Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
lượt xem 2
download
Mục đích của luận văn là nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk để củng cố và làm rõ hơn cơ sở lý luận và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ….…../……….. ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG THỊ PHƢƠNG LOAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành : Quản lý công Mã số : 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN TỪ Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Thao, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Lê Đức Niêm, Trường Đại học Tây Nguyên Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng số 02 - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Phân viện Hành chính Quốc gia, khu vực Tây Nguyên Số: 51 - Đường Phạm Văn Đồng, P. Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột Thời gian: vào hồi 14 giờ 30 phút, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính
- MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vai trò to lớn từ trong quá trình lịch sử hình thành quốc gia dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành đi theo Đảng, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của Dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì; công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế; đoàn kết nông thôn, trong và ngoài hợp tác xã để tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống phân phối bình quân,…Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước, Đảng ta đã có những quyết sách chính trị đúng đắn và kịp thời phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở nước ta. Trong xu thế phát triển và hội nhập, mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa ở nông thôn. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục tiêu xây dựng Nông thôn mới (NTM) đến năm 2020. Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM (2010-2020) và nhiều văn bản 1
- khác. Cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và xác định xây dựng nông thôn mới ở nước ta là hết sức cần thiết. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới đã làm diện mạo nhiều vùng nông thôn trên cả nước nói chung và huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được nâng cấp, đời sống nông dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành hơn nhưng so với Bộ tiêu chí Quốc gia thì đến nay vẫn chưa có xã nào đạt chuẩn. Đó là những khó khăn thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới trong sản xuất nông nghiệp chưa đạt yêu cầu, ngành trồng trọt còn chiếm t trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi phân tán, thiếu ổn định và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh hàng hóa thấp. Cơ sở hạ tầng nông thôn yếu kém, ruộng đất manh mún, việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tình trạng nông nghiệp phát triển thiếu quy hoạch, thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ cấu hạ tầng. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tuy đã được cải thiện song vẫn còn thấp. Năng lực, trình độ của một số cán bộ cơ sở còn hạn 2
- chế, thiếu chủ động sáng tạo nhất là khả năng quản lý và công tác tuyên truyền vận động quần chúng. Một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức về Chương trình nông thôn mới còn hạn chế, chưa đầy đủ, tư tưởng trông chờ lại, mong đợi sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước còn khá phổ biến,... đã tác động trực tiếp đến việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình. Vì vậy, làm thế nào để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Ea Súp theo đúng tiến độ, đúng lộ trình của Chương trình do Chính phủ ban hành, xây dựng nông thôn mới thành công, thực sự có hiệu quả. Với những lý do trên tác giả đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu của luận văn Xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh, nội dung và cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống về quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk” là cách tiếp cận cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập một cách hoàn chỉnh, toàn diện như Luận văn đã đề cập. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Mục đích của Luận văn là nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk để củng cố và làm rõ hơn cơ sở lý luận và đề xuất những giải pháp hoàn thiện quản 3
- lý nhà nước về xây dựng nông thôn ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; - Đánh giá và phân tích thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk; - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2017. - Phạm vi nội dung:: Nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về xây dựng NTM. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về xây dựng NTM ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dùng phương pháp Duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; - Phương pháp điều tra xã hội học. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp trong quá trình nghiên cứu. 4
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Đóng góp về lý luận Về lý luận, Luận văn hệ thống hóa, làm rõ thêm khái niệm liên quan đến xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Xác định rõ những nội dung cơ bản của xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; chỉ rõ vai trò của các chủ thể trong xây dựng nông thôn mới; những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của Luận văn Về thực tiễn, những vấn đề của Luận văn là cơ sở để hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan có thẩm quyền trong quản lý về xây dựng nông thôn mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 5
- Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Xây dựng nông thôn mới 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về nông thôn Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải thích: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính là Ủy ban nhân dân xã.” 1.1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới Nông thôn mới là nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, có quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, dân trí cao, giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh chính trị được giữ vững. 1.1.1.3. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. 1.1.2. Đặc điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1. Đặc điểm xây dựng nông thôn mới - Tính kinh tế; - Tính văn hóa – xã hội; 6
- - Tính định hướng; - Tính dân chủ; - Tính phối hợp; - Tính đa dạng. 1.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới Một là, các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số: 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Hai là, phải phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện; Ba là, phải kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn; Bốn là, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch; Năm là, trong quá trình thực hiện phải công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý về tổ chức thực hiện; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá; Sáu là, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 1.1.2.3. Nội dung Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới Gồm 5 nhóm và 19 tiêu chí sau: Nhóm I, Quy hoạch gồm 01 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Nhóm II, Hạ tầng kinh tế - xã hội gồm 08 tiêu chí: 7
- Giao thông; Thủy lợi; Điện; Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Chợ nông thôn; Bưu điện; Nhà ở dân cư; Nhóm III, Kinh tế và tổ chức sản xuất gồm 04 tiêu chí: Thu nhập; Hộ nghèo; T lệ lao động có việc làm thường xuyên; Hình thức tổ chức sản xuất; Nhóm IV, Văn hóa - xã hội - môi trường gồm 04 tiêu chí: Giáo dục; Y tế; Văn hóa; Môi trường; Nhóm V, Hệ thống chính trị gồm 02 tiêu chí: Hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; An ninh, trật tự xã hội. 1.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, t lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thu lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Do thu nhập của nông dân thấp, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. T lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, t lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; t lệ hộ nghèo còn cao. Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một. Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần 03 yếu tố chính: 8
- đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Vì vậy, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là bước chuyển căn bản, toàn diện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn 1.2. Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Khái niệm quản lý nhà nước:“Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực nhà nước có tính cưỡng chế đơn phương nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hướng thống nhất của đất nước.” 1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới chính là việc Nhà nước thực hiện vai trò của mình thông qua việc hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, làm cho nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 9
- 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Hoạch định chính sách xây dựng và phát triển nông thôn mới; Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho xây dựng nông thôn mới; Đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Đảm bảo cho tổ chức bộ máy và đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; Quản lý các hoạt động phát triển sản xuất trong xây dựng NTM; Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong xây dựng nông thôn mới; Đảm bảo cho việc thực hiện xây dựng NTM theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.1. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện thể chế, các văn bản pháp luật quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.3.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới 1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.4.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng nông thôn 1.2.4.2. Yếu tố truyền thống văn hóa của vùng nông thôn 10
- 1.2.4.3. Trình độ nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 1.2.4.4. Yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở xã Hòa An, Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở xã Êa Tu, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 1.3.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. - Phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. - Phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua chọn lựa nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. - Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của 11
- người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, ủng hộ, bàn bạc dân chủ, không gượng ép quá sức dân. Xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiểu kết chƣơng 1 Trong Chương 1, cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới luận văn đã tập trung làm rõ: - Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới bao gồm: Một số khái niệm về nông thôn, nông thôn mới; xây dựng nông thôn mới; Đặc điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng nông thôn mới; Nội dung Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới. Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Vai trò của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Nội dung của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. - Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới có thể vận dụng cho huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Với những nội dung khái quát chung về xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở Chương 1, là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong Chương 2. 12
- Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa ảnh hƣởng đến xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Huyện Ea Súp nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70 km theo tỉnh lộ 1. Huyện có 01 thị trấn và 09 xã: Cư KBang, Cư MLan, Ea Bung, Ea Lê, Ea Rốk, Ia Jlơi, Ia Lốp, Ia Rvê, Ya TơMốt. 2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội - Điều kiện kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/ năm trở lên (tính theo giá hiện hành) tăng 1,6 lần so với năm 2010 nhưng thấp hơn so với bình quân các huyện trong tỉnh. - Điều kiện văn hóa- xã hội: Dân số toàn huyện là 67.169 người, gồm 22 dân tộc. Lao động:Nguồn lao động năm 2014 có 62.530 lao động, chiếm 83,2% dân số trung bình của huyện. Trong đó người trong độ tuổi có khả năng lao động 44.900 người, chiếm 59,86% dân số. Lao động chưa qua đào tạo khoảng 72% nguồn lao động toàn huyện, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân di dân ngoài kế hoạch chưa có kinh nghiệm sản xuất trên vùng đất mới. 13
- Văn hóa:Huyện Ea Súp có nền văn hóa lâu đời độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của 22 dân tộc anh em, với những sắc thái riêng biệt của từng dân tộc. Với những yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, văn hóa nêu trên, làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là ở các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp 2.2.1. Tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp theo Bộ tiêu chí Quốc gia 2.2.1.1. Phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới UBND huyện Ea Súp đã ra Quyết định số 1698/QĐ-UBND, ngày 05/5/2015 phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của huyện Ea Súp giai đoạn 2010-2020. Số xã đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch chung là 09/09 xã. 2.2.1.2. Công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới Theo Thông tư liên tịch số: 13/2011/TTLT-BXD- BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011“Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới”. Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng xã NTM (gọi tắt là quy hoạch NTM). Công tác lập quy hoạch đã được các xã tiến hành theo đúng trình tự thủ tục, quy định. 2.2.1.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở các xã theo Bộ tiêu chí Trên địa bàn huyện có 2/9 xã đạt 9 tiêu chí; có 2/9 xã đạt 7 tiêu chí; có 1/9 xã đạt 5 tiêu chí; có 1/9 xã đạt 4 tiêu chí; có 2/9 đạt 3 tiêu chí; có 1/9 đạt 2 tiêu chí; có 1/9 đạt 1 tiêu chí. Ngoài ra, có 09/19 14
- tiêu chí chưa đạt, chiếm tỉ lệ 47,37%: số 2 (Giao thông), số 5 (Trường học), số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa), số 9 (Nhà ở), số 10 (Thu nhập), số 11 (Hộ nghèo), số 13 (Hình thức tổ chức sản xuất), số 16 (văn hóa) và số 17 (Môi trường). Sau 07 năm (2010-2017), triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp đã đạt được những kết quả nhất định. Trong đó toàn huyện có 12/19 tiêu chí đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 63,16%. Đến nay vẫn còn 7/19 tiêu chí chưa đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 36, 84%, cụ thể tiêu chí: số 2, số 5, số 6, số 9, số 10, số 11, số 17. 2.2.2. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp 2.2.2.1. Triển khai tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng nông thôn mới Các văn bản chỉ đạo: Giai đoạn 2011-2015, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện đã ban hành trên 42 văn bản để chỉ đạo triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Có 9/9 Đảng ủy các xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình xây dựng nông thôn mới ở cơ sở. 2.2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Về công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành - Về kết quả kiện toàn bộ máy giúp việc cho BCĐ các cấp Trên địa bàn huyện có 09/09 xã đã thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý cấp xã và Ban phát triển Thôn, Buôn. 2.2.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 15
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là cơ quan thường trực tham mưu và giúp việc BCĐ CTMTQG xây dựng NTM huyện thực hiện QLNN về xây dựng NTM. Ở cấp xã, cũng chưa bố trí được cán bộ chuyên trách NTM mà do công chức địa chính kiêm nhiệm, tham mưu giúp việc UBND xã thực hiện nhiệm vụ 2.2.2.4. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện xây dựng nông thôn mới Công tác quản lý nguồn lực đảm bảo theo đúng quy định pháp luật, phục vụ hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện. 2.2.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới Thường trực Ban chỉ đạo và Văn phòng Điều phối của huyện đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra tại các xã điểm và xã đang được đầu tư xây dựng các công trình như đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng nhằm đánh giá quá trình triển khai thực hiện, kiến nghị những vấn đề còn hạn chế cần tập trung khắc phục. 2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk 2.3.1. Ưu điểm Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật về xây dựng NTM khá đồng bộ, cơ bản đầy đủ, tạo nên động lực thúc đẩy quá trình xây dựng NTM; Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM đã được thành lập đầy đủ, đồng bộ từ huyện, xã đến Thôn, Buôn; Đội ngũ cán bộ QLNN về xây dựng NTM được chú trọng, nhiệt tình, phần nào đáp ứng yêu cầu QLNN về xây dựng NTM; Công tác quản lý nguồn vốn xây dựng NTM khá 16
- chặt chẽ, huy động được nhiều nguồn lực cho xây dựng NTM; Công tác kiểm tra, hoạt động giám sát được tăng cường, vai trò giám sát được phát huy. 2.3.2. Hạn chế - Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng NTM chưa đầy đủ. - Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM trên địa bàn huyện tuy được thành lập đầy đủ, nhưng chất lượng hoạt động quản lý, điều hành chưa cao. - Đội ngũ QLNN về xây dựng NTM, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm. - Công tác quản lý nguồn lực xây dựng NTM còn hạn chế, nhất là cấp xã, hiệu quả đầu tư chưa cao. - Chưa phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng NTM. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về xây dựng NTM: Có những chính sách ban hành nhưng chưa sát thực tế nên khi triển khai lúng túng, khó thực hiện được dẫn đến hiệu quả thấp. Bộ tiêu chí quốc gia NTM có một số tiêu chí chưa phù hợp, cao so với thực tiễn thực hiện. - Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM: phân công nhiệm vụ trong BCĐ, Ban quản lý xây dựng NTM ở một số xã chưa cụ thể, rõ ràng. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy QLNN về xây dựng NTM chưa thật sự động bộ, thống nhất. - Đội ngũ QLNN về xây dựng NTM: Trình độ năng lực, khả năng tham mưu, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức còn hạn 17
- chế, chưa nắm bắt được công việc, thụ động, tư duy kém, thiếu nhiệt tình trong công tác. - Công tác quản lý sử dụng nguồn lực: còn dàn trải, hiệu quả không cao, chất lượng kém, chưa thu hút được sự đầu tư, đóng góp của các Doanh nghiệp. - Công tác kiểm tra, hoạt động giám sát vẫn còn nhiều bất cập, thiếu các chế tài xử lý khi vi phạm. Thiếu sự phối hợp kiểm tra giữa BCĐ huyện với Ban quản lý xã, ít đi thực tế. Tập huấn công tác kiểm tra, giám sát về xây dựng NTM hầu như không có. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn