intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HƢƠNG LAN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Lê Văn Huy Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 2: TS. HOÀNG VĂN LONG Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trường Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 27 tháng 3năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề Trong thời gian qua, huyện Ngọc Hồi đã có nhiều tiến bộ trong công tác bảo vệ phát triển rừng, đạt được một số kết quả nhất định để nâng cao độ che phủ rừng; đảm bảo khả năng phòng hộ đầu nguồn, đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu ngân sách và nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận rằng hiện nay công tác quản lý tài nguyên rừng và tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp huyện còn nhiều hạn chế và yếu kém. Hiện nay tình trạng chặt phá rừng trái phép trên địa bàn huyện Ngọc Hồi vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Công tác xây dựng, tổ chức về bảo vệ phát triển rừng chưa chặt chẽ, còn nhiều hạn chế. Đặc biệt chính sách giao đất, giao rừng tại huyện vẫn chưa hoàn chỉnh, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, chưa tạo được động lực phát triển trong lâm nghiệp và thu hút cộng động tham gia bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ rừng còn mang nặng tính hình thức, chưa phù hợp với trình độ dân trí của địa phương dẫn đến hiệu quả, nhận thức về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện vẫn còn thấp. Công tác kiểm tra, tuần tra, truy quét bảo vệ rừng ở huyện Ngọc Hồi vẫn còn nhiều sai phạm, không xử lý nghiêm minh hoặc có xử lý nhưng cũng chỉ dừng ở mức cảnh cáo, khiển trách nên hiệu quả quản lý rừng vẫn rất hạn chế. Từ những phân tích trên, để phát huy những mặt tích cực đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng tại huyện Ngọc Hồi, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về BVR trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. - Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum bao gồm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục; ban hành các văn bản; công tác thu hồi, giao rừng…. - Về không gian: Nội dung nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. - Về thời gian: Phạm vi thời gian thu thập số liệu nghiên cứu là kết quả của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2019.
  5. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, hổ trợ để giải quyết các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra. Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp: phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý số liệu, cụ thể như sau: 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận văn sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là số liệu thống kê do các cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh thực hiện đảm bảo tính pháp lý và có độ tin cậy cao. Các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung đề tài được thu thập từ các cơ quan QLNN của huyện, ngành có liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum, Hạt kiểm lâm huyện, Chi cục Thống kê tỉnh Kon Tum, Hội đồng nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân huyện…. Một số dữ liệu được thu thập như sau: + Các thông báo, văn bản, nghị quyết, quyết định, kết luận của các cơ quan ban ngành tỉnh Kon Tum và huyện Ngọc Hồi. + Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn 2015 – 2019. + Số liệu về QLBVR trên địa bàn huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2015 – 2019. 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê các số liệu về hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ rừng đã diễn ra tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum bằng excel để phân tích, mô tả, đánh giá các số liệu chính xác nhất, đưa ra kết luận chung cho vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá được thực trạng, kết quả đạt được, tồn tại, yếu
  6. 4 kém, từ đó làm cở sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum. - Phương pháp phân tích được sử dụng trong việc luận giải, chứng minh nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận, trong việc đánh giá tình hình BVR và hoạt động QLNN trong BVR của huyện Ngọc Hồi thời gian qua cũng như trong việc đánh giá và lựa chọn giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này trong thời gian tới. - Phương pháp so sánh được sử dụng trong việc đánh giá hiện trạng về rừng, tình hình quản lý BVR và hoạt động QLNN trong lĩnh vực BVR của huyện Ngọc Hồi. 4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin để tổng hợp các số liệu thành các bảng thống kê để dễ nhìn, dễ hiểu, dễ quan sát, phân tích và đánh giá hiệu quả; làm cơ sở để đưa ra những nhận xét đánh giá trong luận văn. Các giải pháp và kiến nghị đưa ra là xuất phát từ tình hình thực tế tại huyện Ngọc Hồi và có tính đến khuynh hướng phát triển trong tương lai. Chính vì vậy nên phương pháp nghiên cứu của luận văn là phù hợp với phương pháp luận biện chứng và thế giới quan duy vật. 5. Bố cục đề tài Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu
  7. 5 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm rừng Theo điều 2 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15/11/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 đã đưa ra khái niệm về rừng: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên” [22]. b. Khái niệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng - Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng: QLNN về bảo vệ rừng là một bộ phận của QLNN nên nó có những đực trưng vốn có, ngoài ra nó có chủ thể, đối tượng quản lý riêng, có thể khái quát như sau: Quản lý nhà nước về BVR là quá trình các chủ thể quản lý nhà nước xây dựng chính sách, ban hành pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật trong hoạt động quản lý nhằm đạt được yêu cầu, mục đích BVR nhà nước đã đặt ra” [13]. 1.1.2. Đặc điểm công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng Rừng là đối tượng quản lý nhà nước đặc thù - Chủ thể QLNN trong lĩnh vực BVR là UBND tỉnh, chủ thể trực tiếp thực hiện quản lý hành chính nhà nước toàn bộ các hoạt
  8. 6 động lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đó bao gồm cả công tác bảo vệ rừng. - Khách thể chịu sự QLNN trong lĩnh vực BVR là tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động BVR; các khách thể chịu sự quản lý rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế và mỗi loại hình chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau. - Mỗi loại khách thể nói trên có những đặc trưng riêng: các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được nhà nước giao rừng, giao đất để bảo tồn và phát triển rừng. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng - Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước - Bảo đảm sự phát triển bền vững - Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích - Đảm bảo tính kế thừa và tôn trọng lịch sử 1.1.4. Vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng - Một là, sự cần thiết phải tăng cường vai trò của nhà nước về bảo vệ rừng: - Hai là, Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt tham gia công tác QLBVR bằng việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách bảo vệ rừng thống nhất từ Trung ương đến địa phương theo từng giai đoạn cụ thể. - Ba là, quản lý nhà nước về bảo vệ rừng là nhằm thực hiện chức năng quản lý của nhà nước, sự thiết lập và thực thi những khuôn khổ thể chế cùng với những quy định có tính chất pháp quy để duy trì, bảo tồn và phát triển rừng.
  9. 7 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.2.1. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng 1.2.2. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách bảo vệ rừng Nhóm quy định pháp luật về quản lý tài nguyên rừng bao gồm như sau: Một là, các quy định pháp luật về QLNN đối với tài nguyên rừng Hai là, các quy định pháp luật về quản lý của chủ rừng đối với tài nguyên rừng: 1.2.3. Tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng Công tác điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng, kế hoạch bảo vệ rừng được thực hiện theo Luật lâm nghiệp năm 2017, Luật quy hoạch năm 2017, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Quy hoạch BV&PTR tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2016 – 2020. 1.2.4. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giao khoán bảo vệ rừng a. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng b. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng c. Giao rừng d. Cho thuê rừng
  10. 8 e. Chuyển mục đích sử dụng rừng g. Thu hồi rừng 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng Đây là nội dung thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp. Xử lý sai phạm là biện pháp giải quyết của các cơ quan Nhà nước khi có hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Xử lý vi phạm có thể bằng hình thức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp trong công tác QLBVR, đảm bảo sự nhất quán trong công tác chỉ đạo quản lý bảo vệ rừng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định. Qua đó, phát huy được sức mạnh của hệ thống quản lý từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo hiệu quả trong công tác QLBVR.
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KON TUM 2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Huyện Ngọc Hồi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 60 km theo Quốc lộ 14. Ngọc Hồi có diện tích tự nhiên 83.936,22ha, chiếm 8,6 diện tích toàn tỉnh. Phía Bắc: Giáp huyện Đăk Glei; Phía Nam: Giáp huyện Sa Thầy; Phía Đông: Giáp huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông; Phía Tây: Giáp nước Lào và Campuchia với chiều dài 62,7km. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội a. Điều kiện kinh tế b. Điều kiện xã hội: 2.1.3. Tình hình tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi a. Tài nguyên rừng b. Diện tích phân bố và các kiểu rừng: 2.1.4. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi Bộ máy QLNN về BVR của huyện Ngọc Hồi gồm: UBND huyện với các cơ quan giúp việc chính là phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện, ở cấp xã gồm: UBND xã với các bộ phận chuyên môn là Ban lâm nghiệp, Ban Địa chính xã.
  12. 10 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 2.2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng Từ năm 2015 đến 2019 công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện đã được triển khai một cách có hiệu quả, đã thực hiện tuyên truyền được 252 đợt bằng phương pháp trực tiếp và gián tiếp qua các kênh thông tin của huyện. Bảng 2.5. Công tác tuyên truyền về QLBVR giai đoạn 2015-2019 Số liệu bảng 2.5, cho ta thấy, hình thức Tuyên truyền trực tiếp tại thôn bản làng luôn được thực hiện nhiều nhất (57,7%), Tuyên truyền trên báo Kon Tum (14,4%), Tuyên truyền trên đài truyền hình tỉnh (13,4%), Tuyên truyền trên đài phát thanh huyện (8,2%), Đăng tải, cập nhật các văn bản pháp luật trên website thông tin điện tử của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum (6,2%). Từ năm 2015 đến năm 2019 đã tổ chức được 431 đợt với quy mô tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể người dân trên địa bàn, đến tận các bản, làng thôn. Công tác tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân và giảm tình trạng người dân tiếp tay cho lâm tặc để phá rừng, khai thác rừng. Mặc dù vậy, công tác tuyên truyền vẫn gặp nhiều khó khăn, do đội ngũ tuyên truyền ít và người dân phần lớn là đồng bào DTTS có nhận thức kém về lợi ích của BV&PTR. Công tác tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào đời sống của người dân. Hình thức tuyên truyền chưa thực sự phù hợp với đặc trưng của địa phương (bản, làng thôn) nơi có nhiều cộng đồng DTTS, vai trò của các già làng và trưởng bản chưa được phát huy tối đa. Đội ngũ tuyên truyền mỏng và kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau và chủ yếu là
  13. 11 các công chức kiểm lâm địa bàn. 2.2.2. Công tác ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách bảo vệ rừng Nhằm thực hiện tốt công tác QLBVR, huyện Ngọc Hồi đã ban hành nhiều văn bản như: quyết định, kế hoạch, chỉ thị, công văn... về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, về phòng cháy, chữa cháy rừng, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, BVR và QLLS nhằm nâng cao trách nhiệm QLNN của các cơ quan chức năng, chính quyền các xã, thị trấn cũng như phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn; đồng thời đã chủ động ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc. Các cơ quan chức năng có liên quan, các đơn vị chủ rừng đã ký kết và thực hiện các quy chế, kế hoạch phối hợp trong công tác QLBVR; trong tuần tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về QLBVR. - Ở cấp trung ương, sau khi Luật Lâm nghiệp được ban hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đã ban hành 11 văn bản QPPL hướng dẫn thi hành luật (trong đó có 04 Nghị định và 07 Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp). - Trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách, các văn bản QPPL của nhà nước về BVR, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành QLNN về BVR trên địa bàn tỉnh. Hạt kiểm lâm đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản về công tác QLBVR và QLLS trên địa bàn huyện Ngọc Hồi. Từ năm 2015 đến 2019 có khoảng 84 văn bản QPPL và các phương án về quản lý BVR của huyện Ngọc Hồi được ban hành, góp phần rát lớn vào việc đưa pháp luật đi vào cuộc sống.
  14. 12 2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch quản lý bảo vệ rừng Qua quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp huyện Ngọc Hồi theo Quyết định số 174/QĐ-UBND của UBND tỉnh, ta thấy chủ trương giảm diện tích đất rừng sản xuất và tăng diện tích rừng phòng hộ của huyện. Trong đó đất rừng sản xuất năm 2015 là 21.471,41ha, quy hoạch năm 2020 giảm xuống còn 21.412,72ha (tương ứng giảm 0,27 ), Đất rừng phòng hộ năm 2015 là 6.789,46ha tăng lên 6.804,70ha (tương ứng tăng 0,22%). Nhìn chung, các chỉ tiêu điều chỉnh quy hoạch hầu hết phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2016 được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt mức quy hoạch tại Quyết định số 310/QĐ-UBND, ngày 17/4/2017. Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy hoạch theo 3 chức năng như: Phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, được định vị trên bản đồ và thực địa theo một hệ thống quản lý thống nhất đến từng xã, tiểu khu... Căn cứ trên quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, UBND huyện công bố Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cho các tổ chức cá nhân được biết nhằm nâng cao công tác giám sát thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; xác định ranh giới rừng và xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm để làm căn cứ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với điều chỉnh quy hoạch đất cấp huyện và cấp tỉnh. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa có các cơ chế đánh giá hiệu quả sử dụng rừng được giao và không thường xuyên kiểm tra diện tích rừng được giao có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích và có giải pháp thu hồi kịp thời.
  15. 13 2.2.4. Công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, giao khoán bảo vệ rừng a. Công tác giao rừng, cho thuê rừng, giao khoán bảo vệ rừng Huyện đã tiến hành bàn giao 16.639,53/37.997,30ha rừng và đất lâm nghiệp UBND các xã, thị trấn (chiếm tỷ lệ 49,23% tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện) để quản lý bảo vệ, lên kế hoạch giao rừng lại cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư có nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, kết hợp với kinh doanh phát triển du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng. Ngoài ra thực hiện Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 24/9/2018 của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt Phương án giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, kết hợp kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, UBND các xã, thị trấn hiện đang tổ chức việc lập hồ sơ giao khoán và bàn giao ngoài thực địa đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện đang tạm giao cho UBND các xã quản lý. Từ phương án giao đất, giao rừng huyện Ngọc Hồi cho thấy, UBND huyện Ngọc Hồi dự kiến giao 3.040,83ha rừng sản xuất tại huyện Ngọc Hồi cho các hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Ngọc Hồi để quản lý sử dụng, BV&PTR bền vững với mục đích nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển, tăng tỷ lệ che phủ của rừng; tận dụng và phát huy các thế mạnh của rừng nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình dân cư sinh sống gần rừng. Có thể thấy, việc đẩy mạnh công tác giao rừng, thuê rừng
  16. 14 đảm bảo rừng có chủ thực sự là một chính sách hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, tuân theo quy luật tự nhiên, tất yếu trong công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng. b. Thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng Giai đoạn 2015 – 2019 tổng diện tích đất rừng bị thu hồi và chuyển mục đích sử dụng trên địa bàn huyện là 126,91ha (Đất rừng phòng hộ 15,24ha; Đất rừng sản xuất 111,67ha) so với tổng diện tích rừng của huyện là 37.997,30ha thì chỉ chiếm tỷ lệ 0,33 , đây là một tỷ lệ không đáng kể. Lý do chuyển mục đích sử dụng rừng: - Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất phi nông nghiệp: 34,00ha - Đất rừng sản xuất chuyển sang đất phi nông nghiệp: 111,67ha 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng Bảng 2.11. Công tác tuần tra, truy quét trong lĩnh vực QLBVR giai đoạn 2015-2019 Từ số liệu tại bảng 2.11 cho thấy, công tác tuần tra truy quét QLBVR trên địa bàn huyện được tổ chức và duy trì qua các năm, cho thấy nhận thức trách nhiệm trong công tác QLBVR của hệ thống chính trị các cấp ngày càng được nâng lên. Các đợt tuần tra, truy quét được tổ chức thường xuyên với tần suất và lực lượng tham gia tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2015-2019 Tổ công tác liên ngành UBND huyện tổ chức đã tổ chức thực hiện được 19 cuộc tuần tra, truy quét tại những vùng trọng điểm về phá rừng, khai thác rừng trái
  17. 15 phép, các khu vực có dấu hiệu xâm hại rừng với tổng số 283 lượt người tham gia; Tổ công tác liên ngành Hạt kiểm lâm tổ chức đã tổ chức 45 cuộc tuần tra, truy quét với tổng số 476 lượt người tham gia; Tổ công tác UBND xã tổ chức đã thực hiện 205 cuộc tuần tra, truy quét với tổng số 1.034 lượt người tham gia. Nhờ tập trung triển khai các giải pháp tại các khu vực được nhận định là điểm nóng đến nay 25 điểm nóng về khai thác rừng trái phép, phá rừng trái pháp luật đã được xử lý dứt điểm; 10 điểm nóng về phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép đã được kiểm soát, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm pháp luật về Bảo vệ và Phát triển rừng. Tình hình vi phạm pháp luật QLBVR trên địa bàn toàn huyện đã có xu hướng giảm đi nhiều, tuy có chiều hướng tăng từ năm 2015 là 59 vụ đến năm 2016 lên 79 vụ và năm 2017 là 100 vụ. Nhưng đến năm 2018, các hành vi vi phạm lại có xu hướng giảm đi (85 vụ), đến năm 2018 giảm mạnh (39 vụ) chủ yếu mua bán tàng trữ, chế biến kinh doanh gỗ, lâm sản trái phép và phá rừng trái pháp luật. Các hành vi vi phạm xử lý chủ yếu là mua bán, tàng trữ, chế biến, kinh doanh gỗ lâm sản trái phép, phá rừng trái pháp luật, khai thác rừng trái pháp luật, vi phạm các quy định chung của Nhà nước về BVR và vận chuyển lâm sản trái pháp luật chỉ ở mức độ xử lý phạt hành chính. 2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc  Về công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ rừng:
  18. 16  Về công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý rừng: Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng  Về công tác giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng: Về công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng 2.3.2. Hạn chế - Về công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ rừng - Về công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý rừng - Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng - Về công tác giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng - Về công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện còn khó khăn. Đời sống người dân trên địa bàn huyện còn khó khăn, đa số người dân là đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt ở những khu vực vùng sâu, vùng xa còn nghèo, thu nhập chính chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản, làm nương rẫy, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng đã làm ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp.
  19. 17 Gia tăng dân số do di dân tự do từ các địa phương khác đến gây sức ép về quỹ đất ở, sản xuất, canh tác. Nhu cầu đất sản xuất, đặc biệt là đất trồng cây cao su, cà phê trên địa bàn gia tăng làm cho giá đất tăng mạnh, do vậy người dân chuyển diện tích nương rẫy sang trồng cao su hoặc vì lợi ích kinh tế đã phá rừng lấy đất sang nhượng trái phép cho người khác, sau đó lại tiếp tục lấn chiếm, phá rừng trái phép làm nương rẫy. b. Nguyên nhân chủ quan Một số chính sách về QLBVR chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương, các phương án, giải pháp đưa ra thiếu tính khả thi, khó thực hiện, hiệu quả thấp. Hiệu lực quản lý Nhà nước trong thực thi pháp luật về lâm nghiệp hiệu quả chưa cao, tính giáo dục, thuyết phục và răn đe thấp. Các hành vi xâm hại rừng như: khai thác gỗ và lâm sản trái phép, phát rừng, đốt rừng làm nương rẫy, cháy rừng và săn bắn động vật rừng làm suy giảm diện tích rừng nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để. Lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của các đơn vị chủ rừng còn mỏng, chưa thực sự đủ mạnh, trang thiết bị và điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao nên còn khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các lực lượng (Công an - Quân đội - Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng có lúc, có nơi chưa thực sự chặt chẽ và thường xuyên.
  20. 18 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI TỈNH KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 - 2019 đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, có sự phối hợp giữa các ngành và địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý bảo vệ rừng ở huyện Ngọc Hồi còn xuất hiện những hạn chế, cụ thể như sau: hệ thống pháp luật vẫn còn nhiều bất cập; công tác thanh tra, kiểm tra còn mang nặng tính hình thức, nhiều vụ việc vi phạm luật chưa được xử lý triệt để, đội ngũ cán bộ lâm nghiệp, nhất là cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật chưa thực sự chủ động và làm tốt vai trò, phương pháp và nội dung tuyên truyền chưa phù hợp theo từng đối tượng cần truyền đạt, chưa có tính đổi mới, còn mang nặng tính hình thức. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC HỒI, TỈNH KON TUM 3.2.1. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng  Đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng sâu, vùng xa. Đưa kiến thức cơ bản về bảo vệ tài nguyên rừng vào trong chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học và trung học cần có một số buổi để thông tin, thảo luận về giá trị của rừng, các hành vi nghiêm cấm và các hoạt động bảo vệ rừng góp phần nâng cao hiểu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0