intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu và đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lượng CSGT thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến của lực lượng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NỘI VỤ<br /> <br /> HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG<br /> <br /> TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ,<br /> AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ CỦA LỰC LƢỢNG<br /> CẢNH SÁT GIAO THÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý công<br /> Mã số: 60 34 04 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG<br /> <br /> HÀ NỘI – 2017<br /> 1<br /> <br /> Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> TS NGUYỄN MINH SẢN<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣợng<br /> <br /> Phản biện 2: TS. Đặng Thị Bích Liễu<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Địa điểm: Phòng họp 402C nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sỹ<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội<br /> Thời gian: vào hồi 14giờ 30 phút ngày 19 tháng 01 năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia<br /> hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,<br /> Học viện Hành chính Quốc gia<br /> 2<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài luận văn<br /> Theo thống kê, phân tích hàng năm cho thấy có đến trên 80% số<br /> vụ TNGT xảy ra là do ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời tham gia<br /> giao thông còn kém. Mặc dù hệ thống pháp luật trong quản lý và xử phạt<br /> vi phạm giao thông luôn được bổ sung và hoàn thiện, tuy nhiên, tình trạng<br /> vi phạm vẫn tồn tại gây áp lực cho nhà nước và bức xúc trong nhân dân.<br /> Nguyên nhân cơ bản không chỉ do pháp luật chưa đủ sức răn đe, mà phần<br /> lớn là do ý thức của người dân, nhận thức chưa đầy đủ, nhất là công tác<br /> tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB đến người dân chưa có<br /> hiệu quả.<br /> Trong những năm qua, công tác đảm bảo TTATGT đã được Đảng,<br /> Quốc hội và Chính phủ tăng cường chỉ đạo các Bộ, Ngành thực hiện nhiều<br /> biện pháp quyết liệt để lập lại TTATGT, kiềm chế và giảm TNGT, ùn tắc<br /> giao thông, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến được đặt lên hàng đầu<br /> và được coi là một trong những biện pháp quan trọng để góp phần kiềm<br /> chế và làm giảm TNGT.<br /> Lực lượng CSGT tuy không phải là chủ thể chính trong công tác<br /> tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB, tuy nhiên lại là chủ thể<br /> có nhiều đóng góp tích cực và sâu sắc nhất, giúp chuyển biến và nâng cao<br /> ý thức chấp hành luật giao thông của người dân hiệu quả nhất. Thông qua<br /> công tác tuyên truyền với nhiều nội dung đa dạng, hình thức phong phú<br /> với các đối tượng tuyên truyền, lực lượng CSGT đã góp phần nâng cao<br /> nhận thức và ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của<br /> pháp luật.<br /> Trên thực tế, người dân chưa thực sự hiểu, biết rõ về pháp luật. Trên<br /> địa bàn thành phố Hà Nội, khi được hỏi về các văn bản quy phạm pháp<br /> 1<br /> <br /> luật liên quan đến giao thông đường bộ, nhiều người dân chưa thực sự hiểu<br /> biết đầy đủ và sâu sắc nội dung của các văn bản, điều đó dẫn tới tình trạng<br /> vi phạm pháp luật và hiểu không đúng theo văn phong của văn bản. Đặt ra<br /> câu hỏi vậy, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật như<br /> thế nào trong lĩnh vực đảm bảo TTATGTĐB, đặc biệt của lực lượng<br /> CSGT thành phố Hà Nội?<br /> Trong bối cảnh đó, cần thiết phải tiến hành, xây dựng và nghiên cứu,<br /> đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về<br /> TTATGTĐB của lực lượng CSGT thành phố để giúp cho các cơ quan làm<br /> chính sách, các cán bộ thực thi công tác này có một cái nhìn khách quan về<br /> kết quả đạt được và những vấn đề cần khắc phục . Chính vì vậy, tôi đã lựa<br /> chọn đề tài “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao<br /> thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội”<br /> làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công của<br /> mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br /> Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Tuyên truyền,<br /> phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực<br /> lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội” các nhà khoa học tiếp cận<br /> theo nhiều cách, với những cấp độ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý như:<br /> - Nguyễn Đình Đuân: “Vai trò của lực lượng cảnh sát giao thông<br /> trong phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông<br /> đường bộ ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Quản lý Hành chính<br /> công, năm 2010.<br /> - Đặng Quang Tâm: “Phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao<br /> thông, qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận về<br /> lịch sử nhà nước và pháp luật, năm 2012.<br /> 2<br /> <br /> - Trần Sơn Hà: “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật<br /> tự, an toàn giao thông đường bộ Việt Nam”, Chuyên đề 1 – Luận án tiến sĩ<br /> Quản lý công, năm 2015.<br /> Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành<br /> như: Lê Ngọc Tiến: “Giáo dục pháp luật- biện pháp quan trọng giảm thiểu<br /> tai nạn giao thông đường bộ”, Tạp chí Giao thông vận tải, v.v..<br /> Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các đề tài, luận văn và bài báo<br /> trong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận<br /> và thực tiễn quan trọng về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về<br /> TTATGTĐB.<br /> Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách<br /> chuyên biệt về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB<br /> của lực lượng CSGT thành phố Hà Nội. Luận văn là công trình khoa học<br /> đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về: “Tuyên truyền,<br /> phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của lực<br /> lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội” dưới góc độ Quản lý<br /> công. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, hy vọng sẽ góp phần khắc<br /> phục những tình trạng nêu trên và bổ sung những thiếu sót để giúp người<br /> nghiên cứu tìm đọc sau này có cái nhìn chuyên biệt hơn về công tác tuyên<br /> truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lượng CSGT thành phố<br /> Hà Nội.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn<br /> Để hoàn thành được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết<br /> các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:<br /> Một là, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác<br /> tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lượng CSGT.<br /> Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền, phổ<br /> biến pháp luật về TTATGTĐB của lực lượng CSGT thành phố Hà Nội<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2