intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

66
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Xây dựng khung lý thuyết về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. Qua đó, phân tích thực trạng hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THÀNH CHƢƠNG XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 I
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Huy Khiên Phản biện 1: TS. Phan Ánh Hè Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Cường Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng số 210, Nhà A – Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 – Đường 3/2 – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào lúc11 giờ 00, ngày 21 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia II
  3. MỞ DẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Tại Bình Dương, theo thông tin do Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) cung cấp năm 2016 thì có đến gần 99% số liệu đo đạc và bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ) là do Văn phòng ĐKĐĐ thực hiện; trong khi đó Văn phòng ĐKĐĐ cũng là đơn vị tham mưu Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cấp GCNQSDĐ cho tổ chức và cá nhân. Nói cách khác Văn phòng ĐKĐĐ vừa là cơ quan “đo đất” đồng thời cũng là cơ quan “cấp đất”, đây là tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Với những lý do trên tác giả chọn vấn đề “Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn Cao học chuyên ngành Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên bước đường hội nhập quốc tế, Nhà nước phải tiến hành XHH một số ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm được, thậm chí còn làm tốt hơn khu vực công. Trong đó, XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ cũng là một xu thế tất yếu khách quan.  Nghiên cứu về DVC, xã hội hóa DVC đã được nhiều học giả quan tâm. Chúng ta có thể nêu một số công trình nghiên cứu của các các tác giả sau: - PGS.TS Lê Chi Mai (2002), chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài nhà nước vấn đề và giải pháp, Nxb. Lao động – Xã hội. - Đỗ Thị Hải Hà (2007), Quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công (sách chuyên khảo), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. 1
  4. - TS. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (2007): Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, Nxb. Thống kê.  Ngoài các sách chuyên khảo trên, một số nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu các đề tài khoa học về DVC, cải cách và XHH DVC. Tiêu biểu là các đề tài khoa học sau: - Trương Văn Huyền (2010), Hoàn thiện quản lý DVC ở Việt Nam hiện nay, đề tài cấp bộ B. 10-25. - PGS.TS Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ hành chính công ở Việt Nam, đề tài cấp bộ 2001-54-057.  Đã có một số tác giả nghiên cứu về cải cách DVC và XHH DVC đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Chúng ta có thể nêu một số bài viết sau: - PGS.TS. Phạm Thị Hồng Điệp (2013), Quản lý nhà nước đối với DVC, kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam, số 3 Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trong bài viết “Xã hội hóa dịch vụ công: Quan điểm tiếp cận và kinh nghiệm từ một số nước” của GS.TS. Trần Ngọc Hiên, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trong Tạp chí Cộng sản ngày 18/6/2012. - PGS.TS. Đặng Khắc Ánh (2015), Hợp tác công – tư trong khu vực công ở Việt Nam, số 229 Tạp chí Quản lý nhà nước. - Thanh Bình (2015), Kinh nghiệm quản lý đất đai ở Úc, số 18 Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. - Nguyễn Tuấn Hùng (2013), Đẩy mạnh XHH hoạt động đo đạc và bản đồ, số 3+4 Tạp chí Tài nguyên và Môi trường. - GS.TS Phạm Ngọc Quang (2004), Xã hội hóa DVC - Một nội dung trong đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ, số 4 Tạp chí Triết học. 2
  5. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về cải cách cung ứng DVC, XHH DVC ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nói riêng. Vì vậy, học viên nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Xây dựng khung lý thuyết về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. Qua đó, phân tích thực trạng hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương. Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương trong những năm tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện XHH DVC đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT tỉnh Bình Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
  6. Về không gian: chủ yếu là tại tỉnh Bình Dương, ngoài tỉnh Bình Dương luận văn còn nghiên cứu, thanh khảo kinh nghiệm ở một số địa phương. Về thời gian: Chủ yếu từ năm 2010 đến nay. Về nội dung: XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: * Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: - Phương pháp quan sát thực tế; - Phương pháp thống kê; * Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: - Phương pháp điều tra xã hội học. * Phương pháp xử lý thông tin: - Phương pháp phân tích – tổng hợp: thông qua các nguồn thông tin thu thập thứ cấp và thông tin sơ cấp, tác giả đã phân tích thông tin, tổng hợp số liệu. Qua đó tác giả minh họa cho dẫn chứng, rút ra kết luận, kiến nghị trong luận văn. 4
  7. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về mặt lý luận Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về DVC, xã hội hóa DVC, sự cần thiết và điều kiện xã hội hóa DVC. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đang ký đất đai, Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương. Luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước về TN&MT, tạo ra và duy trì được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ về đo đạc và bản đồ. Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu XHH ở một lĩnh vực cụ thể và cũng là tài liệu giúp các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh XHH ở các lĩnh vực dịch vụ khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn này gồm có 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ Chương 2: Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương Chương 3: Phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương 5
  8. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ 1.1. Các khái niệm chủ yếu trong hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ 1.1.1. Dịch vụ công 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ công Trong nghiên cứu khoa học, dù có nhiều khái niệm về DVC, nhưng nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã chung quan điểm: “DVC là những hoạt động của các tổ chức nhà nước hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà nước uỷ quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng, công dân, theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội”. 1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ công DVC có tính xã hội. Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo cung ứng DVC. Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất cung ứng DVC. Nguyên tắc không chỉ vì lợi nhuận khi cung ứng DVC. 1.1.2. Xã hội hóa dịch vụ công 1.1.2.1. Khái niệm xã hội hóa dịch vụ công XHH DVC được hiểu là quá trình mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội cùng tham gia với Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là, tăng cường vai trò của khu vực tư nhân, tái cấu trúc lại khu vực công vốn bao 6
  9. trùm lên gần như toàn bộ hoạt động KT-XH, chuyển giao bớt nhiệm vụ cho khu vực tư nhân. Nhà nước đang dần chuyển hướng từ Nhà nước "chèo thuyền” sang Nhà nước “lái thuyền”. 1.1.2.2. Vai trò xã hội hóa dịch vụ công XHH DVC nâng cao chất lượng DVC được cung ứng. XHH DVC thể hiện các định hướng phát triển quốc gia. XHH DVC giúp phát huy tiềm năng và năng lực của xã hội trong việc phục vụ cộng đồng. XHH DVC giúp nhà nước tập trung nguồn lực để cung ứng tốt hơn các dịch vụ công chỉ do nhà nước cung ứng. XHH DVC góp phần thúc đẩy CCHC. 1.1.2.3. Điều kiện để xã hội hóa dịch vụ công Đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công. Vần có cơ chế quản lý phù hợp. Cải thiện dịch vụ công trong khu vực nhà nước. 1.2. Sự cần thiết phải xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ 1.2.1. Yêu cầu khách quan Do yêu cầu phát triển đời sống KT-XH Do đặc điểm của nền kinh tế thị trường Sự thay đổi tương quan giữa khu vực công với khu vực tư 1.2.2. Yêu cầu chủ quan Tiết kiệm ngân sách nhà nước, Năng lực bộ máy cung ứng dịch vụ, Yêu cầu nâng cao tính cạnh tranh, chuyên nghiệp khu vực công, Bảo đảm tính công khai và minh bạch. 7
  10. 1.3. Nội dung xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ 1.3.1. Khái quát về đo đạc và bản đồ Đo đạc và bản đồ là lĩnh vực khoa học kỹ thuật sử dụng các phương pháp thu nhận và xử lý thông tin nhằm xác định các đặc trưng hình học và thông tin thuộc tính của các đối tượng địa lý ở mặt đất, lòng đất, mặt nước, lòng nước, đáy nước, khoảng không và biểu thị bề mặt Trái Đất dưới dạng mô hình thu nhỏ bằng hệ thống ký hiệu theo các quy tắc toán học nhất định. 1.3.2. Các loại sản phẩm hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ cơ bản. Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành. Sản phẩm hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ mục đích quốc phòng. 1.3.3. Nội dung xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Văn phòng Đăng ký đất đai thực hiện hai chức năng: Thứ nhất, chức năng quản lý nhà nước về đất đai, trong đó có một phần nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên là quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thứ hai, chức năng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ. Vì là hoạt động chuyên môn kỹ thuật thuần túy nên Nhà nước hoàn toàn có thể tiến hành xã hội hóa hoạt động này. 8
  11. 1.4. Bài học kinh nghiệm xã hội hóa dịch vụ công 1.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương - Hà Tĩnh thành công trong XHH công tác BVMT. - Xã hội hóa hoạt động điện ảnh ở thành phố Hồ Chí Minh. - XHH bệnh viện công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Hiệu quả từ XHH hoạt động BVMT tỉnh Vĩnh Phúc - XHH giao thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dương Thông qua hoạt động XHH trên một số lĩnh vực khác nhau ở các địa phương khác nhau đã để lại bài học kinh nghiệm về XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau: Phải tạo khung hành lang pháp lý cần thiết XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. Phải đưa ra lộ trình cụ thể cho việc XHH DVC về đo đạc và bản đồ, thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của tỉnh. Làm tốt công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không nên thực hiện XHH bằng mọi giá. Nếu không kiểm soát, kiểm tra đôn đốc mà giao khoán hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ sẽ gây hậu quả không lường trước. Tiểu kết chƣơng 1 Qua một số điểm nêu trên, để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng phục vụ của Nhà nước thông qua hoạt động cung ứng DVC, Nhà nước cần đổi mới việc thực hiện nhiệm vụ DVC theo hướng những DVC mà khu vực tư có thể làm tốt thì nên để cho khu vực tư thực hiện, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như hiện nay. 9
  12. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dƣơng Thực hiện Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND7 ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh về Kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bình Dương 5 năm 2011 - 2015. Dù tình hình thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, tình hình trong nước còn nhiều khó khăn.Tuy nhiên, các ngành, các cấp của tỉnh đã tìm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, có bước đột phá trong CCHC được Nhân dân và doanh nghiệp ủng hộ. Bên cạnh những mặt làm được nêu trên vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Các loại hình dịch vụ tuy đã có bước phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng tiềm năng của tỉnh. 2.2. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 2.2.1. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ Thứ nhất, về công tác đo đạc và bản đồ Đo đạc, chỉnh lý bản đồ trong hệ tọa độ VN-2000. Ngoài ra Sở TN&MT còn di dời, khôi phục mốc tọa độ, độ cao. 10
  13. Thứ hai, về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Triển khai phần mềm VisualSVN server, TortoiseSVN phục vụ cho công tác sử dụng bản đồ địa chính dùng chung. Phần mềm Vilis quản lý CSDL thông tin đất đai. Thứ ba, về công tác địa giới hành chính Tỉnh đã hoàn thành bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính của 9/9 đơn vị hành chính cấp huyện và 91/91 đơn vị hành chính cấp xã; hoàn thành công tác khôi phục các mốc địa giới hành chính thuộc địa phận tỉnh Bình Dương ở cả 3 cấp. Thứ tư, bản đồ hiện trạng sử dụng đất Trên cơ sở đề nghị phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của UBND 09 huyện, thị xã, thành phố. Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của 09 huyện, thị xã, thành phố. 2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ Thứ nhất, về đo đạc và bản đồ Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính đã được triển khai từ năm 1994 và đến năm 2001 đã cơ bản hoàn thành cho 91/91 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh, công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính cho 77/91 xã, phường, thị trấn. Thứ hai, về xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai Hình thành một hệ thống hồ sơ địa chính số thống nhất, đồng bộ và hoàn chỉnh để đưa vào quản lý, lưu trữ, cung ứng và khai thác sử dụng theo qui định một cách nhanh chóng kịp thời và thường xuyên. Xây dựng CSDL nền thông tin địa lý tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 11
  14. Thứ ba, về công tác địa giới hành chính Tỉnh Bình Dương hiện nay có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện), 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn). Thứ tư, bản đồ hiện trạng sử dụng đất Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng được tiến hành thực hiện theo phương pháp hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất chu kỳ trước. 2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động mô hình Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 2.3.1. Chức năng, nhiệm vụ Văn phòng Đăng ký đất đai * Chức năng Văn phòng ĐKĐĐ có chức năng thực hiện ĐKĐĐ, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và CSDL đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung ứng thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Văn phòng ĐKĐĐ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của pháp luật. * Nhiệm vụ, quyền hạn Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ. 12
  15. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi giấy chứng nhận QSDĐ theo quy định của pháp luật. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung ứng phục vụ đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Cung ứng hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng ĐKĐĐ theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao. 13
  16. 2.3.2. Năng lực hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai * Cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng ĐKĐĐ có 05 phòng trực thuộc. Tổng số Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CCVCNLĐ) là 628 người, trong đó có 35 biên chế, 593 hợp đồng và thử việc; tại Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh có 114 người, tại 09 Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ có 514 người. * Thiết bị, phần mềm công nghệ Hiện nay, Văn phòng ĐKĐĐ có trên 20 danh mục máy móc, thiết bị phục vụ công tác đo đạc và bản đồ. * Tiếp nhận, thời gian thực hiện các dịch vụ công Từ ngày 15/8/2016 Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện việc tiếp nhận các hồ sơ DVC về đo đạc và bản đồ qua hình thức điện tử. Thởi gian thực hiện hồ sơ theo Quyết định số 25/QĐ- VPĐKĐĐ của Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Bình Dương về việc ban hành quy trình lập mảnh trích lục địa chính, mảnh trích đo địa chính, mảnh trích lục địa chính có đo đạc chỉnh lý và quy trình thẩm định mảnh trích đo địa chính, mảnh trích lục địa chính có đo đạc chỉnh lý tại Văn phòng Đăng ký đất đai (01 cấp) tỉnh Bình Dương. 2.3.3. Nhận xét, đánh giá * Kết quả đạt được Đơn giản các thủ tục hành chính, cải tiến các mẫu biểu để người dân và doanh nghiệp thuận tiện điền thông tin; việc tiếp nhận hồ sơ có thể trực tiếp hoặc qua hộp thư điện tử. Doanh thu hoạt động của Văn phòng ĐKĐĐ một cấp sau một năm thành lập đạt được 101 tỷ đồng, tăng bình quân 5% so với trước khi thành lập. 14
  17. * Tồn tại và hạn chế Bản thân người làm hồ sơ cũng là người xét duyệt, là người quản lý, là người có trách nhiệm thực hiện những DVC về đo đạc và bản đồ. Tố chức, cá nhân muốn làm hồ sơ nhanh, họ thuê ngay chính công chức, viên chức trong cơ quan TN&MT có thẩm quyền xem xét cấp GCNQSDĐ làm giúp mọi khâu với một lệ phí không phải là rẻ. 2.4. Đánh giá ƣu điểm và hạn chế xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng 2.4.1. Ưu điểm Phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước. Huy động các tiềm năng, nguồn lực của xã hội. Nâng cao chất lượng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. 2.4.2. Hạn chế Tình trạng Nhà nước tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh tế. Chính sách ưu đãi thuế chưa cao. Về quyền tự chủ trong việc tuyển dụng lao động, Chính sách phân cấp chưa phù hợp, Chất lượng hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ chưa chưa được coi trọng, Tiểu kết chƣơng 2 Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh Bình Dương có vị thế gần như là độc quyền tự nhiên trong hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. Do đó, XHH hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng ĐKĐĐ, Sở TN&MT là một giải pháp hữu hiệu. 15
  18. Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG VỀ ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TẠI VĂN PHÕNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG TỈNH BÌNH DƢƠNG 3.1. Phƣơng hƣớng đẩy mạnh xã hội hóa động cung ứng dịch vụ công đo đạc và bản đồ Để thực hiện XHH đo đạc và bản đồ trước hết cần có sự thống nhất trong mục tiêu, quan điểm và định hướng đối với hoạt động này cho toàn bộ hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân. Đây là mục tiêu trước mắt đồng thời cũng là mục tiêu lâu dài gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương, đưa tỉnh thành trung tâm KT-XH phát triển hàng đầu cả nước. Xuất phát từ mục tiêu tổng quát trên, chính quyền tỉnh Bình Dương đã nêu lên các quan điểm và định hướng sau: - Phát triển ngành đo đạc và bản đồ bền vững là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó đề cao vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động đo đạc và bản đồ. Nhà nước cần ban hành các chính sách thúc đẩy XHH nhưng không ngừng khắc phục các hạn chế, khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường, đổi mới phương thức quản lý theo hướng một nền hành chính phục vụ. - Hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ ở tỉnh hoàn toàn có đủ điều kiện để XHH. Việc chuyển giao cho các doanh nghiệp đo đạc thực hiện các loại hình dịch vụ này và phải theo nguyên tắc, quan điểm là không vì mục đích lợi nhuận. 16
  19. - Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách quản lý về XHH trên cơ sở tách bạch, phân biệt giữa quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác lập cơ chế quản lý XHH phù hợp với đặc điểm tính chất của từng giai đoạn hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. - Để thúc đẩy XHH, các nhà quản lý cần xây dựng cơ chế chính sách thu hút, cải cách thủ tục hành chính theo hướng gọn nhẹ, dễ dàng. Bên cạnh đó còn có cơ chế ưu đãi cho DVC về đo đạc và bản đồ. Từng bước chuyển cơ chế chỉ định thầu, cơ chế đặt hàng kế hoạch hiện nay (chủ yếu do Văn phòng ĐKĐĐ đảm nhận) sang cơ chế đấu thầu hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ một cách công bằng cho các đơn vị bên ngoài nhà nước thực hiện. Nhà nước phải tổ chức tốt việc bảo đảm điều kiện tài chính, quyết toán và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. - Rà soát, xác định rõ những công đoạn hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm theo nguyên tắc “Nhà nước chỉ làm những gì mà xã hội không thể làm hoặc không muốn làm”. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức phi lợi nhuận ra đời và hoạt động theo đúng mục tiêu trong lĩnh vực dịch vụ về đo đạc và bản đồ. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động DVC về đo đạc và bản đồ. Sử dụng các cơ chế, quy chế để điều tiết và kiểm soát các doanh nghiệp, các tổ chức, tư nhân trong việc cung cấp DVC về đo đạc và bản đồ theo yêu cầu. Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, người dân trong việc giám sát và đánh giá chất lượng và hiệu quả dịch vụ công đo đạc và bản đồ. 17
  20. 3.2. Giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công về đo đạc và bản đồ tại Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng 3.2.1. Giải pháp chung Nâng cao vai trò của quản lý nhà nước trong quá trình đổi mới quản lý và XHH. Làm rõ và thực thi đầy đủ các chức năng quản lý của chính quyền các cấp trong quá trình đổi mới quản lý về XHH, chuyển giao hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ cho các thành phần kinh tế tham gia. Kiện toàn tổ chức và bộ máy quản lý, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Văn phòng ĐKĐĐ thực hiện các sản phẩm, hoạt động cung ứng DVC về đo đạc và bản đồ. 3.2.2. Giải pháp cụ thể 3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ Các văn bản này của UBND tỉnh phải hạn chế được triệt để tình trạng đo đạc chồng chéo, lãng phí. Cần xây dựng chính sách quản lý thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, nhằm đáp ứng được yêu cầu sử dụng, chia sẻ thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân. UBND tỉnh cần có chính sách quản lý và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc, tránh lãng phí tài sản quốc gia. Kiến nghị cần xây dựng chính sách quản lý nguồn lực và năng lực chuyên môn chưa phù hợp với nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0