Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là khái quát được lý luận QLNN về đầu tư vào khu kinh tế. Đánh giá được thực trạng QLNN về đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Kiến nghị được các giải pháp hoàn thiện QLNN trong lĩnh vực đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ QUANG HIẾU QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
- Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- 1 MỞ ĐẦU Khu kinh tế mở Chu Lai (KKTM Chu Lai) được thành lập theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, là khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam được áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, bình đẳng, cho mọi loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong thời gian đến, Khu Kinh tế mở Chu Lai chuyển sang một giai đoạn phát triển mới phù hợp định hướng phát triển quy hoạch chung xây dựng Khu KTM Chu Lai đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 13/12/2018, đây sẽ là “khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực; một trong những hạt nhân, trung tâm phát triển lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là khu vực phát triển đô thị, trung tâm công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ ngành ô tô, hàng không; trung tâm cơ khí - điện và sản phẩm hóa dầu, nông nghiệp công nghệ cao; là trung tâm du lịch dịch vụ gắn với việc khai thác sân bay Chu Lai và hệ thống cảng Chu Lai - Kỳ Hà”… Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tuy nhiên đến nay, sự phát triển của Chu Lai vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mục tiêu đề ra. Một trong những nguyên nhân là do chưa có các giải pháp đồng bộ để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp hoàn thiện quản lý trong đầu tư vào Khu kinh tế Mở
- 2 Chu Lai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là rất cần thiết, đồng thời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai” để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát được lý luận QLNN về đầu tư vào khu kinh tế. - Đánh giá được thực trạng QLNN về đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. - Kiến nghị được các giải pháp hoàn thiện QLNN trong lĩnh vực đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QLNN trong lĩnh vực đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. b. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Các nội dung được nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế Mở Chu Lai - Về thời gian: Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư vào KKT Mở Chu Lai trong luận văn có ý nghĩa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu, báo cáo, thống kê từ BQL Khu KTM Chu Lai, các ph ng, an ngành tỉnh Quảng Nam về tình hình QLNN về đầu tư tại
- 3 Khu KTM Chu Lai; thu thập dữ liệu từ các chuyên gia trong lĩnh vực QLNN và các chuyên gia, doanh nghiệp. - Phương pháp xử lý thông tin: Nghiên cứu áp dụng các phương pháp như: Phương pháp phân tích thống kê, Phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp, Phương pháp số bình quân, số tương đối, phân tích tương quan, phương pháp dãy số thời gian,.. nhằm xử lý các số liệu thống kê. 5. Bố cục đề tài Chương 1: Những vấn đề chung về QLNN về đầu tư vào Khu kinh tế Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm và vai trò của KKTM đối với nền kinh tế a. Khái niệm Khu kinh tế mở KKT mở (hay KKT) có nội hàm rộng hơn, đó là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng, được thành lập với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển KT-XH và bảo vệ quốc phòng, an ninh” b. Vai trò của Khu kinh tế mở - Khu KTM là những cửa mở lớn thu hút nguồn lực bên ngoài và tạo ra những điểm tăng trưởng nổi bật lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế. KKT được thành lập nhằm mục đích là khơi dậy nguồn lực sản xuất tại chỗ và thu hút nguồn lực sản xuất bên ngoài. - Bên cạnh đó KKT là hạt nhân và là động lực phát triển kinh tế xã hội ở quy mô vùng trong chiến lược phát triển quốc gia. - Ở quy mô vùng, các KKT tạo ra hiệu ứng lan tỏa, do vậy việc phát triển có quy hoạch các KKT giúp cho sự phát triển đồng đều nền kinh tế theo lãnh thổ. 1.1.2. Quản lý đầu tƣ vào Khu kinh tế a. Khái niệm về quản lý đầu tư vào Khu kinh tế Quản lý đầu tư vào Khu kinh tế (KKT) là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của cơ quan QLNN có chức năng và thẩm
- 5 quyền bằng những hoạt động thực thi các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm quảng bá, tác động và khuyến khích các NĐT bỏ vốn để thực hiện các DAĐT vào KKT mở trong một thời gian nhất định, nhằm đạt được mục tiêu phát triển KT-XH và bảo vệ quốc phòng, an ninh của cơ quan QLNN và mục đích phát triển của NĐT. b. Mục tiêu của quản lý đầu tư vào KKT Thứ nhất, cần phải tối đa nguồn lực bên ngoài đồng thời phát huy cao độ nội lực để chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, giám sát và hoàn thiện chính sách về các hoạt động đầu tư trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Thứ ba, đảm bảo tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, kinh doanh lành mạnh dựa trên khuôn khổ của pháp luật Việt Nam. Thứ năm, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, chú trọng chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính bền vững... c. Vai trò của QLNN về đầu tư vào khu kinh tế 1.1.3. Đặc điểm của KKT ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ vào KKT - Hình thức KKT nhằm tạo thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế lớn hội tụ và hoạt động trong điều kiện toàn cầu hóa. - Khu kinh tế phải có vị trí và điều kiện phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được nhà nước phê duyệt; - Về vị trí địa lý, KKT cần phải có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực như: giao thông thuận lợi, có sự kết nối với các địa phương khác.
- 6 - KKT phải có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên và cần phải đáp ứng các yêu cầu về phát triển tổng hợp của KKT; - Phải có khả năng hấp dẫn và thu hút các DA đầu tư quy mô lớn, việc hoạt động của KKT phải mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt tới địa phương, khu vực; - Có khả năng phát huy tiềm năng tại chỗ và tạo ảnh hưởng phát triển lan tỏa đến các khu vực xung quanh; - Việc phát triển KKT không mang lại các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường sống, môi trường văn hóa, xã hội của các cộng đồng dân cư tại địa phương. - Các KKT đều tập trung khai thác triệt để các thế mạnh, nhất là về vị trí địa lý, về điều kiện kinh tế - xã hội. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.2.1. Xây dựng và thực hiện quản lý quy hoạch khu kinh tế Quy hoạch KKT là nội dung QLNN rất quan trọng đối với các KKT. Quy hoạch KKT của một quốc gia do chính quyền trung ương trực tiếp quyết định, gồm: quy hoạch tổng thể phát triển KKT trên một phạm vi lãnh thổ nhất định (1 tỉnh, 1 vùng hay 1 nước) và quy hoạch xây dựng KKT cụ thể. Quy hoạch KKT được phê duyệt là cơ sở để UBND cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển KKT và tổ chức triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra.
- 7 - Các tiêu chí đánh giá: Thời gian các nhà đầu tư được cung cấp thông tin và trả lời thông tin về quy hoạch; Số dự án đầu tư thực hiện đúng quy hoạch; Ban quản lý có kênh thông tin tiếp nhận ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về quy hoạch; Thời gian giải quyết các vấn đề liên quan tới quy hoạch của ban quản lý sau khi có ý kiến của nhà đầu tư; Quy hoạch có đủ quỹ đất và thời gian được giao đất kịp thời; Hạ tầng khu kinh tế được quy hoạch hợp lý. 1.2.2. Xây dựng Bộ máy và nhân sự quản lý đầu tƣ vào KKTM Bộ máy QLNN về đầu tư vào KKT được quy định cụ thể theo các cấp từ trung ương cho đến địa phương, các cấp quản lý đều được quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, bao gồm: Sự thống nhất của chính phủ và Bộ Kế hoạch Đầu tư về về hoạt động đầu tư tại Việt Nam và từ Việt nam ra nước ngoài, trong đó có khu kinh tế; UBND cấp tỉnh, trách nhiệm của Ban quản lý KKT về việc thực hiện việc quản lý nhà nước về đầu tư tại KKT. - Các tiêu chí đánh giá: Tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư vào KKT đảm bảo được phân phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận; Tổ chức bộ máy tinh gọn và hợp lý; Các cán bộ công chức nắm được các quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý KKT 1.2.3. Ban hành chính sách cấp tỉnh và tổ chức thực hiện chính sách đầu tƣ vào khu kinh tế Việc ban hành chính sách cấp tỉnh và tổ chức thực hiện chính sách đầu tư vào khu kinh tế, cho thấy chính quyền thực sự coi DN là trung tâm và sẵn sàng kiến tạo các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho các DN phát triển lành mạnh, bình đẳng. - Chính sách xúc tiến đầu tư
- 8 - Chính sách lao động, việc làm - Chính sách ưu đãi đầu tư: Chính sách ưu đãi về thuế, Chính sách ưu đãi về chính sách đất đai, Chính sách ưu đãi đầu tư đối với Khu công nghiệp, Khu kinh tế. - Các tiêu chí đánh giá: Hệ thống các chính sách rõ ràng, minh bạch, đảm bảo sự phân công, phân cấp hợp lý; Các chính sách đảm bảo khuyến khích và thúc đẩy các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp; Các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, doanh nghiệp và xu hướng quốc tế. 1.2.4. Quản lý quá trình thực hiện đầu tƣ vào KKT Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội và tổ chức kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả KT-XH cao nhất trong điều kiện cụ thể, bao gồm: - Quản lý công tác cấp phép đăng ký đầu tư - Quản lý quy trình thực hiện DAĐT vào KKT - Quản lý công tác thu hút DAĐT vào KKT - Các tiêu chí đánh giá: Thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn; Thời gian các nhà đầu tư được cấp giấy phép đầu tư hợp lý; Quy trình cấp giấy phép đầu tư dễ thực hiện; Việc thực hiện Quy trình thực hiện DADT vào KKTM nghiêm túc; Về công tác hỗ trợ thông tin về các chính sách đối với nhà đầu tư thuận tiện, chi tiết, rõ ràng. 1.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tƣ vào KKT
- 9 Công tác kiểm tra, giám sát các trong hoạt động đầu tư vào KKT nhằm phát hiện các vấn đề sai trái, bất hợp lý trong quá trình tổ chức thực hiện các văn bản, chính sách của pháp luật. Điều này sẽ giúp các điều chỉnh pháp luật, chính sách về đầu tư theo quy định của pháp luật. - Các tiêu chí đánh giá: Nội dung thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành đúng tiến độ; Thực hiện tốt công tác QLNN về công tác thanh tra, kiểm tra, chấp hành chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra; Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện DA sau khi được cấp phép đầu tư khách quan, minh bạch, đúng quy trình. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên của địa phƣơng Vị trí địa lý của địa phương bao gồm các điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên,… có thể làm tăng khả năng sinh lãi và giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Trong đó, vị trí chiến lược (có cảng biển, có tài nguyên khoáng sản như: cát, sỏi, trữ lượng nước ngầm lớn,…) là những nhân tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh của các KKT trong thu hút đầu tư. Vai tr của vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên tại địa phương đóng vai tr quan trọng trong việc hình thành và phát triển KKT mở. 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng
- 10 Điều kiện kinh tế xã hội của mỗi địa phương cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển các KKT, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và hoạt động quản lý đầu tư vào KKT. 1.3.3. Tình hình đầu tƣ vào khu kinh tế (KKT) Tình hình đầu tư vào Khu kinh tế (KKT) cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động quản lý đầu tư. Đối với các KKT có số dự án, số vốn đăng ký dự án đầu tư lớn, tỷ lệ vốn thực hiện cao,cơ cấu dự án đầu tư đa dạng…lại càng đ i hỏi công tác quản lý đầu tư phải luôn theo sát và chặt chẽ trong quá trình quản lý. Trên cơ sở đó, các cấp quản lý sẽ có những giải pháp cụ thể như: chính sách ưu đãi, tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, thanh tra , kiểm tra … để hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đầu tư trong các Khu kinh tế. 1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ TRÊN CẢ NƢỚC
- 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KTXH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QLĐT VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam a. Điều kiện tự nhiên Tỉnh Quảng Nam nằm ngay giữa miền Trung của Việt Nam, trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, đây là nơi dễ dàng thực hiện các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các quốc gia láng giềng. Quan trọng hơn, Quảng Nam c n là nơi có hệ thống giao thông thuận lợi khi tiếp giáp quốc lộ, có sân bay, hệ thống cảng biển và đường sắt thuận lợi trong việc triển khai mô hình KKT mở đầu tiên trong cả nước với những chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn (Khu kinh tế mở Chu Lai); Quảng Nam có Khu Di tích Mỹ Sơn và phố cổ Hội An là 2 di sản văn hóađược thế giới công nhận. Chính vì những đặc điểm nói trên, Quảng Nam là nơi được đánh giá là có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. b. Tình hình kinh tế xã hội Kinh tế Quảng Nam trong thời gian qua tiếp tục phát triển vượt bậc, trở thành điểm sáng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với quy mô nền kinh tế gần 100.000 tỷ đồng, đứng vị thứ hai trong Vùng.
- 12 Kinh tế phát triển toàn diện với nhịp độ tăng trưởng và quy mô tăng nhanh. Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 10,7%/năm. Những năm vừa qua, Quảng Nam có mức độ tăng trưởng kinh tế khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp; sự chuyển dịch này đã tác động làm tăng nhu cầu LLLĐ phục vụ, đồng thời tăng nhu cầu đào tạo nghề cho LLLĐ trong NN, nông thôn của tỉnh. An ninh-chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, công tác đối ngoại được tăng cường. Có 98 xã hoàn thành nông thôn mới, đạt tỉ lệ 48%. 2.1.2. Tình hình đầu tƣ vào Khu KTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam Qua gần 17 năm xây dựng và phát triển, đến nay Từ một bãi đất cát hoang hóa, cằn cỗi trải dài ven biển phía Đông của tỉnh Quảng Nam, với xuất phát điểm thấp “nhiều không”: Không hạ tầng, không nguồn nhân lực, không nguyên liệu và không có thị trường… ra đời trong bối cảnh kinh tế - xã hội Quảng Nam vô vàn khó khăn sau tách tỉnh. Trong khi đó, cơ chế chính sách mang tính thử nghiệm, chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, đến nay, tầm vóc khu KTM đầu tiên của quốc gia được định hình. Quỹ đất sạch mở rộng, cơ chế chính sách đột phá, hệ thống hạ tầng khung đầu tư, xây dựng đồng bộ… đã và đang thu hút mạnh mẽ. 2.1.3. Một số ảnh hƣởng tới QLĐT vào KTTM Chu Lai a. Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam b. Ảnh hường từ điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam c. Ảnh hưởng từ tình hình đầu tư vào khu KTM Chu Lai
- 13 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng xây dựng và thực hiện quản lý quy hoạch KKTM Chu Lai - Về quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp: Lũy kế đến nay có 5 khu công nghiệp tập trung, với tổng diện tích trên 3.500 ha, trong đó đã hình thành 04 khu công nghiệp (diện tích gần 1.700 ha - Về quy hoạch & phát triển các khu du lịch: Có 22 dự án với tổng vốn 44,68 nghìn tỷ đồng tương đương 1,9 tỷ USD, trong đó có 7 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đăng ký 1,8 nghìn tỷ đồng tương đương 99,6 triệu USD. - Về quy hoạch và phát triển khu thương mại tự do (khu phi thuế quan): Khu thương mại tự do Chu Lai có quy mô 1.656,7ha. Dựa vào kết quả khảo sát ý kiến các chuyên gia: các nội dung về quản lý quy hoạch ở Chu Lai hầu như được đánh giá cao, riêng về nội dung khảo sát thời gian giải quyết các vấn đề liên quan tới quy hoạch của ban quản lý sau khi có ý kiến của nhà đầu tư là hợp lý được các chuyên gia đánh giá khá thấp (giá trị trung bình chỉ đạt 2,67 và giá trị mode là 2), điều này cho thấy thời gian xử lý các vấn đề liên quan đến quy hoạch của Ban quản lý chưa thật sự hiệu quả. 2.2.2. Bộ máy và nhân sự quản lý đầu tƣ vào KKTM Chu Lai Cơ cấu tổ chức của Ban Khu KTM Chu Lai hiện nay gồm: Trưởng ban, 2 Phó trưởng ban và 8 phòng, ban chuyên môn. Số lượng nhân sự tại Ban Quản lý Khu KTM Chu Lai hiện nay là 173 nhân sự.
- 14 QL Khu KTM Chu Lai có đội ngũ cán bộ, công chức với trình độ khá đồng đều. Tính tới thời điểm hiện tại, số lao động có trình độ đại học trở lên là 72 cán bộ, chiếm trên 42% bao gồm 06 cán bộ có bằng Thạc sỹ và 66 cán bộ tốt nghiệp Đại học. Đội ngũ công chức, viên chức, người lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp, chiếm 12% (02 Cao đẳng, 12 Trung cấp) trong cơ cấu, người lao động có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo là 87 người. Kết quả khảo sát cho thấy bộ máy và nhân sự quản lý đầu tư vào KKTM Chu Lai được các chuyên gia đánh giá cao, hầu hết các nội dung được hỏi đều có giá trị trung bình lớn hơn 3,2 và giá trị mode đều rơi vào 3 và 4. 2.2.3. Ban hành chính sách cấp tỉnh và tổ chức thực hiện chính sách đầu tƣ vào KKTM Chu Lai QL Khu KTM Chu Lai được UBND tỉnh Quảng Nam ủy quyền, phân cấp, giao nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển tại Khu KTM Chu Lai. Trong thực hiện công tác xúc tiến đầu tư luôn nhất quán trong cả 2 khâu: kêu gọi đầu tư và thúc đẩy triển khai dự án đầu tư, trong đó đặc biệt chú trọng đến hoạt động thúc đẩy triển khai đầu tư. Nhiều cơ chế chính sách ưu đãi được ban hành có ý nghĩa lớn đối với quá trình đầu tư vào Khu KTM Chu Lai
- 15 Kết quả khảo sát cho thấy công tác ban hành các chính sách cấp tỉnh và và tổ chức thực hiện chính sách đầu tư được các chuyên gia đánh giá cao và mang lại các hiệu quả thiết thực. Các nội dung được đánh giá đều đạt giá trị trung bình gần mức 4 và giá trị mode dao động từ 3-4. Thực tế đã chứng minh, trong thời gian qua các chính sách và công tác tổ chức thực hiện chính sách đầu tư đã thu hút được nhiều các doanh nghiệp, dự án lớn tham gia đầu tư. 2.2.4. Quản lý quá trình thực hiện đầu tƣ vào KKTM Chu Lai a. Quản lý công tác giải quyết thủ tục hành chính Từ tháng 1/2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn số 73/UBND-NC về việc hoạt động của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam nâng cao hiệu quả công tác quản lý các TTHC, trung tâm được ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật cao nhằm nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian, đảm bảo công khai minh bạch cho người dân, các NĐT trong việc giải quyết các TTHC. Trong giai đoạn này, bên phí ban quản lý KKT mở Chu Lai đã thực hiện việc chuyển 55 thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư sang Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến. b. Quản lý công tác cấp phép đăng ký đầu tư Đến nay, việc cấp phép đầu tư được thực hiện theo nội dung của Quyết định số 3819/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam về việc chuyển giao chức năng, nhiệm vụ xúc tiến đầu tư; quản lý theo dõi dự án; cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và công tác hỗ trợ doanh nghiệp của Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Nam về Sở Kế hoạch và Đầu tư, kể từ ngày 01/01/2019. c. Quản lý quy trình thực hiện DADT vào KKTM
- 16 Trên cơ sở quy định pháp luật về đầu tư, U ND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 quy định trình tự thực hiện DA đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, áp dụng cho cả NĐT trong nước và nước ngoài, theo đó, trình tự triển khai DA được quy định rõ theo điều 3, chương II của quyết định d. Quản lý công tác thu hút DAĐT vào KKTM • Hoạt động quảng bá hình ảnh • Công tác xúc tiến đầu tư • Hoàn thiện, phát triển cơ sở hạ tầng Kết quả đánh giá của các chuyên gia về Quản lý quá trình thực hiện đầu tư vào KKT cho thấy thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và thời gian cấp giấy phép đầu tư được đánh giá không cao, giá trị trung bình của các nội dung này chỉ cao hơn mức trung bình rất nhỏ và giá trị mode chủ yếu là 3. Nội dung công tác hỗ trợ thông tin về các chính sách đối với NĐT có thuận tiện, chi tiết, rõ ràng được các chuyên gia đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 3.53 cho thấy QL Khu KTM đã thực hiện rất tốt công tác hỗ trợ các nhà đầu tư. 2.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tƣ vào KKTM Chu Lai Theo thống kê từ năm 2015 đến hiện tại đã có 40 dự án được tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thông qua công tác thanh tra, ban quản lý Khu kinh tế mở đã yêu cầu các doanh nghiệp, NĐT điều chỉnh hoạt động theo đúng quy định đã thông qua tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- 17 Kết quả khảo sát cho thấy, công tác kiểm tra, thanh tra giám sát, xử lý sai phạm về trong hoạt động đầu tư vào KKTM Chu Lai được thực hiện khá tốt, các chuyên gia đánh giá khá cao về các nội dung được khảo sát. Giá trị trung bình của các nội dung được khảo sát đều trên 3 và giá trị mode rơi vào chủ yếu ở 3 và 4. Thực tế, công tác thanh tra kiểm tra tại Chu Lai đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những thành công trong công tác quản lý đầu tƣ vào KKTM Chu Lai Ban quản lý Khu KTM Chu Lai đã đath được những thành công cơ bản trong việc hoàn thành phê duyệt các quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng và kêu gọi đầu tư; Nguồn vốn ngân sách đầu tư được sử dụng có hiệu quả; tạo dựng một cơ chế tốt, đủ khuyến khích, rõ ràng, minh bạch, sẵn sàng tạo mọi điều kiện về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để tạo điều kiện tốt nhất cho các NĐT. 2.3.2. Những hạn chế yếu kém Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong quá trình hoạt động và phát triển KKTM Chu Lai vẫn còn tồn tại một số hạn chế theo đó là những nguyên nhân dưới đây: • Thứ nhất, về việc xây dựng và thực hiện quản lý quy hoạch KKTM Chu Lai: - Mặc dù là KKTM đầu tiên của cả nước nhưng trong quá trình thực hiện thì Chu Lai vẫn chưa được xem là mô hình thí điểm.
- 18 - Quy hoạch chung phát triển khu KTM Chu Lai thực tiễn đã bộc lộ một số mặt hạn chế về không gian phát triển, chưa thể đáp ứng và phát huy hết tiềm năng, nguồn lực phát triển trong điều kiện hiện nay. - Cơ chế tài chính cho Khu KTM Chu Lai chưa ổn định ngay từ khi mới thành lập cho đến nay. • Thứ hai, về bộ máy và nhân sự quản lý đầu tư vào KKTM Chu Lai Mặc dù đội ngũ nhân sự quản lý đầu tư vào KKTM Chu Lai đã cơ bản hoàn thành các nội dung công việc, tuy nhiên để trong tương lai đạt được các mục tiêu đề ra theo quy hoạch và định hướng phát triển của KKTM Chu Lai về hội nhập kinh tế quốc tế thì lực lượng nhân sự vẫn còn yếu về trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ kiểm soát các TTHC. • Thứ ba, về việc ban hành chính sách cấp tỉnh và tổ chức thực hiện đầu tư vào Khu KTM Chu Lai - Chính sách ưu đãi đầu tư dành cho KKTM Chu Lai chỉ được áp dụng như đối với khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. - Nếu xét về cơ chế ưu đãi ở Khu KTM Chu Lai chưa có những ưu đãi vượt ngoài khung các quy định pháp luật hiện hành như mục tiêu đặt ra ban đầu. • Thứ tư, về việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư vào Khu KTM Chu Lai
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 19 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn