Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
lượt xem 1
download
Đề tài "Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai" đánh giá thực trạng QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH QUANG THỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 ĐÀ NẴNG - Năm 2022
- Công trình được hoành thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Lê Bảo Phản biện 1: PGS. TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: TS. Huỳnh Huy Hòa Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 05 tháng 03 năm 2022. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có địa chính trị quan trọng, Gia Lai có 4165 doanh nghiệp đang hoạt động, trong khi đó cả nước có 780.056 đang hoạt động (chiếm 20,2 % khu vực Tây Nguyên, chiếm 0,5 % cả nước). So với năm 2019, số doanh nghiệp đang hoạt động tại Gia Lai tăng 13,1%. Gia Lai đang xếp thứ 38 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tại Gia Lai có: 130 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 14,6% khu vực và chiếm 0,45% cả nước), tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 29.169 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 38,2% so cùng kỳ 2019); 98 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (chiếm 14,9% khu vực và chiếm 0,5% cả nước), tăng 30,7% so với cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 19.625 doanh nghiệp tạm ngừng chờ giải thể, giảm 10,2% so cùng kỳ 2019); và 60 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (chiếm 28,7% khu vực và chiếm 0,8% cả nước), tăng 22,4% so cùng kỳ năm 2019 (cả nước có 7.433 doanh nghiệp giải thể, giảm 5% so cùng kỳ 2019). Việc sụt giảm và trồi sụt trong những năm qua bởi các doanh nghiệp thành lập chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế, kinh nghiệm quản lý còn yếu, thị trường chưa mở rộng. Để doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển, đòi hỏi cần làm rõ thực trạng về QLNN đối với DNNVV trong thời gian qua, đồng thời qua đó giúp cho địa phương có cơ sở xây dựng các chính sách để hoàn thiện QLNN đối với DNNVV trong thời gian tới.
- 2 Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai làm đề tài cho luận văn cao học ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài đánh giá thực trạng QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN đối với DNNVV. - Làm rõ thực trạng QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Tỉnh Gia Lai. + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017- 2021 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp của đề tài bao gồm các số liệu liên quan đến tình hình kinh tế -xã hội, số lượng tăng giảm doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2021, số lượng các chính sách của tỉnh Gia Lai.
- 3 Nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, tạp chí, báo cáo của địa phương, niêm giám thống kê của địa phương. Trên cơ sở thu thập những thông tin, dữ liệu, tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của luận văn. a. Dữ liệu sơ cấp: + Ý kiến chuyên gia: Mục đích khảo sát: Đề xuất các tiêu chí đánh giá các nội dung của công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN, đánh giá những hạn chế, khó khăn của công tác QLNN với hoạt động này hiện tại tại Gia Lai. Cách thiết kế bảng hỏi với khảo sát ý kiến chuyên gia: bảng hỏi phỏng vấn được thiết kế theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Nội dung bảng câu hỏi được xây dựng từ kết quả cơ sở lý luận về công tác QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên 5 lĩnh vực: xây dựng kế hoạch, thực thi, triển khai, tổ chức bộ máy, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động này. Đối tượng: Tiến hành khảo sát các cán bộ gồm phỏng vấn 2 phó giám đốc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai; trưởng, phó phòng đăng ký kinh doanh, trưởng các bộ phận có liên quan đến hoạt động DN. Kết quả khảo sát để làm cơ sở thiết kế bảng hỏi khảo sát chung với đối tượng là doanh nghiệp và có góc nhìn chung về thực trạng công tác QLNN đối với DNNVV. Phương pháp thực hiện: tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi. + Ý kiến của đối tƣợng là giám đốc hoặc trƣởng bộ phận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- 4 Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá các tiêu chí của công tác QLNN đối với hoạt động DNVVN dựa trên các thang đo được xây dựng thông qua hệ thống cơ sở lý luận và ý kiến của các chuyên gia. Cơ sở thiết kế bảng hỏi: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát ý kiến của các chuyên gia đối với 5 nội dung của công tác QLNN. Đối tượng: khảo sát đối tượng là trưởng các bộ phận của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Phương pháp khảo sát: gửi phiếu thăm dò đến các DN trên địa bàn và gửi tại phòng quản lý DN của địa phương. Cỡ mẫu: tiến hành khảo sát với số quan sát là 130. Theo Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), cỡ mẫu để xác định theo phương pháp EFA ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Điều đó có nghĩa là cỡ mẫu
- 5 sánh và xử lý các tài liệu, số liệu thứ cấp để đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với DNNVV. - Xử lý dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp gồm: + Dữ liệu từ kết quả khảo sát của chuyên gia: Dữ liệu trong bảng câu hỏi gồm: thông tin cỡ mẫu, đánh giá thực thực trạng công tác QLNN đối với DNNVV và các kiến nghị của cán bộ nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. + Dữ liệu từ kết quả khảo sát cán bộ quản lý tại DNNVV: Bảng câu hỏi thu thập dữ liệu từ cán bộ quản lý tại DNNVV gồm thông tin cỡ mẫu, đánh giá về QLNN đối với DNNVV. Phương pháp xử lý: + Phương pháp xử lý kết quả điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá: Tác giả sử dụng phần mềm SPSS.20. Các tiêu chí được đánh giá thông qua chỉ số Cronbach Apha nhằm đảm bảo độ tin cậy cho các thang đo. + Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để làm rõ các bảng biểu, số lượng về hoạt động quản lý nhà nước về DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó khẳng định lại thực trạng công tác quản lý nhà nước. 5. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 6 Phan Huy Đường, Phan Anh (2017) giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Giáo trình đã đúc kết lý luận và thực tiễn QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại và trong quá trình đổi mới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Giáo trình đã khái quát hóa các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu thành, các chức năng, nguyên tắc, phương pháp, tổ chức bộ máy, thông tin và quyết định quản lý, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”- Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Giáo trình đã hình thành cơ sở lý luận chung về DN, về QLNN và QLNN đối với DN; đồng thời cũng đã cung cấp những dữ liệu quan trọng về đổi mới và tăng cường của nhà nước ta trong công tác quản lý DN, về mối quan hệ giữa Nhà nước với DN, về khung khổ pháp lý của công tác QLNN đối với DN. Đặc biệt, những giải pháp trong Giáo trình mang tính khả thi, tạo chuyển biến tích cực trong công tác QLNN đối với DN sau đăng ký thành lập. Đỗ Đình Chuyền (2015), với nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”, tác giả đã xây dựng định nghĩa về “quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp” chính là cách các cơ quan nhà nước tại địa phương quản lý, tác động có chủ đích lên các DN thông qua các chính sách kinh tế. Hiệu quả của công tác này được đo lường bằng trách nhiệm, hiệu quả của bộ máy. Phạm Thị Ngọc Ánh (2012), “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Đề tài phân tích thực trạng QLNN đối với DN tư nhân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện để
- 7 nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác QLNN đối với DN tư nhân dưới góc độ kinh tế học với ba nội dung: hoạch định chiến lược, môi trường pháp lý; chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp; công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là các DN sau đăng ký thành lập. Ruchkina, G., Melnichuk, M., Frumina, S., & Mentel, G. (2017) chỉ ra rằng muốn phát triển DNNVV, chính phủ hỗ trợ không những bằng các chính sách tài chính mà còn bao gồm các biện pháp thúc đẩy đổi mới doanh nghiệp. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những trở ngại của doanh nghiệp gặp phải như thiếu vốn hỗ trợ, sự trì trệ, chậm chạp trong mỗi giai đoạn phát triển kinh doanh. Do vậy, nhóm tác giả kiến nghị với chính phủ nên hỗ trợ tài chính theo quy định đã thiết lập từ trước, mục tiêu của nhà nước gắn với mục tiêu phát triển chiến lược cho từng ngành cụ thể từ đó có chính sách phân bổ ngân sách hợp lý. Rūta Adamonienė và Jekaterina Trifonova (2007) về hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV tại Lithuania. Các hình thức hỗ trợ chính của nhà nước như miễn thuế, tài trợ phí bảo hiểm tín dụng, chứng nhận chất lượng, tư vấn đào tạo, cải thiện chất lượng, quản lý rủi ro cho các chủ sở hữu các công ty, tạo các vườn ươm doanh nghiệp, các khu công nghệ, hình thành quỹ phát triển DNNVV. Lê Xuân Hiền (2018), với bài báo cáo “Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” chỉ rõ những hạn chế mà DNNVV đang đối mặt như thiếu thông tin, hỗ trợ vay vốn phức tạp, trở ngại trong các thủ tục vay, lãi suất chưa phù hợp, quy định nhà nước mang tính chất chung chung, không cụ thể… Do vậy, tác giả đề xuất các giải pháp như cần hỗ trợ đầu vào như mặt bằng, đổi mới khoa học công nghệ, hỗ trợ
- 8 đăng ký chuyển quyền về tài sản từ hộ kinh doanh thành tài sản của doanh nghiệp, hỗ trợ đầu ra, cần thành lập các Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; công khai minh bạch các chính sách và đánh giá tác động hàng năm đối với các đối tượng được hỗ trợ. Nguyễn Hồng Nhung (2003) “Vai trò của Chính phủ trong việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước ASEAN”, bài viết đã phân tích các chính sách của các nước như Singapore, Thái Lan, Malaysisa, Indonesia. Kết luận vai trò chính phủ với DNNVV chính là hỗ trợ thường xuyên, toàn diện thông qua các kế hoạch; cần có chương trình cụ thể, thu hút các cơ quan, tổ chức, bộ ngành cùng tham gia; tạo mạng lưới tham gia sản xuất rộng khắp trong đó vai trò DNNVV đóng vai trò vệ tinh. Diệp Tố Uyên và cộng sự (2020) với bài viết về vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ, tại tạp chí Kinh tế và phát triển. Nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2010- 2018, cho thấy DNNVV có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra được các giải pháp nhằm phát triển DNNVV trong thời gian tới. Tóm lại, hoàn thiện QLNN đối với DNNVV được sự quan tâm địa phương, tuy nhiên đây hiện vẫn là vấn đề mới đối với Gia Lai. Vì vậy, tiến hành nghiên cứu để làm rõ nguyên nhân nhằm tìm kiếm các giải pháp để hoàn thiện “QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Gia Lai” là một hướng nghiên cứu phù hợp trong điều kiện hiện nay của Gia Lai.
- 9 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. KHÁI VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DNNVV 1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa * Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ định nghĩa: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là Doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo số lao động bình quân và tổng doanh thu của năm hoặc theo tổng nguồn vốn”. Đây cũng là khái niệm được sử dụng xuyên xuốt trong luận văn. b. Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa c. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Tính chất hoạt động kinh doanh - Về vốn - Về năng lực cạnh tranh - Về lao động - Về công nghệ và máy móc thiết bị -Về năng lực quản lý điều hành 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm quản lý nhà nước đối với DNNVV QLNN đối với DNNVV là sự tác động có tổ chức của nhà nước lên DNNVV thông qua quá trình hoạch định, xây dựng, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, chính sách
- 10 có liên quan đến quản lý và hỗ trợ DNNVV, kiểm soát hoạt động DNNVV, tạo môi trường phù hợp, công bằng, thuận lợi sao cho DNNVV thực hiện được sứ mệnh của mình với hiệu lực, hiệu quả cao một cách bền vững, phù hợp với mục tiêu phát triển KT - XH của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế. b. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa c. Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.2.1. Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển DNNVV như sau: + Đảm bảo công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch theo nguyên tắc theo quy hoạch (như trong luật quy hoạch). + Đánh giá được mức độ đạt được giữa thực tế thực hiện so với mục tiêu trong kế hoạch đặt ra. + Kết quả công tác triển khai thực hiện chiến lược. + Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp về các chiến lược, chính sách mà địa phương ban hành. 1.2.2. Xây dựng, ban hành, phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá: + Hàng năm, số lượng các chính sách được xây dựng và ban hành liên quan đến DNNVV.
- 11 + Đánh giá mức độ phổ biến chính sách đến DNNVV. + Tỉ lệ qua các năm DNNVV nhận được sự hỗ trợ từ phía chính quyền gồm những loại nào, bao nhiêu. + Quy trình thực thi văn bản của địa phương có ưu tiên hoặc công bằng với tất cả các DNNVV? + Tính hiệu quả của các văn bản khi triển khai xuống DNNVV. + Thái độ của công chức khi hướng dẫn triển khai và hỗ trợ DNNVV. 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá: + Có sự phù hợp với sự phát triển và quy định của cơ cấu tổ chức bộ máy. + Trong việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, cơ cấu tổ chức đảm bảo phù hợp. + Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trong công tác quản lý nhà nước đối với DNNVV có chất lượng tốt. 1.2.4. Kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiêu chí đánh giá: + Tỷ lệ sai phạm phát hiện qua các năm. + Kiểm soát việc thực thi pháp luật của các DNNVV. 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các DNNVV Tiêu chí đánh giá: + Số lượt xử lý sai phạm.
- 12 + Chính quyền đã giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh các góp ý của DNNVV. + Mức độ hài lòng của DN về kết quả, công bằng trong việc xử lý sai phạm. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.3.1. Quan điểm của nhà nƣớc đối với công tác quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.3.2. Trình độ của cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.3.3. Sự phù hợp của hệ thống luật pháp và khung khổ pháp lý 1.3.4. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách 1.3.5. Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dƣơng 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về QLNN đối với DNNVV cho Gia Lai
- 13 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1.1. Đặc điểm của tỉnh Gia Lai có ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Đặc điểm tự nhiên b. Đặc điểm về xã hội c. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Gia Lai 2.1.2. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Gia Lai a. Tình hình chung b. Số lƣợng phân theo ngành nghề c. Về quy mô lao động d. Về vốn của doanh nghiệp e. Doanh thu thuần 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.2.1. Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhằm hỗ trợ cho DNNVV, nhiều văn bản liên quan được ban hành nhằm tạo định hướng cho địa phương triển khai như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã ghi nhận và cụ thể hóa 2 hình thức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đó là: (i) xây dựng, quản lý,
- 14 duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật; và (ii) xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý. đánh giá trên các chỉ tiêu định hướng quy hoạch phát triển, cải thiện môi trường kinh doanh cho các DN trên địa bàn tỉnh Gia Lai hầu hết đều đạt được những kết quả rất khả quan. Đồng thời, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh covid rất phức tạp và Gia Lai ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, địa phương cũng ban hành những chính sách số 1642/UBND-KTTH, về việc triển khai hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh covid. Nhìn chung, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển DNNVV được DN đánh giá ở mức khá tốt với 76,1% DN hài lòng và rất hài lòng. 2.2.2. Công tác ban hành, phổ biến và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa UBND tỉnh Gia Lai đã giao cho Sở Tư pháp rà soát quy định pháp luật mới ban hành, cập nhật văn bản chỉ đạo của chính phủ. Cho đến nay, chính quyền Gia Lai đã tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là các luật, quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật đấu thầu, Luật thuế, Luật đất đai. Các chương trình về Kế hoạch phát triển doanh nghiệp như: Chương trình khuyến khích công nghiệp, Chương trình xúc tiến thương mại, Chương trình hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các loại Quỹ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin; thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách được thực hiện thường xuyên thông qua hệ thống thông tin đại chúng của tỉnh và các huyện. Chính quyền đã triển khai tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm kinh doanh và làm giàu hợp pháp, phát triển văn hóa doanh nghiệp cho mọi đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông
- 15 qua đó tạo ra sự ủng hộ trong toàn xã hội đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các văn bản liên quan được công bố trên website của sở Kế hoạch và đầu tư của tỉnh Gia Lai. Đồng thời, khi có văn bản mới được ban hành, đều được gửi tới doanh nghiệp theo đường bưu điện. Bên cạnh đó, Gia Lai tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp để hướng dẫn, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Như vậy, công tác phổ biến văn bản đến doanh nghiệp được triển khai thông qua rất nhiều kênh. 2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Ủy ban nhân dân đã tăng cường công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động. Tiếp tục nâng cao năng lực điều hành của ủy ban nhân dân và các cơ quan hành chính các cấp: nghiên cứu, xây dựng cơ chế và tiếp tục phân công, phân cấp, ủy quyền cho các Sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các huyện cách giải quyết những công việc, thủ tục hành chính mà ở cấp đó đủ điều kiện đảm nhận; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu các cơ quan các cấp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan, đơn vị, có biện pháp bảo đảm quản lý thống nhất sau khi phân công, phân cấp, ủy quyền. Kết quả đánh giá của DN về công tác tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay cho thấy các tiêu chí hầu hết có giá trị trung bình trên 3,2 điểm đạt mức khá; riêng tiêu chí “Nhân viên của bộ máy quản lý có chuyên môn tốt (TCBM5)” có giá trị trung bình đạt 2,892 điểm, đạt mức trung bình. Điều này cho thấy cần có tiêu chí đánh giá cụ thể hơn đối với nhân viên bộ máy nhà nước để giảm thiểu tình trạng này trong thời gian tới. Với kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về thái độ, cách thức phục vụ của cán bộ viên chức nói chung ở mức 84,87% vào
- 16 năm 2020. Mặc dù có sự cải thiện từ năm 2017 đến năm 2020 từ 73,89% lên 84,87%. Tuy nhiên, nhằm tạo môi trường kinh doanh thân thiện, giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục thì cần có những biện pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới. 2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm trong quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Đầu những năm 2020, UBND tỉnh Gia Lai ban hành quyết định số 136/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn. Thanh tra tỉnh Gia Lai đã triển khai 106 cuộc thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng ngân sách… với 570 đơn vị kiểm tra có 67 đơn vị vi phạm về tài chính gần 23 tỷ đồng. Với việc kiểm tra quyết liệt, văn bản rõ ràng giúp nhà nước tạo sân chơi lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp. Hầu hết các tiêu chí này có giá trị trung bình ở mức khá, thấp nhất là “công tác thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định (TT-KT4)” đạt 3,423 điểm; “Đoàn thanh tra công tâm, khách quan (TT-KT3)” đạt 3,492 điểm; “công tác thanh tra phù hợp với yêu cầu thực tiễn (TT-KT1)” đạt 3,606 điểm; cao nhất là “hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên” đạt 3,653 điểm. Như vậy, nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra tại DNNVV của địa phương có giá trị khá cao, đảm bảo được yêu cầu phát triển DNNVV. 2.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của các DNNVV Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-UBND, ngày 25/10/2016 về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong hoạt động đối thoại doanh nghiệp. Nhằm cải thiện khả năng tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp cũng như người dân. UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo Sở thông tin và truyền thông với công văn số 687/STTTT-BCVT về việc triển khai thí điểm Hệ thống Thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Gia Lai, bắt đầu
- 17 từ ngày 17-5. Để việc triển khai thí điểm Hệ thống thông tin 1022 của tỉnh đạt hiệu quả, thống nhất trong quá trình triển khai, Sở Thông tin và Truyền thông thông báo thời gian thực hiện tiếp nhận nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin 1022. Sau khi nhận được thông tin phản hồi từ các bên, các phòng ban chức năng, đơn vị sẽ phải phản hồi lại các thông tin liên quan cho người ý kiến ngay sau đó khoảng 4-5h (trừ ngày lễ tết). Điều này giúp chính quyền địa phương ngày càng trở nên linh hoạt, thích ứng tốt với sự phát triển. Kết quả cho thấy, giá trị trung bình các tiêu chí có mức dao động từ 3,276 đến 3,392 điểm, xếp ở mức trung bình khá. Trong đó, thấp nhất là KN- TC3 (Giải pháp xử lý kiến nghị công tâm, khách quan, đảm bảo công bằng) đạt 3,276 điểm; KN-TC2 (Các giải pháp xử lý kiến nghị kịp thời) đạt 3,284 điểm. Như vậy, riêng với công tác xử lý sai phạm và khiếu nại tố cáo, địa phương cần có những giải pháp và biện pháp thích đáng hơn để cải thiện hoạt động này trong thời gian tới. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI THỜI GIAN QUA 2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc - Nhận được sự quan tâm của Trung ương và địa phương. - Các Sở, ngành đã tăng cường QLNN đối với DN theo chức năng, nhiệm vụ của ngành. - Các DN đã phần nào nâng cao ý thức tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ DN. 2.3.2. Những hạn chế của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đối với công tác quản lý nhà nước đối với DNNVV thì hiện định hướng dài hạn cũng như giải pháp tổng thể cho hệ thống DNNVV trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội chưa được thể hiện rõ.
- 18 - Bên cạnh đó, một số chính sách quản lý của Nhà nước chưa kịp thời và phù hợp với cơ chế thị trường. - Nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích và chung chung, chưa có những quy định rõ ràng và kết quả còn hạn chế. - Công tác nắm bắt nhu cầu và tình hình sản xuất kinh doanh của DNNVV còn yếu. Các chương trình, chính sách ưu đãi thực hiện tản mạn bởi nhiều cơ quan, DN mất nhiều chi phí để được hưởng ưu đãi các chính sách, do đó DN không mấy mặn mà. - Bộ máy QLNN đối với DN không chuyên sâu lĩnh vực kinh tế KD, hỗ trợ DNNVV. Cán bộ quản lý đều có trình độ đại học trở lên nhưng phần lớn chưa có kinh nghiệm về QLKT, thương mại, đầu tư, tài chính, nên phần nào chưa đáp ứng so với yêu cầu. - QLNN chưa theo kịp trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. - Kiểm soát hoạt động DNNVV chưa chặt chẽ. Thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, thiếu chế tài đủ mạnh để xử lý. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Đa số các chính sách hỗ trợ DNNVV khi triển khai được lồng ghép vào các chương trình trong ngành, lĩnh vực; - Sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương còn yếu, thiếu cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV. - Năng lực của các đơn vị đầu mối thực hiện hỗ trợ DNNVV còn yếu và thiếu; Nhà nước vẫn ưu tiên phát triển DN lớn, DNNN, thu hút FDI. - Tác động tiêu cực của đại dịch covid ảnh hưởng rất lớn đến DNNVV.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn