intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp tăng cường xã hội hóa giáo dục tiểu học ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Hà Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

118
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng XHH GDTH tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, đề xuất biện pháp tăng cường công tác XHH GDTH ở các trường tiểu học các huyện miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Biện pháp tăng cường xã hội hóa giáo dục tiểu học ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGUYỄN THỊ KIM LOAN<br /> <br /> BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HÓA<br /> GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở CÁC HUYỆN<br /> MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục<br /> Mã số: 60.14.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2013<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN XUÂN BÁCH<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH<br /> <br /> Phản biện 2: TS. BÙI VIỆT PHÚ<br /> <br /> Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn<br /> tốt nghiệp Thạc sĩ Giáo dục học, họp tại Đại học Đà Nẵng vào<br /> ngày 25 tháng 5 năm 2013<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Giáo dục có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại<br /> và phát triển của toàn thể nhân loại cũng như của mỗi dân tộc. Giáo<br /> dục là điều kiện cơ bản, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát<br /> triển kinh tế, phát triển xã hội. Ngày nay, nhân loại đang bước vào<br /> thời đại của công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu<br /> hoá, vì vậy GD&ĐT được nhiều quốc gia đặt lên hàng đầu, góp<br /> phần nâng cao chất lượng cuộc sống.Tháng 12/1996, Ban Chấp<br /> hành Trung ương Đảng khóa VIII, ban hành Nghị quyết Hội nghị<br /> lần thứ hai, nêu rõ: “Thực sự coi giáo dục- đào tạo là quốc sách<br /> hàng đầu. Nhận thức sâu sắc, giáo dục- đào tạo cùng với khoa học<br /> công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển<br /> xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”<br /> Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn, xuất phát từ quan<br /> điểm "Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân".<br /> cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm tạo ra động lực<br /> mới và mở ra khả năng khai thác triệt để các nguồn lực to lớn của<br /> xã hội, đóng góp trí lực, vật lực, tài lực để xây dựng và phát triển<br /> sự nghiệp giáo dục.<br /> Giáo dục tiểu học, là bậc học đặt nền móng, cho các bậc học<br /> tiếp theo, vì thế cần phải bắt đầu giáo dục từ bậc học đầu tiên, trách<br /> nhiệm này không chỉ thuộc về nhà trường mà còn là trách nhiệm<br /> của gia đình và của toàn xã hội.<br /> Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh có 9 huyện miền núi, trong tổng<br /> số 18 huyện thành phố, là một trong những Tỉnh còn nhiều khó<br /> khăn. Các huyện miền núi có hơn 60 % dân cư là dân tộc thiểu số<br /> (DTTS) với tỷ lệ nghèo 40%, tình hình GDTH còn nhiều khó khăn,<br /> nhiều trường tiểu học chưa dủ phòng học, hiện tượng lớp ghép còn<br /> nhiều, trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, việc<br /> thực hiện công tác bán trú, dạy 2 buổi/ ngày còn nhiều hạn chế.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Các huyện miền núi cao nhiều phòng học còn tranh tre, vách nứa,<br /> tạm bợ ở các thôn, bản, việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà<br /> trường, các lực lượng xã hội có nơi chưa tốt, hơn 70% trường Tiểu<br /> học chưa đạt chuẩn, tình trạng học sinh bỏ học còn nhiều, nhận<br /> thức của cộng đồng về giáo dục và công tác XHHGDTH chưa<br /> được đầy đủ, công tác XHHGD còn nhiều khó khăn, trở ngại, chất<br /> lượng giáo dục bậc tiểu học còn thấp.<br /> Qua thời gian thực hiện Chương trình hỗ trợ giáo dục miền núi<br /> do Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động từ<br /> năm 2006 đến nay, tôi đã có điều kiện tham gia vào công tác XHH<br /> GDTH tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Xuất phát từ<br /> những vấn đề nêu trên và với những kiến thức có được khi theo<br /> học khóa học Cao học Quản lý giáo dục, tôi chọn nghiên cứu đề tài<br /> : " Biện pháp tăng cường XHH giáo dục tiểu học ở các huyện<br /> miền núi tỉnh Quảng Nam” cho luận văn tốt nghiệp.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng XHH<br /> GDTH tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, đề xuất biện pháp<br /> tăng cường công tác XHH GDTH ở các trường tiểu học các huyện<br /> miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học ở các<br /> huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.<br /> 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu<br /> 3.1. Khách thể nghiên cứu:<br /> Quá trình thực hiện XHHGD tại các trường tiểu học ở các<br /> huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam:<br /> 3.2. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Các giải pháp thực hiện XHH giáo dục ở các trường tiểu học<br /> các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.<br /> 3.3. Đối tượng khảo sát:<br /> Cán bộ quản lý cấp Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, UBND<br /> huyện, UBND xã, các cơ quan đoàn thể, các cơ sở sản xuất kinh<br /> <br /> 3<br /> <br /> doanh, các Ban Giám hiệu các trường tiểu học, giáo viên và phụ<br /> huynh học sinh của 18 trường thuộc 9 huyện miển núi của tỉnh<br /> Quảng Nam.<br /> 4. Giả thiết khoa học<br /> Nếu vận dụng đồng bộ các biện pháp XHH GDTH phù hợp.<br /> Công tác XHH GDTH ở các huyện miền núi sẽ được đẩy mạnh,<br /> phát huy được hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển giáo dục<br /> tiểu học, nâng cao chất lượng GDTH ở các huyện miền núi của<br /> tỉnh Quảng Nam cũng như một số Tỉnh có điều kiện tương tự.<br /> 5. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề về lí luận có liên quan đến đề<br /> tài.<br /> 5.2. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác XHH<br /> giáo dục tiểu học ở các huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam.<br /> 5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác XHH<br /> giáo dục tiểu học các trường tiểu học ở 9 huyện miền núi tỉnh<br /> Quảng Nam.<br /> 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu<br /> Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác XHH GDTH của các<br /> huyện miền núi, tỉnh Quảng Nam hiện nay, đồng thời đề xuất các<br /> biện pháp cho các nhà trường tiểu học, cán bộ quản lý giáo dục<br /> nhằm nâng cao hiệu quả công tác XHH GDTH các huyện miền<br /> núi, tỉnh Quảng Nam từ nay đến năm 2020.<br /> Địa bàn nghiên cứu: 9 huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.<br /> 7. Phương pháp nghiên cứu<br /> 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp<br /> phân tích, tổng hợp tài liệu…nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề<br /> tài.<br /> 7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp<br /> điều tra, phỏng vấn, quan sát, tìm hiểu thực tế tham gia trong đoàn<br /> đi trao quà cho học sinh, giáo viên miền núi hàng năm, đoàn kiểm<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2