intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN VĂN HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ QUANG TUỆ Phản biện 1: TS. Trần Hải Định Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Châu Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Địa điểm: Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung. Số 201 - Đường Phan Bội Châu - Phường Trường An - TP Huế Thời gian: ....................................................... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Miền Trung hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã trở thành một nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất nước, các nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới luôn được xác định rõ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến huyện và xã. Do đó, thực trạng từ khi thực hiện Chương trình, diện mạo các vùng nông thôn của cả nước đã thay đổi hoàn toàn về chất, kinh tế - xã hội địa phương không ngừng phát triển, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, dân chủ được phát huy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện, trật tự an toàn xã hội khu vực nông thôn ổn định. Có thể khẳng định, những thành tựu trên là do tính đúng đắn, khách quan của Chương trình xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới được xác định rõ ràng, gắn liền với sản xuất phát triển, chất lượng đời sống được nâng cao, diện mạo làng xã văn minh, sạch đẹp, dân chủ cơ sở được phát huy. Nội dung xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo các tiêu chí quy định. Do đó, việc xây dựng nông thôn mới mang tính khoa học, thiết thực thu hút được sự quan tâm của người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư khu vực nông thôn. Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, Quyết định, Đề án quan trọng để tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và đã chọn 2 huyện Quảng Điền và Phú Vang làm điểm xây dựng huyện nông thôn mới. Trong 9 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cán bộ, nhân dân huyện Phú Vang đã đồng sức, đồng lòng quyết tâm xây dựng huyện nông thôn mới và đã đạt được nhiều kết quả đáng nghi nhận như: Hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện không ngừng được đầu tư và mở rộng; hệ thống đường liên xã, thôn, xóm được nhựa hóa, bêtông hóa; kênh mương nội đồng được đầu tư xây dựng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà văn hóa thôn, xã ngày càng hoàn thiện; nhiều mô hình sản xuất mới ra đời đã làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn, giảm hộ nghèo; hệ thống chính trị từ huyện đến xã, thôn ngày càng vững mạnh, công tác quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững,... góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1
  4. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện, địa phương đã gặp phải một số hạn chế nhất định, đặc biệt vấn đề quản lý nhà nước về thực hiện Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới, như: chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới; quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn chậm, thiếu đồng bộ; năng lực đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý còn hạn chế; chưa phát huy hết nguồn lực của địa phương vào xây dựng chương trình; quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới đâu đó vẫn còn bất cập; kiểm tra, giám sát các hoạt động của chương trình vẫn còn chưa sâu sát. Trước những hạn chế nêu trên, yêu cầu khách quan đặt ra đối với huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là cần phải phân tích, nghiên cứu, đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới để thấy được nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với chương trình này tại địa phương là một vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước, là phong trào thi đua toàn dân, do đó, trong thời gian qua đã được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý và các nhà khoa học đặt biệt quan tâm nghiên cứu, với các công trình tiêu biểu được công bố sau: Phạm Đi với tác phẩm “Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay” (Nghiên cứu vùng duyên hải Nam Trung bộ).[17] Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế” của tác giả Ngô Văn Trân, [46] Phạm Quang Tuệ với bài viết “Xây dựng chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.[47] Bài viết “Xây dựng nông thôn mới - Đích đến không phải điểm dừng” của tác giả Nam Giang .[21] 2
  5. Luận văn “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh .[1] Ngoài ra các đề tài về hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới như: Hoàng Sỹ Kim, Nguyễn Quốc Tuấn (2013), “Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Nxb Lao động. Hà Nội Anh (2018) [31], Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Cộng sản, ngày 09/02/2012 [2]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, từ đó xác định những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế cần khắc phục để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, luận văn hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện. Thứ hai, phân tích, đánh giá những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thứ ba, luận văn trình bày những phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: tại Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phạm vi thời gian: Từ năm 2021 đến 2023. - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu trên 3 nội dung chính: (1) hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở cấp huyện; (2) phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện 3
  6. Phú Vang; (3) trình bày định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận 6.1. Ý nghĩa thực tiễn 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm: Chương 1: Cở sở lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - một số vấn đề lý luận cơ bản Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4
  7. Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước Quản lý Do xuất phát từ những góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau, nên có rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra các khái niệm khác nhau về quản lý. Theo F.W Taylor (1856-1915), một trong những người đầu tiên đưa ra khái niệm khoa học quản lý đã cho rằng: “Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [20]. Quản lý Nhà nước Thuật ngữ “Quản lý nhà nước” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng: “Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật” [22]. 1.1.2. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới Nông thôn Nông thôn (Countryside) được xem là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị của các thành phố, thị xã, thị trấn. Nông thôn mới Theo Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mới được hiểu là: Nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng nông thôn mới Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. NTM không chỉ là vấn đề KT - XH, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp CNH, 5
  8. HĐH quê hương, đất nước; đồng thời góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.[27] 1.1.3. Quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới Từ khái niệm “Quản lý nhà nước”, “nông thôn mới”, “xây dựng nông thôn mới” có thể thấy nội hàm quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới chính là việc Nhà nước sử dụng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền lực pháp lý nhằm hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch và triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn thuộc huyện quản lý, làm cho huyện nông thôn phát triển toàn diện và đồng bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại; làng xã văn minh, sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng nền kinh tế hàng hoá; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị vững mạnh và được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.[27] 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới 1.2.1. Công tác phổ biến, tuyên truyền xây dựng huyện nông thôn mới Trong xây dựng nông thôn mới, công tác phổ biến, tuyên truyền là một trong những nhân tố quyết định là m nên sự thành công. Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền sẽ giúp cán bộ, công chức, viên chức và đông đảo người dân hiểu rõ ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, cách làm trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương, từ đó tạo sự đồng thuận, chung tay của cả hệ thống chính trị và người dân. Vì vậy, tuyên truyền, vận động được xem là giải pháp có vai trò quan trọng, cần đi trước trong xây dựng nông thôn mới. 1.2.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng huyện nông thôn mới Theo Luật Quy hoạch năm 2017, khái niệm quy hoạch được giải thích: Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác 6
  9. định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Từ cách giải thích trên về quy hoạch, có thể xem Quy hoạch XD NTM cũng là bố trí, sắp xếp các khu chức năng, sản xuất, dịch vụ, hạ tầng KT-XH, môi trường trên địa bàn theo tiêu chuẩn NTM gắn với đặc thù, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Để có mô hình NTM mang tính kế thừa và bổ sung, phát triển mới theo hướng CNH, HĐH thì công tác quy hoạch được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu quy hoạch xây dựng huyện nông thôn mới: Nội dung quy hoạch: Nguồn lực quy hoạch: Phương pháp và quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch: 1.2.3. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý về xây dựng huyện nông thôn mới - Tổ chức bộ máy - Xây dựng đội ngũ điều hành, quản lý 1.2.4. Huy động nguồn lực xây dựng huyện nông thôn mới Để xây dựng thành công NTM thì nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng, vì trong 19 tiêu chí, rất nhiều tiêu chí cần phải huy động tổng lực các nguồn lực mới có thể đạt được. Do đó, Ban chỉ đạo và đội ngũ cán bộ, công chức với vai trò người điều hành, quản lý cần làm tốt việc huy động, phân bổ sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra đối với việc XD NTM. Nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình được quy định tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG XD NTM giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm: Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại), vốn đầu tư của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, đóng góp của cộng đồng (bao gồm nguồn lực đất đai, công đóng góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân...). 1.2.5. Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới hiện nay là việc xác định mục tiêu; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thực hiện đạt được Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: 7
  10. Số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới Số thị trấn trên địa bàn địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh Sự hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới Đạt tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm: TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu 1.1. Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy Đạt định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ 1 Quy hoạch trợ phát triển kinh tế nông thôn 1.2. Có công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ ≥01 tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy công trình hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt 2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết Đạt nối tới các xã và được bảo trì hàng năm 2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch 100% 2 Giao thông 2.3. Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc ≥50% tuyến đường 2.4. Bến xe khách tại trung tâm huyện (nếu có theo quy Đạt hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên 3.1. Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy Thủy lợi và Đạt lợi các xã theo quy hoạch 3 phòng, chống 3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai thiên tai Đạt theo phương châm 4 tại chỗ Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã 4 Điện theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ Đạt thống 5.1. Trung tâm Y tế huyện đạt chuẩn Đạt 5.2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có Đạt nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã Y tế - Văn hóa - 5 5.3. Tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc Giáo dục ≥60% gia mức độ 1 trở lên 5.4. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường Cấp độ 1 xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục 6.1. Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề Đạt 6 Kinh tế nông thôn 6.2. Chợ trung tâm huyện đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh Đạt thực phẩm 8
  11. 6.3. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung đối với các sản phẩm chủ lực hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi Đạt giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện 6.4. Có Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu Đạt quả 7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất Đạt thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤50% tổng lượng phát sinh 7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn ≥40% tại nguồn 7.3. Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông ≥01 nghiệp quy mô cấp xã trở lên mô hình 7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp ≥01 công trình dụng biện pháp phù hợp 7 Môi trường 7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công Đạt nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu 7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư ≥2m2/người nông thôn 7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu ≥50% gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định 7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường 100% theo quy định Bộ NNPTNT 8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công bố chỉ tiêu hệ thống cấp nước tập trung cụ thể 8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản ≥35% lý, khai thác hoạt động bền vững 8.3. Có kế hoạch/Đề án kiểm kê, kiểm soát, bảo vệ chất Chất lượng môi lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao Đạt 8 trường sống hồ và các nguồn nước mặt trên địa bàn huyện 8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm Đạt bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn 8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn 100% thực phẩm 9
  12. 9.1. Đảng bộ, chính quyền huyện được xếp loại chất Đạt lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên 9.2. Tổ chức chính trị - xã hội của huyện được xếp loại 100% chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên Hệ thống chính 9.3. Trong 02 năm liên tục trước năm xét công nhận, trị - An ninh trật không có công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử 9 Không tự - Hành chính lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên hoặc bị truy cứu trách công nhiệm hình sự 9.4. Đảm bảo an ninh, trật tự Đạt 9.5. Có dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên Đạt 9.6. Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định Đạt Nguồn: Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 1.2.6. Kiểm tra, giám sát quá trình triển khai, thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới Thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực, quá trình thực hiện có đạt hiệu quả hay không, có đúng hướng hay chệch hướng, tuân thủ pháp luật hay không,… Từ đó, giúp Ban chỉ đạo có những giải pháp phù hợp để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, qua đó có thể điều chỉnh các tiêu chí, mục tiêu cho phù hợp với từng thời điểm. 1.3. Chủ thể và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới 1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới Chủ thể QLNN về xây dựng huyện NTM là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước từ Trung ương tới địa phương được giao nhiệm vụ QLNN về nông nghiệp, nông thôn, XD NTM. Ở Trung ương là Chính phủ, bộ, ban, ngành có liên quan, trong đó Bộ NN&PTNN là cơ quan thường trực, giúp Chính phủ và BCĐ Trung ương thực hiện QLNN về XD NTM. Ở địa phương bao gồm UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh, huyện. Ở Trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý toàn bộ việc thực hiện Chương trình, trong đó giao cho các bộ, ngành có trách nhiệm như sau: - Các bộ ngành được phân công thực hiện các nội dung của Chương trình chịu trách nhiệm về việc xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng các đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo 10
  13. yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về XD NTM, đồng thời đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện ở cơ sở. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới - Về kinh tế - xã hội và yếu tố truyền thống văn hóa ở địa phương - Cơ chế, chính sách nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới - Về đội ngũ cán bộ, công chức quản lý xây dựng huyện nông thôn mới - Về sự tham gia của công đồng trong xây dựng huyện nông thôn mới Tiểu kết Chương 1 Ở Chương 1, quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới đã đi sâu phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về những khái niệm liên quan như quản lý và quản lý nhà nước; nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới; quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới, từ đó đưa ra được nội dung cơ bản trong quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới, cụ thể: công tác phổ biến, tuyên truyền xây dựng huyện nông thôn mới; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng huyện nông thôn mới; tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý về xây dựng huyện nông thôn mới; huy động nguồn lực xây dựng huyện nông thôn mới; quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới; kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng huyện nông thôn mới. Ngoài ra, trong chương này còn phân tích các chủ thể và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng huyện nông thôn mới. 11
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Phú Vang Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp thành phố Huế và thị xã Hương Thủy, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc, phía Đông giáp huyện Phú Lộc và biển Đông. Năm 2021, thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 01/7/2021, do đó hiện nay huyện Phú Vàng còn 14 đơn vị hành chính cấp xã. Toàn huyện có 13 xã và 1 thị trấn, dân số huyện có 116.190 người (tính đến 2021), trong đó dân số thành thị chiếm 10,31%, nam giới chiếm 50,55%, nữ giới chiếm 49,45%. Mật độ dân số trung bình là 494 người/km2, là địa phương có mật độ dân số cao trong các huyện trên địa bàn tỉnh. 2.1.2. Kinh tế - xã hội của huyện Phú Vang Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực thể hiện qua bảng sau:[49] 12
  15. Bảng 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phú Vang giai đoạn 2021 - 2023 Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 14 xã So sánh (%) I. KINH TẾ Năm 2021 Năm2022 Năm2023 2022/2021 2023/2022 1. Giá trị sản xuất (GO) Tỷ.đ 3.846 4.307 4.350 101,0 113,1 2010) - Dịch vụ Tỷ.đ 1.390 1.611 1.702 106 122,4 - Công nghiệp - xây dựng Tỷ.đ 1.600 1.815 1.825 101 114,0 - Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ.đ 856 881 824 93 96,3 2. Sản lượng khai thác và Tấn 20.420 20.480 20.565 100 100,7 NTTS - Sản lượng đánh bắt Tấn 18.000 18.000 18.020 100,1 100,1 - Sản lượng nuôi trồng Tấn 2.420 2.480 2.545 103 105,2 3. Giá trị thu hoạch/ Tr.Đ/ha 78 79 75,3 95,3 96,5 diệntích canh tác /năm 4. Tổng vốn đầu tư toà n Tỷ.đ 2.100 2.664 2.705 101,5 128,8 xãhội tăng thêm 5. Thu NSNN trên địa Tr.đ 231.520 275.105 311.660 113,3 134,6 bà n. 6. Tổng chi ngân sá ch địa Tr.đ 533.126 647.009 873.280 135,0 163,8 phương 7. Thu nhập bình Tr.đ 55 60 60,5 100 109,3 quânđầu người Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện14 xã So sánh (%) II. XÃ HỘI Năm 2021 Năm2022 Năm2023 2022/2021 2023/2022 8. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 % 7,9 7,7 7,38 (-) 0,32 (-) 0,52 tuổi SDD 9. Tỷ lệ hộ nghèo % 4,32 3,8 3,25 (-) 0,55 (-) 1,07 10. Tỷ lệ đô thị hóa % 28 29,56 29,65 (+) 0,09 (+) 1,62 11. Số xã đạt tiêu chí xã 2 1 1 100 - nôngthôn mới 12. Tạo việc là m mới trên LĐ 2.000 2.000 2.500 125 125 13. Tỷ lệ lao động qua % 66,56 67,73 67,8 (+) 0,07 (+) 1,24 đào tạo 14. Tỷ lệ dân số tham gia % 96 96,5 98,11 (+) 1,61 (+) 2,11 BHYT III. MÔI TRƯỜNG 15. Tỷ lệ hộ sử dụng nước % 93 93,5 93,57 (+) 0,07 (+) 0,55 máy 16. Tỷ lệ thu gom và xử lýrá c thải rắn % 90 92 92 - (+) 2 Nguồn: UBND huyện Phú Vang 13
  16. 2.1.3. Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Phú Vang là một trong hai huyện được tỉnh TT Huế chọn là huyện điểm trong XD NTM của tỉnh. Bên cạnh những thành tựu nêu trên, thì công tác QLNN về XD NTM ở Phú Vang gặp phải những ảnh hưởng không thuận lợi từ điều kiện tự nhiên và KT - XH của địa phương, cụ thể là: - Về điều kiện tự nhiên, - Tập quán sản xuất - Lực lượng lao động - Là huyện nhỏ, thuần nông, Ngoài ra công tác tham mưu của cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của một số đơn vị và địa phương chưa kịp thời, chất lượng chưa cao. Công tác phối hợp và điều hành của một số ngành, địa phương còn thiếu tính đồng bộ, chưa quan tâm đúng mức. Tình hình an ninh chính trị tuy có ổn định, song trật tự an toàn xã hội vẫn còn xảy ra. 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang 2.2.1. Công tác phổ biến, tuyên truyền xây dựng nông thôn mới Thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng NTM nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân có ý nghĩa quan trọng, UBND huyện đã tổ chức lễ: “Phát động thi đua Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” và hàng năm đã tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết 6 tháng, năm về thực hiện Chương trình trên địa bàn các xã, đưa nội dung về xây dựng nông thôn mới lồng vào các cuộc họp thôn để thực hiện công tác phổ biến tuyên truyền. 5.5 5 89.5 Biết rõ Biết nhưng chưa rõ Không biết Biểu đồ 2.1. Hiểu biết người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới Nguồn: Số liệu điều tra năm 2023 14
  17. 2.2.2. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới Thời gian qua, UBND huyện Phú Vang đã quy hoạch và thực hiện nhiều quy hoạch, đề án, kế hoạch nhằm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng huyện nông thôn mới, như: Quy hoạch thủy sản đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2020-2025, Kế hoạch triển khai Đề án giải quyết việc làm trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025,... 2.2.3. Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ điều hành, quản lý về xây dựng nông thôn mới Đến này, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cấp huyện gồm 43 thành viên, bao gồm lãnh đạo UBND huyện, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, các đoàn thể và Chủ tịch UBND các xã. Qua hàng năm đã kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện. 5% 95% Đã tập huấn Chưa tập huấn Biểu đồ 2.4. Kết quả tập huấn của cán bộ xã Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Phú Vang Qua kết quả điều tra xã hội học có thể thấy hầu hết cán bộ xã đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, hiểu biết về XD NTM, một bộ phận nhỏ chưa qua đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hiểu biết về XD NTM. (Phụ Lục 2) 2.2.4. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới Giai đoạn 2021 - 2023, toàn huyện đã huy động 1.771,648 tỷ đồng từ các nguồn, bao gồm: ngân sách Trung ương 127,048 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 177,169 tỷ đồng, ngân sách huyện 89,473 tỷ đồng, ngân sách xã 85,325 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án 301,585 tỷ đồng, vốn tín dụng 831,828 tỷ đồng, vốn hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp 117,273 tỷ đồng và vốn huy động nhân dân 41,947 tỷ đồng. 15
  18. Bảng 2.2. Số liệu huy động vốn xây dựng nông thôn mới Giai đoạn 2021 - 2023 ĐVT: tỉ đồng Giai đoạn Nguồn vốn Tỉ lệ tăng/giảm 2021 - 2023 Ngân sách Trung ương 127,048 Tăng 16,28% Ngân sách tỉnh 177,169 Tăng 54,72% Ngân sách huyện 89,473 Tăng 195,68% Ngân sách xã 85,325 Tăng 127,55 Vốn lồng ghép các chương trình 301,585 Tăng 42,93% Vốn tín dụng 831,828 Tăng 77,58% Tổ chức, doanh nghiệp 117,273 Tăng 31,62% Vốn huy động nhân dân 41,947 Giảm 51,90% Tổng cộng 1.771,648 Tăng 53,29% Nguồn: Báo cáo tổng kết XD NTM 2.2.5. Quản lý thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới - Số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới Tính đến nay, trên địa bàn huyện có: 03 xã đạt 19 tiêu chí (Phú Thượng và 02 xã Phú Mậu, Phú Mỹ đang trình UBND tỉnh đề nghị xét công nhận đạt chuẩn trong năm 2015); 01 xã đạt 17 tiêu chí: Phú Thuận; 02 xã đạt 16 tiêu chí: Phú Thanh, Phú An; 03 xã đạt 15 tiêu chí: Phú Hải, Phú Lương, Vinh Thanh; 02 xã đạt 14 tiêu chí: Phú Dương, Vinh Xuân; 05 xã đạt 13 tiêu chí: Phú Hồ, Vinh Thái, Vinh Hà, Vinh An, Phú Xuân; 01 xã đạt 12 tiêu chí: Phú Diên; 01 xã đạt 11 tiêu chí: Vinh Phú (Phụ lục). - Sự hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới Người dân là chủ thể XDNTM với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi” và trực tiếp tham gia các công việc cụ thể để hoàn thành các tiêu chí XDNTM trên địa bàn. Với mục đích khẳng định vai trò chủ thể của Nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, việc tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới nhằm đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác. Tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học và nhận được kết quả như sau: 16
  19. 0 5.5 36.2 53.8 Rất tốt Tốt Thay đổi không nhiều Không thay đổi Biểu 2.5. Đánh giá sự hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới Nguồn: Tác giả khảo sát - Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới: 1. Mức độ đạt chuẩn theo Nhóm (có 5 nhóm): Nhóm 1: Số xã đạt đạt chuẩn: 09 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 69,3%) gồm (Phú Mỹ, Phú Thuận, Phú An, Phú Hồ, Phú Hải, Vinh Thanh, Phú Lương, Vinh Hà, Vinh Xuân). Nhóm 2: Số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 04 xã, đạt 30,7% (gồm: 01 xã đạt 18 tiêu chí (Vinh An) 03 xã đạt 17 tiêu chí (Phú Diên, Phú Gia, Phú Xuân). Nhóm 3,4,5: Không có. Tỷ lệ bình quân các tiêu chí đạt 18,5 tiêu chí. 2. Mức độ đạt chuẩn theo tiêu chí: (Có chi tiết phụ lục các xã kèm theo) 3. Kết quả rà soát tình hình thực hiện 19 tiêu chí năm 2022 (Theo quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025): Đến nay có 09 xã đạt 19 tiêu chí (Phú Mỹ, Phú An, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Hồ, và Vinh Thanh, Vinh Hà, Vinh Xuân). Còn lại 04 xã (gồm: 01 xã đạt 18 tiêu chí (Vinh An) 03 xã đạt 17 tiêu chí (Phú Diên, Phú Gia, Phú Xuân) được thể hiện qua bảng sau: 2.2.6. Kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý nhà nước đối với xây dựng nông thôn mới Chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đều xác định việc thực hiện Nghị quyết số 25/2021/QH15 của Quốc hội và Chương trình XD NTM là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NN-ND-NT, 17
  20. do đó rất chú trọng công tác chỉ đạo, kết hợp thường xuyên giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước về xây dựng NTM tại các xã trên địa bàn. Hàng năm, HĐND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức giám sát các địa phương về tình hình thực hiện các mục tiêu PT KT-XH trên địa bàn và các lĩnh vực chuyên ngành như: Công tác quản lý Nhà nước XD NTM, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở NT, việc thực hiện đầu tư kiến cố hóa trường học, thực hiện chính sách người có công, quy chế dân chủ ở cơ sở,… Trong giai đoạn 2021 - 2023, HĐND huyện đã tổ chức được trên 16 cuộc giám sát về xây dựng NTM ở cấp huyện và cấp xã. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện quản lý nhà nước xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Vang 2.3.1. Những thành tựu đạt được Qua thời gian triển khai thực hiện QLNN XD NTM, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện nhà đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn thực hiện đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu: Thứ nhất, về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới Thứ hai, về triển khai, tuyên truyền, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch xây dựng nông thôn mới Thứ ba, về tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện điều hành, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới Thứ tư, về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới Thứ năm, về triển khai, đánh giá thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới Thứ sáu, về kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá các hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 2.3.2.1. Về hạn chế Thứ nhất, một số địa phương công tác tuyên truyền, vận động người dân là chủ thể của chương trình còn hạn chế nên việc nhận thức về thực hiện chương trình chưa thực sự đúng đắn, còn trông chờ, ỷ lại nhà nước hỗ trợ ở một bộ phận dân cư, kể cả một số cán bộ các cấp. Thứ hai, việc triển khai nội dung chương trình ở một số xã còn bất cập như: Coi trọng đầu tư về hạ tầng; mục tiêu đề ra không có nguồn lực bảo đảm thực hiện; chưa đề ra nhiệm vụ giải pháp cụ thể 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2