intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá các cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục tiêu quy hoạch, sử dụng đất bền vững tại địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LƢU TRẦN QUÝ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK HÀ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 03 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng không chỉ với nhân loại mà còn đối với các sinh vật sống trên Trái đất. Tuy nhiên, đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, không thể thay đổi diện tích theo ý muốn nên việc sử đụng tài nguyên đất cần phải hợp lý, hiệu quả, tránh gây lãng phí và phát triển bền vững. Huyện Đắk Hà được thành lập vào ngày 24/03/1994, đến nay trên địa bàn huyện hiện đã có 10 xã và 01 thị trấn, với diện tích tự nhiên là khoảng 844,48 km2 [16]. Trong những năm qua, nhờ những nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân trên địa bàn, huyện Đắk Hà đã có những đổi mới, kinh tế - xã hội được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Đắk Hà còn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, để làm sáng tỏ những vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà” để làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hoá các cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai. - Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. - Giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm mục tiêu quy hoạch, sử dụng đất bền vững tại địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung cơ bản của công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà. + Về thời gian: đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum và các giải pháp đề xuất trong luận văn là 05 năm. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu số liệu tác giả thu thập - Phương pháp nghiên cứu thực tế. - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp kế thừa. 5. Bố cục đề tài Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai a. Khái niệm đất đai Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vạt khác trên trái đất. Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau [18]: + Đất nông nghiệp + Đất phi nông nghiệp + Đất chưa sử dụng. b. Quản lý nhà nước về đất đai “Quản lý đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai; đó là hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối và phân phối lại quỹ đất theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các nguồn lợi từ đất đai [22]. 1.1.2. Đặc điểm của đất đai ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai Diện tích đất đai có hạn. Diện tích được sử dụng cho các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội.
  6. 4 Đất đai có vị trí cố định, tính chất cơ học, vật lý, hóa học và sinh học trong đất không đồng nhất. Trong nông nghiệp, nếu sử dụng đất đai hợp lý, sức sản xuất sẽ không ngừng tăng lên. 1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai a. Nguyên tắc quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước b. Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ c. Quản lý đất đai theo nguyên tắc tập trung dân chủ d. Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử e. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với địa phương và vùng lãnh thổ 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về đất đai 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai là việc công khai một hệ thống các biện pháp được thể hiện dưới dạng quy phạm pháp luật về đất đai trên cơ sở vận dụng Luật Đất đai và những quy định của các cơ quan, tổ chức nhà nước trong việc hướng dẫn, chỉ đạo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan sinh thái [22]. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai là việc đưa những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai áp dụng vào thực tiễn.
  7. 5 Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý hành chính nhà nước về đất đai phải căn cứ vào thẩm quyền của mình và tuân thủ theo quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật [24]. Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật còn phải tuyên truyền pháp luật sử dụng đất đai cho người sử dụng hiểu và thực hiện đúng. Các cơ quan quản lý nhà nước ngoài việc căn cứ chức năng, thẩm quyền của mình để ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện mà còn phải tổ chức tập huấn, tuyên truyền các quy định của pháp luật cho người dân trên địa bàn hiểu và thực hiện [23]. Tiêu chí đánh giá - Số văn bản đã ban hành; Số buổi tuyên truyền; Tính đa dạng, phù hợp của hình thức, nội dung tuyên truyền. 1.2.2. Triển khai công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính là hệ thống các công tác kỹ thuật và nghiệp vụ liên quan đến công tác đất đai, nhằm xác định giá trị thực sự của một mảnh đất. Công tác này gồm các công tác như xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, bản đồ địa chính… [23]. Công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính gồm các nội dung như: đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là biện pháp quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai [19]. Tiêu chí đánh giá
  8. 6 - Số lượng xã được hoàn thành đo đạc; Số lượng lần đo đạc, khảo sát được thực hiện; Sự phù hợp và kịp thời của công tác lập bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất; Diện tích đất được đo đạc; Số lượng Giấy chứng nhận QSD đất được cấp. 1.2.3. Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch phải đảm bảo được 3 yếu tố: Kỹ thuật, kinh tế và pháp lý để lập ra được bản đồ địa chính theo đúng kết quả đo đạc, tiết kiệm chi phi, và phải tuân theo quy đinh của pháp luật. Quy hoạch còn là công cụ phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, lao động, công nghệ) đồng đều ở các vùng miền trong cả nước. Quy hoạch dài hạn về đất đai được công bố sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Thông qua công cụ quy hoạch, Nhà nước sẽ góp phần điều tiết cung, cầu một số loại đất trên thị trường, đặc biệt là thị trường sơ cấp của bất động sản. Tiêu chí đánh giá - Tình kịp thời của các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Số lượng xã được thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Tính tuân thủ theo quy định của pháp luật. 1.2.4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất Giao đất và cho thuê đất là những hình thức nhà nước giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất [23]. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân khi hết thời hạn thuế hoặc thu hồi nhằm mục đích phát triển của địa phương, khu vực [17].
  9. 7 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thu hồi đất là việc nhà nước thực hiện quyền định đoạt của mình đối với đất đai, nhà nước cho phép chuyển từ mục đích sử dụng này sang mục đích khác hoặc thu hồi của chủ sử dụng này để giao cho chủ sử dụng khác hay sử dụng vào mục đích công cộng. Tiêu chí đánh giá - Diện tích đất được giao; Diện tích đất được thuê; Diện tích đất được thu hồi; Diện tích đất được chuyển đổi mục đích sử dụng; Tính kịp thời của các diện tích đất được giao đất, cho thuê, thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng. 1.2.5. Quản lý tài chính đất đai “Quản lý tài chính đất đai là việc sử dụng hệ thống công cụ tài chính như giá đất, thuế, tiền thuê đất,… nhằm điều tiết các quan hệ về đất đai để đạt mục tiêu trong quản lý [3]. Quản lý tài chính đất đai giúp Nhà nước thực hiện quyền lợi về mặt kinh tế của chủ sở hữu; đồng thời thực hiện được chức năng kinh tế của Nhà nước. Nội dung quản lý tài chính về đất đai của Việt Nam gồm các công tác quản lý thuế và tiền thuê đất. Tiêu chí đánh giá - Tính đa dạng từ các nguồn tiền liên quan đến đất; Nguồn thu từ đất; Tăng/giảm trong nguồn thu từ đất. 1.2.6. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Giám sát, thanh tra, kiểm tra là tổng hợp các biện pháp về chính sách, cơ chế và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, để người sử dụng đất phải tuân thủ pháp luật về đất đai.
  10. 8 Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc các cơ quan chức năng giải quyết các kiến nghị của cá nhân, tập thể hoạc tổ chức trong trường hợp không chấp thuận quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước hoặc tố cáo những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất [22]. Công tác này gồm một số nội dung như: Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Thanh tra đất đai, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Tiêu chí đánh giá - Số lượng hồ sơ đăng ký thực hiện các quyền của người sử dụng đất - Hiệu quả của thanh tra, kiểm tra, giám sát - Tính thường xuyên của các thanh tra, kiểm tra, giám sát - Diện tích đất vi phạm - Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo - Số vụ được giải quyết 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế 1.3.3. Điều kiện xã hội 1.3.4. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK HÀ – TỈNH KON TUM 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN ĐẮK HÀ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên “Huyện Đắk Hà nằm về phía Bắc tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố Kon Tum 20 km theo Quốc lộ 14. Về địa hình, huyện Đắk Hà Nằm trong khu vực có địa hình đồi núi trung bình và khu vực thấp trũng của tỉnh Kon Tum. Bảng 2.1: Tình hình phân bổ đất đai tại huyện Đắk Hà năm 2018 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Đất nông nghiệp 73.241,44 86,67 Đất phi nông nghiệp 6.228,49 7,44 Đất chưa sử dụng 4.980,29 5,89 Tổng 84.510,22 100 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đắk Hà 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Cùng với sự phát triển của toàn tỉnh, kinh tế huyện Đắk Hà cũng có nhiều tăng trưởng tích cực với tỷ lệ GRDP từ 5,7% - 7,1%/năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt 4.801 tỷ đồng, tăng 8,63% so với năm 2017. 2.1.3. Đặc điểm xã hội Trên địa bàn huyện có hơn 24 dân tộc anh em sinh sống, với dân số 71.655 người trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48,55% dân số toàn huyện, đông nhất là người Xê Đăng, Ba Na, còn
  12. 10 lại là các dân tộc ít người khác như Gié Triêng, Gia Rai…, người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu dân số của huyện. 2.1.4. Tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum a. Tài nguyên đất Qua thực tế phát triển sản xuất nhiều năm ở huyện đã chứng minh đất đai huyện Đắk Hà thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây lương thực. b. Thực trạng sử dụng đất theo mục đích Trong giai đoạn từ năm 2014 – 2018, diện tích đất nông nghiệp đã giảm nhẹ 96,31 ha, từ 73.337,74 ha xuống còn 73.241,44 ha. Cụ thể diện tích đất nông nghiệp của huyện trong năm 2018 như sau: Bảng 2.6: Tình hình phân bổ diện tích đất nông nghiệp của huyện Đắk Hà năm 2018 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Đất sản xuất nông nghiệp 34.750,73 47,45 Đất lâm nghiệp 38.290,30 52,28 Đất nuôi trồng thủy sản 179,79 0,25 Đất nông nghiệp khác 20,62 0,03 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đắk Hà c. Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng - Hiện trạng sử dụng đất các tổ chức: Hiện nay trên địa bàn huyện Đắk Hà có khoảng 342 tổ chức. - Hiện trạng sử dụng đất các hộ gia đình, cá nhân: Diện tích đất hộ gia đình, cá nhân sử dụng 37.691,71 ha, chiếm 44,60% diện
  13. 11 tích tự nhiên của huyện Đắk Hà. Trong đó, đất nông nghiệp là 36.954,77 ha, đất phi nông nghiệp là 736,94 ha. d. Biến động về đất đai Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đắk Hà cũng có nhiều biến động. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VÈ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK HÀ, TỈNH KON TUM 2.2.1. Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai đã được Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Đắk Hà quan tâm. Bảng 2.10: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn huyện Đắk Hà ĐVT: văn bản Văn bản 2014 2015 2016 2017 2018 Văn bản quy 1 1 2 1 1 phạm pháp luật Văn bản hướng 0 1 1 0 1 dẫn Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng TN &MT huyện Đắk Hà, 2014-2018 Số lượng các bài viết tuyên truyền trên báo, tạp chí, đài truyền thanh địa phương, các buổi tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền qua băng rôn, khẩu hiệu đều tăng từ 2014-2018.
  14. 12 2.2.2. Tình hình công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính a. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính “Địa giới hành chính là ranh giới phân định quyền quản lý Nhà nước về mặt lãnh thổ giữa các cấp đơn vị hành chính. Nhờ lập địa giới hành chính nên công tác quản lý nhà nước về đất đai được thuận tiện hơn và công tác quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội cũng thuận lợi hơn. Tính đến 31/12/2018, toàn huyện Đắk Hà có 11 đơn vị hành chính, bao gồm xã Hà Mòn, Đắk La, Đắk Mar, Đắk Hring, Đắk Ui, Ngok Wang, Ngok Réo, Đắk Pxi, Đắk Ngọk, Đắk Long và Thị trấn Đắk Hà. b. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất Việc đo đạc lập bản đồ giải thửa cho các xã, thị trấn được thực hiện vào năm 1983 đánh giá đất đai làm cơ sở để ban hành và thực thi nhiều chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bảng 2.12: Tổng hợp phương thức đo và diện tích đất được đo ĐVT: ha Tổng diện tích được Tỷ lệ đo Loại đất được đo đo Đất nông nghiệp và đất phi 1/1.000 2.873,55 nông nghiệp 1/2.000 210,54 Toàn bộ đất nông nghiệp Đất nông nghiệp, đất chưa 1/10.000 14.151,5 sử dụng
  15. 13 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Hà Như vậy, tính đến hết năm 2018, trên địa bàn huyện Đắk Hà, còn 58.228,8 ha diện tích đất nông nghiệp; 5.956,57 ha đất phi nông nghiệp và 3.082,79 ha đất chưa sử dụng chưa được tiến hành đo đạc. c. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính: Cho đến nay các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, các chủ sử dụng đất đều đã tiến hành kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất của mình. 11/11 xã, thị trấn đã lập hồ sơ địa chính. Bảng 2.13: Tình hình cấp Giấy chứng nhận QSD đất (lần đầu) cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đắk Hà năm 2018 Loại Diện tích Diện tích Số GCN Tỷ lệ STT đất cần cấp đã cấp đã cấp (%) Đất sản xuất 1 34.750,73 24.366,92 27.339 70,1 nông nghiệp Đất ở tại nông 2 569,88 409,13 8.410 71,8 thôn Đất ở tại đô 3 233,05 233,05 4.952 100 thị Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Hà Nhìn bảng số liệu 2.13, ta thấy, theo kết quả thống kê các xã, thị trấn tính đến ngày 31/12/2018, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCN quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình. Bảng 2.14: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Đắk Hà giai đoạn 2014-2018
  16. 14 ĐVT: giấy Chỉ tiêu Tổng cộng Cấp cho dân Cấp cho dự án Năm 2014 5.245 4.587 658 2015 5.012 4.658 354 2016 4.548 4.105 443 2017 6.548 5.825 723 2018 5.487 4.985 502 Nguồn: Văn phòng đăng ký đất đai huyện Đắk Hà Nhìn bảng số liệu 2.14, ta thấy, Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được UBND huyện quan tâm và giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thực hiện, trực tiếp là Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đắk Hà triển khai. 2.2.3. Tình hình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND huyện chỉ đạo ngành liên quan và các địa phương thường xuyên thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hàng năm, rà soát cụ thể từng diện tích phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời đã tiến hành xử lý các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhờ đó, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2014-2018 của huyện Đắk Hà nhìn chung đã đạt được những thành quả nhất định. Quá trình sử dụng đất đã dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng triệt để quỹ đất đai, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quan điểm
  17. 15 phát triển chung của huyện. Tuy nhiên, qua phân tích kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cho thấy một số chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện được đã vượt và không đạt so với chỉ tiêu kế hoạch. Bên cạnh đó, đã có một số công trình, dự án phát sinh nằm ngoài kế hoạch dẫn đến một số chỉ tiêu, kế hoạch sử dụng đất đã không còn phù hợp. 2.2.4. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất a. Thu hồi đất Đối với các dự án trên địa bàn huyện đã được phê duyệt, UBND huyện hàng năm đều ban hành các quyết định thu hồi đất của các hộ gia đình cá nhân đang sử dụng, sau đó kiểm kê, kiểm định, xét tính pháp lý của đất, xác định giá trị đền bù thiệt hại và hỗ trợ đất để giải phóng mặt bằng, đưa quỹ đất đó vào thực hiện dự án. b. Giao đất Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã xem xét nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương mình quản lý để đề xuất UBND huyện xây dựng nhà ở. c. Cho thuê đất Đối với các tổ chức hay cá nhân, hộ gia định muốn thu đất, UBND huyện Đắk Hà trên cơ sở tham mưu với UBND tỉnh Kon Tum để ra quyết định. Bảng 2.15: Tình hình giao đất, cho thuê đất từ năm 2014-2018 Giao đất Thuê đất Năm Dự án Diện tích (ha) Dự án Diện tích (ha) 2014 3 1.624 3 23,1 2015 5 2,762 3 29,3
  18. 16 2016 8 4,276 2 14,5 2017 6 3,726 4 42,3 2018 4 4,862 4 30,2 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đắk Hà Ngoài ra, tận dụng các quỹ đất khác để thực hiện các đề án như: giao đất không thông qua hình thức đấu giá 42,6ha cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 04ha đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh; cho phép chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở với diện tích 12,7ha, từ đất ở dạng đất sản xuất kinh doanh là 0,4ha, từ đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm là 213,4ha. d. Chuyển mục đích sử dụng đất Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng chuyển sang đất ở (gồm cả các dự án được UBND tỉnh phê duyệt, UBND huyện cấp giấy chứng nhận theo Dự án và một số ít trường hợp đất nông nghiệp gần kề khu dân cư) không thuộc vùng quy hoạch của huyện đều được UBND huyện ban hành quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng và các công dân liên quan phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định. 2.2.5. Thực trạng quản lý tài chính đất đai Nguồn thu từ đất gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí đất do cơ quan thuế thu nộp vào ngân sách huyện và được chính quyền huyện cân đối nguồn thu, chi theo Luật Ngân sách. Các khoản thu được tính trên cơ sở bảng giá đất ban hành trong những giai đoạn cụ thể. Bảng giá đất được xây dựng trên cơ sở kế
  19. 17 thừa bảng giá đất năm trước, có khảo sát, tham khảo giá đất trên thị trường đang giao dịch. Bảng 2.16: Nguồn thu từ đất từ năm 2014-2018 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng cộng: 32,4 28,4 27,1 20,4 14,2 - Các khoản thu từ 23,2 18,4 11,3 9,1 5,3 nhà đất - Thu lệ phí trước 9,2 10 15,8 11,3 8,9 bạ Nguồn: Chi cục thuế huyện Đắk Hà 2.2.6. Tình hình giám sát, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai a. Công tác quản lý, giám sát việc thực hiền quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo giao cho UBND các huyện và các Sở, ban, ngành theo dõi thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động cấp Giấy chứng nhận QSD đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn… góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách từ đất đai. b. Tình hình thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phậm pháp luật về đất đai Hàng năm, UBND huyện đã phối hợp với Thanh tra Tỉnh, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; chỉ đạo cơ quan thuộc
  20. 18 huyện thực hiện công tác Thanh tra tình hình chấp hành chính sách pháp luật về quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận QSD đất trên địa bàn huyện. c. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai Huyện Đắk Hà rất quan tâm tới công tác giải quyết tranh chấp đất đai và các đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với các cơ quan, đoàn thể ở các xã, thị trấn để giải thích, tuyên truyền pháp luật cho người dân. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK HÀ – TỈNH KON TUM 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc “UBND huyện Đắk Hà đã thực hiện tốt công tác ban hành văn bản quy phạm. Các văn bản đã đảm bảo tính pháp lý, kịp thời đáp ứng yêu cầu về chỉ đạo trong công tác quản lý ở địa phương. Việc tranh chấp địa giới hành chính giữa các xã không xảy ra. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được UBND huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đắk Hà triển khai một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng Luật mang lại sự hiệu quả. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn được huyện quan tâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2