14. trồng thủy hải sản biển, đầm phá; có lợi thế về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. 2.1.2.Thực trạng làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền - Các làng nghề được tỉnh công nhận: Làng nghề mây tre đan Thủy Lập, làng nghề bún bánh Ô Sa, làng nghề chế biến mắm, nước mắm Tân Thành và làng nghề truyền thống mây tre đan Bao La; - Các làng nghề phát triển tốt, đang lập thủ tục đề nghị tỉnh công nhận: Làng nghề xây dựng Uất Mậu, làng nghề trồng rau Thành Trung, làng nghề trồng rau Phước Yên và làng nghề trồng rau La Vân Thượng; - Các làng nghề chậm phát triển và có khả năng mai một: Làng nghề nấu rượu Lai Hà, làng nghề sản xuất vành nón Hạ Lang, làng nghề nón lá Phú Lễ, làng nghề nón lá Hạ Cảng, làng nghề thêu An Xuân và làng nghề thêu An Gia. Tuy nhiên, hầu hết quy mô làng nghề còn nhỏ, sản xuất phân tán, chưa xây dựng được những làng nghề có quy mô lớn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn huyện rất khó khăn, thậm chí một số nghề đứng trước nguy cơ mai một. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Nghề và các làng nghề mới chỉ phát triển theo chiều rộng mà chưa có sự phát triển vững chắc. Hầu hết các sản phẩm làng nghề chưa xây dựng được thương hiệu để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 2.2.Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền 2.2.1.Quy hoạch, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện 12
  15. các văn bản pháp luật về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện: - Hội nghị Huyện ủy huyện Quảng Điền lần thứ 16 khóa XI (2009), Chương trình hành động số 10-CTr/HU ngày 20 tháng 5 năm 2009 về thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Điền lần thứ XII (2010- 2015); - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quảng Điền lần thứ XIII (2016-2020); - Đề án phát triển nghề và làng nghề huyện Quảng Điền giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm; - Đề án xây dựng khu du lịch làng nghề truyền thống Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền; - Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Điền đến năm 2020; - Quyết định số 2530/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp Bắc An Gia với quy mô 16,5 ha. 2.2.2.Bố trí bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề: Để từng bước quản lý và giúp các làng nghề khôi phục và phát triển, trên cơ sở các văn bản quy định của Chính phủ và của tỉnh về khôi phục và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống; huyện Quảng Điền đã xây dựng Đề án phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. 2.2.3.Thu hút và hỗ trợ nguồn kinh phí cho phát triển làng nghề Đến nay, đã có 27 đề án thực hiện với tổng kinh phí 4.179.894.960 đồng; trong đó: Hỗ trợ không hoàn lại từ nguồn 13
  16. khuyến công tỉnh là: 1.489.750.000 đồng và kinh phí từ các cơ sở sản xuất là: 2.689.144.960 đồng. Đăng ký 19 nhãn hiệu cá nhân cho các cơ sở sản xuất với tổng kinh phí 130.150.000 đồng và 06 nhãn hiệu tập thể với tổng kinh phí 45.000.000 đồng. Mặt khác, giai đoạn 2011- 2015, từ nguồn kinh phí của sở Nông nghiệp và PTNT, sở Công thương, dự án Luxambure đã tổ chức tập huấn và đào tạo nghề cho 330 người từ các cơ sở sản xuất với kinh phí 529.000.000 đồng(Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quảng Điền). 2.2.4.Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong lĩnh vực làng nghề: Những năm gần đây, huyện đã có sự đổi mới trong công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện đều đặn theo mỗi quý để nắm bắt các vấn đề trọng tâm. 2.3.Đánh giá chung 2.3.1.Kết quả: Các chính sách Nhà nước hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề và làng nghề như là đào tạo nghề; hỗ trợ máy móc, thiết bị phát triển sản xuất; quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài nước đã có những tác động, mang lại kết quả tích cực cho việc khôi phục, phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn huyện. 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1.Hạn chế: Hoạt động nghề và làng nghề chủ yếu là tự phát, nên chịu sự tác động chủ yếu của cơ chế thị trường. Tuy có bước phát triển nhưng hoạt động nghề và làng nghề vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần phải tiếp tục bổ sung, củng cố; đặc biệt là vấn đề quy hoạch, định hướng phát triển các nghề, đổi mới thiết bị 14
  17. công nghệ, mở rộng thị trường, đổi mới mẫu mã sản phẩm và bảo vệ môi trường cảnh quan. 2.3.2.2.Nguyên nhân: Thứ nhất: Việc thực thi chính sách với các làng nghề. Thứ hai: Hoạt động của Làng nghề mang tính tự phát. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Trong chương 2, tác giả đã nêu đầy đủ thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó tác giả đã khái quát chung huyện Quảng Điền; làm rõ thực trạng phát triển làng nghề và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền và có đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền. Trong mục khái quát chung huyện Quảng Điền, tác giả đã đề cập đến vị trí địa lí và khái quát về kinh tế - xã hội của huyện. Về kinh tế - xã hội, tác giả chỉ đề cập đến dân số, lao động, ngành nghề kinh doanh và cơ cấu, tốc độ phát triển kinh tế của huyện trong các năm từ 2011- 2015. Về thực trạng phát triển làng nghề và quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, tác giả dựa vào các nội dung của quản lý nhà nước ở mục 1.3 của chương 1 để trình bày, làm rõ về thực trạng phát triển làng nghề và thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền. Về đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề, tác giả đã nêu những thành tựu và kết quả đạt được, những 15
  18. hạn chế của quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền và cũng đưa ra những nguyên nhân của hạn chế. Để hoàn thành các mội dung của luận văn, tác giả dựa trên cơ sở những khái niện, nội dung quản lý nhà nước về phát triển làng nghề và một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển làng nghề của các tỉnh thành trong nước ở chương 1; những thực trạng về phát triển làng nghề và quản lý nhà nước về phát triển làng nghề nêu ở chương 2 để đề ra một số giải pháp quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền ở chương 3. 16
  19. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1.Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1.1.Gắn phát triển làng nghề với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT- XH hiện đại, đồng bộ; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề theo quy hoạch. 3.1.2.Gắn phát triển làng nghề trên địa bàn huyện với phát triển làng nghề trong tỉnh, trong vùng: Một số chiến lược phát triển làng nghề trên địa bàn huyện trong xu hướng hội nhập như sau: - Một là, lựa chọn những ngành nghề truyền thống có lợi thế để ưu tiên hỗ trợ chính sách phát triển cao nhất. - Hai là, cần định hướng và có chính sách du nhập các ngành nghề mới. - Ba là, cần chủ động chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm bằng cách xây dựng các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu; chủ động nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp để giữ vững thị phần. - Thứ tư là, cần có giải pháp toàn diện cải thiện chuổi cung ứng sản phẩm nghề và làng nghề truyền thống một cách hiệu quả nhất. - 17
  20. Năm là, cần nhanh chóng xây dựng các kế hoạch và chương trình hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nghề và làng nghề truyền thống phát triển. 3.1.3.Ƣu tiên nguồn lực cho phát triển làng nghề truyền thống: Trên cơ sở các nguồn lực cũng như lợi thế hiện có về trình độ tay nghề, đặc thù của sản phẩm có khả năng cạnh tranh được trên thị trường, kết hợp với dự báo nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước trong những năm đến, có thể tập trung mọi nguồn lực và có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh phát triển. 3.2.Giải pháp 3.2.1.Hoàn thiện pháp luật về phát triển làng nghề: Ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương, nhằm giúp các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện có điều kiện phát triển sản phẩm làng nghề. 3.2.2.Quy hoạch tạo điều kiện để phát triển làng nghề: - Trên cơ sở quy hoạch phát triển nghề và làng nghề truyền thống, cần quy hoạch xây dựng mạng lưới các khu cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; - Hình thành các cụm nghề và làng nghề truyền thống vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, có hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn; - Công tác quy hoạch phải tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp đô thị, khu công nghiệp tập trung với khu cụm nghề và làng nghề truyền thống; - Công tác quy hoạch phải gắn với xây dựng chiến lược cung ứng nguyên liệu tại chổ; - Tập trung đầu mối đảm trách việc quản lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề truyền 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2