intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất những giải pháp hay, phù hợp để tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 theo hướng bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………./………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ PHÚ CÁT TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2023
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyện Phú Lộc là một huyện thuộc địa giới hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện tiếp giáp với thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang ở phía Bắc, giáp thành phố Đà Nẵng ở phía Nam, giáp với biển Đông, giáp với huyện Nam Đông ở phía Tây. Huyện Phú Lộc có diện tích đất 720,92 km2, dân số tính hết năm 2022 là 134.547 người, có 15 xã và 2 thị trấn. Có Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua là quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, tuyến đường bộ cao tốc La Sơn - Túy Loan. Địa hình huyện Phú Lộc có núi đồi, đồng bằng, biển, sông và suối, như: núi Bạch Mã cao 1400m; các bãi biển có bờ cát trắng mịn, dài, bằng phẳng Hàm Rồng, Lăng Cô, Cảnh Dương, Tư Hiền; các con suối Voi, suối Mơ, suối Thủy Điện… Huyện Phú Lộc có lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn từ năm 2020 - 2022, kinh tế - xã hội có chuyển dịch đúng định hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế từng năm đạt khá; đời sống của nhân dân có nâng lên; quốc phòng, an ninh chính trị được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội đảm bảo. Tuy nhiên có hạn chế tồn tại: chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; các địa phương xã, thị trấn có tốc độ phát triển không đồng đều; các nguồn thu ngân sách chưa bền vững; nguồn vốn chi cho đầu tư phát triển còn thấp; thu nhập bình quân đầu người chưa đạt mức bình quân chung; sức cạnh tranh chưa cao; đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn hạn chế; công tác quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực chưa kịp thời; khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên chưa hiệu quả…Những vấn đề đó lâu dài, ảnh hưởng xấu đến phát triển nền kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc, dẫn đến tụt hậu, phát triển chậm và không bền vững. Trên cơ sở đánh giá chi tiết những hạn chế tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2022, tác giả đề ra những giải pháp khắc phục những bất hợp lý trong phát triển để tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc theo hướng bền vững trong giai đoạn 2023 - 2025, tôi chọn đề tài: “Tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở 1
  3. huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số đề tài nghiên cứu, bài báo kinh tế nói về vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở nước ta như: - Đề tài: “Các vùng kinh tế trọng điểm: Thực trạng và các giải pháp phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2012 - 2020” của Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Văn phòng Chính phủ. - Đề tài: Phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm: Kinh nghiệm các nước và quan điểm đối với Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nam - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thu Hoa, Đại học Kinh tế Quốc dân. Các đề tài cho thấy được thực trạng phát triển kinh tế vùng, nhất là vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các đề tài đã đề xuất giải pháp thiết thực từ đó giúp các nhà lãnh đạo, quản lý của chính quyền địa phương có cái nhìn toàn diện sát đúng thực tế khi tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, giúp địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất những giải pháp hay, phù hợp để tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025 theo hướng bền vững. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Bàn luận về các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững; xác định được thực trạng, những nguyên nhân, hậu quả của vấn đề phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022. Đề xuất những giải pháp tổ chức thực hiện các chính sách hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2023 - 2025 theo hướng bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2
  4. Đối tượng: Đề tài tập trung quan sát, đánh giá các vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi: - Không gian: vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Thời gian: vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp định tính: Chương 1: Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết; phân loại và hệ thống hóa lý thuyết. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp phương pháp quan sát, thống kê, mô tả, so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp để chỉ ra tình trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiện tại. Chương 3: Dùng phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết để phân tích và tổng kết những cách thức để đạt được phát triển kinh tế - xã hội bền vững kết hợp với những bài học đúc kết từ kinh nghiệm tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. 6. Nguồn dữ liệu nghiên cứu Nguồn thứ cấp: Nguồn dữ liệu chủ yếu được thu thập và khai thác từ các nghiên cứu khoa học, bài báo kinh tế trong nước và ngoài nước, các tạp chí chuyên ngành, nguồn dữ liệu công khai của các cơ quan, ban, ngành; các báo cáo tổng hợp kinh tế - xã hội năm 2020, năm 2021, năm 2022 của huyện Phú Lộc. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 7.1. Ý nghĩa lý luận Thứ nhất, đưa ra được cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Thứ hai, tác giả cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc trong giai đoạn 2020 - 2022, so sánh với các tiêu chí cần có để 3
  5. đạt được phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Thứ ba, tác giả trình bày những nguyên nhân cũng như hậu quả của việc phát triển kinh tế - xã hội thiếu bền vững ở huyện Phú Lộc, trong giai đoạn 2020 - 2022 và đề xuất một số các giải pháp để tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc theo hướng bền vững trong giai đoạn 2023 - 2025. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn Thứ nhất, nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá của chính tác giả về tính bền vững trong tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2020 - 2022, tìm ra nguyên nhân của tình trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội thiếu tính bền vững đề xuất một số các giải pháp để vận dụng vào thực tiễn nhằm tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Lộc đạt kết quả phát triển bền vững trong giai đoạn 2023 - 2025. Thứ hai, tác giả nhận được ý kiến đóng góp từ giảng viên hướng dẫn để có những kinh nghiệm thực tiễn tốt hơn, giúp đề tài bổ sung thêm kiến thức và lý thuyết liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cũng như nắm rõ hơn về tình trạng tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiện tại ở huyện Phú Lộc. 8. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc đề tài gồm có bốn phần, trong đó: Phần A: Phần mở đầu Phần B: Phần nội dung - Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững - Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2020 - 2022 - Chương 3: Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2023 - 2025 Phần C: Phần kết luận Phần D: Phần tài liệu tham khảo 4
  6. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1. Khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển mà thỏa mãn được những nhu cầu của các thế hệ con người đang sống ở hiện tại mà không hề làm tác hại tiêu cực đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ con người ở tương lai. 1.2. Nội dung phát triển kinh tế - xã hội bền vững: Phát triển kinh tế - xã hội bền vững đó là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển mà bảo đảm kết hợp được chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. - Phát triển kinh tế bền vững: phát triển kinh tế bền vững là đảm bảo việc tăng trưởng kinh tế ổn định, kiểm soát được tỷ lệ lạm phát, lãi suất, nợ công, cân đối thương mại, đầu tư có chất lượng, cho năng suất cao nâng cao chất lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không ảnh hưởng xấu đến xã hội và môi trường. - Phát triển xã hội bền vững: là đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, người dân có cơ hội tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, giáo dục nhưng không ảnh hưởng xấu đến kinh tế và môi trường. - Phát triển môi trường bền vững: là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nguồn lực ổn định, tránh việc khai thác quá mức các nguồn lực; duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái, hạn chế ô nhiễm môi trường. 1.3. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững Tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. 1.3.1. Các chính sách phát triển kinh tế bền vững - Để phát triển kinh tế bền vững: Cần thực hiện các chính sách để phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế. 1.3.2. Các chính sách phát triển xã hội bền vững 5
  7. - Để phát triển lĩnh vực xã hội bền vững không chỉ tập trung vào các chính sách phát triển kinh tế mà còn xây dựng các chính sách và các luật để tập trung phát triển xã hội bền vững. + Về xóa đói giảm nghèo: Các chính sách xóa đói, giảm nghèo: Chương trình 135 [7] của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-BKH-BTC-BLĐTBXH [8] ngày 15/03/1999 hướng dẫn kế hoạch hóa việc lồng ghép các chương trình, dự án tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo; mở ra cơ hội tạo việc làm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập giúp người nghèo vượt ra nghèo đói. + Ngoài vấn đề xóa đói, giảm nghèo, các chính sách phát triển về y tế, giáo dục, lao động việc làm, dân số, văn hóa như Nghị quyết số 20-NQ/TW [10] ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XII “tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực y tế nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội và ngân sách cho công tác chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, cho phép đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ y tế, y tế nhà nước làm vai trò chủ đạo. 1.3.3. Các chính sách phát triển môi trường bền vững - Phát triển môi trường bền vững Chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường như: Nghị quyết số 41-NQ/TW [16] ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”…, làm cơ sở cho việc vận dụng vào hoạt động quản lý môi trường, nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm bảo vệ môi trường của nhà nước, cá nhân và các tổ chức được thực hiện. 1.4. Quy trình tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững - Bước một: Chuẩn bị triển khai chính sách: Cơ quan tổ chức thực hiện chính sách lập kế hoạch triển khai, xác định rõ thời điểm triển khai nội dung chính sách, phạm vi không 6
  8. gian, thời gian phân bổ nguồn lực để thực hiện chính sách, ra văn bản hướng dẫn cụ thể hóa chính sách giúp cơ quan thực hiện, phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về các nội dung thực hiện chính sách, các đối tượng chủ yếu của chính sách. - Bước hai: Chỉ đạo tổ chức thực hiện: Cơ quan ra quyết định về chính sách tổ chức phổ biến chính sách rộng rãi trong nhân dân, cơ quan được giao thực hiện chính sách xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lý các dự án của chính sách, giám sát tổ chức thực hiện để tăng tính hiệu quả thực hiện. Cơ quan được giao thực hiện chính sách xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng các quỹ tập trung nguồn lực, bố trí hợp lý để thực hiện mục tiêu chính sách đặt ra, lãnh đạo cấp cao ra quyết định quản lý cho cấp dưới, các cấp dưới này ra quyết định quản lý xuống cấp thấp hơn cho đến từng thành viên tổ chức thực thi chính sách theo thẩm quyền, trách nhiệm. - Bước ba: Đánh giá thực hiện chính sách: Cơ quan thực thi đánh giá ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của chính sách, hiệu lực hiệu quả của chính sách - hiệu quả được đánh giá bằng hiệu số của tổng lợi ích và tổng chi phí bỏ ra. - Bước bốn: Điều chỉnh chính sách: Trường hợp chính sách không có giá trị thì nhà nước sẽ đình chỉ thực hiện và xóa bỏ chính sách đó. - Bước năm: Tổng kết thực hiện chính sách: Nhằm đánh giá kết quả đạt được các mục tiêu đề ra của chính sách theo tiến độ thời gian, xem xét xử lý các sai phạm và quyết định việc tiếp tục hay kết thúc chính sách đó. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2020 - 2022 2.1. Đặc điểm chung của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế: là một huyện phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, hết năm 2022, Phú Lộc 15 xã và 2 thị trấn Phú Lộc và Lăng Cô; có số dân 134.547 người, mật độ 187 người/km²; giai đoạn cơ cấu dân số vàng 7
  9. cứ 2 người lao động thì có 1 người phụ thuộc. Huyện Phú Lộc có 720,9 km² đất tự nhiên; 12.000 ha mặt nước đầm phá; có các tuyến đường giao thông quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam; đường bờ biển 60 km; cảng Chân Mây, vườn quốc gia Bạch Mã với 22.000ha, đầm Cầu Hai diện tích 104 km2 nước lợ. Các loại đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đất lầy, than bùn, đất xám bạc màu, đất sét, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất trơ sỏi đá. Vật liệu xây dựng: đất sét, đá Granit, Gabro, titan trữ lượng không lớn. 2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020 - 2022. Cách thức tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc gồm các bước sau: Bước 1: Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, các chính sách liên quan cần thực hiện, Hội đồng nhân dân huyện Phú Lộc ra Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội năm. Bước 2: Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội năm. Bước 3: UBND huyện ra thông báo quyết định phân công cá nhân người đứng đầu và các tập thể có liên quan căn cứ quy định của pháp luật về vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn để tổ chức triển khai thực hiện. Bước 4: Các cơ quan chuyên môn liên quan lập kế hoạch đề ra chương trình, đề án, dự án và phối hợp với cơ quan liên quan để tham mưu kinh phí cho từng kế hoạch, công trình, dự án mà đơn vị mình là chủ trì thực hiện. Bước 5: Các cơ quan chủ trì tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách, đánh giá chính sách. Chủ tịch UBND huyện xem xét để giải quyết kịp thời không để tình trạng mù mờ, chậm tổ chức triển khai thực hiện xảy ra ở địa phương, cơ quan đơn vị, đơn vị, cá nhân người đứng đầu nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ xem xét xử lý kỷ luật hoặc bố trí công tác khác. 8
  10. Kết quả tổ chức thực hiện năm 2020 đến 2022 cho thấy: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu tổ chức, địa phương, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt cao. Có 11 chỉ tiêu thực hiện do UBND huyện Phú Lộc đề ra trong giai đoạn 2020 - 2022 đạt và vượt kế hoạch; 2 chỉ tiêu không đạt (đó là Tốc độ tăng trưởng kinh tế và Tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Bảng 2.2: Bảng mô tả các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 [22]. Kế hoạch Thực Tỷ lệ so 2020 - hiện sánh kết 2022 2020 - quả thực Stt Chỉ tiêu 2022 hiện so với kế hoạch Tốc độ tăng trưởng giá 1 trị sản xuất bình 15,0 13,1 - 1,9 quân/năm (%) Dịch vụ (%) 52,6 60,3 + 7,7 Công nghiệp - xây 39,3 33,3 - 6,0 dựng từ (%) Nông nghiệp (%) 8,1 6,4 - 1,7 Thu nhập bình quân 2 60,0 62,5 + 2,5 đầu người (triệu đồng) Tổng vốn đầu tư toàn 3 xã hội giai đoạn 2020 - 21.700 20.611 - 1.089 2022 (tỷ đồng) Thu ngân sách nhà 4 nước trên địa bàn (tỷ 1.525.699 1.846.224 + 320.525 đồng) - Thu cân đối ngân sách 590.690 674.917 + 84.227 (tỷ đồng) Tổng lượt khách du lịch 5 17,5 17,5 Đạt tăng (%/năm) 9
  11. Tỷ lệ trường đạt chuẩn 6 50 50 Đạt quốc gia (%) Tạo việc làm mới trong 7 năm (2020-2022) (lao 5.345 5.365 +20 động) Tỷ lệ lao động sau đào tạo tìm được việc làm 4.622 4.645 +23 (lao động) Tỷ lệ lao động được 66 66 Đạt đào tạo (%) 8 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 4,1 4,1 Đạt Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông 9 72 72 Đạt thôn mới (%) - Đạt nông thôn mới 2 2 Đạt nâng cao (xã) - Đạt nông thôn mới 1 1 Đạt kiểu mẫu (xã) Tỷ lệ hộ dân sử dụng 10 93 93 Đạt nước sạch (%) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi 11 6,7 6,7 Đạt suy dinh dưỡng (%) Tỷ lệ tăng dân số tự 12 1,0 1,0 Đạt nhiên (%) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm 13 97 98 +1 y tế toàn dân (%) Giai đoạn 2020 - 2022 có cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo đúng hướng; các ngành, lĩnh vực có phát triển. 2.2.1. Tình hình thực hiện chính sách phát triển kinh tế ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 Năm Tỷ lệ 2020 2021 2022 (%) Stt Chỉ tiêu 2022/202 0 10
  12. Các chỉ tiêu I tổng hợp Thu nhập bình quân đầu người 1 57,000 59,000 65,000 4.5 (Giá hiện hành) 1000đ/năm Giá trị sản xuất 2 (giá so sánh 18,199 19,926 22,513 7.3 2010) (tỷ đồng) Công nghiệp - a xây dựng (tỷ 6,085 6,158 7,153 5.5 đồng) Nông, lâm, ngư b 1,128 1,142 1,218 2.6 nghiệp (tỷ đồng) Dịch vụ (tỷ c 10,986 12,626 14,142 8.8 đồng) Tốc độ tăng 3 trưởng GTSX 8.1 9.5 13.0 17.2 (giá 2010) (%) Giá trị sản xuất 4 (giá hiện hành) 24,656 27,193 30,934 7.9 (tỷ đồng) Dịch vụ (tỷ a 14,836 17,205 19,440 9.4 đồng) Công nghiệp - b xây dựng (tỷ 8,200 8,339 9,730 5.9 đồng) Nông, lâm, ngư c 1,620 1,649 1,764 2.9 nghiệp (tỷ đồng) Tổng bán lẻ hàng 5 hóa, doanh thu 4,800 5,681 6,420 10.2 dịch vụ (tỷ đồng) Tổng vốn đầu tư 6 toàn xã hội (tỷ 6,900 6,440 7,200 1.4 đồng) Số xã đạt chuẩn 7 2 0 2 0.0 nông thôn mới Thu ngân sách II nhà nước 11
  13. Thu NSNN trên 1 địa bàn (triệu 557,116 537,343 583,710 1.6 đồng) Tr đó: - Thu thuế XNK, NST+TW 289,371 322,000 357,098 7.3 hưởng (triệu đồng) - Thu cân đối 267,745 215,343 226,612 -5.4 ngân sách Trong đó: + Thu cấp QSD đất 73,866 82,000 150,000 26.6 (triệu đồng) + Thu ngoài QD 111,478 78,830 42,000 -27.8 (triệu đồng) Thu bổ sung từ 2 ngân sách cấp 412,000 486,624 510,920 7.4 trên (triệu đồng) Tổng chi ngân 3 sách địa phương 737,775 825,919 850,697 4.9 (triệu đồng) III Du lịch Tổng lượt khách 1 du lịch (nghìn 737.6 487 1,617 29.9 khách) Trong đó: - Khách quốc tế 28.6 0 553 168.4 (nghìn khách) - Khách nội địa 709.0 487 1,064 14.5 (nghìn khách) Tổng lượt khách 2 lưu trú (nghìn 207.15 320 597 42.3 khách) Trong đó: - Khách quốc tế 17.4 0 280 152.5 (nghìn khách) - Khách nội địa 189.75 320 317 18.7 (nghìn khách) Doanh thu du 3 712.5 513 1,626 31.7 lịch (tỷ đồng) 12
  14. Sản phẩm công IV nghiệp chủ yếu Đá các loại 1 807 827.6 886 3.2 (1000m3) Cát sạn các loại 2 1,948 1,991 2,131 3.0 (1000m3) Chế biến thủy hải 3 318 331 354 3.6 sản (tấn) Đá Granit đen 4 3,008 3,075 3,290 3.0 (m3) Chế biến lâm sản 5 1,888 2,077 2,222 5.6 (1000 tấn) 6 Gạch (triệu viên) 5.3 5.4 5.8 3.1 Sản phẩm nông V nghiệp chủ yếu Sản lượng lương 1 thực có hạt (1000 40.659 40.655 40.673 0.0 tấn) Sản lượng khai 2 thác gỗ (1000 130 147 150 4.9 m3) Sản lượng thuỷ 3 hải sản (1000 11.586 10.945 11.130 -1.3 tấn) Sản lượng Đánh 7.743 7.645 7.795 0.2 bắt (1000 tấn) - Đánh bắt biển 5.671 5.710 5.840 0.9 (1000 tấn) - Sông đầm 2.072 1.935 1.955 -1.9 (1000 tấn) Sản lượng nuôi 3.843 3.300 3.335 -4.6 trồng (1000 tấn) - Sản lượng tôm 960 854 890 -2.4 (tấn) Tác giả nhận thấy rằng, vấn đề phát triển kinh tế của huyện Phú Lộc kinh tế chưa phát triển mạnh, có 2 chỉ tiêu không đạt là: giá trị sản xuất, tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 13
  15. 2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển xã hội ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 Bảng 2.4: Bảng các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển về xã hội theo hướng bền vững ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 Năm Tỷ lệ so sánh Stt Chỉ tiêu (%) 2020 2021 2022 2022/20 20 I Dân số Dân số trung 1 bình (1000 134.205 134.351 134.547 0,08 người) Tỷ lệ phát triển 2 dân số tự nhiên 0.99 0.99 0.99 0,99 (%) Tỷ lệ giảm sinh 3 0.11 0.11 0.11 0,11 (%) Tảo hôn; hôn nhân cận huyết 4 20 22 24 6,2 thống (trường hợp) Các tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi; 5 người từ 65 tuổi trở lên; tỉ lệ người phụ thuộc Tỉ lệ trẻ em dưới 23,0 23,1 23,1 0,1 15 tuổi đạt (%) Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt 7,4 7.5 7,5 0,4 (%) Tỉ lệ phụ thuộc 30,7 32,1 32,4 1,8 chung (%) Tuổi thọ bình 6 71 72 72,5 0,7 quân (tuổi) 7 Tỷ lệ dân số đô 25,6 26,4 27,8 2,8 14
  16. thị đạt trên 30% (%) Chỉ tiêu về lao II động, việc làm Lao động - việc làm Số người trong độ tuổi lao động 1 74,050 74,642 75,239 0,5 có khả năng lao động (Người) Số lao động đang làm việc 2 70,468 71,521 72,568 0,9 trong các ngành kinh tế (Người) Nông lâm ngư 9,866 10,324 10,757 2.9 nghiệp (Người) Công nghiệp - Xây dựng 25,369 25,432 25,508 0,1 (Người) Dịch vụ (Người) 35,234 35,766 36,303 1,0 Số LĐ được tạo việc làm mới 3 2,000 1,900 1,805 -3,3 trong năm (Người) Trong đó: Xuất khẩu lao động 50 70 178 52,6 (Người) Đào tạo nghề Tổng số lao 1 động đã qua đào 44,430 45,532 46,624 1,6 tạo (Người) Trong đó: Đào tạo mới trong 1,500 1,600 1,694 4,1 năm (Người) Tỷ lệ lao động 2 65.0 66.0 67.0 1,0 qua đào tạo (%) Số lao động tìm 3 được việc làm 1,440 1,540 1,632 4,2 sau khi đào tạo 15
  17. (Người) Tỷ lệ lao động qua đào tạo có 4 96.0 96.3 96.5 0,17 được việc làm (%) Số hộ được vay 5 vốn tạo việc làm 350 350 350 0 (hộ) Số lao động chưa có việc 6 2,172 2,037 1,894 -4,4 làm ổn định (Người) Chỉ tiêu giảm III nghèo, an sinh xã hội Số hộ nghèo 1 theo chuẩn quốc 1,509 1,420 1,314 -4,5 gia (Hộ) Tỷ lệ hộ nghèo 2 theo chuẩn quốc 4.10 3.80 3.40 -6,0 gia (%) Số hộ cận nghèo 3 1,433 1,398 1,304 -3,0 (Hộ) Tỷ lệ hộ cận nghèo theo 4 4.02 3.74 3.45 -4,9 chuẩn quốc gia (%) Số hộ thoát 5 295 105 107 -28,7 nghèo (Hộ) Số hộ tái nghèo 6 10 10 10 0 (Hộ) Số lượt hộ nghèo được vay 7 302 284 263 -4,5 vốn tín dụng (Hộ) IV Y tế Số giường bệnh 1 trên vạn dân 20.6 20.4 20.9 0,5 (Giường) 16
  18. Số bác sĩ/vạn 2 5.3 5.4 5.5 1,4 dân (Bác sĩ) Số xã/phường đạt tiêu chuẩn 3 17 17 17 0 quốc gia về y tế (Xã) Số lượt người đến khám chữa bệnh tại các cơ 4 270,000 271,890 273,793 0,46 sở y tế của huyện(Lượt người) Tỷ lệ người dân 5 tham gia BHYT 96.0 96.5 97.0 0,3 (%) Tỷ lệ suy dinh 6 dưỡng của trẻ 6.70 6.42 6.14 -2,8 em < 5 tuổi (%) V Giáo dục Tổng số học 1 sinh đầu năm 32,672 32,715 32,764 0,09 (Học sinh) Tổng số học 2 sinh là dân tộc 234 232 229 -0,7 (Học sinh) Tỉ lệ học sinh đi 3 học so với độ tuổi Trong đó: - Nhà 31.0 33.0 33.0 2,1 trẻ (%) - Mẫu giáo (%) 87.0 88.5 88.5 0,5 - Tiểu học (%) 99.8 99.6 99.6 -0,06 - THCS (%) 97.7 98.0 98.0 0,1 - THPT (%) 87.0 87.5 87.5 0,19 Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi học mẫu 99.6 99.8 99.8 0,06 giáo (%) Tổng số trường 4 68 67 65 -1,5 học trên địa bàn 17
  19. (Trường) - Trường Mầm non (mẫu giáo, 23 23 23 0 nhà trẻ) (Trường) Trong đó: ngoài công lập 2 2 2 0 (Trường) - Trường Tiểu 23 22 20 -3,8 học (Trường) - Trường THCS 13 13 13 0 (Trường) - Trường Tiểu học, THCS 5 5 5 0 (Trường) - Trường THPT 4 4 4 0 (Trường) Trường học đạt 5 chuẩn quốc gia 32 38 42 9,4 (Trường) - Trường MN (Mẫu giáo, nhà 7 8 13 22,9 trẻ) (Trường) - Tiểu học 15 15 15 0 (Trường) - THCS 7 9 9 8,7 (Trường) - Tiểu học, 0 1 1 0,1 THCS (Trường) - THPT 3 3 4 0,1 (Trường) - Kết quả thực hiện lĩnh vực xã hội còn có những hạn chế, tập trung vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp độ chưa cao; tỷ lệ lao động qua đào tạo có chất lượng tay nghề còn thấp; công tác xã hội hóa về y tế chậm; công tác quản lý y tế tư nhân và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa hiệu quả; tỷ lệ sinh con thứ ba vẫn còn cao; kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững. 18
  20. 2.2.3. Tình hình thực hiện chính sách phát triển môi trường ở huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 Bảng 2.5: Bảng các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện chính sách phát triển môi trường theo hướng bền vững huyện Phú Lộc giai đoạn 2020 - 2022 Năm Tỷ lệ 2020 2021 2022 so sánh Stt Chỉ tiêu (%) 2022/2020 - Tỷ lệ hộ dân sử dụng 1 96,2 96,5 97,1 0.31 nước sạch (%) - Tỷ lệ hộ dân nông 2 thôn sử dụng nước 100 100 100 0 hợp vệ sinh (%) - Tỷ lệ che phủ rừng 3 49 47 47 -1.3 (%) Tỷ lệ số thôn, tổ dân 4 phố được thu gom rác 100 100 100 0 thải (%) - Tỷ lệ hộ dân tham 5 gia dịch vụ thu gom 75 78 80 2.1 rác thải sinh hoạt (%) - Những kết quả về môi trường giai đoạn 2020 - 2022: việc đánh giá tỷ lệ rác thải sinh hoạt chưa được thu gom còn chạy theo số lượng; chất lượng môi trường ở các khu chợ trung tâm đông dân cư còn có nguy cơ bị ô nhiễm; không có chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ ý thức của người dân trong việc xả rác bừa bãi. Tình trạng quy hoạch treo các dự án bảo vệ môi trường đang có chiều hướng gia tăng. Tỷ lệ diện tích đất bỏ hoang do thiếu nước sản xuất ngày càng cao. Tiểu kết Chương II: Cách thức tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của huyện Phú Lộc là phù hợp và có kết quả tích cực, tuy nhiên, thông qua những hạn chế, tồn tại cả ba lĩnh vực cho thấy vấn đề tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Lộc còn thiếu bền vững. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2