intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề là hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN PHƢƠNG THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 834.04.10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 2: TS. LÂM MINH CHÂU Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, Đà Nẵng đã và đang trở thành điểm đến an toàn và thân thiện của du khách. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, hoạt động du lịch phát triển nhanh, một số khu vực quá đông đúc, dần trở nên bão hòa, một số khu vực khác lại chưa được khai thác hiệu quả, chưa đánh thức được tiềm năng du lịch. Cơn sốt bất động sản, trong đó có bất động sản du lịch, gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai nhiều dự án du lịch. Sự bùng nổ mạng xã hội, hàng không giá rẻ hay lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc tăng mạnh có tác động nhất định đến ngành du lịch Đà Nẵng, đòi hỏi có sự thay đổi trong công tác quản lý, định hướng phát triển. Do đó, đề tài "Quản lý nhà nước đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" sẽ góp phần đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngành du lịch của thành phố trong thời gian đến. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của QLNN về du lịch. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian đến. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại thành phố Đà Nẵng diễn ra như thế nào? Có những thành công, hạn chế gì? - Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành du lịch của thành phố?
  4. 2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động QLNN đối với du lịch tại thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi nghiên cứu: nội dung công tác QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính: phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, xử lý dữ liệu, tổng hợp, so sánh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần hệ thống hóa các lý thuyết đã có và vận dụng vào điều kiện cụ thể của thành phố Đà Nẵng. Qua đó, làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp giúp cho lãnh đạo thành phố Đà Nẵng xem xét khi ban hành, thực thi các chính sách, tăng cường hiệu quả công tác quản lý du lịch tại thành phố Đà Nẵng. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong đề tài - Phan Huy Đường (2015), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [5]. - Mai Văn Bưu và Đỗ Hoàng Toàn (2016), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội [2]. - Trần Thị Minh Hòa và Nguyễn Văn Đính (2006), Kinh tế du lịch, NXB Lao động – Xã hội [7]. - Ngô Thị Diệu An và Nguyễn Thị Oanh Kiều (2014), Tổng quan du lịch, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng [1]. - Võ Văn Thành (2015), sách“Tổng quan du lịch”, NXB Văn hóa – Văn nghệ [16]. - Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục [20].
  5. 3 - Nguyễn Văn Sáu (2005), Giáo trình Quản lý kinh tế, NXB Lý luận chính trị, thành phố Hồ Chí Minh [15]. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về quản lý du lịch thường tiếp cận theo hướng phân tích thực trạng phát triển du lịch theo từng mảng: sản phẩm du lịch, phát triển điểm đến, định hướng du lịch... từ đó đề xuất những giải pháp quản lý phù hợp với đặc thù của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương đó trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để nghiên cứu. 9. Bố cục đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN đối với du lịch. Chương 2: Thực trạng QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH 1.1. DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của du lịch - Khái niệm: Theo Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam ban hành ngày 19/6/2017 thì “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. - Đặc điểm: Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. 1.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc đối với du lịch QLNN về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch, không làm chức năng chủ quản, không làm chức năng kinh doanh thay các doanh nghiệp du lịch. Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch. QLNN về du lịch là nhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước [7]. 1.1.3. Tầm quan trọng của QLNN đối với du lịch (1) Nhà nước định hướng sự phát triển của du lịch bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách trên cơ sở tôn trọng
  7. 5 các nguyên tắc của hoạt động du lịch và ngành du lịch. (2) Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có quan hệ chặt chẽ với các ngành khác như giao thông, thuế, tài chính, điện,… Sự phối hợp này thể hiện thông qua việc xây dựng và ban hành các quy chế liên ngành giữa các cơ quan QLNN về du lịch. (3) Sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát sinh từ hoạt động du lịch, gây ảnh hưởng đến tài nguyên và phát triển không bền vững. (4) Cần phải có sự quản lý của nhà nước để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH 1.2.1. Xây dựng, ban hành và phổ biến chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch - Về xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch - Về phổ biến, quán triệt, tuyên truyền về cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch. 1.2.2. Xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn - Về tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch. - Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch. - Về quảng bá, xúc tiến du lịch. - Về quản lý, bảo vệ môi trường. 1.2.3. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong kinh doanh DL - Cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa. - Điều kiện cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. - Cấp phép kinh doanh lưu trú.
  8. 6 - Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. - Các quy định về thu hồi giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. 1.2.4. Kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong HĐDL a. Nội dung thanh, kiểm tra HĐDL1 - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, kinh doanh đại lý lữ hành. - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch. - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hướng dẫn du lịch. - Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch. b. Quy trình công tác thanh tra chuyên ngành du lịch 1.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm bớt đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan trong bộ máy. Chất lượng cán bộ, công chức, cách làm việc của các cơ quan quản lý có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng HĐDL. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH 1.3.1. Các nhân tố tự nhiên 1.3.2. Các yếu tố về kinh tế - xã hội 1 Căn cứ Nghị định số 173/2016/NĐ-CP, ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định “về tổ chức và hoạt động của thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch”.
  9. 7 1.3.3. Xu hƣớng và sự phát triển của ngành du lịch 1.3.4. Các yếu tố thuộc về nhà nƣớc 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Nha Trang 1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Vũng Tàu 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho TP Đà Nẵng KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH 2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1.256,53 km² nằm ở vị trí từ 15 55’20” đến 16014’10” vĩ tuyến Bắc, 107018’30” đến 108020’00” 0 kinh tuyến Đông. Địa hình thành phố Đà Nẵng có sự kết hợp giữa đồng bằng và vùng núi, trong đó vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây, Tây Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội a. Đặc điểm về kinh tế: Trong giai đoạn 2010 - 2018 tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Đà Nẵng đạt 12,86%/năm. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố năm 2018 đạt 90.023 tỷ đồng (theo giá thực tế). GRDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 83,18 triệu đồng/người, tăng 2,34 lần so với năm 2010.
  10. 8 Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng Công nghiệp. xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp: Năm 2018, ngành Công nghiệp và xây dựng chiếm 50,80%; Thương mại, dịch vụ chiếm 47,41%; Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 1,79%. b. Đặc điểm về xã hội: - Dân số: Năm 2019, tổng số dân thành phố là 1.134.310 người(2). - Lao động : Năm 2016, thành phố có 572.926 người trong độ tuổi lao động, chiếm 52,94% tổng số dân. 2.1.3. Tình hình phát triển ngành du lịch của TP Đà Nẵng a. Các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn - Cơ sở lưu trú (CSLT): Theo số lượng thống kê, năm 2010 thành phố có 181 cơ sở lưu trú du lịch, với 6.089 buồng. Tính đến năm 2018 tăng lên 785 CSLT du lịch với 35.615 buồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2018 đạt 20,73% (cơ sở) và 25,03% (buồng). - Hoạt động kinh doanh lữ hành: Năm 2010, toàn thành phố có 101 đơn vị lữ hành. Đến năm 2018 có 342 đơn vị lữ hành, tăng 241 đơn vị so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2018 đạt 16,72%. - Cơ sở vui chơi giải trí: Trên địa bàn thành phố hiện có một số khu vui chơi giải trí lớn3. b. Doanh thu ngành du lịch tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn (2) Theo Kết quả tổng điều tra dân số năm 2019 của Cục thống kê thành phố Đà Nẵng. 3 như Công viên Châu Á (Asia Park), khu vui chơi giải trí Helio Center, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, khu vui chơi Fantasy Park thuộc Quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ và một số vũ trường, quán bar, cơ sở kinh doanh karaoke, cafe...
  11. 9 2010-2018 tăng mạnh, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010- 2018 là 31,01%. Từ 3.098 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 26.532 tỷ đồng năm 2018. c. Đội ngũ lao động của ngành Năm 2010, thành phố có 4.300 lao động trực tiếp ngành du lịch, đến năm 2018 tăng lên 43.614 lao động trực tiếp. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2018 đạt 33.59%/năm. d. Về cơ sở hạ tầng Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn thành phố có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư hơn 7.300 triệu USD (trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngoài và 63 dự án đầu tư trong nước) tăng 28 dự án so với năm 2010 (55 dự án đầu tư). e. Về các sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch Đà Nẵng khá đa dạng về loại hình, thu hút nhiều đối tượng khách, tuy nhiên chưa có những sản phẩm đặc thù, đặc trưng. f. Thực trạng dòng khách du lịch Lượng khách đến Đà Nẵng có sự tăng trưởng qua các năm. Theo số liệu thống kê, năm 2010 Đà Nẵng đón 1,77 triệu lượt khách. Đến năm 2018 tăng lên 7,66 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2018 đạt 20,26%/năm. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2014-2018 2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành và phổ biến chiến lƣợc, quy hoạch phát triển du lịch - Về xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch: Trong những năm qua, đã có nhiều văn bản cấp Trung ương nói chung và của thành phố Đà Nẵng nói riêng được ban hành, nhằm hoạch định những đường lối, chủ trương phát triển ngành du lịch
  12. 10 trong một giai đoạn dài. Căn cứ chiến lược tổng thể của Việt Nam đối với ngành du lịch, chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng ban hành Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch năm 2010). Bảng 2.3: Đánh giá một số nội dung chính trong Quy hoạch năm 2010 Chỉ tiêu đề ra Tình hình thực hiện Đánh giá Về khách du lịch: + Năm 2010: đón 1,45 + Năm 2010: 1,77 triệu Kết quả năm triệu lượt khách (có lượt khách (có 370.000 2010 và 2015 350.000 lượt khách lượt khách quốc tế, 1,4 vượt so với mục quốc tế,1,1 triệu lượt triệu lượt khách nội tiêu đặt ra, năm khách nội địa). địa). 2018 đạt 95% so + Năm 2015: đón 3,5 + Năm 2015: 4,682 với kế hoạch triệu lượt khách (có triệu lượt khách (có năm 2020 700.000 lượt khách 1,266 triệu lượt khách (khách quốc tế quốc tế, 2,8 triệu lượt quốc tế, 3,415 triệu lượt đạt 205%, khách khách nội địa). khách nội địa). nội địa đạt 71%) + Năm 2020, đón 8,1 + Năm 2018: 7,663 triệu lượt khách (có triệu lượt khách (có 1,4 triệu lượt khách 2,875 triệu lượt khách quốc tế, 6,7 triệu lượt quốc tế, 4,788 triệu lượt khách nội địa). khách nội địa). Về tổng thu du lịch: + Năm 2010 đạt 1,1 + Năm 2010: 3,098 Kết quả vượt so nghìn tỷ đồng. nghìn tỷ đồng. với mục tiêu đặt + Năm 2015 đạt 3,1 + Năm 2015: 12,817 ra. Riêng năm nghìn tỷ đồng. nghìn tỷ đồng. 2018 đã đạt + Năm 2020 đạt 10,1 + Năm 2018: 26,532 263% so với kế
  13. 11 Chỉ tiêu đề ra Tình hình thực hiện Đánh giá nghìn tỷ đồng. nghìn tỷ đồng. hoạch năm 2020. Về cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có trên Đến năm 2018 có 785 Kết quả vượt so 12 nghìn phòng khách CSLT với 35.615 với kế hoạch, sạn. buồng/phòng năm 2018 đã đạt 296,79% so với kế hoạch của năm 2020. Về lao động trực tiếp ngành du lịch: + Năm 2010 khoảng + Năm 2010: 4.300 LĐ Năm 2010 chỉ 5.000 LĐ + Năm 2015: 24.975 đạt 86% so với + Năm 2015 khoảng LĐ kế hoạch, nhưng 6.700 LĐ + Năm 2018: 43.614 năm 2015 và năm + Năm 2020 khoảng LĐ 2018 thì vượt kế 9.000 LĐ hoạch. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quy hoạch du lịch tại Đà Nẵng (cụ thể là Quy hoạch năm 2010) trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại: Về định hướng phát triển sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch hầu như hình thành theo định hướng quy hoạch. Tuy nhiên một số sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch đường sông (sông Hàn, sông Cu Đê,...) còn mờ nhạt, chưa được định hình rõ nét. Về định hướng thị trường khách du lịch: Thị trường các nước Châu Âu, Đông Nam Á có xu hướng giảm qua các năm. Về định hướng đầu tư: có một số các dự án lưu trú, giải trí tại bán đảo Sơn Trà, các khu vui chơi giải trí chất lượng cao đã định
  14. 12 hướng theo quy hoạch. Tuy nhiên đa phần đang ở giai đoạn triển khai xây dựng, chưa đưa vào hoạt động, chưa đầu tư các khu vui chơi giải trí về đêm. - Về phổ biến, quán triệt, tuyên truyền cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch: Sở Du lịch triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch (sửa đổi) năm 2017 đến cán bộ, công chức, người lao động và các doanh nghiệp du lịch. Ban Tuyên giáo Thành ủy đã ban hành văn bản số 38- HD/BTGTU hướng dẫn truyền Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. UBND các quận/huyện đưa nội dung Nghị quyết số 08 vào chuyên mục “Tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật” với tần suất phát thanh 01 tuần/01 lần và đăng lên Cổng thông tin điện tử quận/huyện. 2.2.2. Thực trạng xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách về phát triển du lịch trên địa bàn - Về tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch: Trong nhiều năm, thành phố Đà Nẵng đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia vào HĐDL, cũng như tạo điều kiện để các HĐDL phát triển. Để đánh giá công tác này, chúng ta có thể đề cập đến Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)4. Có thể nói, Đà Nẵng luôn nằm 4 Chi tiết điểm PCI của Đà Nẵng xem tại Phụ lục.
  15. 13 trong những địa phương có chỉ số PCI cao trong cả nước5, liên tiếp 4 năm 2013, 2014, 2015, 2016, Đà Nẵng có chỉ số PCI đứng đầu cả nước. Trong giai đoạn 2013-2016, các doanh nghiệp tại Đà Nẵng đánh giá cao những cải cách thủ tục hành chính của chính quyền thành phố: giấy tờ đơn giản hơn, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần để lấy con dấu và chữ ký, cán bộ trong bộ máy công quyền làm việc hiệu quả và thân thiện, nhiệt tình,.. Hơn thế, thành phố triển khai tốt chương trình tái cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp và ngân sách; triển khai có hiệu quả mô hình “một cửa” ở tất cả các UBND quận, huyện, phường, xã và các sở, ban, ngành; cắt giảm các thủ tục liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp; triển khai cơ chế “liên thông - liên kết - trọn gói” trong việc cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, năm 2017 (đứng thứ 2) và năm 2018 (đứng thứ 5) đánh dấu sự giảm điểm và tụt hạng của PCI Đà Nẵng. Để tìm hiểu nguyên nhân trong việc tụt hạng của 2 năm vừa qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát đối với 200 doanh nghiệp (DN), kết quả PCI 2018 cho thấy thành phố có 2 chỉ số tụt hạng, gồm “Tiếp cận đất đai” và “Ổn định sử dụng đất”. Chỉ số “Chi phí không chính thức” bị tụt giảm thứ hạng nghiêm trọng từ vị trí thứ 5 xuống 14. Các chỉ số thành phần vừa giảm điểm vừa sụt hạng, gồm: “Gia nhập thị trường”, “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin”, “Chi phí thời gian”, “Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo TP”. - Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ du lịch: Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn thành phố có 83 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đầu tư trên 7.300 triệu USD. Trong tổng số các dự án đầu tư, hiện có khoảng 70% dự án 5 http://www.pcivietnam.org/da-nang
  16. 14 đang triển khai thi công xây dựng, còn lại đang tiến hành lựa chọn địa điểm, thực hiện các thủ tục đầu tư; thời gian qua nhiều dự án bị thu hồi do chuyển đổi mục đích, tiến độ triển khai chậm. Các dự án về vui chơi giải trí còn hạn chế, đặc biệt các dự án quy mô lớn, hiện chỉ có một số dự án đầu tư công viên chuyên đề, sân golf, khu thể thao biển và khu vui chơi kết hợp trong các khu du lịch. Việc triển khai hàng loạt các dự án ven biển, đa phần khu nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp, cũng phần nào ảnh hưởng đến thị trường khách du lịch, do không phù hợp du khách bình dân. Một số dự án xây dựng quy mô lớn, đặc biệt khu vực ven đồi núi, tại khu bảo tồn thiên nhiên, gây tác động, ảnh hưởng nhất định đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường khu vực. - Về quảng bá, xúc tiến du lịch: Thành phố Đà Nẵng tích cực tham gia các sự kiện, hội chợ về du lịch trong và ngoài nước6, tham gia các chương trình, đón đoàn Famtrip nhằm quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến du khách.Truyền thông, quảng bá qua các website về du lịch. Tiếp tục thực hiện các ấn phẩm du lịch. Tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao nhằm quảng bá du lịch. Xúc tiến, mở mới các đường bay quốc tế đến các khu vực trọng điểm. Tuy nhiên, công tác xúc tiến quảng bá chưa được thường xuyên, chủ yếu tham gia các hội chợ, hội thảo; công tác xúc tiến, quảng bá ra thị trường quốc tế còn hạn chế; nội dung (thông tin và hình ảnh) xúc tiến, quảng bá còn nghèo nàn, chưa tạo được nét đặc sắc riêng - Về quản lý, bảo vệ môi trường: Thành phố luôn nghiêm túc yêu cầu vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo tính đa dạng sinh học, 6 Hội chợ du lịch quốc tế VITM tại Hà Nội; hội chợ du lịch ITE tại TP. Hồ Chí Minh; tham dự Hội chợ Du lịch tàu biển quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương tại Trung Quốc;...
  17. 15 môi trường sống tại các khu vực này. Thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch trong vấn đề giữ gìn, bảo vệ môi trường. Nhiều mô hình, cách làm hay để bảo vệ môi trường đã được triển khai hữu hiệu tại cộng đồng. Tuy nhiên, sự phát triển nóng các khu du lịch, khách sạn tại khu vực ven biển quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn đã làm quá tải hệ thống thoát nước, dẫn đến việc chảy tràn ra biển tại các cửa xả, gây ô nhiễm môi trường nước. Theo khảo sát DDCI Đà Nẵng 2018, đối với lĩnh vực QLNN về du lịch, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đánh giá tích cực đối với tính minh bạch về phí, lệ phí được công khai tại hệ thống một cửa, dễ dàng tiếp cận các biểu mẫu thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật của ngành. Bên cạnh đó, 68,1% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng chính sách, chủ trương của Trung ương về du lịch được thành phố triển khai tốt. Riêng với chỉ số “tính ứng dụng công nghệ thông tin” cho thấy Sở Du lịch thành phố đã thực hiện tốt công tác phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, tạo thuận lợi trong công tác tiếp cận thông tin, giải quyết thủ tục hành chính. Mặt khác, công tác điều hành, quản lý HĐDL của thành phố bị doanh nghiệp đánh giá thấp ở hai chỉ số “cạnh tranh bình đẳng” (vị trí thứ 11, với 5,53 điểm) và chỉ số “thiết chế pháp lý” (vị trí thứ 9, với 5,52 điểm). Liên hệ với chỉ số PCI cho thấy, “cạnh tranh bình đẳng” luôn là chỉ số có số điểm và thứ hạng thấp nhất trong các chỉ số thành phần của PCI Đà Nẵng. 40% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng Tổng công ty, Tập đoàn lớn, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố nhận được các
  18. 16 chính sách ưu đãi về du lịch hơn so với doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.2.3. Thực trạng cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch Bảng 2.6: Số giấy phép kinh doanh du lịch đƣợc cấp giai đoạn 2014-2018 Năm 1/2019- 2014 2015 2016 2017 2018 Đối tƣợng 9/2019 Cơ sở lưu trú 120 99 73 137 50 23 Công ty lữ hành 42 46 57 59 37 25 Hướng dẫn viên 483 724 1.186 1.125 876 1.398 Nguồn: Sở du lịch thành phố Theo ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp tại Đà Nẵng, thì chức năng này được đánh giá cụ thể ở hai chỉ số trong bảng kết quả DDCI Đà Nẵng 2018: đó là chỉ số “chi phí thời gian” và chỉ số “hỗ trợ doanh nghiệp”. Theo đó, ở chỉ số “chi phí thời gian” thì Sở Du lịch được đánh giá ở vị trí thứ 4 với 6,90 điểm. Điều này được ghi nhận từ cộng đồng doanh nghiệp với hệ thống một cửa xử lý hồ sơ, thủ tục cấp và thu hồi giấy phép. Bên cạnh đó, chỉ số “hỗ trợ doanh nghiệp” phản ánh mức độ cán bộ, công chức nhiệt tình giúp đỡ hoàn thành các thủ tục, hồ sơ còn vướng mắc, gần 70% doanh nghiệp cho rằng hoạt động hỗ trợ tư vấn pháp lý, tập huấn, phổ biến chính sách phải luật của chính quyền là thiết thực. Sở Du lịch đứng thứ 7 với số điểm 7,12, bằng với số điểm trung bình cộng của các sở, ban, ngành. Tuy với vị trí thứ 7/13, nhưng với số điểm 7,12 thì sự hỗ trợ, phổ biến chính sách của ngành du lịch đối với doanh nghiệp ở mức khá tốt.
  19. 17 2.2.4. Thực trạng kiểm tra, giám sát các HĐDL và xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo Bảng 2.7: Số lƣợt thanh, kiểm tra giai đoạn 2014-2018 Năm Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Thanh, kiểm tra 76 145 85 175 217 Số QĐ xử phạt 59 117 78 121 60 - Lĩnh vực lưu trú 5 16 16 15 5 - Lĩnh vực lữ hành 26 31 28 37 11 - Hướng dẫn viên 28 70 36 69 44 Nguồn: Sở Du lịch thành phố Mặt khác, lượng khách du lịch đến Đà Nẵng đang ngày càng tăng, phát sinh nhiều vấn đề cần xử lý. Thời gian qua, chính quyền thành phố đã tiếp nhận các hồ sơ khiếu nại, tố cáo và đã xử lý dứt điểm như nhau: Bảng 2.8: Số lƣợt xử lý đơn khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2014-2018 Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Số đơn 4 3 5 11 9 Nguồn: Sở du lịch thành phố Để xử lý nhanh các vụ việc, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều Quy trình, Quy định để xử lý các tình huống. Công tác thanh, kiểm tra các HĐDL trên địa bàn thành phố trong thời gian qua có những chuyển biến tích cực, đã nhanh chóng ban hành nhiều quy định trong xử lý các vụ việc phát sinh liên quan đến HĐDL. Bên cạnh đó còn gặp một số vướng mắc, khó khăn trong công tác thanh kiểm tra, như: chưa kiểm soát triệt để tình trạng dòng tiền thanh toán giao dịch chuyển thẳng trực tiếp qua hệ thống ngân
  20. 18 hàng của Trung Quốc, không qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, do đó, vẫn còn tồn tại các “tour 0 đồng”; các hình thức vi phạm pháp luật trong HĐDL càng lúc càng tinh vi, chưa có các biện pháp xử lý mang tính răn đe. 2.2.5. Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN về du lịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng là cơ quan cao nhất, thực hiện thống nhất QLNN về du lịch trên địa bàn. Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND và UBND thành phố trong bộ máy QLNN về du lịch gồm: Sở Du lịch: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng QLNN về du lịch ở địa phương. Ngoài ra, còn có sự tham gia trong công tác phối hợp quản lý của các sở, ban, ngành khác. Chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN về du lịch chưa cao, số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ lệ thấp, năng lực quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của ngành du lịch trên địa bàn thành phố. 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc Đánh giá chung đối với công tác QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố thể hiện tập trung nhất qua sự tăng trưởng mạnh về cả lượng khách du lịch và doanh thu xã hội, khẳng định tính đúng đắn của Đà Nẵng trong thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển các hoạt động du lịch theo hướng hiệu quả, bền vững… 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Công tác quy hoạch vẫn tồn tại một số bất cập. Về xây dựng, triển khai một số chính sách phát triển du lịch vẫn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2