intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

58
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài "Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ" là góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ................./................<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> ...../.....<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> PHẠM BÁCH ĐĂNG<br /> <br /> QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN<br /> NHÂN LỰC GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN<br /> ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN,<br /> TỈNH PHÚ THỌ<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60.34.04.03<br /> <br /> HÀ NỘI - NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT<br /> <br /> Phản biện 1: ……………………………………..<br /> Phản biện 2: ……………………………………...<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện<br /> Hành chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà......<br /> - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Số:77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài luận văn<br /> Ngày nay, mọi quốc gia đều đang phấn đấu hướng tới mục tiêu phát<br /> triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao chất lượng sống cho cho con người<br /> trong sự hài hòa cả về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần. Để đạt được<br /> mục tiêu đó, thì con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở thành một con<br /> đường tất yếu. Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nhân tố tất<br /> yếu cho sự phát triển kinh tế như: nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, nhân<br /> tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Khi cuộc cách mạng khoa<br /> học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển<br /> sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người càng được thừa nhận vai trò<br /> trung tâm và quan trọng nhất trong quá trình phát triển.<br /> Nói đến nguồn lực con người là nói đến thể chất và tinh thần, sức khỏe và<br /> trí tuệ, năng lực và phẩm chất, tức là toàn bộ năng lực hoạt động thực tiễn và<br /> sáng tạo của con người. Người lao động được coi là lực lượng sản xuất hàng<br /> đầu, nếu người lao động có kỹ năng lao động, trình độ khoa học, kỹ thuật thì<br /> năng suất lao động sẽ cao. Chính vì vậy, người lao động cần được trang bị kỹ<br /> năng lao động, sự hiểu biết, trình độ về khoa học công nghệ...đó là điều kiện<br /> thiết yếu nhằm đáp ứng sự đòi hỏi của sự phát triển công nghệ tiên tiến.<br /> Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thực chất là phát<br /> triển giáo dục - đào tạo. Giáo dục - đào tạo giúp nâng cao dân trí, góp phần<br /> bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc, đồng thời, cung cấp nguồn<br /> nhân lực có trình độ, tay nghề cho quốc gia đó. Giáo dục - đào tạo và phát<br /> triển nguồn nhân lực có mối quan hệ gắn bó với nhau rất chặt chẽ. Giáo dục đào tạo là một trong các biện pháp cơ bản nhất để tạo chất lượng nguồn nhân<br /> lực, đồng thời chất lượng nguồn nhân lực cũng trở thành động lực và mục<br /> tiêu hàng đầu của phát triển giáo dục - đào tạo.<br /> 1<br /> <br /> Trong giáo dục - dào tạo, vấn đề nổi lên hàng đầu là giáo viên, giáo<br /> viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Người giáo viên là người<br /> chuyển giao ngọn đuốc của nền văn minh, là sợi dây truyền giữa các thế hệ.<br /> Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển. Đảng và Nhà<br /> nước ta đã khẳng định, giáo dục là quốc sách hàng đầu, cùng với đó Đảng và<br /> Nhà nước luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy. Trong<br /> nghị quyết hội nghị lần thứ 2, ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII<br /> khẳng định giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dụcvà được<br /> xã hội tôn vinh [9].<br /> Một khâu quan trọng trong việc phát triển giáo dục là quản lý nhà nước<br /> về giáo dục. Bởi chỉ thông qua quản lý nhà nước về giáo dục mới thực hiện<br /> được những chủ chương, chính sách của nhà nước, xây dựng được quy hoạch<br /> mang tính dài hạn và thực hiện các mục tiêu giáo dục. Như vậy quản lý nhà<br /> nước về giáo dục - đào tạo có thể coi là khâu then chốt để thực hiện thành<br /> công mọi mục tiêu giáo dục.<br /> Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng đội ngũ và cán bộ quản lý<br /> và nhà giáo chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ<br /> cấu và đảm bảo về chất lượng. Trong đó quản xây dựng đội ngũ giáo viên<br /> trung học cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề<br /> tài: “Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giáo viên trung học<br /> cơ sở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ’’ làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ<br /> chuyên ngành quản lý công.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> PGS.TS Mạc Văn Trang, (2004) “Quản lý nguồn nhân lực trong Giáo<br /> dục-Đào tạo những vấn đề cần nghiên cứu-trong quản lý nguồn nhân lực ở<br /> Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb khoa học Giáo dục, Hà<br /> Nội. Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn<br /> nhân lực giáo dục – đào tạo ở Việt Nam.<br /> 2<br /> <br /> - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai, (2009) “Quản lí nguồn<br /> nhân lực Việt Nam”, Nxb Giáo dục Hà Nội. Cuốn sách đã làm rõ các vấn đề<br /> quản lý nguồn nhân lực Việt Nam.<br /> - Nguyễn Lộc, (2010) “Một số vấn đề lí luận về phát triển nguồn nhân<br /> lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục số 2. Bài viết đã làm tường minh một số<br /> vấn đề lí luận về phát triển nguồn nhân lực.<br /> - Lê Thị Hồng Yến, (2011) “Tăng cường quản lý nhà nước về nguồn<br /> nhân lực ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ ”, Học viện Hành chính Quốc gia,<br /> Hà Nội. Luận văn đã làm tường minh các khái niệm liên quan đến quản lý<br /> nhà nước về nguồn nhân lực giáo dục tỉnh Phú Thọ, thực trạng và phương<br /> hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nguồn nhân lực giáo dục<br /> tỉnh Phú Thọ.<br /> - Nguyễn Thị Lê Mai, (2015) “ Quản lý nhà nước về giáo dục trung<br /> học cơ sở trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”, Học viện Hành<br /> chính Quốc gia, Hà Nội. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý<br /> nhà nước về giáo dục THCS, thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu<br /> quả quản lý nhà nước về giáo dục THCS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.<br /> - Hà Thị Thu Phương, (2015) “ Quản lý nhà nước về giáo dục trung<br /> học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Bình”. Học viện Hành chính Quốc gia, Hà<br /> Nội. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về giáo<br /> dục THCS, thực trạng và những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà<br /> nước về giáo dục THCS trên địa bàn tỉnh Thái Bình.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ<br /> 3.1. Mục đích<br /> Góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực<br /> giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.<br /> 3.2. Nhiệm vụ<br /> Để thực hiện được mục đích, luận văn tập trung giải quyết 3 nhiệm<br /> vụ sau:<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2