Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính Phủ điện tử của người dân tại Thành phố Đà Nẵng
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xây dựng mô hình và thang đo nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân; Chỉ ra những nhân tố tác động đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân tại Thành phố Đà Nẵng. Đề ra những đề xuất kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính Phủ điện tử của người dân tại Thành phố Đà Nẵng
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN LÊ UYỂN NHI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA NGƢỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. LÊ VĂN HUY Phản biện 1: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: TS. HOÀNG HỒNG HIỆP Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 02 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông đã tác động ngày một sâu rộng đến cuộc sống hàng ngày của con người, làm biến đổi sâu sắc cách thức làm việc của Chính phủ, của doanh nghiệp và của người dân. Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII ban hành ngày 17/10/2000 đã ban hành chỉ thị 58 với nội dung xác định công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng trong quá trình phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính sự phát triển công nghệ thông tin đó đòi hỏi Chính phủ phải có phương án nhằm hỗ trợ và nâng cao đời sống của người dân trong đó Chính phủ điện tử được xem như là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Chính phủ điện tử là hệ thống cung cấp dịch vụ để phục vụ và cũng là bàn đạp để bắt kịp những thay đổi của về công nghệ thông tin trên toàn thế giới. Vì vậy để đạt được những yêu cầu đã đặt ra, Việt Nam đã và đang xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử tại các tỉnh, thành phố và Đà Nẵng vinh dự là một trong những nơi triển khai hệ thống đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù được ưu tiên để phát triển nhưng hiện chất lượng các ứng dụng hiện tại của Chính phủ điện tử còn khá thấp so với kì vọng của xã hội, chưa thật sự thu hút được sự quan tâm đáng kể từ người dân. Cụ thể theo đánh giá của Liên hợp quốc năm 2012, thứ tự xếp hạng về Chính phủ điện tử tại Việt Nam tăng bảy bậc từ vị trí 90 lên 83 so với năm 2010, xếp thứ 4 ở Đông Nam Á nhưng những chỉ số về mức độ tham gia của người dân chỉ đạt 0,1 điểm và chỉ số thông tin truyền thông không đạt điểm nào. Ngoài ra quá trình cải cách hành chính mà trọng điểm là các khó khăn gặp phải là do thói quen, trình độ sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin của người dân còn
- 2 hạn chế và hệ thống thể chế chính sách chưa được công khai minh bạch, còn chồng chéo gây nhiều cản trở trong ý định sử dụng Chính phủ điện tử. Dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình lý thuyết và các nghiên cứu giải thích những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng CPĐT của người dân tuy nhiên tại Việt nam thì các nghiên cứu về CPĐT còn khá ít và xét theo phạm vi lãnh thổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa có nghiên cứu nào về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng CPĐT của người dân. Chính vì những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính Phủ điện tử của người dân tại Thành phố Đà Nẵng” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân. - Xây dựng mô hình và thang đo nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân - Chỉ ra những nhân tố tác động đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân tại Thành phố Đà Nẵng. - Đề ra những đề xuất kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân tại Thành phố Đà Nẵng. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ khảo sát người dân sử dụng Chính phủ điện tử trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính gồm thu thập tài liệu của các nghiên cứu trước đây để hình thành bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia nhằm
- 3 xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân đã đầy đủ và hợp lý chưa để điều chỉnh. Nghiên cứu định lượng phân tích dữ liệu điều tra 287 phiếu khảo sát với 42 biến cùng các dữ liệu về nhân khẩu học như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp... Thang đo được phân tích bằng phân tích nhân tố EFA, kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích hồi quy đa biến bằng phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS 20.0. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học: Nghiên cứu bổ sung cơ sở lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử. - Về mặt thực tiễn: Việc tìm thấy những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử giúp cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tham khảo để hoạch định chiến lược phát triển Chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, các đề xuất được tham khảo để xây dựng chính sách phù hợp thực tế, tạo môi trường pháp lý an toàn, hỗ trợ cho người dân sử dụng trong điều kiện hội nhập toàn cầu hóa. - Về người nghiên cứu: Nghiên cứu giúp tác giải trau dồi thêm kiến thức và củng cố năng lực của bản thân. 6. Bố cục đề tài Phần mở đầu: Giới thiệu tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 1: Cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ Điện tử của người dân. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị Phần kết luận
- 4 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7.1. Các nghiên cứu trên thế giới - (AlAwadhi & Morris, 2008)“The Use of the UTAUT Model in the Adoption of E-government Services in Kuwait” tạm dịch “Việc sử dụng mô hình UTAUT trong sử dụng Chính phủ điện tử Kuwait”. - (Siau&Long, 2009) “ Factors impacting e-government development”tạm dịch “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của Chính phủ điện tử”. - (Rehman, Esichaikul, & Kamal, 2012)“Factors influencing e-government adoption in Pakistan”tạm dịch “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng Chính phủ điện tử ở Pakistan”. - (Al-Mamari, Corbitt, & Oyaro Gekara, 2013) “E- government adoption in Oman: motivating factors from a government perspective”tạm dịch “Sự chấp nhận Chính phủ điện tử ở Oman: Thúc đẩy các yếu tố từ quan điểm của Chính phủ”. - (Abdel-Fattah, 2014) “Factors influencing adoption and diffusion of e-government services”tạm dịch “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thông qua và phổ biến Chính phủ điện tử”. - (Alateyah, Chang, Crowder, & Wills, 2014)“Citizen intention to adopt e-government services in Saudi Arabia” tạm dịch “Ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân tại Ả-rập-xê-út”. - (Iyer & Srivastava, 2015) “Exploring the Factors Associated with Citizens' Intention to Use E-Government Services in India”tạm dịch “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử của người dân tại Ấn Độ” 7.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam - (Tuan, 2007) “E-Government in Vietnam: an assessment of province websites” tạm dịch “Chính phủ điện tử ở Việt Nam: đánh
- 5 giá các trang Website của Tỉnh” - (Tobi & Hai, 2010)“E-GovernmentProject Implementation: Insight from Interviews in Vietnam” tạm dịch “Triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam: Quan sát và phỏng vấn”. - (Van, Vo, Kim, Kim, & Gim, 2016) “Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong Thương mại và Kinh tế” - (Van Trong Hung, 2016) “Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Hệ thống Chính phủ điện tử tại Thành phố Đà Nẵng”. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA NGƢỜI DÂN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 1.1.1. Khái niệm về Chính Phủ điện tử Dựa trên định nghĩa của World Bank (2015) thì CPĐT là sự áp dụng các dịch vụ điện tử một cách có hệ thống dựa trên nền tảng cơ sở CNTT truyền thông của các cơ quan Chính phủ để tương tác với công dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Qua đó, các trao đổi thông tin và giao tiếp với các cơ quan Chính phủ sẽ được cải thiện. Ngoài ra, các tác giả như (Heek & Bailur, 2007), (Seifert, 2003), (Sprecher, 2000), (Schware và Deane, 2003) hoặc trong bài viết gửi tới Hội nghị EROPA 2014 của TS. Trương Hồ Hải cũng đưa ra nhiều định nghĩa CPĐT theo các góc độ khác nhau. 1.1.2. Đặc điểm của Chính phủ điện tử CPĐT có 5 đặc điểm chính và xét về bản chất CPĐT thực chất
- 6 là sự hoạt động liên tục của cả hệ thống các cơ quan nhà nước trên cơ sở ứng dụng một cách hiệu quả những thành tựu khoa học, CNTT và truyền thông để bảo đảm việc chấp hành của các cơ quan nhà nước trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và cung ứng đầy đủ các thông tin, dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân thông qua phương tiện điện tử. 1.1.3. Các cấp độ phát triển của Chính phủ điện tử Theo (Baum & Maio, 2000) Hệ thống CPĐT chia làm 4 cấp độ: - Giai đoạn thông tin - Giai đoạn tương tác - Giai đoạn giao dịch - Giai đoạn chuyển hóa 1.1.4. Tình hình phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam Mặc dù số lượng người sử dụng các hệ thống CNTT Việt Nam đã tăng lên đáng kể (Khanh, Danh, & Gim, 2015) nhưng chất lượng của các ứng dụng hiện tại của CPĐT Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của xã hội và chưa thu hút được sự quan tâm từ công dân và doanh nghiệp (Tuan, 2007). Bảng 1.1. Xếp hạng dịch vụ Chính phủ điện tử tại một số quốc gia ở Đông Nam Á (trong tổng 193 quốc gia) Xếp hạng Quốc gia 2010 2012 2014 2016 1. Singapore 11 10 3 4 2. Malaysia 32 40 52 60 3. Thailand 76 92 76 77 4. Indonesia 109 97 110 116 5. Việt Nam 90 83 99 89 ( Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
- 7 1.2. MỘT SỐ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 1.2.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA 1.2.2. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 1.2.3. Thuyết hành vi dự định TPB 1.2.4. Mô hình chấp nhận công nghệ hợp nhất UTAUT 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CPĐT CỦA NGƢỜI DÂN 1.3.1. Tính dễ sử dụng Nhận thức tính dễ sử dụng là cấp độ mà một người tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không cần nỗ lực (Davis, 1985). Do vậy, nhận thức tính dễ sử dụng ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử dụng dịch vụ mang tính công nghệ mới của người sử dụng, khi đó một người sử dụng máy tính tin vào khả năng thực thi một công việc trên máy tính một cách dễ dàng tùy thuộc vào thiết kế giao diện, các chương trình huấn luyện, phần mềm cài đặt trên máy tính. 1.3.2. Tính hữu ích trong sử dụng Nhận thức sự hữu ích là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện (Davis, 1985). Không giống như dịch vụ truyền thống, dịch vụ trực tuyến là động lực lớn cho người sử dụng (Jarvenpaa & Todd, 1997) bởi đặc trưng riêng biệt là sự hữu ích, tính công nghệ mới. Do vậy khi người dân cảm nhận được sự hữu ích đối với dịch vụ mang tính công nghệ mới thì ý định sử dụng của họ lớn hơn và ngược lại. 1.3.3. Thiết kế Website Chính phủ điện tử Theo (Alateyah, Chang, Crowder, & Wills, 2014) CPĐT và Thương mại Điện tử hầu như giống nhau và cả hai đều sử dụng các dịch vụ trực tuyến, một trong những thành phần chính của chiến lược tiếp thị trực tuyến là Website. Điều này có nghĩa là việc thiết kế
- 8 Website tốt là cần thiết để phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng một cách hiệu quả và hữu hiệu nhất. Nghiên cứu này cũng gợi ý rằng việc thiết kế một Website CPĐT tốt có thể khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ và gây ấn tượng mạnh để tăng việc sử dụng nhiều lần. 1.3.4. Quy định của Chính phủ Quy định của Chính phủ trong đó bao gồm pháp luật, chính sách, quy định ràng buộc bất kỳ tổ chức và các cá nhân phải tuân thủ. Theo (Zhu, Kraemer, & Dedrick, 2004) đối với hệ thống CPĐT, môi trường pháp lý được coi là một yếu tố quan trọng và có tác động khuếch tán công nghệ, nâng cao số lượng người dùng. Theo (Dasgupta & Gopalakrishnan, 1999) với các quy định tốt từ Chính phủ, người dân có thể đạt được những lợi ích thông qua quá trình sử dụng CPĐT. 1.3.5. Ảnh hƣởng từ xã hội Theo (Abdel-Fattah, 2014) ảnh hưởng từ xã hội được coi như một yếu tố xác định hành vi sử dụng và việc chấp nhận chấp nhận công nghệ mới. Cũng theo nghiên cứu này, ảnh hưởng từ xã hội có liên quan đến tư tưởng chủ quan trong hành vi người dùng, người dùng chịu tác động cao từ những người có vị thế trong xã hội,... Hơn thế, đối với CPĐT người dùng có thể chịu tác động mạnh mẽ về hành vi sử dụng từ các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp,... 1.3.6. Niềm tin Nếu Chính phủ có thể duy trì niềm tin của người dân về hệ thống thì việc sử dụng các dịch vụ CPĐT của người dân sẽ tăng cao. Theo (Abdel-Fattah, 2014) niềm tin có thể được định nghĩa theo hai khía cạnh: tin tưởng vào internet và tin tưởng vào Chính phủ cung cấp các dịch vụ. Sự tin tưởng vào internet là thái độ của người dân đối với hệ thống thông tin, sự tin tưởng vào Chính phủ là sự hài lòng với kết quả và hiệu suất làm việc của các nhà chức trách chính trị.
- 9 1.3.7. Chất lƣợng dịch vụ Theo (Alateyah, Chang, Crowder, & Wills, 2014) định nghĩa chất lượng dịch vụ là đánh giá của người tiêu dùng đối với tổng thể của dịch vụ trực tuyến. Theo (Van, Vo, Kim, Kim, & Gim, 2016) chất lượng dịch vụ được định nghĩa là mức độ mà các dịch vụ được cung cấp để giải quyết nhu cầu của người dùng một cách tốt nhất và có liên quan đến các tổ chức quản lý hỗ trợ người dùng từ hệ thống CPĐT. Để khuyến khích người dân áp dụng các CPĐT, Chính phủ cần cung cấp dịch vụ có chất lượng phục vụ và thông tin cao. 1.3.8. Bảo mật Suy nghĩ của người dân đóng một vai trò quan trọng trong việc áp dụng CPĐT (Government On-Line, 2004) đặc biệt là trong tính bảo mật. Người dân luôn có một mối quan tâm lớn về việc bảo vệ thông tin các nhân, nghĩa là số thẻ CMND, số tài khoản, số điện thoại cá nhân mà họ phải cung cấp cho hệ thống liên lạc với Chính phủ. Người dân quan tâm đến việc thông tin cá nhân của họ sẽ được xử lý như thế nào, ai sẽ sử dụng thông tin đó, nơi lưu trữ và sử dụng. 1.3.9. Hạ tầng công nghệ thông tin CPĐT đòi hỏi phải có môi trường hỗ trợ CNTT để mọi người dân đều có thể dễ dàng truy cập khi cần thiết. (Bui, Sankaran, & Sebastian, 2003) xác định tính sẵn sàng của công nghệ là “khả năng của một nền kinh tế sử dụng CNTT để chuyển dịch các doanh nghiệp truyền thống vào nền kinh tế mới”. Ngoài ra, để thúc đẩy việc áp dụng CPĐT, phải có trung tâm CNTT để người dân có thể tiếp cận, đặc biệt những người không có thiết bị CNTT truy cập vào CPĐT. 1.3.10. Nhận thức của ngƣời sử dụng Nhận thức là một trong những thành phần quan trọng để phổ biến CPĐT. Cần làm rõ cho người dân sử dụng CPĐT về sự riêng tư
- 10 và tính xác thực của thông tin, tính hợp pháp của thủ tục đối với các quy trình CPĐT. Các cơ quan chính phủ cần truyền bá nhận thức và khuyến khích người dân liên hệ với các Website của CPĐT. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm địa bàn kinh tế-xã hội Thành phố Đà Nẵng a. Vị trí địa lý của Thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà nẵng nằm ngay ở vị trí trung bộ của Việt Nam, vị trí này là vị trí trọng đại cả về kinh tế - xã hội lẫn quốc phòng - an ninh; là đầu mới giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà nẵng hiện nay có tám quận huyện với tổng diện tích là 1285.4 km2. b. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng Từ năm 2015-2020, Đà Nẵng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6.5 - 7%/năm. Các ngành kinh tế khá đa dạng bao gồm công nghiệp, nông nghiệp cho tới dịch vụ, du lịch, trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế thành phố. Thành phố Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam liên tiếp trong ba năm 2008 - 2010 đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng và xếp thứ tư về môi trường đầu tư. 2.1.2. Tình hình sử dụng CPĐT tại Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là địa phương nhiều năm liền có vị trí cao trong các Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), đứng đầu 03 năm liên tiếp 2012-2014 chỉ số Cải cách hành chính và tháng 11/2014, dự án CPĐT Đà Nẵng đã trở thành 1 trong 5 dự án CPĐT nhận giải thưởng WeGO 2014 của Hàn Quốc. Người sử dụng truy
- 11 cập đường dẫn http://egov.danang.gov.vn. để thực hiện dịch vụ công. 2.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU Tính hữu ích trong sử dụng Chất lượng dịch vụ Ý định Niềm tin sử dụng Quy định của Chính Phủ CPĐT của Cảm nhận sự thích thú người Nhận thức sự rủi ro dân Khả năng sẵn sàng Hình 2.2. Mô hình đề xuất những nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng CPĐT của ngƣời dân tại Thành phố Đà Nẵng. (Nguồn: Tác giả xây dựng cho mục đích nghiên cứu). 2.3.2. Phân tích những nhân tố trong mô hình đề xuất Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng CPĐT được thể hiện: Nhân tố Mô tả Việc sử dụng CPĐT sẽ mang lại nhiều thuận Tính hữu ích trong lợi cho người sử dụng, họ không còn bị giới sử dụng hạn về thời gian và địa điểm khi sử dụng. Mức độ mà các dịch vụ được cung cấp để Chất lượng dịch giải quyết nhu cầu của người dùng một cách vụ tốt nhất và có liên quan đến các tổ chức quản lý hỗ trợ người dùng từ hệ thống CPĐT. Niềm tin có thể được định nghĩa là tin tưởng Niềm tin vào internet và tin tưởng vào Chính phủ cung
- 12 cấp các dịch vụ. Chính sách và quy định từ phía Chính phủ Quy định của được hiểu là những quy định tốt và tồn tại Chính Phủ các thiếu sót, từ đó đề xuất phương hướng nâng cao số lượng người sử dụng CPĐT. Cảm nhận sự thích Cảm giác của người dân khi sử dụng CPĐT thú trực tuyến hay tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Các rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng Nhận thức sự rủi như rò rỉ thông tin cá nhân, bị sử dụng không ro theo chủ ý của cá nhân. Khả năng sẵn sàng Hệ thống CNTT và nhận thức của người dân. 2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết H1: Nhận thức tính hữu ích trong sử dụng có tác động cùng chiều (+)lên ý định sử dụng CPĐT của người dân. - Giả thuyết H2: Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều (+) lên ý định sử dụng CPĐT của người dân. - Giả thuyết H3: Niềm tin vào CPĐT có tác động cùng chiều (+) lên ý định sử dụng CPĐT của người dân. - Giả thuyết H4: Quy định của Chính phủ có tác động cùng chiều (+) lên ý định sử dụng CPĐT của người dân. - Giả thuyết H5: Cảm nhận sự thích thú có tác động cùng chiều (+) lên ý định sử dụng CPĐT của người dân. - Giả thuyết H6: Nhận thức sự rủi ro có tác động ngược chiều (-) lên ý định sử dụng CPĐT của người dân. - Giả thuyết H7: Khả năng sẵn sàng có tác động cùng chiều (+) lên ý định sử dụng dịch vụ CPĐT của người dân. - Giả thiết H8: Không có sự khác biệt về mức độ tác động theo các yếu tố nhân khẩu: giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ.
- 13 2.4. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH 2.4.1.Thiết kế thang đo thử Thông qua khảo lược các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng thang đo nghiên cứu đề xuất. Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng CPĐT của người dân bao gồm những nhân tố nêu trong hình 2.2. Với mỗi thành phần, thang đo sơ bộ gồm 3-8 biến quan sát. 2.4.2. Kết quả nghiên cứu định tính và thang đo chính thức Sau khi xây dựng thang đo thử, tác giả phỏng vấn chuyên gia dựa trên bảng câu hỏi thảo luận để điều chỉnh rút gọn, bổ sung thang đo đề xuất. Với kích thức mẫu nhỏ (n=6), tác giả tổng hợp những ý kiến đóng góp từ người được phỏng vấn. Họ là những người có hiểu biết về lĩnh vực CPĐT và đã từng sử dụng CPĐT ở TP Đà Nẵng. a/ Kết quả nghiên cứu định tính - Hầu hết người được phỏng vấn đều nhận thức được tính hữu ích trong sử dụng của CPĐT. - Trong thang sơ bộ tính hữu ích trong sử dụng, cần bổ sung biến “CPĐT cung cấp những tính năng hiệu quả trong thanh toán. - Trong thang quy định của Chính phủ cần bổ sung thêm biến quan sát “ Những quy định từ Chính phủ còn thiếu xót ảnh hưởng đến số lượng người dân sử dụng” để đánh giá được tầm ảnh hưởng. - Trong thang đo khả năng sẵn cần bố sung “thực hiện trách nhiệm”để làm rõ ý nghĩa của biến “Chính phủ đang thực hiện trách nhiệm để mọi người nhận thức và tuyên truyền về sử dụng CPĐT”. b/ Thang đo chính thức Từ kết quả nghiên cứu định tính trên, tác giả đã hiệu chỉnh, bổ sung và xây dựng thang đo chính thức được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu định lượng. Với mỗi biến quan sát được xây dựng sẽ được kí hiệu riêng để thuận tiện trong việc xử lí dữ liệu.
- 14 2.5. XÂY DỰNG THANG ĐO CHÍNH THỨC 2.6. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI Bảng câu hỏi hoàn chỉnh chính thức sau khi hiệu chỉnh gồm: - Phần thu thập thông tin cá nhân (Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ, các loại thủ tục thực hiện) - Phần câu hỏi chính: Nội dung khảo sát bao gồm các phát biểu đế đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố gồm 42 biến quan sát. Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng. 2.7. KẾ HOẠCH CHỌN MẪU 2.7.1. Phƣơng pháp chọn mẫu nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất 2.7.2. Xác định kích thƣớc mẫu Sau quá trình nghiên cứu định tính, căn cứ vào tham khảo của các đề tài nghiên cứu trước cũng như điều kiện về thời gian, tài chính,việc thu hồi các câu hỏi khảo sát tác giả quyết định chọn mẫu có kích thước là N = 287 mẫu hoàn chỉnh. 2.7.3. Thu thập dữ liệu Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua việc gửi phiếu khảo sát tại trình ứng dụng của Google và phỏng vấn bằng bảng câu hỏi trực tiếp với đối tượng sử dụng CPĐT. Bảng hỏi được phát ở một số công ty, nhà văn hóa ở khu vực, trung tâm mua sắm, một số trường Đại học, UBND Thành phố, Quận, Phường. Các đối tượng được lựa chọn để đảm bảo sự đa dạng về độ tuổi, trình độ và kiến thức.Thời gian điều tra dự kiến: Từ 01/10/2017 ~ 15/11/2017. 2.8. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Tất cả các phân tích trong nghiên cứu được kiểm tra bằng SPSS20.0.
- 15 2.8.1. Thống kê mô tả Thực hiện lập bảng tần số để mô tả mẫu thu nhập được theo các thuộc tính: Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn và các loại thủ tục thực hiện. 2.8.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Điều kiện để một thang đo có giá trị khi thang đo đó có đủ độ tin cậy nghĩa là cho cùng một kết quả khi tiến hành đo lặp đi lặp lại. Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua các hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến-tổng nhằm loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu. 2.8.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật được sử dụng để thu nhỏ các tham số ước lượng theo từng nhóm biến. Phân tích nhân tố EFA được thực hiện thông qua đánh giá các chỉ tiêu để đảm bảo ý nghĩa thống kê như kiểm định trị số KMO, đánh giá Hệ số tải nhân tố, đánh giá giá trị Eigenvalue và kiểm định Bartlett’s. 2.8.4. Phân tích hồi quy đa biến Trước khi tiến hành phân tích hồi quy cần phân tích tương quan nhằm kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mô hình. Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ tuyến tính với nhau thì có thể mô hình hóa mối quan hệ bằng hồi quy tuyến tính. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- 16 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ ĐIỀU TRA Nghiên cứu này tác giả chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất, tác giả tiến hành khảo định tính thông qua thảo luận nhóm khoản 6 chuyên gia trong lĩnh vực CPĐT theo nội dung chuẩn bị trước. Bước nghiên cứu này nhằm khám phá, hiệu chỉnh những nhân tố ảnh hưởng ý định sử dụng CPĐT, sau đó thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn khảo sát 287 người dân sử dụng dịch vụ CPĐT, sau đó tiến hành chạy SPSS 20.0. Thời gian lấy mẫy từ 01/10/2017 ~ 15/11/2017. Số phiếu phát ra là 350, thu về 291 (tỷ lệ đạt 83%), loại bỏ 4 phiếu không hợp lệ. Vì vậy kích thước cuối cùng là 287 và một số đặc điểm chính như sau: Bảng 3.1. Bảng phân bố mẫu theo một số thuộc tính của ngƣời đƣợc khảo sát. Nhân tố Đặc điểm Số lƣợng Phần trăm(%) Nữ 106 36.9 Giới tính Nam 181 63.1 Từ 15 đến 24 tuổi 95 33.1 Độ tuổi Từ 25 đến 40 tuổi 132 46.0 Trên 40 tuổi 60 20.9 Trình độ Đại học 121 42.2 học vấn Cao đẳng 70 24.4 Trung cấp 61 21.3 Sau đại học 35 12.2 Nghề Học sinh, sinh viên 43 15.0 nghiệp Cán bộ công nhân viên 101 35.2
- 17 Nội trợ 63 22.0 Khác 80 27.9 Sao y chứng thực 32 11.2 Đăng kí kinh doanh 35 12.2 Xây dựng 53 18.5 Loại thủ Đất đai 69 24.0 tục thực Đo đạc 29 10.1 hiện Đăng kí thế chấp 32 11.1 Đăng kí kết hôn 23 8.0 Kiến nghị khác 14 4.9 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biện của thang đo. Hệ số KMO là 0.771 > 0.5 nên phân tích nhân tố trên là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong tổng thể. Ta thấy Sig. < 0.05 tức là các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập HI,CL,NT,QD,TT, RR, SS bằng phương pháp Principal Component Analysis với phép xoay Varimax. Kết quả như sau: - Giá trị Eigenvalues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu. - Các biến quan sát có hệ số tải > 0.5: đạt yêu cầu. - Giá trị tổng phương sai trích = 73.049% (> 50%): phân tích nhân tố EFA đạt yêu cầu. Có thể nói rằng 6 nhân tố được trích này giải thích 73% biến thiên của dữ liệu. Ngoài ra việc phân tích nhân tố phụ thuộc cũng được thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc phân tích nghiên cứu ở nội dung tiếp theo của đề tài. Từ kết quả trên nên chấp nhận các tất cả các biến độc lập.
- 18 3.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA Các khái niệm thành phần đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Trong đó thấp nhất là khái niệm thành phần Niềm tin với hệ số Cronbach’s Alpha là 0.787 và cao nhất là khái niệm thành phần Tính hữu ích trong sử dụng (0.921). Điều này cho thấy các biến có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cùng khái niệm thành phần. Hệ số tương quan biến-tổng của các biến đều lớn hơn 0.3 nên chấp nhận các tất cả các biến. Như vậy sau khi phân tích và đánh giá bằng hai công cụ trên thang đo ý định sử dụng CPĐT của người dân ảnh hưởng bởi những nhân tố đã được đưa ra từ đầu: Tính hữu ích trong sử dụng, Chất lượng dịch vụ, Niềm tin, Quy định của Chính phủ, Cảm nhận sự thích thú, Nhận thức rủi ro và Khả năng sẵn sàng. 3.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY R2 hiệu chỉnh của mô hình là 0.516 51.6% sự biến thiên của ý định sử dụng CPĐT của người dân tại Thành phố Đà Nẵng được giải thích bởi mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Hay nói cách khác, mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng tương đối phù hợp với dữ liệu mẫu thu được là 51.6%. Kết quả kiểm định chuỗi Durbin-Waston cho trị số 2.110 gần bằng 2 chứng tỏ không có tương quan chuỗi bậc 1 trong mô hình. Giá trị t tương ứng với Sig. của các biến đều nhỏ hơn 0,05 nên có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa α = 5% giá trị t tương ứng với Sig các biến đều nhỏ hơn 0,05. Như vậy ta có phương trình những nhân tố các động đến ý định sử dụng CPĐT của người dân như sau: Y= 0.425CL - 0.373RRA + 0.206HI + 0.206SSA + 0.194QD + 0.176NT - 0.176RRB + 0.136TT +0.091SSB
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn