intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THANH CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 ĐÀ NẴNG - Năm 2019
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: TS. Trần Phước Trữ Phản biện 1:……………………………………… Phản biện 2:……………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày …….tháng ……năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵ
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giao thông đường bộ là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống hạ tầng giao thông của mỗi quốc gia. Nền kinh tế không thể phát triển được với một hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông đường bộ nói riêng thấp kém và không phát triển. Ở Việt Nam, giao thông vận tải (GTVT) đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất về vận tải trong nội địa. Do sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), xu hướng này tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (GTĐB) rất lớn, nguồn vốn này chủ yếu vẫn trông chờ vào ngân sách Nhà nước (NSNN) đang hạn hẹp. Do đó, song song với việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ, công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đảm bảo tuổi thọ công trình, nâng cao khả năng phục vụ, giảm tai nạn giao thông, tiết kiệm kinh phí cho xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở địa phương vẫn còn những bất cập nhất định như: kinh phí thực hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và công nghệ thi công mới diễn ra chậm, phương thức thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên chưa phù hợp… Nhằm góp phần hoàn thiện công tác này trong thời gian đến, tôi lựa chọn vấn đề “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác
  4. 2 quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể 1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở một tỉnh, thành phố. 2. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội dung Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như thế nào? - Thực trạng công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014 – 2018 như thế nào? - Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là những nhân tố nào? - Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng bao gồm những giải pháp cụ thể nào? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố thành phố Đà Nẵng do chủ thể là cơ quan quản lý đường bộ (QLĐB) thực
  5. 3 hiện. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên góc độ quản lý vĩ mô của cấp tỉnh với các nội dung như: ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát... của Nhà nước. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng từ năm 2015 đến 2019, các giải pháp và kiến nghị có ý nghĩa đến năm 2025. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Bao gồm các tài liệu, số liệu liên quan đến quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua các nguồn sau: - Tài liệu hội thảo, báo cáo của Tổ chức, Hiệp hội Cầu đường, số liệu thống kê của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, Tổng cục Thống kê, Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng, Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Đà Nẵng, Công ty Quản lý cầu đường Đà Nẵng, Ban Quản lý dự án xây dựng và bảo trì hạ tầng giao thông,… - Các giáo trình, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành, công trình khoa học (các cấp, luận văn, luận án), mạng internet, báo cáo kinh tế xã hội của địa phương... 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.2.1. Phƣơng pháp hệ thống
  6. 4 - Hệ thống hóa các tài liệu, giáo trình, văn bản pháp quy của Nhà nước và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến các nội dung của đề tài để phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn trong công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. - Tổng hợp nghiên cứu các báo cáo, đề án, kế hoạch của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp làm cơ sở nghiên cứu hoàn thiện công tác QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 5.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh Dựa trên các tài liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê, các báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị QLNN về GTVT, các doanh nghiệp bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB, đề tài áp dụng rộng rãi các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu nhằm phân tích đánh giá tình hình thực tế công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, làm rõ những thành công và hạn chế của công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. Việc phân tích sẽ sử dụng phần mềm Excel để tính toán và tóm tắt dữ liệu dưới hình thức bảng thống kê, đồ thị thống kê. 6. Ý nghĩa khoa học của Đề tài 6.1. Về lý luận Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB nói chung và sự cụ thể hóa các nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các đặc điểm của công tác này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 6.2. Về thực tiễn Góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước có cái nhìn rõ hơn về
  7. 5 thực trạng QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, góp phần xây dựng thành phố văn minh hiện đại xứng tầm trong khu vực. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 8. Bố cục của đề tài Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Chương 2. Thực trạng công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  8. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1.1. Một số khái niệm: a. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Căn cứ Điều 3, Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 thì “Kết cấu hạ tầng GTĐB gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ”. b. Bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Theo Điều 2 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT ngày 07/6/2018 của Bộ Giao thông Vận tải về việc quy định về quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ định nghĩa “Bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình đường bộ theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác, sử dụng. Nội dung bảo trì công trình đường bộ có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình đường bộ”. c. Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước nói chung là sự tác động của Nhà nước tới đối tượng quản lý nhằm đạt các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Một số nhà khoa học tiếp cận theo góc độ kinh tế tổ chức cho rằng “QLNN là tổng thể những tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà
  9. 7 nước đến đối tượng quản lý thông qua các phương pháp và công cụ để thực hiện mục tiêu đã định”. d. Quản lý nhà nước về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB là việc Nhà nước sử dụng các công cụ chính sách tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng vào các chủ thể, đối tượng tham gia trong quá trình bảo trì các công trình kết cấu hạ tầng GTĐB thuộc sự quản lý của cơ quan chức năng. 1.1.2. Sự cần thiết của bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Bất kỳ một công trình kết cấu hạ tầng GTĐB nào đều không thể tồn tại vĩnh viễn với chất lượng tốt theo thời gian dù cho nó có được xây dựng với chất lượng cao và công nghệ tiên tiến. Vì vậy, muốn công trình kết cấu hạ tầng GTĐB duy trì được trạng thái khai thác an toàn và đảm bảo tuổi thọ theo tiêu chuẩn thiết kế, thì việc bảo trì theo quy trình bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB là yêu cầu bắt buộc và cần thiết. 1.1.3. Yêu cầu của quản lý nhà nƣớc về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ - Nguồn lực của nhà nước dành cho hoạt động bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB chính là lao động, nguồn vốn NSNN và các tài nguyên khác có liên quan. Các nguồn lực này luôn khan hiếm, không đáp ứng đủ để triển khai thực hiện. Do đó, để đạt mục tiêu QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trong giai đoạn hiện nay thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực của nhà nước là yêu cầu hết sức cấp thiết. - Các công việc trong giai đoạn thực hiện bảo trì, sửa chữa, kết thúc đưa công trình vào khai thác sử dụng và thanh quyết toán phải
  10. 8 tuân thủ theo trình tự, thủ tục quy định của nhà nước. - Đảm bảo yêu cầu về phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. 1.1.4. Đặc điểm của công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB là một công việc có nội dung rộng, bao gồm nhiều công tác quản lý khác nhau đòi hỏi phải phối hợp một cách chặt chẽ trong một hệ thống từ trung ương đến địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng GTĐB rất đa dạng, do đó tính chuyên môn hóa công tác bảo trì không cao; Quá trình thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB thường xảy ra xung đột với hoạt động GTVT hàng ngày; Khối lượng bảo trì không tập trung, phạm vi hoạt động rộng, trải dài theo tuyến, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác điều hành; Nhiều công việc phát sinh bất thường do hoạt động GTVT gây ra, đòi hỏi các đơn vị bảo trì phảỉ có kế hoạch dự trữ nguồn lực; Đòi hỏi phải có trang thiết bị đặc chủng, đa dạng về chủng loại; Quá trình bảo trì cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật: điện lực, viễn thông, cấp thoát nước... 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.2.1. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa, hƣớng dẫn hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc Nhà nước có ban hành được hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp và được thực thi có hiệu quả. 1.2.3. Hệ thống tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
  11. 9 đƣờng bộ a. Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ b. Nguyên tắc thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 1.2.3. Xây dựng kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB là chương trình dự kiến các công việc bảo trì sẽ thực hiện trong giai đoạn kế tiếp. Hàng năm, căn cứ vào tình trạng kết cấu hạ tầng GTĐB, lịch sử bảo trì, quy trình bảo trì, cơ quan QLĐB có trách nhiệm lập kế hoạch bảo trì và gửi cơ quan QLNN có thẩm quyền phê duyệt. 1.2.4. Tổ chức thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Vốn bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB là vốn để đáp ứng (trang trải) toàn bộ chi phí cho các công việc bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. Căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường bộ hàng năm được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì, quy trình bảo trì công trình được duyệt, cơ quan QLĐB tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình. Quản lý chất lượng bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia công tác bảo trì nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác bảo trì tuân thủ theo kế hoạch bảo trì, quy trình bảo trì, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Trong hoạt động QLNN về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB, với
  12. 10 cơ chế tác động và biện pháp điều chỉnh chủ yếu là bằng Pháp luật, cơ quan QLNN có thẩm quyền phải thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm nhằm loại trừ các hành vi bất hợp pháp ra khỏi hoạt động bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.3.1. Các nhân tố khách quan - Việc duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của kết cấu hạ tầng GTĐB phụ thuộc nhiều vào tác động của khí hậu, thủy văn. - Tại các thành phố lớn có mật độ phương tiện tham gia giao thông lớn, nhu cầu vận tải cao dẫn tới công trình nhanh xuống cấp. Bên cạnh đó, tại các thành phố lớn dân số tập trung đông, tình trạng ùn tắc giao thông, lấn chiếm lòng đường để kinh doanh làm cho công tác đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt gặp nhiều khó khăn. - Hệ thống văn bản, tiêu chuẩn, định mức quy định về bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB cần phải đầy đủ, cụ thể, ban hành kịp thời, có sự thống nhất làm cơ sở để hướng dẫn cho cơ quan QLĐB và các đơn vị thực hiện nhiệm vụ bảo trì. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan - Các văn bản pháp luật và chính sách quản lý chính là khung thể chế cho hoạt động quản lý công tác bảo trì công trình đường bộ. - Về mô hình tổ chức bộ máy quản lý: Mỗi cơ chế quản lý, vận hành của một hệ thống chỉ có thể tồn tại gắn kết với cơ cấu nhất định của hệ thống đó. - Về đội ngũ các nhà quản lý: Nếu đội ngũ các nhà quản lý đầu tư giỏi, trình độ chuyên môn cao, người lao động trực tiếp có kinghiệm lành nghề, có phong cách làm việc tốt, có trách nhiệm sẽ là những tiền đề đem
  13. 11 lại hiệu quả cao trong các hoạt động quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. - Chất lượng kết cấu hạ tầng GTĐB giai đoạn khai thác và bảo trì phụ thuộc nhiều vào chất lượng và kết quả giai đoạn đầu tư xây dựng. - Để đảm bảo cho hoạt động bảo trì được kịp thời nhằm duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của kết cấu hạ tầng GTĐB theo yêu cầu thiết kế thì cần phải có nguồn vốn ổn định. - Áp dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất góp phần tăng năng suất, tiết kiệm thời gian, giải phóng sức lao động - Sự phát triển của CNTT tạo điều kiện sản xuất các phần mềm tin học để hỗ trợ cho các hoạt động tuần đường, kiểm tra theo dõi, đánh giá tình trạng kỹ thuật công trình, tổ chức giao thông… - Năng lực của đơn vị thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB ảnh hưởng đến chi phí, tiến độ và chất lượng bảo trì. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Tỉnh Tuyên Quang 1.4.2. Tỉnh Hà Nam 1.4.3. Thành phố Hồ Chí Minh
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý và địa hình - Toàn thành phố có diện tích 1.284,88 km². Đà Nẵng hiện tại có tất cả là 6 quận, và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa. - Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. b. Đặc điểm khí hậu thủy văn Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Từ năm 2014-2018, kinh tế thành phố Đà Nẵng tăng trưởng với tốc độ bình quân 8,17%. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm theo hướng: giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản và giảm tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, tăng tỷ trọng dịch vụ. GRDP năm 2018 của thành phố Đà Nẵng đạt 72.670 tỷ đồng. Đến năm 2018, khu vực nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng 1,67%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 31,69%, khu vực dịch vụ tăng tỷ trọng lên chiếm 66,63%. 2.1.3. Đặc điểm xã hội Đà Nẵng có dân số 1.082.310 người, mật độ dân số thành phố Đà Nẵng trung bình là 824,34 người/Km2.
  15. 13 2.1.4. Đánh giá tác động của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đến công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB a. Sự tác động của điều kiện tự nhiên Đối với ngành Giao thông vận tải, biến đổi khí hậu với các hiện tượng cực đoan của thời tiết ảnh hưởng đến hiệu quả vận tải GTĐB. b. Sự tác động của yếu tố kinh tế - xã hội Đà Nẵng là thành phố có mật độ dân cư lên đến 3.854,4 người/Km2, người dân sử dụng vỉa hè để buôn bán, sinh hoạt… do đó kết cấu hạ tầng GTĐB luôn được sử dụng với cường độ cao, công trình đường bộ nhanh lão hóa, xuống cấp. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Đà Nẵng a. Khái quát hệ thống giao thông Đà Nẵng Đà Nẵng có hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng không. b. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Đà Nẵng Hệ thống công trình đường bộ Đà Nẵng gồm có đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ và các công trình khác thuộc đường bộ. c. Nhận xét về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thành phố Đà Nẵng 2.2.2. Thực trạng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a. Về kinh phí thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng
  16. 14 GTĐB Năm 2015, kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chỉ 68,537 tỷ đồng nhưng đến năm 2019 kinh phí đã tăng gần gấp 3 lần, lên đến 201,30 tỷ đồng. b. Về khối lượng thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB Khối lượng thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên tăng gấp 3 lần trong giai đoạn từ năm 2015-2019, số lượng công trình sửa chữa định kỳ, đột xuất tăng từ 71 công trình lên 120 công trình. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa, hƣớng dẫn hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Trong thời gian qua, các văn bản pháp luật như nghị định, thông tư, tiêu chuẩn, định mức, quyết định do Bộ GTVT, Tổng Cục ĐBVN, UBND Thành phố, Sở GTVT và các Bộ có liên quan ban hành được đánh giá có hiệu quả cao, đảm bảo khả thi. 2.3.2. Hệ thống tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a. Cơ cấu tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Đà Nẵng, có trách nhiệm giúp UBND thành phố Đà Nẵng QLNN về lĩnh vực GTVT trong phạm vi toàn thành phố. b. Phân cấp bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
  17. 15 Theo Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 06/10/2018 về Ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo trì các công trình đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của UBND thành phố. c. Quy trình tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hình 2.11: Quy trình tổ chức bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố Đà Nẵng UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ủy quyền CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRỰC THUỘC Báo cáo UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Xây dựng, bàn giao SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI Bảo trì (Sửa chữa định Đặt hàng bảo trì (Bảo kỳ, sữa chữa đột xuất) Báo cáo dưỡng thường xuyên) BAN QLDA XÂY DỰNG VÀ BẢO CÔNG TY QUẢN LÝ CẦU ĐƯỜNG TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐÀ NẴNG Đấu thầu, chỉ định thầu Báo cáo (Theo Luật Đấu thầu) CÁC NHÀ THẦU BẢO TRÌ SỬA CHỮA ĐỊNH KỲ, SỬA CHỮA ĐỘT XUẤT 2.3.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các đơn vị là Ban Bảo trì, đơn vị quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB khảo sát hiện trạng các công trình trên địa bàn Thành phố để làm căn cứ lập kế hoạch bảo trì. 2.3.4. Thực trạng triển khai công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a. Nguồn vốn công tác bảo trì
  18. 16 ông tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB chủ yếu sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước bao gồm: Sự nghiệp giao thông thành phố; Quỹ Bảo trì đường bộ địa phương; Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương. b. Phương thức thực hiện Sau khi phê duyệt danh mục các công trình bảo trì cho năm tiếp theo, Sở GTVT tổ chức thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. c. Quản lý khoa học công nghệ * Ứng dụng công nghệ kỹ thuật Việc ứng dụng những tiến bộ của công nghệ kỹ thuật vào lĩnh vực bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB còn diễn ra rất chậm. * Ứng dụng công nghệ thông tin Các tài liệu, số liệu chưa được hệ thống và tin học hóa, được lưu giữ chủ yếu dưới dạng giấy và bảng tính Excel. d. Quản lý chất lượng bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB trên địa bàn thành phố - Công trình sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất: Chất lượng công tác bảo trì được Ban Bảo trì trực tiếp giám sát. - Công tác bảo dưỡng thường xuyên: Sở GTVT tổ chức thuê đơn vị tư vấn giám sát và phối hợp với Sở GTVT nghiệm thu, quyết toán công trình. 2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ Trong giai đoạn năm 2015-2019, đã có nhiều đoàn thanh tra, kiểm toán đến làm việc với Sở GTVT, Ban Bảo trì và phát hiện một số thiếu sót trong quá trình thực hiện, tỷ lệ công trình vi phạm so với tổng số lượng công trình được kiểm tra thấp, khoảng từ 10% trở
  19. 17 xuống, chủ yếu là tính sai khối lượng, đơn giá không đúng … kiểm điểm, thu hồi về NSNN trung bình 137.840.000 đồng/năm. Từ năm 2015-2019, số lượng vụ xử lý vi phạm về hành lang ATĐB tăng từ 86 vụ (năm 2015) lên 155 vụ (năm 2018), về số vụ vi phạm xe quá tải tăng từ 106 vụ (năm 2015) lên 149 vụ (năm 2019). 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.4.1. Những thành công trong công tác quản lý nhà nƣớc về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Các văn bản quy định có liên quan đến lĩnh vực bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kịp thời, phù hợp với quy định pháp luật. - Các khâu của quá trình bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB đều được phân công, phân cấp thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ cụ thể. - Công tác xây dựng kế hoạch bảo trì thực hiện tốt, xử lý các vị trí thường xuyên xảy ra tai nạn, ùn tắc giao thông đồng thời có kế hoạch huy động, phân bổ các nguồn lực để triển khai thực hiện. - Sử dụng rất hợp lý nguồn vốn hạn hẹn dành cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB. - Từng bước thay đổi phương thức thực hiện công tác bảo từ phương thức giao kế hoạch, đặt hàng đến đấu thầu. - Thanh tra, kiểm toán nhà nước đã thể hiện được vai trò của mình, góp phần phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
  20. 18 2.4.2. Một số hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Chưa ban hành văn bản chung quy định cụ thể về công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì đường bộ. - Công tác quản lý kết cấu hạ tầng GTĐB với quản lý kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị khác chưa đồng bộ. - Chưa có quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá tình trạng kết cấu hạ tầng GTĐB để lập kế hoạch bảo trì. - Vốn dành cho bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB chưa đáp ứng đủ nhu cầu và vẫn phụ thuộc vào NSNN là chủ yếu. - Công tác bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB chủ yếu thực hiện theo phương thức đặt hàng, phương thức đấu thầu công tác bảo trì mới chỉ triển khai tại một số tuyến đường Quốc lộ. - Thời gian thực hiện hợp đồng ngắn (12 tháng). - Các đơn vị nhận bảo trì thiếu tính chủ động trong việc sửa chữa ngay các hư hỏng khi mới xuất hiện. - Ứng dụng CNTT, công nghệ thi công mới, vật liệu mới diễn ra chậm, chưa theo kịp tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật. - Tình trạng vi phạm hành lang ATĐB vẫn chưa được xử lý kịp thời, phương tiện quá tải trọng cho phép vẫn còn hoạt động. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a. Nguyên nhân khách quan Quy định của pháp luật trong công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ chưa rõ ràng, cụ thể. b. Nguyên nhân chủ quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2