Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 3
download
Mục đích của luận văn là nghiên cứu về vốn, nhu cầu, khả năng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý nhà nước đối với thu hút vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển Khu kinh tế Dung Quất- Là tài liệu khoa học giúp cho các cơ quan quản lý và Khu kinh tế Dung Quất tham khảo vận dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ………/……… ....../…... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HẢI TRƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ – NĂM 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG QUY Phản biện 1:……………….………………………………………. Phản biện 2:………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp……., Nhà……. – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia tại TP Huế Số:…… - Đường ………………, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: Vào hồi ….. giờ ….. tháng……. Năm 2019
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 9/11/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 658/TTg chọn Dung Quất làm địa điểm xây dựng Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Ngày 11/4/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 207/TTg về phê duyệt Quy hoạch chung KCN Dung Quất. Theo đó, KCN Dung Quất với diện tích 14.000 ha (trong đó Quảng Ngãi 10.300 ha, Quảng Ngãi 3.700 ha) được xác định là KCN lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, là khu tập trung các ngành công nghiệp qui mô lớn, gắn với cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và giữ vai trò quan trọng về quốc phòng. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII năm 1997 đã đề ra chủ trương nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài Đặc Khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện để khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới nhằm huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng. Thực hiện chủ trương trên, đồng thời tạo cơ chế và chính sách mới đột phá phát triển Dung Quất, Bộ Chính trị đã có Thông báo số 155-TB/TW ngày 09/9/2004 về việc thống nhất chủ trương chuyển KCN Dung Quất thành KKT Dung Quất. Theo đó, ngày 11/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của KKT Dung Quất, với mục tiêu đặt ra: “(1) Xây dựng và phát 1
- triển KKT Dung Quất để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc dầu - hoá dầu - hoá chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn và các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai và đô thị công nghiệp - dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi; (2) Phát triển KKT Dung Quất cùng với Khu Kinh tế mở Chu Lai trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá khu vực miền Trung và cả nước; là một đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực miền Trung và Tây Nguyên và trở thành cầu nối với thị trường Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan; (3) Tạo việc làm, thúc đẩy đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong vùng; góp phần tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; (4) Khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực; tạo sự lan toả ra các vùng xung quanh, tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển với các vùng khác trong cả nước”. Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra, vai trò quản lý của nhà nước là rất quan trọng, đặc biệt là quản lý nhà nước về thu hút vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển Khu kinh tế và Nhà nước là người nhận thức đúng các quy luật vận động phát triển, nắm vững và dự báo được các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội trong nước và quốc tế để vạch ra các chiến lược và kế hoạch phát triển thể chế hoá các chủ trương đường lối phát triển của Khu kinh tế thành các quy chế, luật lệ để hướng dẫn và sử dụng các kích thích 2
- kinh tế nhằm định hướng phát triển các khu kinh tế, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, hoạt động phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Tuy nhiên, Cơ chế tài chính cho Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn đầu mới thành lập không ổn định và không đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư. Cơ chế ưu đãi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn và thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư chiến lược; về chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý chưa phát huy hết hiệu lực, hiệu quả. Do vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi” được chọn có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt đối với việc xây dựng, phát triển Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Hệ thống luận cứ khoa học Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng. - Đánh giá, phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất những giải pháp Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng của Khu kinh tế Dung Quất nhằm thu hút vốn với tốc độ cao hơn và hiệu quả hơn. 3. Tình hình nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý nhà nước về đầu tư, thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đã được nhiều công trình, nhiều tác giả nghiên cứu như: Luận văn thạc sỹ Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực phát triển khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi của tác giả Trần Thị Kim Tích; Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất: thực trạng và giải pháp; bài viết Kinh nghiệm quản lý đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới của tác giả Nguyễn Phương Thảo, 3
- Luận văn tiến sỹ Quản lý nhà nước về vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội ( 2015)…Các công trình khoa học đã nghiên cứu và đề cập đến những vấn đề chủ yếu của đầu tư vốn vào khu kinh tế, các công trình khác và các lĩnh vực khác nhau về Khu kinh tế Dung Quất Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi từ trước đến nay chưa có công trình khoa học nào đề cập đến. Do vậy, luận văn có thể coi là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả đối với các nguồn vốn trong và ngoài nước có thể thu hút được để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quản lý nhà nước đối với thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Thời gian từ khi thành lập KCN Dung Quất, nay là Khu kinh tế Dung Quất (1996) đến nay, tầm nhìn 2020 - 2030. - Về không gian: Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài - Phương pháp luận: Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, khảo sát thực tế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 4
- Trên cơ sở nghiên cứu về vốn, nhu cầu, khả năng và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, đề ra các giải pháp quản lý nhà nước đối với thu hút vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển Khu kinh tế Dung Quất- Là tài liệu khoa học giúp cho các cơ quan quản lý và Khu kinh tế Dung Quất tham khảo vận dụng. 7. Kết cấu của đề tài: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 5
- Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ 1.1. Lý luận chung về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.1.1. Cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.1.1.1. Khu kinh tế a) Khái niệm KKT được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện. 1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng khu kinh tế a) Khái niệm Ở nước ta, cơ sở hạ tầng còn được gọi là kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn với thuật ngữ cơ sở hạ tầng thường đi cùng với thuật ngữ kiến trúc thượng tầng trong triết học nên kết cấu hạ tầng thường được dùng hơn. Kết cấu hạ tầng có nguồn gốc từ tiếng Anh (infrastructure) gồm 2 từ ghép infra (ở dưới đáy) và structure (kết cấu, cấu trúc). 6
- Cơ sở hạ tầng được hiểu theo nghĩa rộng gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, nhà máy điện, nhà máy xử lý rác thải... và cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, cơ sở y tế, trung tâm thương mại... Cơ sở hạ tầng khu kinh tế là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động đầu tư phát triển khu kinh tế được diễn ra một cách bình thường. b) Vai trò: c) Phân loại: Dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng KKT được phân chia thành nhiều loại như sau: 1.1.2. Thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 1.1.2.1. Khái niệm về vốn đầu tư Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. 1.1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 1.1.2.3. Các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng a) Nguồn vốn trong nước: - Nguồn vốn nhà nước bao gồm 3 bộ phận: Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước. - Nguồn vốn tư nhân. b) Nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài: FDI, ODA, nguồn vốn tín dụng từ các tổ chức tài chính quốc tế, nguồn vốn huy động từ thị trường tài chính quốc tế 1.1.2.4. Thu hút vốn đầu tư Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm tới việc thu hút, khai thác các nguồn vốn đầu tư, làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên nhằm thoả mãn nhu cầu đầu tư. 7
- 1.2. Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng CSHT KKT là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền tới các đơn vị và cá nhân thực hiện quá trình thu hút, sử dụng vốn đầu tư, thông qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển hệ thống CSHT KKT có hiệu quả. 1.2.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế - Định hướng, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế - Đảm bảo phân bổ hợp lý các nguồn vốn đầu tư vào các dự án xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng khu kinh tế - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.2.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế - Có quy hoạch, kế hoạch rõ ràng để thực hiện mục tiêu đề ra. - Đảm bảo tính liên tục. 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.2.2.1. Các quy định pháp lý 1.2.2.2. Các chính sách thu hút 8
- 1.2.2.3. Phương thức thu hút các nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KKT 1.2.2.4. Bộ máy quản lý nhà nước về quản lý thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế 1.2.2.5. Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế 1.2.3.1. Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý về thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KKT của quốc gia và Tỉnh 1.2.3.2. Mức độ áp dụng quy trình quản lý hiện đại trong quản lý thu hút vốn đầu tư xây dựng CSHT KKT 1.2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng CSHT KKT 1.2.3.4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KKT 1.2.3.5. Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh 1.3. Những kinh nghiệm thế giới và trong nước về quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế. 1.3.1. Kinh nghiệm thế giới và trong nước Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo CSHT nói chung và CSHT KKT nói riêng luôn là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện việc này là không nhỏ và nguồn lực từ NSNN không thể đáp ứng đủ. Câu hỏi đặt ra, làm sao có thể huy động được nhiều nguồn bổ sung vào vốn ngân sách cho phát triển CSHT KKT và sử dụng hiệu quả các nguồn lực này? Các nguồn này có thể huy động qua các hình thức hợp tác công tư PPP; đấu giá quyền sử dụng đất; vay vốn từ các tổ chức tài chính và dân cư; (1) Huy động vốn đầu tư cho ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất: kinh nghiệm của Ấn Độ, Braxin, Đà Nẵng (Việt Nam) 9
- (2) Vay vốn từ các tổ chức tài chính và dân cư: kinh nghiệm Trung Quốc (3) Mô hình hợp tác công tư PPP: kinh nghiệm nước Anh, Quảng Ninh (Việt Nam) 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ngãi Từ kinh nghiệm QLNN về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trong phát triển CSHT ở một vài địa phương trong nước (chủ yếu là thành phố Đà Nẵng, Quảng Ninh), cũng như ở một số quốc gia, có thể rút ra một số bài học vận dụng cho Quảng Ngãi như sau: 10
- Tiểu kết chương 1 Như vậy, trong chương 1, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận về Khu kinh tế, thu hút vốn đầu tư, nội dung quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng khu kinh tế: Hệ thống thể chế chính sách, hệ thống tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chương 1 cũng đã đưa ra các nhân tố tác động ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng KKT như: Môi trường chính trị- xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên. Chương 1 đã đưa ra những kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư của các nước làm bài học Quản lý nhà nước cho xây dựng KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi Từ những lý luận cơ bản ở chương 1, luận văn tiếp tục phân tích thực trạng Quản lý nhà nước đối với thu hút vốn đầu tư xây dựng CSHT KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi ở chương 2. 11
- Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU KINH TẾ DUNG QUẤT, TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Đặc điểm, vai trò khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1. Đặc điểm khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1.1. Vị trí 2.1.1.2. Địa hình 2.1.1.3. Khí hậu 2.1.1.4. Thuỷ văn, hải văn 2.1.1.5. Thuỷ lợi 2.1.1.6. Địa chất công trình 2.1.1.7. Địa chất thuỷ văn, địa chấn và thiên tai 2.1.2. Vai trò của khu kinh tế Dung Quất đối với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi Sự phát triển của KKT Dung Quất đã khơi dậy tiềm năng và khai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên, đất đai, cảng biển... đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ngãi theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp, góp phần quan trọng làm tăng nguồn thu ngân sách tỉnh, giải quyết hàng chục ngàn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn... Vai trò của KKT Dung Quất từng bước được khẳng định trong sự phát triển chung không chỉ của tỉnh Quảng Ngãi, mà còn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 2.1.3. Thực trạng về công tác quy hoạch Trên cơ sở quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2025 điều chỉnh được duyệt (từ 10.300 ha lên 45.332 ha), Ban Quản lý đã chủ động lập và trình phê duyệt quy hoạch 12
- chi tiết 1/2000 các khu chức năng trong KKT Dung Quất (07 đồ án được phê duyệt và 02 đồ án phê duyệt điều chỉnh), đồng thời kết hợp với quy hoạch nông thôn mới các xã trong KKT Dung Quất đang triển khai lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng còn lại như làng xã kết hợp với khu tái định cư, nghĩa địa, đất nông nghiệp, cây xanh mặt nước để xác định rõ chức năng từng phân khu làm cơ sở cho việc ổn định, an sinh cho nhân dân cũng như cơ sở quản lý và phối hợp quản lý sát thực hơn. 2.1.4. Thực trạng về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Từ khi thành lập đến năm 2018, KKT Dung Quất đã được ngân sách cấp vốn đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng là: 4.685,74 tỷ đồng, gồm NSTW: 2.461,89 tỷ đồng, NSĐP: 1.725,837 tỷ đồng, TPCP: 286,263 tỷ đồng, nguồn khác: 321 tỷ đồng 2.1.5. Thực trạng thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước 2.1.5.1. Nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân 2.1.5.2. Nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) 2.1.5.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.1. Các quy định pháp lý về thu hút đầu tư Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi được thành lập tại Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay đang hoạt động theo Quyết định số 25/2010/QĐ-TTg ngày 03/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Đồng thời, KKT Dung Quất thực hiện các quy định pháp lý về thu hút đầu tư tại Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP 13
- ngày 22/5/2018, Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 và pháp luật chuyên ngành về đất đai, thương mại, lao động, xây dựng, thuế và một số pháp luật khác có liên quan. 2.2.2. Các chính sách thu hút vốn đầu tư Cơ chế chính sách đối với KKT Dung Quất có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư phát triển KKT Dung Quất, trong đó có thu hút vốn đầu tư phát triển CSHT KKT, cơ chế thông thoáng với các ưu đãi vượt trội cho phép các nhà đầu tư tìm thấy các lợi ích kinh tế nhiều hơn so với đầu tư vào các khu kinh tế khác. Vì vậy, cơ chế ưu đãi đầu tư vào KKT Dung Quất được ưu đãi trên các mức độ và lĩnh vực. 2.2.3. Phương thức thu hút vốn đầu tư phát triển Nguồn vốn ngân sách nhà nước Phát hành trái phiếu công trình Thu hút nguồn vốn hỗ trợ chính chức (ODA): Thu hút vốn đầu tư theo hình thức PPP: Thu hút các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Huy động vốn từ quỹ đất: 2.2.4. Bộ máy quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất Bộ máy QLNN về thu hút đầu tư trong phát triển CSHT KKT Dung Quất được thực hiện ở 02 cấp: Trung ương và địa phương. Ở cấp Trung ương là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trực tiếp là Vụ Quản lý các khu kinh tế) được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước chung đối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao trên cả nước, trong đó có KKT Dung Quất. Ở địa phương, UBND tỉnh Quảng Ngãi là chủ thể quản lý nhà nước đối với KKT Dung Quất và giao cho Ban Quản lý và các sở ngành là các cơ 14
- quan thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện chức năng quản lý vốn đầu tư trong phát triển CSHT KKT Dung Quất ở những mặt khác nhau. Trong giới hạn luận văn này, tôi tập trung đi sâu đánh giá thực trạng bộ máy của Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và là đơn vị chủ động đề xuất, tham mưu và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KKT Dung Quất. Hiện nay, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi hoạt động theo Quyết định số 1915/QĐ-TTg ngày 04/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý KKT Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 03/09/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, cụ thể như sau: 2.3.2.1. Vị trí và chức năng 2.3.2.2. Về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Quản lý trong công tác Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.3.2.3. Về cơ cấu tổ chức Quản lý nhà nước đối với thu hút vốn đầu tư xây dựng KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.2.5. Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư Việc kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng CSHT KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi được được quy định tại các quy định của nhà 15
- nước về quản lý đầu tư, xây dựng, đặc biệt là các quy định cụ thể về quản lý tài chính như thu hút vốn và chi phí xây dựng công trình. Trong các nguồn vốn thu hút đầu tư vào KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, nguồn vốn NSNN là nguồn vốn được các cơ quan Quản lý nhà nước chú trọng nhất trong công tác kiểm tra, giám sát. Cơ chế kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tư từ NSNN trong đầu tư xây dựng KKT Dung Quất ngày càng được đổi mới và hoàn thiện theo hướng: bên cạnh đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể QLNN, chủ thể tham gia thì tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm phát hiện, phòng ngừa, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm để hoạt động này đảm bảo đúng định hướng. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi 2.3.1. Những kết quả đạt được Sau hơn 22 năm đi vào hoạt động và phát triển (trong đó, hơn 14 năm hoạt động với mô hình KKT ven biển), với không ít những khó khăn, thách thức trong điều kiện vừa thử nghiệm vừa tìm hướng đi; đến nay, KKT Dung Quất đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu quan trọng, là hạt nhân tăng trưởng kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung. 2.3.2. Những hạn chế Mặc dù có được những kết quả ban đầu nhưng so với những tiềm năng, lợi thế của KKT Dung Quất cũng như so với các chủ trương ban đầu của Bộ Chính trị và Chính phủ về việc thành lập KKT Dung Quất thì những kết quả nêu trên còn khiêm tốn và chưa 16
- đạt được mục tiêu mà Bộ Chính trị và Chính phủ đã đề ra. Ban Quản lý nhận thấy một số hạn chế sau: Thứ nhất, còn chồng chéo trong lập, quản lý nhà nước và thực hiện quy hoạch Thứ hai, vốn đầu tư hạ tầng KKT Dung Quất chủ yếu vẫn là nguồn ngân sách hoặc có tính chất ngân sách nên chưa đáp ứng được yêu cầu; trong khi đó, việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng theo các phương thức khác chưa đạt kết quả. Thứ ba, việc phân cấp, ủy quyền chưa mạnh trên một số lĩnh vực nên việc thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” chưa phát huy hiệu quả, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Thứ tư, việc thực hiện các kết luận và kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, đặc biệt là khắc phục các vấn đề liên quan đến công tác tài chính còn chậm; tổ chức kiểm điểm trách nhiệm có liên quan còn sơ sài; Việc kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu đầu tư và các cam kết tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của các Nhà đầu tư chưa đạt hiệu quả. 2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế Một là, về cơ chế chính sách (1) Cơ chế tài chính cho KKT Dung Quất trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn đầu mới thành lập không ổn định và không đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư. (2) Cơ chế ưu đãi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn và thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng KCN (3) Có sự chồng chéo giữa các quy định của Luật Đầu tư và Luật Bảo vệ môi trường Hai là, về chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý 17
- Ba là, một số công chức, viên chức còn thiếu trách nhiệm, chưa năng động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ; 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn