intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá đúng về thực trạng quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỒNG KIM NGÂN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng – Năm 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN TRƢỜNG SƠN Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quang Huy Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, tình hình kinh tế của Việt Nam có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều diễn ra sôi nổi trên khắp các địa bàn trên cả nƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng và phức tạp của ngƣời tiêu dùng. Trong điều kiện đó, công tác quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là quản lý nền kinh tế thị trƣờng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và xuất hiện nhiều kẽ hở. Bên cạnh những hoạt động kinh doanh hợp pháp, vẫn còn những hoạt động kinh doanh bị Nhà nƣớc cấm. Việc đấu tranh chống tội phạm nói chung và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nói riêng đang là một trong những vấn đề cấp thiết mà các ngành, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm giải quyết trong nền kinh tế thị trƣờng. Đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố gần cửa khẩu, hoạt động này càng diễn ra sôi nổi và phức tạp theo chiều hƣớng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Những ảnh hƣởng này không những ảnh hƣởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của ngƣời tiêu dùng mà còn ảnh hƣởng trực tiếp tới lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và ảnh hƣởng lớn đến lợi ích của Nhà nƣớc, của toàn xã hội. Hơn nữa, hoạt động này còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh của Việt Nam, uy tín chính trị của Đảng và Nhà nƣớc, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Nhà nƣớc. Vì vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm chỉ đạo sát sao công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp đấu tranh phòng ngừa, pháp hiện xử lý.
  4. 2 Tỉnh Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực Bắc Tây Nguyên Việt Nam, là tỉnh duy nhất có đƣờng biên giới ở phía Tây tiếp giáp với hai quốc gia, nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vƣơng quốc Campuchia với địa danh Ngã ba Đông Dƣơng nổi tiếng. Nơi đây có cửa khẩu quốc tế Bờ Y, một địa điểm kinh doanh hàng, vận chuyển cấm vô cùng thuận tiện. Kon Tum là một trong những địa phƣơng hiện đang có các diễn biến hành vi về tình trạng buôn bán hàng cấm rất phức tạp về cả số lƣợng vụ vi phạm và mức độ, tính chất các vụ vi phạm. Chỉ tính riêng tháng 10/2018, Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Kon Tum đã tiến hành kiểm tra và xử lý 127 vụ vi phạm trong hoạt động kinh doanh, với 125 đối tƣợng, xử phạt, truy thu tới 1,5 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính, tịch thu nhiều loại hàng cấm, hàng lậu nhƣ gỗ, thuốc lá, pháo và đồ chơi bạo lực trẻ em và nhiều mặt hàng khác nhƣ rƣợu ngoại, mỹ phẩm, quần áo, bia, nƣớc giải khát,… [5]. Để có thể bắt giữ đƣợc các đối tƣợng này, lực lƣợng công an, quản lý thị trƣờng,… phải bố trí lực lƣợng, theo dõi ngày đêm, thậm chí phải ngụy trang để nắm vững các địa bàn mà các đối tƣợng thƣờng giao nhận hàng. Tuy nhiên, các đối tƣợng buôn bán hàng cấm này thƣờng rất manh động, sẵn sàng tấn công lực lƣợng chức năng khi bị phát hiện để tìm đƣờng thoát thân. Do đó, các cơ quan chức năng nhƣ công an, bộ đội biên phòng, quản lý thị trƣờng,… phải tăng cƣờng phối hợp trong công tác quản lý địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tƣợng có hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Vì các lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum làm đề tài cho luận văn cao học của mình.
  5. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Trên cơ sở đánh giá đúng về thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018; từ đó tìm ra các ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân của các nhƣợc điểm đó. Đề xuất các giải hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian sắp tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm là gì? - Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018 diễn ra nhƣ thế nào? - Cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Kon Tum.
  6. 4 + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh 2014-2018 và đề xuất giải pháp đến năm 2025. + Phạm vi nội dung: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018, trong đó chú trọng vào các nội dung nhƣ: Xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm; Kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành pháp luật về buôn bán hàng cấm; Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng cấm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và trình bày, tác giả có sử dụng kế hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sau: - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu + Đối tƣợng khảo sát Cán bộ, nhân viên tại Cục quản lý thị trƣờng Kon Tum. Cỡ mẫu: 200 ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum để đo lƣờng mức độ hiệu quả trong công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm. - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. - Phƣơng pháp so sánh. - Phƣơng pháp diễn giải, quy nạp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm; phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại
  7. 5 Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh và đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum tại Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh và hạn chế tình trạng buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý tại Cục Quản lý Thị trƣờng tỉnh Kon Tum thực trạng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh; từ đó giúp các nhà quản lý vận dụng các giải pháp để ngăn ngừa, hạn chế và cấm buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh một cách hiệu quả nhất. 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu Nghiên cứu có sử dụng các tài liệu Luật, Thông tƣ, báo cáo của các ban ngành có liên quan, các tạp chí quản lý nhà nƣớc, kinh tế, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sỹ, thạc sỹ, các giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo các bài báo khoa học liên quan đến vấn đề quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm, hàng giả hàng nhập lậu và gian lận thƣơng mại, các báo cáo thƣờng niên của Cục quản lý thị trƣờng tỉnh Kon Tum,… 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bƣu (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân. PGS.TS Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. Phạm Thị Hƣơng (2015) nghiên cứu về Công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc 03 chƣơng nhƣ sau:
  8. 6 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM 1.1. TỔNG QUAN VỀ HÀNG CẤM 1.1.1. Khái niệm hàng cấm Nghị định 185/2013/NĐCP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng, có nêu: “Hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh; hàng hóa cấm lưu hành, sử dụng; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng ở Việt Nam”. 1.1.2. Đặc điểm của hàng cấm Hàng cấm là những mặt hàng bị cấm kinh doanh, sản xuất, lƣu hành, sử dụng tại Việt Nam. Hàng cấm là những loại hàng hóa bất hợp pháp; gây hại cho sức khỏe con ngƣời, nguồn gen vật nuôi, môi trƣờng, hệ sinh thái; ảnh hƣởng tiêu cực tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đặc biệt là trật tự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc và sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hàng cấm là những loại hàng hóa có tính chất gây hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em.
  9. 7 1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm Quản lý nhà nƣớc là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc, sử dụng quyền lực của nhà nƣớc để điều chỉnh các quan hệ xã hội. 1.1.4. Ý nghĩa quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm a. Đối với sức khỏe con người b. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội
  10. 8 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM 1.2.1. Xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm 1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm 1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm 1.2.4. Kiểm tra, thanh tra về việc chấp hành pháp luật về buôn bán hàng cấm 1.2.5. Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng cấm 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng 1.3.2. Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm 1.3.3. Các nguồn lực vật chất dành cho công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm 1.3.4. Cơ chế phối hợp liên ngành với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đăk Lăk 1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai 1.4.3. Bài học rút ra cho tỉnh Kon Tum KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Kon Tum là một tỉnh vùng cao biên giới ở phía bắc Tây Nguyên, nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Diện tích của Kon Tum là 9.689,61 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc. Kon Tum cũng là tỉnh có diện tích lớn thứ 8 trong 58 tỉnh thành của Việt Nam. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Đặc điểm kinh tế: - Đặc điểm xã hội 2.1.3. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đến hoạt động buôn bán hàng cấm Là một tỉnh miền núi với những đặc điểm riêng về điều kiện phát triển và là tỉnh duy nhất trong cả nƣớc có đƣờng biên giới chung với 2 nƣớc Lào và Campuchia, tình hình giao thông và giao lƣu hàng hóa với các tỉnh bạn không mấy dễ dàng và thuận tiện. 2.1.4. Quan điểm và chỉ đạo của UBND tỉnh Kon Tum về công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm Trong nhiều năm qua, quan điểm của UBND tỉnh Kon Tum luôn coi công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm là một nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm và lâu dài trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Với quan điểm đó, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo chính
  12. 10 quyền các địa phƣơng, Ban chỉ đạo 389 các cấp luôn bám sát sự chỉ đạo Trung ƣơng, nắm chắc tình hình địa bàn, chủ động khắc phục khó khăn và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm - Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả trong tình hình mới. - UBND tỉnh Kon Tum ban hành kế hoạch công tác hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo tăng cƣờng công tác đấu tranh chống buôn bán hàng cấm. - UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số 39/KH-BCĐ ngày 21 tháng 01 năm 2013, Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2014, Kế hoạch số 71/KH- UBND ngày 07 tháng 7 năm 2015, Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 và Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 để tăng cƣờng công tác quản phòng, chống buôn bán hàng cấm, đảm bảo ổn định thị trƣờng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Để có đƣợc những đánh giá khách quan và toàn diện hơn về thực trạng và hiệu quả xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tác giả đã tiến hành khảo sát 25 cán bộ, nhân viên đang làm việc tại Cục QLTT tỉnh Kon Tum. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
  13. 11 Bảng 2.3: Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên Cục QLTT tỉnh Kon Tum về công tác xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm Nhƣ vậy, nhân viên của Cục, Cục chƣa quan tâm nhiều tới việc xây dựng kế hoạch quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trong thời gian ngắn hạn và dài hạn và khi tiếp nhận các văn bản chỉ đạo, Cục chƣa có chỉ đạo, phân chia nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể cho các bộ phận, ban, ngành. Đây là một trong những hạn chế mà Cục QLTT Kon Tum cần quan tâm hơn nữa trong thời gian tới. 2.2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm Cục QLTT tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các Đội QLTT các huyện, thành phố hàng năm chủ động xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum và một số Báo trung ƣơng thực hiện các phóng sự, đƣa tin các bài tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật, quy định về cấm buôn bán hàng cấm, các giải pháp, biện pháp của Chính phủ, các Bộ ngành trung ƣơng và UBND tỉnh. Hàng năm, Cục đều chỉ đạo các Đội chủ động xây dựng các kế hoạch và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện các phóng sự, đƣa tin các bài tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm, các biện pháp, giải pháp của Chính phủ, Kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018 nhƣ sau: Bảng 2.4: Tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm giai đoạn năm 2014-2018
  14. 12 Khảo sát 25 cán bộ về thực trạng công tác tuyên truyền của Cục, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.5: Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên Cục QLTT tỉnh Kon Tum về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm Tiếp đến, tác giả phát phiếu khảo sát cho 200 ngƣời dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum để thu thập đƣợc đánh giá của ngƣời dân về công tác tuyên truyền mà Cục đã thực hiện. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá của người dân tỉnh Kon Tum về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, quy định về hàng cấm của Cục QLTT Kon Tum Có thể thấy, công tác tuyên truyền luôn đƣợc Cục QLTT Kon Tum coi là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. 2.2.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm Cơ quan hành chính nhà nƣớc có chức năng thực thi pháp luật là các cơ quan có chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thƣơng mại ở các cấp chính quyền địa phƣơng. Trong đó, ở cấp tỉnh, chịu trách nhiệm chính tham mƣu đối với hoạt động phòng, chống buôn bán hàng cấm là Sở Công Thƣơng; ở cấp huyện là Phòng kinh tế các huyện, thị trấn, thành phố. Ngoài ra, còn có các lực lƣợng trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống buôn bán hàng cấm nhƣ: Công an, Hải quan, Bộ Đội biên phòng, Quản lý thị trƣờng, ... Cơ quan thực hiện chức năng giáo dục, tuyên truyền là các cơ quan thông tin, tuyên truyền nhƣ đài phát thanh, truyền hình, báo
  15. 13 chí; các tổ chức, hội, các nhà sản xuất kinh doanh; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác. Sơ đồ 2.4: Khái quát tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum Tuy nhiên, bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm tại tỉnh Kon Tum vẫn còn có nhƣợc điểm, đó là ở cấp huyện, sự tham gia của các ngành chức năng giảm dần và tới cấp xã, mờ nhạt, chƣa rõ ràng. 2.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về buôn bán hàng cấm UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành kế hoạch công tác hàng năm và nhiều văn bản chỉ đạo tăng cƣờng công tác đấu tranh chống buôn bán hàng cấm. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành chƣơng trình nâng cao hiệu quả công tác chống buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020. Cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Kon Tum chỉ đạo các Đội Quản lý thị trƣờng trực thuộc đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, quản lý chắc địa bàn, nắm bắt thông tin. Hàng năm, Cục Quản lý thị trƣờng Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra các cửa hàng, cơ sở kinh doanh theo 2 hình thức: đột xuất và định kỳ. Đối với phƣơng pháp kiểm tra định kỳ, Cục sẽ gửi thông báo kiểm tra xuống cửa hàng ít nhất 03 ngày. Bảng 2.7: Số lượng các cửa hàng, cơ sở kinh doanh được kiểm tra về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014- 2018 Nguồn: Cục quản lý thị trường, 2014-2018
  16. 14 Đồ thị 2.5: Đồ thị minh họa các cửa hàng, cơ sở kinh doanh được kiểm tra về buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014-2018 Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, kiểm tra này vẫn mang nặng tính giao khoán. Các cán bộ, nhân viên chỉ đảm nhiệm các công việc, sự việc dễ, phổ biến, chƣa dám nhận trách nhiệm về các vụ khó khăn, phức tạp và có tính chất hình sự, nguy hiểm. Khảo sát 25 cán bộ, nhân viên của Cục QLTT tỉnh Kon Tum về công tác thanh tra, kiểm tra, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Bảng 2.8: Tổng hợp đánh giá của cán bộ, nhân viên Cục QLTT tỉnh Kon Tum về công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hàng cấm Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về buôn bán hàng cấm hiện nay đã và đang gặp không ít khó khăn do thủ đoạn buôn lậu, lợi dụng chính sách cƣ dân biên giới và các biện pháp nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trình lƣu thông hàng hóa nhập khẩu trên thị trƣờng trong khi sự phối hợp của các doanh nghiệp chủ thể quyền lại rất hạn chế. 2.2.5. Thực trạng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về buôn bán hàng cấm Kết quả xử lý vi phạm về hàng cấm của Cục QLTT Kon Tum giai đoạn 2014-2018 đƣợc trình bày trong bảng dƣới đây: Bảng 2.9: Kết quả xử lý vi phạm về hàng cấm của Cục quản lý thị trường tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 – 2018 Nhƣ vậy, giai đoạn 2014-2018, số vụ xử lý vi phạm giảm đáng kể; số lƣợng tang vật bị tịch thu tăng giảm không đều và số tiền giá trị của tang vật bị tịch thu cũng có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, số tiền phạt hành chính lại có chiều hƣớng tăng lên gấp nhiều lần.
  17. 15 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Cục Quản lý thị trƣờng đã lãnh đạo, chỉ đạo về đấu tranh chống kinh doanh hàng cấm. Cục Quản lý thị trƣờng đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về hàng cấm trong thời gian qua đã đƣợc quan tâm triển khai góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Cục Quản lý thị trƣờng đã lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều tra nắm bắt thông tin, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm đã đƣợc triển khai thƣờng xuyên. Việc phối hợp đồng bộ giữa công tác kiểm tra, kiểm soát với công tác tuyên truyền phổ biến, hƣớng dẫn pháp luật tới các doanh nghiệp đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời đã giảm đƣợc nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhƣ vận chuyên, buôn bán hàng cấm. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm soát viên không đồng đều, độ tuổi trung bình cao, kiến thức mới rất hạn chế. Công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ chƣa đƣợc chuyên sâu, bài bản dẫn đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức trực tiếp còn có những hạn chế nhất định. Về ý thức trách nhiệm, rèn luyện bồi dƣỡng kiến thức của từng công chức Quản lý thị trƣờng nói chung Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đã đƣợc quan tâm triển khai nhƣng chƣa đƣợc thƣờng xuyên liên tục; hình thức và nội dung tuyên truyền chƣa đƣợc phong phú đôi khi vẫn còn mang tính hình thức nên hiệu quả thực tế chƣa cao.
  18. 16 Cục chƣa tiến hành xây dựng kế hoạch quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. Khi tiếp nhận văn bản chỉ đạo của cấp trên, Cục chƣa phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ cho các bộ phận, ban ngành. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm còn mờ nhạt, chƣa rõ ràng đối với sự tham gia của cấp xã. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên khâu vận chuyển còn hạn chế, mang nặng tính giao khoán. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan - Vì lợi ích cục bộ, chƣa thấy hết đƣợc tác hại của hàng cấm mà một số doanh nghiệp. - Cơ chế chính sách về quản lý biên giới, quản lý hoạt động thƣơng mại và dịch vụ, cũng nhƣ chế tài kiểm tra và xử lý buôn bán hàng cấm và gian lận thƣơng mại không còn phù hợp nhƣng chƣa có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời. - Quy định trách nhiệm có điểm còn chƣa rõ, chƣa cụ thể nên có tình trạng dễ làm, khó bỏ, phối hợp có nơi, có lúc còn thiếu đồng bộ, chƣa tập trung thống nhất nên hiệu quả công tác còn hạn chế. - Lực lƣợng QLTT vẫn còn thiếu cả về biên chế cũng nhƣ kinh phí kiểm tra và xử lý hàng cấm. - Công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho cán bộ công chức làm công tác kiểm tra, kiểm soát chƣa đƣợc tiến hành bài bản. b. Nguyên nhân khách quan - Cho đến nay, các bộ Luật và văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, chƣa chỉ ra khái niệm về hàng cấm cụ thể, rõ ràng. - Địa bàn biên giới trải dài, địa hình phức tạp, với nhiều đƣờng
  19. 17 mòn, lối mở, sông suối cạn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn hàng cấm. - Thời tiết diễn biến thất thƣờng, có khoảng thời gian mƣa gió kéo dài, bị ảnh hƣởng bởi các cơn bão nên tiến độ kiểm tra theo kế hoạch bị đình trệ, gây khó khăn cho công tác kiểm tra. - Thể chế kinh tế thị trƣờng và hệ thống luật pháp tuy đã hình thành phù hợp với chuẩn mực hội nhập quốc tế, nhƣng chƣa thật hoàn chỉnh, còn nhiều kẽ hở. - Do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, tình hình thị trƣờng và giá cả hàng hóa dịch vụ thời gian qua biến động liên tục, phức tạp khó lƣờng. - Do tình trạng thiếu việc làm ổn định ở các huyện biên giới, khiến ngƣời dân tham gia vận chuyển hàng cấm hoặc trực tiếp buôn bán hàng cấm để duy trì cuộc sống mƣu sinh thƣờng nhật. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 3.1. QUAN ĐIỂM, PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM CỦA CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH KON TUM TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.1.1. Quan điểm Công tác quản lý nhà nƣớc về buôn bán hàng cấm của Cục QLTT tỉnh Kon Tum phải đƣợc đặt trong tổng thể hoạt động của toàn tỉnh và tuân theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
  20. 18 3.1.2. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ - Tiến hành thƣờng xuyên công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình, sƣu tra tất cả các địa bàn. - Xây dựng mạng lƣới và hệ thống theo dõi, nắm tình hình, quản lý các địa bàn có trọng điểm. - Làm tốt hơn nữa công tác dự báo tình hình thị trƣờng. - Tuyên truyền, tập huấn các văn bản chỉ đạo, cảnh báo về các phƣơng thức, thủ đoạn mới của tội phạm. - Điều tra cơ bản các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam có tham gia hoạt động xuất nhập khẩu,... - Kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng cấm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BUÔN BÁN HÀNG CẤM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 3.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm Nội dung của giải pháp: Hoàn thiện xây dựng, ban hành chính sách, văn bản pháp luật về hàng cấm. Quan tâm, chú ý đến việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực chuyên môn liên quan trực tiếp đến phòng, chống buôn bán hàng cấm. Tổ chức thực hiện Xây dựng chiến lƣợc, chƣơng trình phòng, chống buôn bán hàng cấm theo định hƣớng năm năm, xác định mục tiêu chung cho cả thời kỳ và hàng năm, thể hiện rõ trong chiến lƣợc và chƣơng trình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2