intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Chia sẻ: Mucong999 Mucong999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và nghiên cứu lý luận công tác QLNN về TTATXH, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về TTATXH trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................./................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA SANGATH LEUXAR QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XAY NHA BU LY, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THÚY VÂN Phản biện 1: PGS.TS Vũ Trọng Hách Phản biện 2: GS.TS Phạm Hồng Thái Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 344, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 8 giờ 30 ngày 06 tháng 6 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý nhà nước (QLNN) về ANQG và TTATXH là một hoạt động quan trọng, luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) còn có những thiếu sót, bộc lộ những bất cập đã làm hạn chế chất lượng cũng như hiệu quả của công tác QLNN về TTATXH: công tác giữ gìn ANTT chưa được thực hiện thường xuyên, sự quản lý về TTATXH chưa đạt được sự thống nhất, đồng thuận thực sự giữa các bộ phận, ban, ngành liên quan, nên có những trường hợp vi phạm pháp luật không được xử lý nghiêm túc, làm mất lòng tin của dân. Xay Nha Bu Ly là tỉnh biên giới của CHDCND Lào, giáp Thái Lan, có vị trí quan trọng, có công trình thủy điện lớn Xay Nha Bu Ly nên tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh cũng có nhiều vấn đề. Với những đặc điểm chung của đất nước, tình hình cụ thể tại tỉnh Xay Nha Bu Ly, đề tài được tiến hành nghiên cứu, nhằm tổng kết, khắc phục những khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, tìm ra những giải pháp, đóng góp kinh nghiệm để tăng cường công tác QLNN, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Với lý do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Về giáo trình: Nguyễn Xuân Yêm (1998), Một số vấn đề quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Trần Viết Long (chủ biên) (2007), Quản lý nhà nước về an ninh trật tự; Học viện Cảnh sát nhân dân (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về 1
  4. an ninh trật tự; Học viện Hành chính (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1. - Về luận văn, luận án: Lê Thế Tiệm (1997), “Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của lực lượng cảnh sát nhân dân ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học; Lê Đức Cảnh (2016), “Quản lý nhà nước đối với các trường giáo dưỡng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Quản lý công; Dương Quốc Hoàng (2005), Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học; Nguyễn Văn Kiên (2008) “Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công; Trần Xuân Học (2012), Quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường Dịch Vọng hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học; Phengsone VONG SOUVANH (2014), Quản lý nhà nước về an ninh của công an Lào, Luận văn thạc sĩ; Savanh POMNIMIT (2016), Phương pháp điều tra tình hình an ninh tỉnh Luongpabang, Luận văn thạc sĩ; Vannasine PHOMAVANH (2014), Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Viêng Chăn hiện nay, Luận văn thạc sĩ. - Về đề tài khoa học: Nguyễn Nhật Anh (2003), “Giải pháp cai nghiện ma túy và phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS cho người chưa thành niên phạm pháp đang theo học tại trại giáo dưỡng số 5”, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Long An. Những công trình trên chính là cơ sở lý luận để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện nội dung của luận văn này. Ở CHDCND, qua tra cứu, tác giả nhận thấy chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước về vấn đề này, đặc biệt là QLNN về 2
  5. trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn một tỉnh cụ thể. Đây có thể được coi là tính không trùng lắp của đề tài. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và nghiên cứu lý luận công tác QLNN về TTATXH, đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về TTATXH trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào. Để đạt mục đích, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận; Đánh giá thực trạng công tác QLNN về trật tự an toàn xã hội tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào; Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động QLNN về TTATXH trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào từ năm 2012 đến 2017. 5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cayxon Phomvihan. Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống được sử dụng để đánh giá, nhận xét về những ưu điểm và hạn chế của công tác quản lý trật tự an toàn xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Luận văn làm phong phú hơn những lý luận liên quan QLNN về TTATXH. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho UBND tỉnh Xay Nha Bu Ly, nước CHDCND Lào rút ra được những kinh nghiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn quản lý, trên cơ sở đó có những giải pháp phù hợp để tăng cường công tác QLNN về 3
  6. TTATXH ở địa phương. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người nghiên cứu về lĩnh vực này. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần nội dung được kết cấu thành 3 chương. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI 1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội 1.1.1. Một số khái niệm - Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động của các chủ thể (chủ yếu là các cơ quan nhà nước) trên cơ sở quy định của hệ thống pháp luật nhằm tổ chức và phối hợp những cố gắng chung của toàn xã hội để giải quyết các nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội và các nhiệm vụ khác trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Khái niệm trật tự, an toàn xã hội TTATXH là trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. - Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội là hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành pháp luật nhằm thực hiện trong cuộc sống hàng ngày các chức năng của Nhà nước trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội. 4
  7. 1.1.2. Đặc điểm của QLNN về trật tự, an toàn xã hội - QLNN về TTATXH mang tính quyền lực Nhà nước với mục đích đảm bảo phục vụ các hoạt động kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. - QLNN về TTATXH là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có chức năng hành pháp. - QLNN về TTATXH là hoạt động hành pháp của các cơ quan QLNN có thẩm quyền; quá trình tổ chức thực hiện phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. - QLNN về TTATXH thường xuyên khai thác, kế thừa sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học kỹ thuật khác nhau. - QLNN về TTATXH có liên quan đến nhiều mặt hoạt động đến đời sống xã hội, đến tâm tư tình cảm và các quyền lợi cơ bản của công dân. - QLNN về TTATXH chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật. 1.1.3. Mục đích QLNN về trật tự an toàn xã hội - Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, sự vững chắc của chế độ chính trị XHCN và tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực xã hội. - Đảm bảo sự ổn định và phát triển các thành phần kinh tế - xã hội theo định hướng XHCN, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh với những hoạt động tội phạm và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa. - Bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cayxon Phômvihan cùng những giá trị trong truyền thống và bản sắc dân tộc, phát hiện kịp thời và có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với 5
  8. các hoạt động tội phạm, các tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này. - Góp phần thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng NDCM Lào, củng cố và nâng cao vị thế của CHDCND Lào trên thế giới. - Xây dựng vững chắc nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân gắn với nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy tinh nhuệ, hiện đại. Chống âm mưu của các thế lực thù địch, phi chính trị hóa và chia rẽ lực lượng vũ trang. 1.2. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội 1.2.1. Nguyên tắc quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội - Nguyên tắc Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối, trực tiếp. - Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa . - Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. 1.2.2. Yêu cầu quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội - Nắm vững và thực hiện đúng cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, Công an là lực lượng nòng cốt. - Kết hợp giữa chủ động phòng ngừa và chủ động liên tục tấn công. - Đảm bảo tinh thần kiên quyết, thận trọng, khách quan, toàn diện, nâng cao cảnh giác không để lọt kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội. - Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trấn áp kết hợp với giáo dục cải tạo. 6
  9. - Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. - Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. - Kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức, xây dựng với trấn áp, cưỡng chế. 1.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội - QLNN về phòng, chống ma túy và mại dâm. - QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm. - QLNN về giáo dục và cải tạo phạm nhân, người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. - QLNN về an toàn giao thông. - QLNN về trật tự công cộng. - QLNN về phòng cháy, chữa cháy. - QLNN về an toàn vệ sinh lao động. - QLNN về môi trường và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội - Tình hình an ninh chính trị. - Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ dân trí. - Thể chế và bộ máy quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. - Chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức và nguồn lực vật chất. Tiểu kết chƣơng 1 ANQG cùng với TTATXH tạo nên sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước. Bước vào thời kỳ mới, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH lại càng quan trọng. Tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lườn đặt ra cho Công an nhân 7
  10. dân, với tư cách là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở, đồng thời là chủ thể quan trọng, trực tiếp trong QLNN về TTATXH trên nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH XAY NHA BU LY, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Xay Nha Bu Ly 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Xay Nha Bu Ly là một trong 8 tỉnh miền Bắc của CHDCND Lào, phía Bắc giáp với tỉnh Bo Kẹo; phía Đông giáp với tỉnh U Đôm Xay, tỉnh Luông Pha Bang và tỉnh Viêng Chăn; phía Nam và phía Tây chung biên giới với 6 tỉnh của Vương quốc Thái Lan (Xiêng Lai, Phạ Nhâu, Nan, U TaLaĐit, Phít Xa Nu Lộc và tỉnh Lời) với chiều dài biên giới là 645 Km (biên giới đất liền là 510 Km). Diện tích toàn tỉnh là 16.389 Km2, có 4 đồng bằng: Đồng bằng Mường Phiêng có diện tích 3.000 ha, Đồng bằng huyện Xiêng Hòn có diện tích 1.800 ha, Đồng bằng huyện Hồng Xả có diện tích 1.400 ha và Đồng bằng huyện Xay Nha Bu Ly có diện tích 2.000 ha. Tỉnh có khí hậu nhiệt độ 2 miền khác biệt: mùa mưa và mùa khô. Tỉnh có rất nhiều sông như: sông Mekong, sông Hùng, sông Khob, sông ngưm, sông Pùy, sông Khang, sông Mun, sông Lai, sông Tắm, sông Hăm v.v… Có thủy điện Xay Nha Bu Ly với công suất 1.285 MW. 8
  11. Diện tích rừng chiếm 50% diện tích cả tỉnh. Trong diện tích rừng 50% rừng rậm, có 15% rừng nguyên sinh và có rất nhiều động vật quý hiếm sinh sống; có rất nhiều cây gỗ quý và cây làm thuốc. Có núi rừng và những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ thích hợp cho việc khai thác ngành du lịch. Tỉnh rất phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Huyện Hồng Xả đã xây dựng nhà máy điện Lic Nay cỡ lớn, có công suất 1.873 MW (bán cho Thái Lan) được khoảng 50 năm. 2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh trật tự Năm 2018, dân số của tỉnh là 396.642 người, nữ 193.882 người chiếm 49,58%, tỷ lệ tăng của dân số là 3,4%. Mật độ dân số bình quân 19 người/km2. Cả tỉnh có 458 làng, với 62.452 hộ gia đình; có 8 dân tộc sinh sống: Dân tộc Lào, Hmong, Kưm Mu, Thai Đăm, Lư, Nhuộn, Y Miên, Pray. Tổng số lao động của tỉnh là 161.023 người (2016) chiếm 46,44% tổng dân số của tỉnh, trong đó lao động nông nghiệp là 143.858 người, chiếm 89,34%; công nghiệp là 3,7%; dịch vụ là 4,8%; còn lại là lao động trong các ngành nghề khác. Chất lượng nguồn lao động của tỉnh Xay Nha Bu Ly ngày càng được nâng cao. Hiện nay phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,6%, trung học cơ sở đạt 89,3%, trung học phổ thông đạt 74,8%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp khá cao từ 89-94,7%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 4 năm nay (2013-2017) đạt khoảng 8,5%/năm, bình quân đầu người 2.596 đô la/đầu. 2.1.3. Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly Tình hình hoạt động của tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực tỉnh diễn biến phức tạp, đáng ngại là 9
  12. xu hướng gia tăng tội phạm sử dụng bạo lực, manh động, liều lĩnh với những thủ đoạn, phương thức chuyên nghiệp. Các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, được che giấu dưới nhiều vỏ bọc khác nhau.Tình hình nhân, hộ khẩu biến động mạnh, thành phần dân cư đa dạng, phức tạp, ý thức chấp hành những quy định về quản lý hộ tịch, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng... của một bộ phận nhân dân còn thấp, đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý hành chính. Việc quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm còn nhiều bất cập (đặc biệt là các cơ sở kinh doanh karaoke, internet, khách sạn, nhà nghỉ, tẩm quất, matxa...). Về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tình hình an toàn cháy, nổ trên địa bàn tỉnh cũng rất đáng lo ngại. Nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở một số địa điểm như: khu chợ, các dân cư xây dựng đã lâu, khu vực chùa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở kinh doanh khí đốt.... 2.2. Tình hình quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly 2.2.1. QLNN về phòng, chống ma túy và mại dâm - Về phòng, chống ma túy: Căn cứ Chỉ thị số 137/CTTcủa chủ tịch tỉnh về mặt quản lý trật tự xã hội. Ban Chỉ đạo phòng chống HIV/AISD và ma túy, mại dâm tỉnh Xay Nha Bu Ly được thành lập với 19 thành viên, trong đó Công an tỉnh là cơ quan thường trực. Năm 2016, công an tỉnh đã phối hợp cùng Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch của tỉnh tổ chức được 294 lượt tuyên truyền trên các 10
  13. phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo, tọa đàm được 57 buổi với 355 lượt người tham dự; xét xử lưu động 3 vụ về ma túy tại cơ sở có hàng trăm người tham dự. Tư vấn cho 21 hộ dân có con em mắc nghiện ma túy và 08 hộ dân có con em là người có nguy cơ mắc nghiện cao; đã vận động 03 hộ gia đình ký cam kết đưa con em đi cai nghiện tự nguyện tại trung tâm; đã phát hiện 06 tin có giá trị liên quan đến hoạt động của các đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy. Năm 2017, công an của tỉnh đã đưa 11 đối tượng ra kiểm điểm trước dân, lập hồ sơ và đưa 06 đối tượng đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, 15 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc. Xử lý được 200 vụ, bắt 282 người vi phạm về buôn bán ma túy (trong đó có 42 nữ) người; thu giữ 119.786 viên ma túy; 2.522,52 gam thuốc phiệm, 1,4 gam thuốc I, 9 chiếc xe ô tô, 59 chiếc xe máy, 99 chiếc điện thoại, 01 máy tính xách tay, 08 khẩu súng với 49 viên đạn. Ngoài ra, được đưa vào trung tâm điều trị cai nghiện là 1.095 người (trong đó có 74 nữ). Từ 2012 đến 2017, Công an tỉnh đã điều tra khám phá 408 vụ buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, 22 vụ sử dụng trái phép chất ma túy. - Về phòng, chống mại dâm: Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống mại dâm, nhưng tệ nạn này vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động mại dâm kín đáo, tinh vi, tổ chức nhỏ nhưng ở diện rộng, không chỉ trong phạm vi tỉnh mà còn phạm vi toàn quốc.Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có 75 đến 80% làng, khu dân cư, cơ quan, đơn vị đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự; có 80 - 85% làng đạt chuẩn lành mạnh, không có mại dâm. 11
  14. Tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những cơ sở hoạt động kinh doanh dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Lấy phòng ngừa làm cơ bản góp phần làm giảm tình hình phức tạp về mại dâm, TTATXH tại một số địa bàn trọng điểm. 2.2.2. QLNN về đấu tranh phòng, chống tội phạm Công an tỉnh đã thực hiện có hiệu quả việc triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Trong thời gian mở đợt cao điểm từ ngày 01/8/2017 đến ngày 15/10/2017, Công an tỉnh đã điều tra khám phá được 14 vụ với 35 đối tượng, đã chuyển lên Bộ Công an xử lý 12 vụ với 29 đối tượng, xử phạt hành chính 02 vụ với 06 đối tượng. Từ 2012 đến 2017 cho thấy, tình hình tội phạm trên địa bàn diễn biến phức tạp, tăng giảm không đều, điều đáng quan tâm là những vụ trọng án có xu hướng giảm. Trong công tác điều tra, tỷ lệ khám phá vụ án tăng từ 75,5% (năm 2012) lên 85,1% (năm 2017). 2.2.3. QLNN về giáo dục và cải tạo phạm nhân, người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng - Về giáo dục và cải tạo phạm nhân, đã có nhiều phương pháp giáo dục sinh động với tư duy năng động, linh hoạt, hiệu quả, nâng cao tính nhân văn, nhân đạo, nhằm khơi dậy tính thiện để phạm nhân, trại viên, học sinh tự giác tích cực cải tạo. Công an tỉnh đã phối hợp với Đoàn thanh niên ký và thực hiện tốt kế hoạch giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại viên trong độ tuổi thanh niên.Thông qua tổ chức lao động, hướng nghiệp dạy nghề cho phạm nhân, trại viên, học sinh đã tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục. - Về giáo dục người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. 12
  15. Nguyên nhân vi phạm pháp luật chủ yếu do văn hóa thấp, nhận thức xã hội hạn chế, ý thức pháp luật kém, lối sống tự do, buông thả, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, thiếu sự quan tâm, quản lý, chăm sóc, giáo dục… nên dẫn đến vi phạm pháp luật. Do đó, vấn đề tổ chức quản lý, đưa các em vào cuộc sống có tổ chức, kỷ luật chặt chẽ; điều chỉnh, xây dựng nhân cách cho các em để trở thành người có ích cho xã hội là một công việc vô cùng khó khăn, phức tạp. 2.2.4. QLNN về trật tự, an toàn giao thông Công an tỉnh đã cùng các lực lượng chức năng của tỉnh vận động quần chúng tham gia xây dựng, duy trì các tuyến phố “Văn minh - Đô thị”, làng văn hóa. Mặt khác, Công an tỉnh đã thường xuyên cùng Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tuyên truyền về vai trò, nội dung, yêu cầu của công tác giữ gìn trật tự đô thị, ATGT trên địa bàn, đặc biệt đối với các hộ kinh doanh, dịch vụ. Nhờ những nỗ lực trên, cho đến nay, 100% các hộ trên địa bàn đã ký cam kết với những nội dung cụ thể gảm thiểu tai nạn giao thông. Năm 2017 đã xử lý 256 trường hợp vi phạm trật tự giao thông (căn cứ Nghị quyết số 188/TTg, ngày 03/07/2007 của Thủ tướng về xử phạt vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và đảm bảo an toan đường bộ). Toàn tỉnh có 135 vụ tai nạn giao thông, gây hỏng195 chiếc xe, trong đó hỏng nhẹ 54 xe, hỏng nặng 121 xe và hỏng không sử dụng được là 20 xe; 166 người bị thương nhẹ, 79 người bị thương nặng, 57 người chết. Nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông là do uống rượu, bia và phóng nhanh, vượt ẩu. 2.2.5. QLNN về trật tự công cộng Theo báo cáo kết quả 5 năm qua, đã thiết lập được 303 hồ sơ quản lý hộ có nhà cho thuê, cấp tạm trú cho 784 trường hợp. Đã tiến hành xác minh hai chiều các trường hợp tạm trú, kịp thời phát hiện 13
  16. 16 đối tượng tỉnh ngoài tạm trú có biểu hiện nghi vấn, lập hồ sơ đưa đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, trung tâm cai nghiện bắt buộc. Lực lượng Công an đã thường xuyên tiến hành kiểm tra hành chính tại các địa điểm công cộng, khu vực giáp ranh và khu du lịch. Báo cáo tổng kết số 690/SCAT ngày 6/2/2017 của Sở Công an tỉnh, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 180 vụ, phần lớn trộm cắp tài sản: 82 vụ, xử lý được 153 vụ, bắt được 225 người vi phạm, nữ là 53 người. Năm 2017, Công an tỉnh đã đưa 11 đối tượng ra kiểm điểm, đưa 12 đối tượng vào diện quản lý, lập hồ sơ và đưa 6 đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, đưa 15 đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hiện nay Công an tỉnh đang quản lý 144 đối tượng các loại, trong đó: 08 người được đặc xá, 05 đối tượng án treo; 1 từ cơ sở giáo dục và 1 từ trường giáo dưỡng về, 58 đối tượng nghiện ma túy. 2.2.6. QLNN về phòng cháy, chữa cháy Tỉnh đã xây đựng và phát triển lực lượng về PCCC nhằm đảm bảo an ninh để làm cho tỉnh phát triển kinh tế - văn hóa nhanh chóng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thúc đẩy nhân dân hiểu biết nhiệm vụ của mình và ý thức vào phong trào PCCC, góp phần phương tiện, lực lượng, vật chất giúp công việc này. Bên cạnh đó, Chủ tịch tỉnh đã khuyến khích cá nhân và các tổ chức trong và ngoài tỉnh xây dựng đầu tư về mặt PCCC trên địa bàn tỉnh. Số liệu cho biết năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 13 vụ cháy, nổ, gây thiệt hại khoảng 1.153.350.000 kíp và cháy rừng ở địa phương rất nhiều do nguyên nhân đốt vườn diện tích gây hại 743,14 ha. 14
  17. 2.2.7. QLNN về vệ sinh an toàn lao động Năm 2017 tỉnh Xay Nha Bu Ly có lực lượng lao động tất cả là 221.293 người, nữ 101.756 người, trong đó ở lĩnh vực nông nghiệp 163.828 người, lĩnh vực công nghiệp 30.589 người, buôn bán 25.574 người và thất nghiệp 1.302 người. Toàn tỉnh đã xảy ra 620 vụ tai nạn lao động làm 785 người bị nạn, trong đó có 29 vụ tai nạn lao động chết người; 79 vụ an toàn lao động có hai người bị nạn trở lên; Số người chết do an toàn lao động: 66 người; Số người bị thương nặng do an toàn lao động: 504 người. Trong đó, lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người chết, tiếp đến là các lĩnh vực cơ khí chế tạo, khai thác khoáng sản và sản xuất nông lâm nghiệp. Trong năm 2017, ngành y tế đã phát hiện được 866 trường hợp nghi mắc bệnh nghề nghiệp (tăng 31,9%) tập trung vào các điếc nghề nghiệp (567 trường hợp)... bên cạnh đó bảo hiểm sức khỏe các nhóm và người nghèo còn thấp chỉ được 63.881 người, chiếm 17% của dân trong tỉnh. 2.2.8. QLNN về môi trường và phòng, chống thiên tai, dịch bệnh Năm 2017,toàn tỉnh có tất cả 2.145 nhà mày trong này có nhà máy lớn 48 nhà máy, nhà máy bình thường 52 nhà máy, nhà máy nhỏ 327 nhà máy và nhà máy trong gia đình 1.718 nhà máy. Vì vậy, UBND tỉnh đã tập trung giữ gìn tài nguyên và môi trường lâu dài, chuẩn bị sẵn sàng xử lý tác động và phòng tránh nguy cơ thiên tai và 15
  18. ô nhiễm môi trường. Cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp các cơ quan liên quan đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn tại các nhà máy và một số đơn vị sản xuất công nghiệp; triển khai công tác quy hoạch để bảo đảm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi gây ra đối với các cơ sở khai thác đá; tiến hành ký Quỹ phục hồi môi trường cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Để QLNN về phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường, tỉnh đã cùng tập trung giữ gìn khí hậu, sông, rừng. Đặc biệt chú trọng quản lý về lâm nghiệp.Trên địa bàn tỉnh có diện tích rừng là 1.638.900 ha. UBND tỉnh đã thành lập 02 Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra, giám sát công tác môi trường phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương, đơn vị trên địa bàn các huyện. Phân công cán bộ theo dõi, giám sát tình hình tại các huyện nhằm chủ động phát hiện xử lý kịp thời. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Xay Nha Bu Ly 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân * Kết quả đạt được: - Có sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể nên công tác phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh nên việc triển khai nhiệm vụ trong công tác QLNN về TTATXH diễn ra nhanh chóng kịp thời. - Công tác tuyên truyền được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tập trung thực hiện, cải tiến về nội dung, hình thức tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về TTATXH. - Các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy được phát hiện xử 16
  19. lý kịp thời; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được đổi mới về nội dung, hình thức đem lại hiệu quả cao, có nhiều mô hình hay, hiệu quả trong công tác đảm bảo ANTT. - Công tác phối hợp quản lý, giáo dục, giúp đỡ, cảm hóa các đối tượng hình sự, đối tượng tù về, đối tượng có tiền án, tiền sự, sau cai nghiện, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và thanh thiếu niên hư vi phạm pháp luật được thực hiện tốt hơn. - Việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác tiếp dân, giải quyết đăng ký cư trú, chứng minh nhân dân, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT đã góp phần giảm bớt các thủ tục rườm rà, kịp thời giải quyết nhiều quyền lợi chính đáng cho nhân dân, đảm bảo quyền tự do cư trú, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. - Các lực lượng chức năng tăng cường tổ chức tuần tra kiểm soát, tập trung vào kiểm soát tải trọng phương tiện và các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông. - Sự cố gắng, nhiệt tình hăng say trong công tác của cán bộ chiến sĩ công an tỉnh, đối với nhân dân luôn kính trọng, lễ phép, lịch thiệp, hướng dẫn cho nhân dân giải quyết công việc cụ thể, rõ ràng, đúng pháp luật, tinh thần ý thức trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ nâng cao, từng bước xây dựng hình ảnh đẹp người cán bộ công chức trong lòng quần chúng nhân dân. * Nguyên nhân của những kết quả: - Quá trình thực hiện công tác QLNN về TTATXH, lực lượng Công an tỉnh luôn luôn được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hướng dẫn chuyên môn của Bộ Công an. - Lãnh đạo đơn vị luôn chủ động làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh uỷ và UBND tỉnh. 17
  20. - Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư và trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học... trên địa bàn tỉnh được coi trọng và tiến hành thường xuyên. - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc Công an tỉnh đã đảm bảo được tính dân chủ, khách quan, nghiêm túc. 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân * Một số hạn chế:Văn bản quy định QLNN về TTATXH chưa đầy đủ, đồng bộ; Hoạt động QLNN về TTATXH chưa toàn diện, việc phát hiện tình hình chưa trọng tâm, trọng điểm; Tình hình hoạt động tội phạm, atệ nạn và những vi phạm pháp luật khác trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp; Trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức làm công tác QLNN về TTATXH còn hạn chế, trách nhiệm và tác phong làm việc còn quan liêu; Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động liên quan đến TTATXH chưa được tăng cường. * Nguyên nhân của những hạn chế: - Nhận thức QLNN về TTATXH trên địa bàn còn đơn giản, phiến diện. - Sự phối hợp giữa các lực lượng, các cấp trong QLNN về TTATXH và đấu tranh chống tội phạm ở một số nơi chưa chặt chẽ và hiệu quả chưa cao; nhận thức về nhiệm vụ đảm bảo TTATXH ở một bộ phận cán bộ, đảng viên còn biểu hiện mơ hồ, mất cảnh giác; công tác quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp chưa theo kịp với tình hình nên dẫn đến những sơ hở, thiếu sót để kẻ địch và bọn tội phạm lợi dụng hoạt động. - Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ TTATXH ở một số địa phương chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, chưa huy động được đối tượng có nguy cơ cao dự các buổi tuyên truyền. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2