intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đánh giá, phân tích thực trạng để làm rõ đặc thù của quản lý nhà nước về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ HỒNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƢ, PHÓ GIÁO SƢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 83.40.403 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2022 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Mẫn Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Nghị Thanh Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Vũ Thanh Sơn Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 4B, Nhà G - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - TP. Hà Nội Thời gian: vào hồi 14 giờ 00 ngày 02 tháng 8 năm 2023 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo, truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển đất nước. Nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ trước đến nay đã đánh giá cao vai trò của đội ngũ trí thức nói chung và đội ngũ giáo sư, phó giáo sư nói riêng, đồng thời cũng yêu cầu không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ giáo sư, phó giáo sư. Công tác phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư phụ thuộc vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển nhân lực cho nền kinh tế nói chung và phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư nói riêng, xây dựng các chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng để họ có thể đóng góp tốt hơn, có hiệu quả hơn cho đất nước. Việc xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư trước đây và xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư hiện nay, cùng với việc xét bổ nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư là một công tác quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng đội ngũ các nhà giáo có trình độ cao, có vai trò chủ chốt trong các cơ sở giáo dục đại học để đào tạo và phát triển đội ngũ các nhà khoa học có trình độ cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Kể từ đợt xét phong giáo sư, phó giáo sư đầu tiên năm 1980 đến nay, công tác này đã được triển khai 41 năm và đã đạt được những kết quả đáng kể. Đội ngũ nhà giáo và nhà khoa học có trình độ cao này đã là nòng cốt để xây dựng và phát triển lĩnh vực giáo dục đại học và sau đại học, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Họ đã đào đạo được hàng chục ngàn tiến sĩ và thạc sĩ, góp phần quyết định trong công việc giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học cho hàng triệu sinh viên đại học cũng như bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho hàng vạn giảng viên đại học. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh cũng như xây dựng và phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư từ lâu nay còn đang tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp và hiệu quả để khắc phục, từng bước xây dựng đội ngũ này có đủ số lượng và chất lượng để hoàn thành tất cả các chức năng của nó. Hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư còn mang nặng tính tự phát, còn phụ thuộc chủ yếu vào sự cố gắng của từng cá nhân đơn lẻ, chưa có kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung; chưa có sự hỗ trợ bằng cơ chế chính sách hay tạo điều kiện, xây dựng môi trường nghiên cứu phù hợp. Quy trình, thủ tục xét công nhận đạt tiêu 3
  4. chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư bị đánh giá còn rườm rà, chưa áp dụng công nghệ thông tin triệt để. Quy định về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư chưa cụ thể, chưa có tính răn đe cao. Nhìn chung, quy định hiện hành quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư hiện nay còn nhiều điểm bất cập, cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp hiệu lực văn bản để áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước, tránh tình trạng phân tán, cách làm tùy tiện. Là một công chức thuộc Văn phòng HĐGS nhà nước, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Quản lý công với mong muốn góp phần sơ lược đánh giá thực trạng, đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài - Đề tài cấp Bộ về “Giải pháp nâng cao chất lượng xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam, theo hướng hội nhập quốc tế” do Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước thực hiện năm 2011. Nội dung chủ yếu của đề tài là nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn liên quan tới các quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư, nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hơn chất lượng giáo sư, phó giáo sư. - Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam” do Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước thực hiện năm 2015. Đề tài đã đưa ra kết quả nghiên cứu tổng quan về hình xây dựng, phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam với các nghiên cứu cụ thể về các mặt: thực trạng cơ chế, chính sách trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; thực trạng về nghiên cứu khoa học trong phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; thực trạng về điều kiện làm việc. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam đến năm 2020 về nhiều mặt: đổi mới, nâng cao nhận thức trong xây dựng và phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; Hoàn thiện cơ chế, chính sách; Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư; Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế; Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. - Trong đề tài cấp nhà nước “Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011- 2020” (Mã số: KX.04.16/06-10), của nhóm tác giả PGS.TS. Đàm Đức Vượng, Viện 4
  5. trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài, nhân lực đã đưa ra những nội dung cụ thể: Cần đổi mới tư duy trong việc phong học hàm, bảo đảm tính khoa học; Việc phong giáo sư, phó giáo sư trọng tâm là năng lực thực chất, cụ thể là các công trình nghiên cứu khoa học đã được xã hội hoá và hoạt động khoa học thực tiễn; Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học trong hội đồng xét phong có trình độ chuyên môn sâu, công tâm, chính trực; Cần có chính sách cụ thể đối với các giáo sư, phó giáo sư: chính sách tiền lương, chính sách phụ cấp chung… - Ngoài ra còn rất nhiều các bài báo, các công trình khoa học khác như cuốn “Một số vấn đề về trí thức Việt Nam” của Nguyễn Văn Khanh, năm 2001, cuốn “Nhân tài với tương lai đất nước” của tác giả Nguyễn Đắc Hưng, năm 2013 chủ yếu đề cập đến vai trò, vị trí của đội ngũ trí thức trong xây dựng và phát triển đất nước. Bài báo ““Giáo sư/Phó giáo sư” là chức danh hay là chức vụ?” của PGS.TS. Ngô Tử Thành đăng trên Báo điện tử Dân trí ngày 28 tháng 01 năm 2011, đã phân tích và đề cập đến thực trạng quy định bổ nhiệm GS, PGS của Việt Nam còn nhiều bất cập về quy định, thủ tục, không giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tác giả đề xuất Bộ Giáo dục - Đào tạo và cơ quan trực tiếp phụ trách cần nghiên cứu kỹ hơn thông lệ quốc tế để có quy định rõ ràng, nhất quán về những chức danh khoa học (trước đây còn gọi là học hàm) nhằm góp phần thiết thực vào việc không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng dạy đại học cũng như bảo đảm những chuẩn mực cần thiết của giáo dục đại học. Qua tổng quan nghiên cứu của các đề tài có liên quan đến chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam có thể thấy, các công trình nghiên cứu chủ yếu đã tập trung vào vấn đề thực trạng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư ở thời điểm nghiên cứu; đã đề xuất các giải pháp về chế độ chính sách đối với giáo sư, phó giáo sư, đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo sư, phó giáo sư. Có thể nói, có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ tri thức nói chung và đội ngũ cán bộ có học hàm học vị nói riêng, tuy nhiên, đến nay chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước trong xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn đánh giá, phân tích thực trạng để làm rõ đặc thù của quản lý nhà nước về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 5
  6. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau: Khái quát những vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước trong công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay; Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước trong việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về quản lý nhà đối với công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung: nghiên cứu quản lý nhà nước đối với công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư: quy định chính sách, tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý, quy trình, thủ tục, hoạt động thanh tra, kiểm tra. Phạm vi về không gian: Ở Việt Nam. Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước giai đoạn từ năm 2019 - 2021 và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử và những quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển đội ngũ tri thức trong giai đoạn hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phương pháp này được sử dụng để thu thập, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn bản luật pháp của Nhà nước; văn bản chỉ đạo thực hiện của Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học, các Hội đồng Giáo sư các cấp, các công trình nghiên cứu, các báo cáo, các thống kê liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác xét chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học. b) Phương pháp hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu kinh nghiệm các nước thông qua các tài liệu, phân tích cơ chế, chính sách, cách thức xét và bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư của 6
  7. các nước, vận dụng vào hoàn cảnh của nước ta, đối chiếu so sánh với kinh nghiệm các nước, đề xuất những điều chỉnh bổ sung. c) Phương pháp thống kê: Dùng để thu thập các số liệu thống kê cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu số liệu khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với xét chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học, được sử dụng ở chương 2 của luận văn. d) Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để tổng hợp các số liệu, báo cáo, thông tin thu thập được qua phân tích, so sánh, điều tra, hỏi chuyên gia nhằm khái quát hóa và luận giải những cơ sở lý luận, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với xét chức danh giáo sư, phó giáo sư, phương pháp này được tác giả được sử dụng trong các chương 1, 2, 3 của luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Về lý luận: Hệ thống hóa lý thuyết về quản lý nhà nước và hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam. 6.2. Về thực tiễn: Đánh giá, phân tích thực trạng để làm rõ đặc thù của quản lý nhà nước về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học, luận cứ cho các cơ quan quản lý nhà nước, Hội đồng Giáo sư các cấp thực hiện việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư có thể tham khảo. 7. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam thời gian tới. 7
  8. Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƢ, PHÓ GIÁO SƢ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc đối với việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ 1.1.1. Khái niệm Quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, do các cơ quan quản lý của nhà nước từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm phát triển đội ngũ trí thức, duy trì trật tự, kỉ cương, thỏa mãn nhu cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm a) Quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là một nội dung trong quản lý hành chính nhà nước đối với các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do đó, quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cũng mang những đặc điểm chung của quản lý hành chính nhà nước, như: Là hoạt động quản lý mang tính quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi các chủ thể có quyền năng hành pháp; là hoạt động chấp hành và điều hành, có tính tổ chức, thống nhất và thứ bậc chặt chẽ, liên tục và chủ động, sáng tạo. b) Kết hợp quản lý hành chính và quản lý chuyên môn trong các hoạt động quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Các hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS đồng thời tuân theo cả nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước và nguyên tắc hành chính giáo dục. Việc quản lý hành chính bao gồm xây dựng và áp dụng các văn bản pháp quy, kết hợp với hoạt động quản lý chuyên môn để thẩm định hồ sơ, xem xét chất lượng và chấm điểm bài báo khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo, tính toán và quy đổi giờ giảng theo quy định. Sự kết hợp giữa quản lý hành chính và quản lý chuyên môn là cơ sở để chỉ đạo và quản lý hiệu quả hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. 1.1.3. Mục đích, ý nghĩa Xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ trí thức khoa học đầu ngành, chủ chốt trong các cơ sở giáo dục đại học theo tiêu chuẩn quốc gia và 8
  9. dần tiệm cận chuẩn mực của các nước tiên tiến trên thế giới. Đội ngũ nhà giáo và nhà khoa học có trình độ cao này đã là nòng cốt để xây dựng và phát triển lĩnh vực giáo dục đại học và trên đại học, từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Có thể nói, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay, vai trò và sự đóng góp công sức của đội ngũ trí thức, mà tiêu biểu là các GS, PGS ngày càng trở nên quan trọng. Vì thế, công tác quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS càng quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét đạt tiêu chuẩn với các tiêu chí không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS, phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ GS, PGS là chức vụ, chức danh hay học hàm (khoa học) phổ biến hiện nay trong các trường đại học trên thế giới. Tuy nhiên, do mỗi nước đều có những đặc thù riêng, trình độ khoa học, giáo dục cũng khác nhau nên cũng có những quan điểm và cách làm khác nhau về công nhận chức danh GS, PGS, quy trình xét chọn, chế độ chính sách đối với GS, PGS nhưng nhìn chung đều tập trung vào những nội dung trọng tâm sau đây: 1.2.1. Xây dựng chủ trương, chính sách về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là nội dung cần thiết mà mỗi quốc gia triển khai để phát triển giáo dục và đào tạo. Mặc dù điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kì rất khác nhau, song các quốc gia phát triển đều rất quan tâm và có chính sách đãi ngộ thích hợp cho “nguyên khí” của đất nước mình, quan tâm cả về vật chất lẫn tinh thần. 1.2.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Tuỳ thuộc mô hình quản lý khác nhau ở các nước mà việc tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở các nước cũng khác nhau. Việc xét phong các cấp chức danh GS ở Hoa Kỳ hoàn toàn do các trường đại học tự thực hiện, không có Hội đồng liên bang, thậm chí là Hội đồng bang. Ở Đức thì quá trình triển khai tuyển chọn để bổ nhiệm chức danh là do các khoa tổ chức, sau đó bộ trưởng văn hoá hay khoa học/giáo dục (của bang) sẽ ra quyết định bổ nhiệm cho người đứng đầu danh sách đề nghị của hội đồng tuyển chọn. Ở Việt Nam, hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn 9
  10. chức danh GS, PGS được tổ chức thành ba cấp: HĐGS cơ sở, HĐGS ngành, liên ngành, HĐGS nhà nước 1.2.3. Xây dựng trình tự, thủ tục quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Ở Hoa Kỳ, các đại học tự tạo ra quy trình và tiêu chuẩn bổ nhiệm và đề bạt giáo sư, không có một hội đồng nhà nước hay cấp quốc gia. Quy trình bổ nhiệm hoàn toàn dựa vào cống hiến khoa học chuyên ngành. Mỗi trường đại học có tiêu chuẩn bổ nhiệm giáo sự riêng. Trường đại học ít danh tiếng có tiêu chuẩn tương đối thấp hơn các đại học hàng có danh tiếng. Ở Việt Nam, quy trình không giống với các nước. Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Trình tự xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS qua 3 bước: tổ chức xét tại các cơ sở giáo dục đại học thành lập HĐGS cơ sở. Các hồ sơ đạt tiêu chuẩn tại cấp HĐGS cơ sở được đề nghị lên xét tại cấp HĐGS ngành, liên ngành; Các hồ sơ đạt tiêu chuẩn tại cấp HĐGS ngành, liên ngành được đề nghị xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐGS nhà nước. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là một trong những công cụ quan trọng giúp đảm bảo tính minh bạch, công khai và trung thực trong hoạt động của HĐGS các cấp, từ đó đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro cho các bên liên quan, góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức. Hoạt động thanh tra công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn nhằm thực hiện tham mưu cho HĐGS các cấp, cơ quan quản lý hành chính giải quyết khiếu nại hành chính, theo dõi, đôn đốc việc tiếp công dân, nhận các khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả quản lý nhà nƣớc về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ 1.3.1. Khái niệm hiệu quả quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Hiệu quả quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là kết quả thực hiện các hoạt động chấp hành, quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động của người thực thi công vụ trong hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. 10
  11. 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý nhà nước về công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS và theo các tiêu chí khác nhau, có thể phân nhóm thành: các yếu tố bên trong và bên ngoài; các yếu tố trực tiếp và gián tiếp; Trong đó, có 4 yếu tố chủ yếu: 1.3.2.1. Môi trường, xã hội Trí thức ra đời, phát triển, hoạt động trong một môi trường xã hội nhất định nên họ chịu sự tác động, ảnh hưởng sâu sắc của các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử của dân tộc. GS, PGS là những trí thức bậc cao nên việc quản lý nhà nước về các nội dung liên quan đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện này. Các yếu tố văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống… luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực, do đó, phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. 1.3.2.2. Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, thể chế của nhà nước luôn phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. Thời kỳ đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh” vừa tạo ra những động lực vừa tạo ra những thách thức, áp lực, vừa “đặt hàng” vừa cung cấp dữ liệu, tạo ra những điều kiện cần thiết để trí thức hoạt động sáng tạo với chất lượng ngày càng cao. 1.3.2.3. Tổ chức quản lý và đội ngũ công chức Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước: cơ cấu, tổ chức, chức năng của các cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, chế độ công vụ… trong đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. 1.3.2.4. Chất lượng đội ngũ ứng viên xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Để bảo đảm đội ngũ trí thức được xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS có chất lượng cao thì điều này phụ thuộc vào chính chất lượng của ứng viên được đào tạo. Do đó, các yêu cầu đầu ra khi đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cần được quy định theo hướng nâng cao, tiệm cận với chất lượng đào tạo trong khu vực và trên thế giới về các yêu cầu như: năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ngoại ngữ, …Việc phát huy đội ngũ trí thức còn phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của chính người trí thức nói riêng và đội ngũ trí thức nói chung. 11
  12. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÉT CÔNG NHẬN ĐẠT TIÊU CHUẨN CHỨC DANH GIÁO SƢ, PHÓ GIÁO SƢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Một số nét khái quát về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ ở Việt Nam HĐGS nhà nước, từ năm 1980 đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ với các tên gọi khác nhau nhưng đều là cơ quan có nhiệm vụ, vai trò như trọng tài đề cử, xem xét, thông qua danh sách đề cử, công nhận hoặc hủy bỏ công nhận chức danh GS, PGS của Việt Nam. Lịch sử hình thành của HĐGS nhà nước có thể tóm tắt như sau: 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1980 Ngày 11 tháng 9 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 162-CP về hệ thống chức vụ khoa học và tiêu chuẩn các chức vụ khoa học trong lĩnh vực công tác giảng dạy đại học và công tác nghiên cứu khoa học. Căn cứ Quyết định này, 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu đã được nhà nước phong hàm GS đầu tiên của Việt Nam. Đây chính là viên gạch đầu tiên tạo dựng cơ sở cho quá trình thành lập một Hội đồng chuyên trách về xét và công nhận chức danh GS, PGS sau này. 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1980 – 2000 Từ năm 1980 – 1989, việc công nhận chức vụ khoa học do Hội đồng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét duyệt chức vụ khoa học Trung ương. Căn cứ pháp lý thời kỳ này là Quyết định số 162-CP ngày 11 tháng 9 năm 1976 của Hội đồng Bộ trưởng về hệ thống chức vụ khoa học và tiêu chuẩn các chức vụ khoa học trong lĩnh vực công tác giảng dạy đại học và công tác nghiên cứu khoa học và Quyết định số 271-CP ngày 01 tháng 10 năm 1977 của Hội đồng Bộ trưởng về việc công nhận chức vụ GS và PGS trong lĩnh vực giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Ngày 25 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 153-HĐBT về việc thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học nhà nước. Hội đồng có chức năng xét và cấp giấy chứng nhận GS, PGS, xét duyệt và cấp bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ và công nhận chức danh khoa học tương đương học vị và chức danh khoa học với nước ngoài. Ngày 04 tháng 3 năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Học hàm nhà nước. 12
  13. Bảng 2.1. Số nhà giáo được công nhận chức vụ khoa học và được phong học hàm GS, PGS giai đoạn 1980 – 2000 Thứ tự Đợt xét, năm Giáo sƣ Phó giáo sƣ Tổng cộng 1. 1980 83 347 430 2. 1984 117 898 1015 3. 1986 – 1989 22 96 118 4. 1991 247 835 1082 5. 1992 140 672 812 6. 1996 212 771 983 Tổng cộng 821 3619 4440 (Nguồn: Văn phòng HĐCDGS nhà nước) 2.1.3. Giai đoạn từ năm 2001 – 2008 Ngày 19 tháng 9 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước. Giai đoạn này thực hiện xét công nhận chức danh và bổ nhiệm chức danh GS, PGS theo Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh GS, PGS. Bảng 2.2. Số nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS giai đoạn 2001- 2008 Thứ tự Đợt xét, năm Giáo sƣ Phó giáo sƣ Tổng cộng 1. 2001 96 391 487 2. 2002 115 552 668 3. 2003 62 388 450 4. 2004 37 302 339 5. 2005 42 312 354 6. 2006 44 411 455 7. 2007 54 445 499 Tổng cộng 450 2801 3252 (Nguồn: Văn phòng HĐCDGS nhà nước) 2.1.4. Giai đoạn từ năm 2009 - 2014 Ngày 23 tháng 02 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 240/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2009 - 2014. Quy chế pháp lý về quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS thực hiện theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008; Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ. 13
  14. Bảng 2.3. Số nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS giai đoạn 2009- 2014 Thứ tự Đợt xét, năm Giáo sƣ Phó giáo sƣ Tổng cộng 1. 2009 65 641 706 2. 2010 71 507 578 3. 2011 34 374 408 4. 2012 42 427 469 5. 2013 56 491 547 Tổng cộng 268 2440 2708 (Nguồn: Văn phòng HĐCDGS nhà nước) 2.1.5. Giai đoạn từ năm 2014 - 2019 Ngày 26 tháng 5 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 763/QĐ- TTg về việc thành lập Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2014 - 2019. Quy chế pháp lý nhiệm kỳ này vẫn tiếp tục áp dụng các văn bản hiện hành như trong nhiệm kỳ 2009 – 2014. Bảng 2.4. Số nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS giai đoạn 2014- 2018 Thứ tự Đợt xét, năm Giáo sƣ Phó giáo sƣ Tổng cộng 1. 2014 59 585 644 2. 2015 52 470 522 3. 2016 65 638 703 4. 2017 83 1101 1184 Tổng cộng 259 2794 3053 (Nguồn: Văn phòng HĐCDGS nhà nước) 2.1.6. Giai đoạn từ năm 2019 - 2022 HĐGS nhà nước nhiệm kỳ 2018 – 2023 được thành lập theo Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế pháp lý về quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS nhiệm kỳ này được quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS và Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg. 14
  15. Bảng 2.5. Số nhà giáo được công đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS giai đoạn 2019- 2021 Thứ tự Đợt xét, năm Giáo sƣ Phó giáo sƣ Tổng cộng 1. 2019 74 353 427 2. 2020 39 300 339 3. 2021 42 363 405 Tổng cộng 155 1016 1171 (Nguồn: Văn phòng HĐGS nhà nước) 2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Xây dựng chủ trương, chính sách của Nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư 2.2.1.1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục xuyên suốt nội dung trong các văn bản pháp quy về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta như: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học, các Báo cáo chính trị tại Đại hội của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các giai đoạn đã chỉ rõ: Giáo dục là quốc sách hàng đầu; Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học hiện đại theo hướng xã hội chủ nghĩa; Phát triển giáo dục phải găn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Ngày 11 tháng 9 năm 1976, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 162-CP về Hệ thống chức vụ khoa học và tiêu chuẩn các chức vụ khoa học trong lĩnh vực công tác giảng dạy đại học và công tác nghiên cứu khoa học. Ngày 25 tháng 9 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 153-HĐBT thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học nhà nước. Hội đồng có chức năng xét và cấp giấy chứng nhận GS, PGS, xét duyệt và cấp bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ và công nhận chức danh khoa học tương đương học vị và chức danh khoa học với nước ngoài. Ngày 04 tháng 3 năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Học hàm nhà nước. Từ năm 2001 – 2008, công tác xét công nhận chức danh và bổ nhiệm chức danh GS, PGS được Chính phủ quy định tại Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001, Nghị định này quy định cụ thể tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức 15
  16. danh GS, PGS. Từ năm 2008 – 2017, Quy chế pháp lý về quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS thực hiện theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008; Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2018 đến nay, quy chế pháp lý về quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS được quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS; được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài các chủ trương, chính sách về công tác xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, Đảng và Nhà nước ta có các chủ trương, chính sách dành riêng cho đội ngũ GS, PGS tuy còn rất ít, ví dụ như: Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 được ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học. Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. 2.2.1.2. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS là cơ sở cho các hoạt động quản lý, quy định các tiêu chuẩn, thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Trong đó, Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg được Thủ tướng chính phủ ký ban hành ngày 31 tháng 8 năm 2018 là văn bản “xương sống” của hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1.3. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS HĐGS nhà nước ban hành nghị quyết và các văn bản chỉ đạo về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS hàng năm, bảo đảm đúng quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg, công bằng, khách quan, công khai, đúng quy chế và nâng cao chất lượng đội ngũ GS, PGS; Sửa đổi, bổ sung các biểu mẫu tại Phụ lục II; hoàn thiện các phần mềm và cung cấp công cụ hỗ trợ; tập huấn và cung cấp tài liệu hướng dẫn; rà soát và cảnh báo trước các vấn đề đối với hồ sơ ứng viên. 16
  17. 2.2.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Việc quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được thực hiện bởi Chính phủ, trong đó Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của GS, PGS, giảng viên đại học trên toàn quốc trước khi quyết định. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch HĐGS nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. 2.2.2.1. HĐGS nhà nước HĐGS nhà nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất thực hiện việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. HĐGS nhà nước gồm Chủ tịch, một Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, một Phó Chủ tịch phụ trách các nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, một Phó Chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học sức khoẻ, một phó chủ tịch phụ trách nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao và các Uỷ viên. 2.2.2.2. HĐGS ngành, liên ngành HĐGS ngành, liên ngành là bộ phận chuyên môn của HĐGS nhà nước. Chủ tịch HĐGS nhà nước quyết định thành lập và bổ nhiệm thành viên theo Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐGS nhà nước, các HĐGS ngành, liên ngành và HĐGS cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiện nay có 28 HĐGS ngành, liên ngành giúp HĐGS nhà nước xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu, định hướng nghiên cứu của ứng viên theo từng chuyên ngành. HĐGS ngành, liên ngành có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ của ứng viên và kết quả xét của HĐGS cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐGS ngành, liên ngành được quy định tại Điều 16 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg và Điều 13 Thông tư số 04/2019/TT-BGDĐT. Thành viên các HĐGS ngành, liên ngành là các nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành, có uy tín khoa học và chuyên môn cao. Hầu hết các Giáo sư HĐGS ngành, liên ngành có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên. 2.2.2.3. HĐGS cơ sở Cơ cấu tổ chức và trình tự thành lập HĐGS cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg. Hàng năm, căn cứ nhu cầu xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học quyết định việc thành lập HĐGS cơ sở. HĐGS cơ sở có từ 09 đến 15 thành viên. 2.2.2.4. Văn phòng HĐGS nhà nước 17
  18. Văn phòng HĐGS nhà nước được thành lập theo Quyết định số 129/QĐ- BGDĐT ngày 16 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Văn phòng HĐGSNN là cơ quan giúp việc cho Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2019-2023. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐGS nhà nước được quy định tại Quyết định số 728/QĐ-BGDĐT ngày 25/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐGS nhà nước. 2.2.3. Xây dựng trình tự, thủ tục quản lý nhà nƣớc về về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sƣ, phó giáo sƣ Trình tự xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS qua 3 bước: 1) Tổ chức xét tại các cơ sở giáo dục đại học thành lập HĐGS cơ sở, các hồ sơ đạt tiêu chuẩn tại cấp HĐGS cơ sở được đề nghị lên xét tại cấp HĐGS ngành, liên ngành; 2) Tổ chức xét tại HĐGS ngành, liên ngành, các hồ sơ đạt tiêu chuẩn tại cấp HĐGS ngành, liên ngành được đề nghị xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS ở HĐGS nhà nước; 3) Tổ chức họp HĐGS nhà nước để xét và công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. 2.2.3.1. Quy định về tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được quy định tại Điều 5, Điều 6 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg. 2.2.3.2. Thủ tục đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS được quy định tại Điều 11 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg. 2.2.3.3. Trình tự, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại cơ sở giáo dục đại học được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 12 Quyết định số 37/2018/QĐ- TTg 2.2.3.4. Trình tự, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại HĐGS ngành, liên ngành được quy định cụ thể tại Điều 19 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg 2.2.3.5. Trình tự, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại HĐGS nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 20 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg 2.2.3.6. Quy định quản lý hồ sơ xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS có tại Điều 23 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg: 2.2.3.7. Nguyên tắc làm việc làm việc của HĐGS nhà nước, HĐGS ngành, liên ngành và HĐGS cơ sở được quy định tại Điều 23 Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg. 18
  19. Sơ đồ. Tổng hợp chức năng, nhiệm vụ và quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS theo Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg Tổng hợp chức năng, nhiệm vụ và quy trình xét duyệt HỘI ĐỒNG GIÁO SƢ NHÀ NƢỚC - Chỉ đạo, hướng dẫn; - Xem xét, thông qua DS ƯV đạt TCCD; - Xét, đề nghị TTg trường hợp đbiệt; HĐGS NGÀNH, LIÊN NGÀNH - Tư vấn: Phát triển đội ngũ GS, PGS, đtạo HĐ GIÁO SƢ CƠ SỞ - Xđịnh NLực chmôn, NCKH, tiếng Anh; - Thu nhận hồ sơ của ƯV; TS; các vđề quốc gia liên quan đến phtriển - Thẩm định hồ sơ, KQ của HĐGSCS; Văn hóa, giáo dục, KHCN, đào tạo nhân tài; - Thđịnh tính xác thực của HS; - Báo cáo HĐGSNN; - Phối hợp CSGDĐH đánh giá - Xét hủy bỏ công nhận CD, đạt TCCD; - Ktra, Thtra, chchỉnh hđộng HĐGSCS; năng lực ngoại ngữ, khả năng - Xử lý sai sót, thắc mắc; - Giúp xét hủy bỏ CNCD, đạt TCCD; giao tiếp bằng tiếng Anh; - Phối hợp với CQ có thẩm quyền giải - Ph.hợp gquyết khnại, tổ cáo liên quan. - Ph.hợp gquyết khnại, tổ cáo. quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan. Báo cáo kết quả VĂN PHÕNG HĐGSNN - Công việc văn phòng; - Tập huấn; báo cáo HĐGSNN; - Thu nhận, rà soát, thẩm định kết quả; - Đăng tải thông tin; chuyển hồ sơ; Gửi Bcáo kết quả Trao đổi thông tin - GS, Ktra, Thtra, chchỉnh hđộng HĐGSCS. CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CSGDĐH THÀNH LẬP HĐGSCS KHÔNG THÀNH LẬP HĐGSCS - Thành lập HĐGSCS; Xác nhận các điều kiện đào tạo, nghiên cứu - Phhợp HĐGSCS đánh giá Nlực NN, tiếng Anh; khoa học của các ứng viên thuộc CSĐT. - Xnhận đ kiện đtạo, NCKH của ƯV thuộc CSĐT; Bảo đảm: trung thực, chính xác. - Báo cáo kết quả của HĐGSCS lên HĐGSNN. (Nguồn: Văn phòng HĐGS nhà nước) Sơ đồ 2.3. Tiêu chuẩn chung chức danh GS, PGS Tiêu chuẩn chung chức danh GS, PGS Giáo sƣ (Điều 4, khoản 1 Điều 5) Ph.giáo sƣ (Điều 4, khoản 1 Điều 6) Không vi phạm đạo đức nhà giáo, không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức 1. Đạo đức khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự; trung thực, khách quan trong đào tạo, nghề nghiệp NCKH và các hoạt động chuyên môn. Đủ theo quy định khoản 2, khoản 3 Điều 6: a) Đủ theo quy định tại khoản 2 Điều 5: Có thâm niên đào tạo ≥ 6 năm trong đó 03 Được bổ nhiệm chức danh PGS ≥ 3 năm 2. Thời gian tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ 30/6/2022 năm cuối liên tục tính đến ngày hết hạn làm nhiệm vụ nộp hồ sơ 30/6/2022. ĐT từ trình độ b) Thời gian làm chuyên gia giáo dục tại cơ sở GDĐH nước ngoài được tính là thời đại học trở lên gian đào tạo, nếu có: công hàm hoặc hợp đồng mời giảng của cơ sở GDĐH nước ngoài đến ngày hết (ghi rõ nội dung công việc, thời gian giảng dạy); quyết định của Bộ trưởng BGDĐT cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài; hạn nộp hồ sơ c) Giảng viên có trên 10 năm liên tục làm nhiệm vụ đào tạo mà trong 03 năm cuối có ≤ 12 tháng đi thực tập, nâng cao trình độ => không tính là gián đoạn. 3. Hoàn thành Đủ theo quy định của Bộ GD&ĐT (có ít nhất 1/2 số giờ chuẩn giảng dạy trực tiếp trên nhiệm vụ và số lớp); Đối với GV thỉnh giảng phải thực hiện ít nhất 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy giờ chuẩn GD => Phải kèm xác nhận, đánh giá bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở GDĐH. Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ phục vụ chuyên môn; có khả năng giao tiếp bằng 4. Ngoại ngữ tiếng Anh. (Nguồn Văn phòng HĐGS nhà nước) 19
  20. 2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư Hằng năm, trong quá trình tổ chức xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, HĐGS nhà nước luôn tiến hành hoạt động giám sát, hậu kiểm đối với với các HĐGS. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Kết quả đạt được Trong các năm qua, HĐGS nhà nước đã có nhiều cố gắng để từng bước nâng cao chất lượng GS, PGS (tăng số lượng hướng dẫn NCS và học viên cao học, tăng lượng các công bố quốc tế đối với các công trình khoa học, tăng giờ giảng của các GS, PGS thỉnh giảng, tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh đối với tất cả các đối tượng). Tuy nhiên nếu so sánh với khu vực và quốc tế thì việc nâng cao hơn nữa chất lượng GS, PGS Việt Nam vẫn còn là một việc làm cấp thiết và cần tiến hành mạnh mẽ hơn. HĐGS các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng HĐGS nhà nước triển khai thực hiện xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS nghiêm túc, công tâm và đúng quy định của Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của HĐGS nhà nước với tinh thần trách nhiệm cao. 2.3.2. Hạn chế - Một số quy định trong tiêu chuẩn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS chưa mang tính định lượng, cụ thể, chưa rõ ràng. Do đó, xuất hiện các trường hợp bị vướng mắc khi thẩm định hồ sơ, các giải quyết còn gây tranh cãi, chưa có sự thống nhất cao. Ví dụ như: cách xác định tác giả giả chính của công trình nghiên cứu khoa học trong trường hợp có nhiều tác giả, trường hợp thiếu thâm niên giảng dạy, thiếu 1-2 điều kiện cứng thì điều kiện thay thế như thế nào …. - Để đảm bảo quy định xuất bản công trình khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín, xuất hiện hiện tượng chạy theo số lượng bài báo đăng trên tạp chí quốc tế như: công bố nhiều bài báo trong thời gian ngắn; có tác giả công bố nhiều bài trên cùng một số của tạp chí được khuyến cáo là có vấn đề về chất lượng; thời gian phản biện rất ngắn hoặc không có thông tin về thời gian xuất bản. - Các quy định về thanh tra, kiểm tra và chế tài đối việc việc vi phạm còn chung chung, không chi tiết, tính răn đe chưa cao đối với cả ứng viên, thành viên Hội đồng và các cấp HĐGS. Chưa thực hiện số hoá hồ sơ toàn diện và hình thức xét truyền thống, chưa áp dụng triệt để công nghệ thông tin gây lãng phí thời gian và vật chất. Nguyên nhân do hệ thống 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2