intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

83
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, tìm ra nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế để từ đó đưa ra đề xuất nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục tiểu học đã đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> …………/…………<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> ……/……<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ<br /> GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN<br /> HUYỆN ĐAN PHƢỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành : Quản lý công<br /> Mã số: 60 34 04 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI - NĂM 2016<br /> <br /> Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THÚY<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Đào<br /> <br /> Phản biện 2: TS. Lê Văn Dương<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi 14 giờ ngày 20 tháng 1 năm 2017.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiểu học được xem là bậc học nền<br /> tảng, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con<br /> người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống<br /> giáo dục quốc dân. Như vậy, giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao<br /> dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành<br /> công dân tốt của đất nước. Đội ngũ giáo viên tiểu học phải hội tụ được một cách<br /> đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, kỹ năng sư phạm, trình độ chuyên<br /> môn…để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Theo tác giả Nguyễn Lân<br /> Dũng, không có phần thưởng nào có thể khơi gợi tinh thần ham học thực sự,<br /> không có chế tài nào có thể bắt ép con người ta ham học, yêu học, mà chính<br /> những người thầy, bằng chính tấm gương sáng về lòng ham học, tinh thần tự<br /> học, đam mê nghiên cứu khoa học… là nguồn cảm hứng tuyệt vời và sâu sắc<br /> nhất, bền bỉ nhất đối với học trò. Một người thầy giỏi sẽ biết cách chọn lọc<br /> những kiến thức thực sự cần thiết, phù hợp với trình độ, năng lực tiếp thu của<br /> học trò, truyền cho các em lòng đam mê nghiên cứu khoa học và tinh thần học tập<br /> suốt đời.<br /> Nhà nước ta đã và đang thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học<br /> bắt buộc từ lớp 1 đến hết lớp 5 đối với tất cả trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6<br /> đến 14 tuổi. Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học<br /> luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước ta.<br /> Huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội là một huyện ngoại thành với 15 xã<br /> và 01 thị trấn, có 19 trường Tiểu học. Thực tiễn quản lý giáo dục tiểu học huyện<br /> Đan Phượng cho thấy: đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Đan Phượng trong những<br /> năm qua, tuy đã dần đáp ứng yêu cầu về số lượng và bước đầu có tiến bộ về chất<br /> lượng, nhưng trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục, vẫn còn tồn tại nhiều hạn<br /> chế. Đó là:<br /> - Chất lượng đội ngũ giáo viên nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu đa<br /> dạng của thực tiễn giáo dục đầy biến động. Đặc biệt, số lượng và chất lượng của<br /> 1<br /> <br /> giáo viên ngoại ngữ (tiếng Anh) chưa đáp ứng yêu cầu của việc triển khai thực hiện<br /> Đề án quốc gia “Dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông giai đoạn 2008 – 2020”.<br /> - Công tác đào tạo đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập. Các trường Sư<br /> phạm chưa đón đầu được xu thế phát triển của giáo dục phổ thông nói chung và<br /> giáo dục tiểu học nói riêng. Tình trạng thiếu giáo viên dạy chuyên Âm nhạc, Mỹ<br /> thuật, Thể dục vẫn còn diễn ra. Trong bối cảnh đó, giáo viên tiểu học phải dạy<br /> đủ các môn của cấp tiểu học kể cả các môn chuyên (trừ môn ngoại ngữ). Điều<br /> này đã dẫn đến tình trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên đối với các môn<br /> chuyên sẽ kém hiệu quả.<br /> - Sự phân bố giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện chưa hợp lý. Ở những<br /> địa phương có điều kiện thuận lợi thì giáo viên tiểu học thừa, trong khi đó tại<br /> một số địa phương khó khăn, tình trạng thiếu giáo viên tiểu học tiếp tục diễn ra.<br /> Những bất cập này phần lớn xuất phát từ sự thiếu hiệu quả trong hoạt<br /> động quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên. Hoạt động quản lý nhà<br /> nước về phát triển đội ngũ giáo viên cần phải được nghiên cứu cụ thể, xác định<br /> được thế mạnh và những hạn chế, có những giải pháp mang tính chiến lược và<br /> những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và tăng cường hoạt động quản lý nhà<br /> nước về phát triển đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đan<br /> Phượng một cách đồng bộ, có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục<br /> Tiểu học huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> Trong những năm gần đây, vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên và quản lý<br /> nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên trong ngành GD&ĐT nói chung và<br /> giáo dục tiểu học nói riêng đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản lý,<br /> các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu… Đã có rất nhiều công trình<br /> nghiên cứu được công bố trên các sách, báo, tạp trí và các ấn phẩm chuyên<br /> ngành. Các công trình đã đề ra phương hướng, giải pháp quản lý, sử dụng, phát<br /> triển đội ngũ giáo viên có hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển GD&ĐT<br /> và kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như:<br /> 2<br /> <br /> Các sách đã xuất bản:<br /> -<br /> <br /> Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề về giáo viên – Những nghiên cứu lý luận<br /> <br /> và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.<br /> -<br /> <br /> Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội,<br /> <br /> Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.<br /> -<br /> <br /> TS Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy<br /> <br /> học cho giáo viên, Nhà xuất bản Quốc gia, Hà Nội.<br /> -<br /> <br /> Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa, Giáo dục học tiểu học 1, Nhà xuất bản Đại<br /> <br /> học Sư Phạm Hà Nội.<br /> -<br /> <br /> Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp, Giáo dục học tiểu học 2, Nhà xuất bản<br /> <br /> Đại học Sư Phạm Hà Nội.<br /> -<br /> <br /> TS Nguyễn Đình Chỉnh, TS Nguyễn Văn Lũy, TS Phạm Ngọc Uyển, Sư<br /> <br /> phạm học tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục.<br /> Các tạp chí:<br /> -<br /> <br /> Đặng Huỳnh Mai (2004), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng<br /> <br /> đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Tạp chí Giáo dục.<br /> -<br /> <br /> Nguyễn Thị Thấn (2007), Chương trình giáo dục tiểu học ở Nhật Bản và<br /> <br /> đôi điều suy nghĩ về chương trình giáo dục tiểu học ở nước ta, Tạp chí Giáo dục.<br /> -<br /> <br /> Trần Diên Hiển (2008), Đổi mới phương thức đào tạo giáo viên tiểu học<br /> <br /> góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, Tạp chí Giáo dục.<br /> -<br /> <br /> Dương Giáng Thiên Hương (2008), Các cách tiếp cận giải quyết vấn đề<br /> <br /> trong dạy học tiểu học, Tạp chí Giáo dục.<br /> -<br /> <br /> Ngô Hiền Tuyên (2016), Đổi mới giáo dục tiểu học – Những yếu tố làm<br /> <br /> nên thành công, Website của Bộ Giáo dục và đào tạo.<br /> -<br /> <br /> Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm từ năm<br /> <br /> 2011 đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.<br /> Các luận văn thạc sĩ:<br /> -<br /> <br /> Bùi Anh Tuấn (2008), “Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học<br /> <br /> huyện Từ Liêm – Hà Nội đến năm 2015”, Học viện Quản lí giáo dục;<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2