intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường các hồ quận Ba Đình thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN BẢO LONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỒ QUẬN BA ĐÌNH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN BẢO LONG KHÓA: 2014- 2016 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỒ QUẬN BA ĐÌNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Quản lý Đô thị và Công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯỜNG Hà Nội – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học và các thầy cô giáo trường đại học Kiến Trúc Hà Nội đã tạo điều kiện, giảng dạy, chia sẻ cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường. Tiếp đến, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới cơ quan của tôi là Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian cho tôi hoàn thành khóa học đào tạo thạc sỹ tại trường đại học Kiến Trúc Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Thị Hường đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tôi tận tình trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tác giả luận văn Nguyễn Bảo Long
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Bảo Long
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU……………………………….…………………………………………. 1 Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Các khái niệm (thuật ngữ) Cấu trúc luận văn NỘI DUNG ............................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỒ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI ......... 5 1.1. Khái quát chung về hệ thống hồ và thực trạng công tác quản lý môi trường của các hồ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội..................................... 5 1.1.1. Giới thiệu chung về Hà Nội và hệ thống hồ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội ................................................................................................... 5 1.1.2. Tình hình quản lý môi trường của các hồ trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội ................................................................................................... 7 1.2. Hiện trạng môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ............................................................................................................ 11 1.2.1. Giới thiệu chung về quận Ba Đình và các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ........................................................................................ 11
  6. 1.2.2. Hiện trạng môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 15 1.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ................................................................................................. 22 1.3. Thực trạng công tác quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ......................................................................... 23 1.3.1. Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội......................................................................... 23 1.3.2. Thực trạng cơ chế chính sách và các chương trình, kế hoạch trong công tác quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 28 1.3.3. Tình hình quản lý cải tạo môi trường một số hồ đã được thực hiện tại quận Ba Đình trong thời gian qua ........................................................................ 30 1.3.4. Tình hình tài chính trong công tác quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ................................................................ 33 1.3.5. Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội.......................................................... 34 1.4. Đánh giá chung .............................................................................................. 35 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỒ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................................................... 38 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình hướng tới phát triển bền vững ...................................................................... 38 2.1.1. Một số chức năng chủ yếu của hệ thống hồ đô thị ....................................... 38 2.1.2. Mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và công cụ quản lý môi trường .................. 40 2.1.3. Lý thuyết về phát triển bền vững ................................................................. 44 2.1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quản lý môi trường ............................ 47 2.1.5. Đặc tính nước mặt và một số phương pháp xử lý nước mặt ......................... 48 2.1.6. Vai trò Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công tác quản lý môi trường . 50
  7. 2.2. Cơ sở pháp lý quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình hướng tới phát triển bền vững ............................................................................................... 53 2.2.1. Văn bản pháp lý do Trung ương ban hành ................................................... 53 2.2.2. Văn bản pháp lý địa phương ....................................................................... 56 2.2.3. Một số quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị liên quan đến quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội ................ 57 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam................................................................ 60 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................... 60 2.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam ............................................................................... 65 2.3.3. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng trong công tác quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững ..................................................................................... 69 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC HỒ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH- THÀNH PHỐ HÀ NỘI HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................................................................... 70 3.1. Quan điểm và mục tiêu quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững ....................... 70 3.1.1. Quan điểm quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững .................................................. 70 3.1.2. Mục tiêu quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững .................................................. 70 3.2. Đề xuất phân nhóm hồ trong quận Ba Đình- thành phố Hà Nội để quản lý môi trường của các hồ hướng tới phát triển bền vững ................................ 71 3.2.1. Sự cần thiết của việc phân nhóm các hồ trên địa bàn quận Ba Đình ............ 71 3.2.2. Phân nhóm các hồ trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ................ 71 3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường áp dụng chung đối với các hồ .. 78 3.3.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức quản lý môi trường của các hồ ................................ 79 3.3.2. Đề xuất bổ sung cơ chế và chính sách quản lý môi trường của các hồ hướng đến phát triển bền vững ............................................................................... 82
  8. 3.3.3. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong quản lý môi trường của các hồ ................................................................................................................... 83 3.3.4. Cộng đồng tham gia quản lý môi trường hồ ................................................ 84 3.3.5. Vấn đề thông tin và nâng cao ý thức cộng đồng trong quản lý môi trường hồ hướng tới phát triển bền vững ..................................................................... 85 3.3.6. Cải tạo không gian cảnh quan khu vực hồ ................................................... 87 3.3.7. Bảo đảm tài chính trong quản lý môi trường hồ hướng tới phát triển bền vững ................................................................................................................... 87 3.4. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường hướng tới phát triển bền vững đối với từng nhóm hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội. ............ 88 3.4.1. Lập quy hoạch chi tiết lồng ghép thiết kế đô thị, cải tạo cảnh quan khu vực xung quanh các hồ ...................................................................................... 88 3.4.2. Xử lý ô nhiễm và quản lý môi trường nước đối với từng nhóm hồ .............. 90 3.4.3. Quản lý môi trường khu vực bờ của các hồ ................................................. 93 3.4.4. Xác định hành lang bảo vệ môi trường của các hồ ...................................... 94 3.4.5. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình ......................................................... 95 3.4.6. Vấn đề nuôi cá trong các hồ nước trên địa bàn quận Ba Đình...................... 95 3.4.7. Tài chính phục vụ công tác quản lý môi trường của các hồ ......................... 96 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................................. 98 Kết luận ................................................................................................................ 98 Kiến nghị ............................................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) GT Giao thông HTKT Hạ tầng kỹ thuật PTBV Phát triển bền vững QCVN Quy chuẩn Việt Nam TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Số hiệu hình Tên hình Trang Vị trí Khu vực nội đô lịch sử- Sơ đồ tổng thể phát triển Hình 1.1 6.1 không gian Thủ đô Hà Nội Lấn chiếm hành lang bờ hồ Hai Bà (Ảnh trái) Hình 1.2 9 và hồ Thiền Quang Hình 1.3 Vị trí quận Ba Đình 11.1 Hình 1.4 Vị trí các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội 12.1 Chất thải rắn chưa được thu gom tại khu vực Hình 1.5 18 hồ Giảng Võ (Ảnh trái) và khu vực hồ Trúc Bạch Bè thủy sinh được thả trên hồ Trúc Bạch (Ảnh trái) Hình 1.6 19 và hồ Đầm Tròn Khu vực chưa được kè của hồ Bảy Gian Hình 1.7 19 được sử dụng trồng rau, chuối... Nhà vệ sinh công cộng ven hồ Thủ Lệ (Ảnh trái) Hình 1.8 20 và hồ Trúc Bạch Hình 1.9 Hàng quán kinh doanh trên hành lang bờ hồ Đầm Tròn 21 Hình 1.10 Khu vực hồ Bảy Gian chưa được kè 31 Hình 1.11 Hồ Ngọc Khánh sau khi được cải tạo 31 Hình 1.12 Công nghệ xử lý nước thải AAO 32 Hình 1.13 Máy tập thể dục xử lý ô nhiễm nước tại hồ Ngọc Khánh 32 Bè cây thủy sinh xử lý ô nhiễm nước Hình 1.14 33 hồ Giảng Võ (Ảnh trái) và hồ Trúc Bạch Hình 1.15 Thanh niên tình nguyện dọn vệ sinh hành lang bờ hồ 35 Hình 2.1 Hồ nước điều hòa nhiệt độ môi trường xung quanh 38 Hình 2.2 Hồ điều tiết thoát nước mưa 39
  10. Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.3 Cảnh quan hồ Trúc Bạch- hồ Tây 39 Hình 2.4 Khai thác tài nguyên- Sản xuất tiêu dùng- Phát thải 45 Hình 2.5 Mô hình phát triển không bền vững 46 Hình 2.6 Mô hình phát triển bền vững 46 Hình 2.7 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 51 Hình 2.8 Vị trí hồ Rawapening, Indonesia 61 Hình 2.9 Vị trí hồ Temsah, Ai Cập 62 Thứ trưởng bộ nội vụ Mỹ Anne Castle gặp gỡ phụ nữ Hình 2.10 66 phường Hoàng Văn Thụ- quận Hoàng Mai Hình 2.11 Đạp xe vì môi trường của dự án hồ (Lake Project) 67 Sơ đồ hệ thống cống bao, giếng tách nước thải Hình 3.1 92.1 có song chắn rác Hình 3.2 Lắp đặt bè thủy sinh xử lý ô nhiễm nước hồ 92.1 Mô hình thiết bị tích hợp máy tập thể dục Hình 3.3 92.1 và hệ thống xử lý nước hồ Hình 3.4 Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời 92.1 Hình 3.5 Một số tranh cổ động bảo vệ môi trường các hồ 87 Một sáng kiến bảo vệ môi trường hồ Giảng Võ Hình 3.6 87 ngày Ông Công Ông Táo Biểu đồ 1.1 Cơ cấu so sánh BOD5 các hồ với QCVN08:2008 8 Biểu đồ 1.2 Cơ cấu mức độ ô nhiễm hữu cơ qua chỉ số BOD5 8 Biểu đồ 1.3 Cơ cấu so sánh DO các hồ với QCVN08:2008 8 Biểu đồ 1.4 Cơ cấu thể hiện mức độ phát triển tảo 8 Biểu đồ 1.5 Cơ cấu kè hồ khu vực nội đô lịch sử Hà Nội 9 Biểu đồ 1.6 So sánh pH các hồ với QCVN08:2008 16 Biểu đồ 1.7 So sánh DO các hồ với QCVN08:2008 16 Biểu đồ 1.8 So sánh BOD5 các hồ với QCVN08:2009 17 Biểu đồ 1.9 Mức độ phú dưỡng các hồ quận Ba Đình 17 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý chung môi trường Sơ đồ 1.1 24.1 của các hồ quận Ba Đình Sơ đồ 2.1 Quan hệ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích 48 Sơ đồ cơ cấu tổ chưc dự kiến Sơ đồ 3.1 81 của Công ty TNHH MTV Hồ Hà Nội
  11. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng, Tên bảng biểu Trang biểu Bảng 1.1 Phân bố hồ khu vực nội thành Hà Nội - 2015 6 Bảng 1.2 Vị trí, diện tích các hồ quận Ba Đình - Hà Nội 12 Hiện trạng phân loại hồ theo chức năng Bảng 1.3 14 trên địa bàn quận Ba Đình Cao độ mực nước quy hoạch và Bảng 1.4 17 hiện trạng đang quản lý Số lượng điểm tập kết chất thải rắn Bảng 1.5 20 khu vực bờ các hồ Bảng 1.6 Hiện trạng cây xanh xung quanh hồ 21 Các đơn vị đang tham gia quản lý môi trường và Bảng 1.7 quản lý một số lĩnh vực khác có tác động gián tiếp 25 đến môi trường của các hồ quận Ba Đình Bảng 3.1 Chức năng chính của các hồ quận Ba Đình 72 Bảng 3.2 Phân loại hồ theo vị trí và diện tích 74 Bảng 3.3 Chấm điểm và phân loại hồ theo mức độ ô nhiễm 75 Chấm điểm và phân loại hồ theo mức độ Bảng 3.4 hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật liên quan đến 76 môi trường của các hồ Phân nhóm các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- Bảng 3.5 78 Hà Nội
  12. 1 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Quận Ba Đình- thành phố Hà Nội được Chính phủ xác định là trung tâm hành chính- chính trị, ngoại giao quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, nơi thường xuyên diễn ra các hội nghị quan trọng của Nhà nước, khu vực và quốc tế. Với chức năng và nhiệm vụ được giao, ngoài mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quận Ba Đình còn tập trung phát triển đô thị, quản lý đô thị và xây dựng nếp sống văn hóa, kỷ cương, giữ gìn đô thị Sáng- Xanh- Sạch- Đẹp. Qua gần 30 năm đổi mới, Quận Ba Đình cùng với sự chỉ đạo của thành phố Hà Nội và sự tham gia của cộng đồng dân cư đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công tác quản lý đô thị, bao gồm các công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án; chỉnh trang các tuyến phố; cải tạo vệ sinh môi trường; xây dựng cơ chế cải tạo, xây dựng lại một số chung cư trong địa bàn… Một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đô thị của quận là quản lý môi trường của các ao, hồ trên địa bàn. Nhiệm vụ này đã được quận Ba Đình quan tâm và phối hợp với các cơ quan hữu quan cùng thực hiện. Hệ thống hồ nước quận Ba Đình gồm 16 hồ, ngoài chức năng điều hòa khí hậu, điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng, tham gia vào hệ thống thoát nước thải, còn là các điểm nhấn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vui chơi, giải trí, lễ hội, tâm linh... Cũng giống như hệ thống hồ thủ đô Hà Nội nói chung, môi trường các hồ quận Ba Đình đang đối mặt với các vấn đề như: Vấn đề ô nhiễm; việc mất cân bằng sinh thái hồ; các vấn đề về bảo tồn gìn giữ; công tác quản lý còn nhiều bất cập; tình trạng lấn chiếm, thu hẹp mặt nước… Hiện tại, một số dự án quản lý môi trường các hồ trên địa bàn quận Ba Đình đã được thực hiện, bao gồm: Xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Trúc Bạch; xây dựng kè và hệ thống hạ tầng kỹ thuật xung quanh các hồ Đầm Tròn (2008), hồ Bảy Gian (2009); nạo vét kè hồ Ngọc Khánh (2015). Tuy nhiên, hiệu quả của các dự án chỉ thực sự mang lại trong một khoảng thời gian ngắn và chưa giải quyết triệt để các vấn đề quản lý môi trường của các hồ.
  13. 2 Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: ”Quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững” với mong muốn giải quyết được một số vấn đề trong việc quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quản lý và hiện trạng môi trường các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý môi trường của các hồ (Bao gồm khu vực lòng hồ, kè hồ và hành lang bờ hồ). - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi thời gian: Đến năm 2030, tầm nhìn 2050. + Phạm vi không gian: Các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội. Phạm vi không gian của hồ bao gồm phần lòng hồ, phần kè hồ và hành lang bờ hồ. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. - Phương pháp kế thừa có chọn lọc các tài liệu, kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan. - Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm và lý thuyết. - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp đánh giá SWOT Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đề tài được nghiên cứu có thể góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề khoa học trong việc quản lý môi trường của hồ hướng tới phát triển bền vững. Ngoài ra, những luận cứ khoa học của đề tài có thể được bổ sung làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu và giảng dạy.
  14. 3 - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: + Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể góp phần hoàn thiện các chương trình, kế hoạch và giải pháp trong công tác quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội. + Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể xem xét áp dụng vào các hồ nằm trong các địa bàn khác có điều kiện tương tự. Các khái niệm (thuật ngữ) - Hồ: Bao gồm toàn bộ những gì thuộc hệ nước tĩnh, không có dòng chảy (Ao, hồ, đầm, giếng). [5] - Nước mặt: Thuật ngữ tổng quát này gồm tất cả nước lưu thông hoặc chứa trên bề mặt lục địa. [22] - Khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội: Căn cứ quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng chính phủ, khu vực nội đô lịch sử thủ đô Hà Nội là khu vực hạn chế phát triển, được giới hạn từ hữu ngạn đê sông Hồng đến đường Vành đai 2 [18]. - Môi trường: Là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. [12] - Thành phần môi trường: Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm: Đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. [12] - Quản lý Môi trường: Là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. [10] - Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. [12] - BOD: Nhu cầu oxy cho quá trình sinh hóa - COD: Nhu cầu oxy cho quá trình hóa học
  15. 4 - DO: Nồng độ oxy hòa tan - Chlorophyll-a: Là thông số để ước tính hàm lượng tảo, từ đó cho thấy mức độ phú dưỡng [11]. - Phát triển bền vững: Là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. [6] Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận- Kiến nghị, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Thực trạng công tác quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội Chương 2. Cơ sở khoa học việc quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới phát triển bền vững Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tời phát triển bền vững
  16. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  17. 98 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận 1. Hệ thống hồ nước trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội có vai trò quan trọng trong đời sống người dân với nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau, từ điều hòa vi khí hậu, thoát nước, di tích lịch sử, tôn giáo cho đến nuôi thủy sản. Trong những năm gần đây, nhiều dự án cải tạo môi trường của các hồ được thực hiện, tuy nhiên, hiệu quả của các dự án chỉ mang lại trong một thời gian ngắn và chưa giải quyết được triệt để và lâu dài vấn đề ô nhiễm. Vì vậy, luận văn “Quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng đến PTBV” là thực sự cần thiết, với mong muốn giải quyết được một số vấn đề trong công tác quản lý môi trường của các hồ nước trên địa bàn quận Ba Đình hướng đến PTBV. 2. Hiện trạng môi trường chất lượng nước trong các hồ trên địa bàn quận Ba Đình đều không đạt QCVN 08:2008-B1, khu vực bờ hồ bị ô nhiễm do chất thải rắn chưa được thu gom, các điểm tập kết chất thải rắn tự phát gây ô nhiễm môi trường… Công tác quản lý môi trường các hồ trên địa bàn quận Ba Đình còn nhiều bất cập: Thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chính; công tác quản lý còn chồng chéo, chưa có một mục tiêu chung; hệ thống văn bản pháp luật, các chính sách về môi trường của hồ chưa đủ cơ sở phục vụ công tác quản lý môi trường các hồ; cộng đồng chưa tham gia nhiều vào việc giữ gìn môi trường các hồ. 3. Luận văn đã nghiên cứu Cơ sở khoa học việc quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội hướng tới PTBV gồm có: Cơ sở lý luận (Chức năng hồ đô thị, quản lý môi trường đô thị; lý thuyết về phát triển bền vững; các phương pháp xử lý nước mặt…), cơ sở pháp lý (Văn bản pháp lý do Trung ương ban hành; văn bản pháp lý địa phương; một số quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị có liên quan đến công tác quan lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội) và cơ sở thực tiễn với những kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về quản lý môi trường các hồ. 4. Luận văn đã đề xuất các giải pháp giải quyết 7 vấn đề chính (Cơ cấu tổ chức quản lý; Cơ chế chính sách quản lý; Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ;
  18. 99 Trao quyền cho cộng đồng; Cải tạo không gian cảnh quan hồ; Vấn đề thông tin và vấn đề tài chính) trong công tác quản lý môi trường áp dụng chung cho các hồ. Đồng thời, luận văn đã tiến hành phân nhóm các hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội (5 nhóm) dựa trên các đặc điểm về hiện trạng, chức năng, mức độ ô nhiễm, mức độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật liên quan đến môi trường… và đề xuất giải pháp quản lý môi trường hướng tới phát triển bền vững đối với từng nhóm hồ trên địa bàn quận Ba Đình- thành phố Hà Nội, gồm có: - Lập 5 quy hoạch chi tiết lồng ghép thiết kế đô thị, cải tạo cảnh quan và 4 đồ án thiết kế cải tạo cảnh quan khu vực các hồ trên địa bàn quận Ba Đình. - Xây dựng hệ thống cống bao- giếng tách nước thải- giếng thăm có song chắn rác; bổ cập thay thế nước, lắp đặt máy tập thể dục, bè thủy sinh nhằm làm sạch nước các hồ. - Xóa bỏ các điểm tập kết chất thải rắn, xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan đến môi trường các hồ (Hệ thống thùng rác, hệ thống nhà vệ sinh công cộng) nhằm quản lý môi trường hành lang bờ các hồ. - Xác định hành lang bảo vệ môi trường của các hồ. - Xây dựng hệ thống dữ liệu, bản đồ ô nhiễm làm cơ sở cho việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình. - Đề xuất cấm nuôi cá kinh doanh và khai thác thực phẩm trên các hồ. Các hồ chỉ được phép nuôi các phòng dịch bệnh. Các hồ có diện tích trung bình, lớn được phép thả cá vào ngày 23 tháng Chạp. - Đề xuất tổ chức các hoạt động vui chơi, thể thao, du lịch có thu phí trong khu vực các hồ và huy động vốn từ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp… với mục tiêu tạo thêm nguồn tài chính phục vụ công tác quản lý môi trường của các hồ. - Đề xuất công khai minh bạch thông tin môi trường của các hồ trên địa bàn quận Ba Đình, tạo cơ sở cho việc quản lý môi trường các hồ của cộng đồng. - Thành lập ban quản lý môi trường của cộng đồng với 2 nhiệm vụ chính là định kỳ tổ chức tổng vệ sinh môi trường khu vực hồ và giám sát quá trình thực hiện quản lý, cải tạo, gìn giữ môi trường hồ của các bên liên quan.
  19. 100 Kiến nghị 1. Kiến nghị UBND thành phố Hà Nội: - Thành lập Công ty TNHH MTV Hồ Hà Nội với chức năng là quản lý môi trường của các hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số lượng và trình độ nhân sự của Công ty sẽ được các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất trên cơ sở điều tra nghiên cứu về tính chất và khối lượng công việc quản lý môi trường các hồ nội thành Hà Nội. - Sớm hoàn thành nghiên cứu và triển khai thực hiện các dự án xây dựng hệ thống cống bao- giếng tách nước thải xung quanh các hồ, đảm bảo nước thải không xả trực tiếp vào hồ, đồng thời nghiên cứu bổ cập nước mưa hoặc nước thải sau xử lý cho các hồ. 2. Kiến nghị UBND quận Ba Đình và các phường có hồ trên địa bàn cần phối hợp với cộng đồng dân cư tiến hành một số biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường của các hồ như: Thả bè thủy sinh, lắp đặt thiết bị tích hợp tập thể dục và vệ sinh môi trường khu vực hồ. 3. Kiến nghị UBND quận Ba Đình cần sớm tiến hành xây dựng bản đồ ô nhiễm và hệ thống dữ liệu làm cơ sở cho việc ứng dụng GIS trong việc quản lý môi trường của các hồ. 4. Luận văn này đã được tác giả nghiên cứu đầu tư thực hiện một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác quản lý môi trường của các hồ quận Ba Đình hướng tới phát triển bền vững, kiến nghị tiếp tục nghiên cứu quản lý môi trường của các hồ nước theo hướng tiếp cận sinh thái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0