intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận văn là đánh giá thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TẤN HÙNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo Phản biện 1: TS. Lê Trung Hiếu Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Anh Thi Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 01 năm 2023 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Luật Đất đai được ban hành, công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được cải thiện, huyện Núi Thành đã có những chính sách nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực này như: triển khai thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện theo từng năm và từng giai đoạn; chỉ đạo các xã triển khai thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xây dựng Nghị quyết HĐND huyện về kế hoạch thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm; công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, đáp ứng kịp thời nhu cầu và thu hút các dự án đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài huyện, cơ cấu sử dụng đất bước đầu đã được chuyển đổi phù hợp, đáp ứng được mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xă hội của huyện ; đóng góp thu ngân sách từ đất đai hàng năm ổn định trong tổng thu ngân sách của toàn Huyện . Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý đất đai vẫn bộc lộ những hạn chế trong khi thực hiện như: công tác quy hoạch chưa đồng bộ, sử dụng đất chưa đúng mục đích, công tác phát triển quỹ đất tuy đã được đẩy mạnh nhưng một số dự án triển khai còn chậm; công tác xác định giá đất cụ thể đến từng thửa đất mặc dù đã được phân cấp cho cấp huyện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn chậm; công tác cập nhật biến động đất đai chưa kịp thời, đồng bộ. Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai như lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích vẫn còn
  4. 2 xảy ra; khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai vẫn diễn ra ở một số xã. Đứng trước thực trạng đó, Nhà nước phải có biện pháp để quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, giảm bớt những khó khăn trong quá trình thực hiện. Nhằm mục tiêu hoàn thiện công tác QLNN về đất đai, góp phần vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của luận văn là đánh giá thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về đất đai. - Phân tích thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và
  5. 3 thực tiễn liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về các hoạt động quản lý cụ thể là: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản; Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Triển khai công tác kỹ thuật và nghiệp vụ địa chính; Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, tiến hành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất; Công tác tài chính về đất đai và giá đất; Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai + Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng từ năm 2017 đến năm 2021. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong những năm đến + Về không gian: Công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu + Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 5 năm gần đây từ các báo cáo hàng năm, báo cáo tại Hội nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam.
  6. 4 Ngoài ra, còn khai thác và sử dụng các số liệu của Cục thống kê, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Núi Thành. + Phương pháp xử lý số liệu: Từ các nguồn tài liệu thứ cấp, luận văn chọn lọc những số liệu cần thiết và trích dẫn nguồn các số liệu đó. Sử dụng phần mềm Excel để tiến hành thống kê và phân tích số liệu 4.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp so sánh - Phương pháp kế thừa: Ngoài những phương pháp nêu trên, tác giả còn kế thừa, tham khảo những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Liên quan đến nội dung quản lý nhà nước về đất đai đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu sau đây: - Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2015), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế – Nhà xuất bản lao động xã hội; Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình “ Quản lý Nhà nước về Đất đai”, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên; Nguyễn Quý – Nguyễn Đức, (2019) Sách “Quy định chi tiết thi hành Luật Đất Đai”, Nhà xuất bản Lao động; Trần Kim Chung, (2013) “Tiếp cận giải quyết
  7. 5 vấn đề quyền sở hữu đất đai ở nước ta hiện nay”, Tạp chí cộng sản; Phạm Việt Dũng, (2013) “Một số tác động của chính sách đất đai đến phát triển nông nghiệp ở Việt Nam” Tạp chí Cộng sản.v.v... 6. Bố cục luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG QUẢN LÝ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm quản lý Khái niệm có tính chất tổng quát về quản lý như sau: “Quản lý là sự tác động của chủ thể lên đối tượng nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong một điều kiện nhất định của môi trường”. b. Khái niệm quản lý nhà nước: “Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền
  8. 6 lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước”[6]. b. Khái niệm đất đai Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất[12]. c. Quản lý Nhà nước về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, các công cụ quản lý thích hợp tác động đến hành vi, hoạt động của người sử dụng đất nhằm đạt mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương. 1.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về đất đai 1.1.3. Vai trò của quản lý Nhà nƣớc về đất đai 1.1.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nƣớc về đất đai a. Công khai minh bạch b. Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người sử dụng c. Sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả d. Đảm bảo yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế
  9. 7 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai chính là tạo ra một hành lang pháp lý để cho các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và những người sử dụng đất thực hiện Tiêu chí đánh giá” Số văn bản đã ban hành; Số buổi tuyên truyền; Tính đa dạng, phù hợp của hình thức, nội dung tuyên truyền. 1.2.2. Xây dựng, ban hành và quản lý qu hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Tiêu chí đánh giá: Số lượng các văn bản hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Sự phù hợp của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Tính kịp thời của các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Số lượng xã có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 1.2.3. Công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ
  10. 8 a. Công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính Công tác này gồm công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. b. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Tiêu chí đánh giá - Số lượng xã được hoàn thành đo đạc; Diện tích đất được đo đạc; Số lượng hồ sơ đăng ký thực hiện các quyền của người sử dụng đất;Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký, cấp GCN QSD đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;Số lượng GCN QSD đất đã được cấp 1.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất Nhà nước giao quyền sử dụng đất là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Nhà nước
  11. 9 thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.1 Tiêu chí đánh giá: Diện tích đất được giao; Diện tích đất được thuê ; Diện tích đất được thu hồi ;Tính kịp thời của các diện tích đất được giao đất, cho thuê, thu hồi đất; Số quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. 1.2.5. Công tác tài chính về đất đai và giá đất a. Quản lý tài chính về đất đai “Quản lý tài chính về đất đai là việc Nhà nước sử dụng công cụ tài chính như giá đất, thuế, tiền thuê đất… để quản lý đất đai. Nội dung quản lý tài chính về đất đai gồm các công tác quản lý thuế và tiền thuê đất”[25]. b. Quản lý về giá đất: Error! Reference source not found. Việc xác định giá đất là sử dụng làm căn cứ để tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; tính tiền sử dụng đất và tiền thuê. 1 Điều 3 Luật Đất đai 2013
  12. 10 Tiêu chí đánh giá: Tỷ lệ người sử dụng đất chấp hành các quy định liên quan tới tài chính về đất đai; Tỷ lệ nợ đọng liên quan tới nghĩa vụ tài chính đất đai; Tính đa dạng từ các nguồn tiền liên quan đến đất; Nguồn thu từ đất; Tăng/giảm trong nguồn thu từ đất. 1.2.6. Giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai a. Nội dung Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. Cơ quan Thanh tra tham mưu cho UBND huyện thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra theo định kỳ hay khi có đơn khiếu nại, tố cáo. b. Quy trình giải quyết thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc chấp hành qu định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. + Trình tự thủ tục giải quyết đơn khiếu nại bao gồm: (i) Xử lý đơn khiếu nại; (ii) Thụ lý đơn khiếu nại, yêu cầu báo cáo, giải trình, cung cấp hồ sơ, tài liệu; (iii) Tổ chức xác minh, đối thoại tại địa phương; (iv) Ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quy trình về giải quyết đơn tố cáo bao gồm: (i) Thụ lý tố cáo; (ii) Xác minh nội dung tố cáo; (iii) Kết luận nội dung tố cáo; (iv) Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo Tiêu chí đánh giá: Tổng số lần thanh tra, kiểm tra về quản lý đất đai; Số vụ vi phạm về quản lý đất đai sau khi thanh tra, kiểm tra;
  13. 11 Số vụ tranh chấp và khiếu nại về đất đai được giải quyết hàng năm; Diện tích đất vi phạm; Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo; Số vụ được giải quyết. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế 1.3.3. Điều kiện xã hội KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN NÚI THÀNH 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm xã hội Tổng số lao động Huyện Núi Thành năm 2017 là 74455 người đến năm 2021 tổng số lao động Huyện Núi Thành là 768021 người. Tổng số hộ dân Huyện Núi Thành năm 2017 là 41059 hộ đến năm 2021 tổng hộ dân Huyện Núi Thành là 41732 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 6,28% đến năm 2021 giảm xuống còn 1,92%. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế: a. Tăng trưởng kinh tế
  14. 12 Bảng 2.3: Tăng trưởng kinh tế tại huyện Núi Thành giai đoạn 2017- 2021 (ĐVT: tỷ đồng, Giá so sánh 2010) BQ Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 2017- 2021 Tổng GTSX 52545 68539 81203 81972 110952 20.5 Nông-Lâm-Thủy sản 2429 2649 2782 2833 2954 5.0 Công nghiệp-Xây dựng 45395 60997 72423 72513 97025 20.9 Thương mại-Dịch vụ 4721 4893 5998 6626 9592 19.4 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Núi Thành) b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế huyện Núi Thành giai đoạn 2017- 2021 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 I. Tổng giá GTSX (Giá hiện hành, tỷ 69868 78433 92473 114692 154462 đồng) Nông-Lâm-Thủy sản 3798 3951 4415 4752 4788 Công nghiệp-Xây 58891 66931 78702 98527 dựng 137502 Thương mại-Dịch vụ 7179 7551 9356 11675 12172 Cơ cấu GTSX (%) 100 100 100 100 100 Nông-Lâm-Thủy sản 5,44 5,04 4,77 3,46 3.1 Công nghiệp-Xây 84,2 82,4 85,11 dựng 88,46 89.02 Thương mại-Dịch vụ 10,4 11,6 10,12 8,08 7,88 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Núi Thành)
  15. 13 2.1.4. Ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến công tác quản lý nhà nƣớc về đất đai a. Những thuận lợi b. Những khó khăn 2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Tình hình sử dụng đất của Huyện Núi Thành Bảng 2.5. Tình hình sử dụng đất Huyện Núi Thành năm 2021 Tổng số (Ha) Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 55583.38 100.00 Đất nông nghiệp 40512.07 72.89 Đất sản xuất nông nghiệp 11372.66 20.46 Đất lâm nghiệp có rừng 27070.45 48.70 Rừng sản xuất 13463.9 24.22 Rừng phòng hộ 13502.29 24.29 Rừng đặc dụng 104.25 0.19 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2064.5 3.71 Đất làm muối 3.19 0.01 Đất nông nghiệp khác 1.28 0.002 Đất phi nông nghiệp 14447.3 25.99 Đất chƣa sử dụng 624 1.12 Đất có mặt nƣớc ven biển 318.87 0.57 (Nguồn: Niêm giám thống kê Huyện Núi Thành)
  16. 14 2.2.2. Tình hình sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã của huyện Núi Thành Huyện Núi Thành đã phân bố và sử dụng hầu hết nguồn tài nguyên đất đai trên địa bàn. Hiện nay, diện tích đất được đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Núi Thành là rất lớn. Do đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn nhất định, đòi hỏi việc phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành khác nhau trên địa bàn huyện. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Tình hình ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Bảng 2.8: Số lượng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2021 ĐVT: văn bản Văn bản 2017 2018 2019 2020 2021 Văn bản quy phạm pháp luật 2 3 3 4 6 Văn bản hướng dẫn 2 3 3 3 6 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành) Trong giai đoạn 2017 – 2021 UBND tỉnh cũng đã quan tâm đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn, ban hành các văn bản kịp thời và bám sát theo thực tế từng địa phương. UBND huyện Núi Thành thường xuyên đăng tải các văn bản, nội dung liên quan đến mọi vấn đề, trong đó có công tác quản lý đất đai trên Cổng thông tin điện tử huyện Núi Thành. Huyện luôn nghiên cứu lồng ghép những tài liệu văn bản liên quan đến triển khai Luật Đất đai 2013 với các văn bản pháp luật khác.
  17. 15 2.3.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Diện tích đất trồng lúa đã thực hiện chuyển mục đích theo quy hoạch được duyệt là 181,05 ha: cho các công trình công cộng, đất ở đô thị và nông thôn, sản xuất kinh doanh và cụm công nghiệp.Diện tích đất trồng cây hàng năm đã thực hiện chuyển mục đích theo quy hoạch được duyệt là 109,67 ha cho các công trình về sản xuất kinh doanh và một số tuyến đường giao thông. Diện tích đất trồng cây lâu năm đã thực hiện chuyển mục đích theo quy hoạch được duyệt là 30,55 ha cho các công trình công cộng, đất ở, sản xuất kinh doanh và cụm công nghiệp. Diện tích đất rừng phòng hộ đã thực hiện chuyển mục đích sang đất giao thông là 0,01 ha;Diện tích đất rừng sản xuất đã thực hiện chuyển mục đích theo quy hoạch được duyệt là 0,23 ha.Diện tích đất chưa sử dụng đã thực hiện chuyển mục đích theo quy hoạch được duyệt là 16,96 ha. 2.3.3. Thực trạng công tác kỹ thuật, nghiệp vụ địa chính và đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSDĐ a. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Căn cứ hồ sơ địa giới hành chính, UBND huyện Núi Thành đã tổ chức đo đạc, lập bản đồ hành chính cho 17 xã, thị trấn. Hiện tại các đường ranh giới giữa những huyện giáp ranh cũng như các xã đã ổn định không có tranh chấp”[24]. Tham mưu UBND huyện có văn bản triển khai thực hiện việc xây dựng bảng giá đất thời kỳ 2020-2025 trên địa bàn huyện Núi Thành theo Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt dự án xây dựng bảng giá đất thời kỳ 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tham mưu UBND huyện lập Tờ trình đề nghị UBND tỉnh xem xét phê duyệt bảng giá các loại đất thời kỳ 2020-2025 trên địa bàn huyện
  18. 16 Núi Thành. b. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Bảng 2.11: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2021 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 Cấp GCN QSD đất Giấy 455 502 512 595 632 Cấp đổi, cấp lại Trường 25 30 31 28 22 quyền sử dụng đất hợp “Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành” 2.3.4. Công tác tổ chức thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, tiến hành việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi thu hồi đất Bảng 2.12: Kết quả giải quyết hồ sơ liên quan đất trên địa bàn huyện Núi Thành giai đoạn 2017 – 2021 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 Giao đất Hồ sơ 85 90 92 121 152 Thu hồi đất Trường hợp 5 8 12 17 23 Cho thuê đất Hồ sơ 5 5 6 8 10 “Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Núi Thành” 2.3.5. Công tác tài chính về đất đai và giá đất Chính quyền huyện xác định được tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ nhà đất, thuế thu nhập cá nhân nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Đồng thời làm cơ sở để bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Tình hình các
  19. 17 khoản thu từ đất được trình bày qua Bảng 2.13 sau: Bảng 2.13: Các khoản thu từ đất trên địa bàn huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2021 ĐVT: tỷ đồng Năm 2017 2018 2019 2020 2021 Thu tiền sử dụng đất 28.2 29.1 31.5 35.8 41.1 Thu lệ phí trước bạ nhà 1.3 1.4 1.7 2.3 2.8 đất Thu thuế thu nhập cá 1.7 1.9 2.1 3.2 8.5 nhân nhà đất Thu tiền thuê đất 7.6 7.9 8.1 9.2 10.6 Thu thuế sử dụng đất phi 0.079 0.082 0.085 0.164 0.198 nông nghiệp Tổng cộng 38.879 40.382 43.485 50.664 63.198 “Nguồn: Chi cục thuế huyện Núi Thành” 2.3.6. Công tác giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai Bảng 2.14: Tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Núi Thành giai đoạn 2017 – 2021 ĐVT 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng số đơn 10 12 12 17 20 Không thuộc thẩm quyền đơn 0 0 0 0 0 Thuộc thẩm quyền của Huyện đơn 10 12 12 17 20 Đã giải quyết xong đơn 10 11 10 16 17 Tỷ lệ giải quyết/tổng số % 100 91.7 83.3 94.1 85.0 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Núi Thành)
  20. 18 Hiện nay những vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện vẫn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là hành vi lấn chiếm đất để xây dựng trái phép của hộ gia đình, cá nhân; người được giao đất tự ý hoặc chuyển nhượng cho người khác sử dụng và tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; khai thác, chế biến khoáng sản trái pháp luật. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu UBND huyện thành lập Tổ thanh tra sử dụng đất để tiến hành thanh tra, kiểm tra và đề xuất xử lý các tổ chức vi phạm sử dụng đất trên địa bàn huyện theo tinh thần Công văn số 4878/UBND-KTN ngày 21/11/2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc xử lý các tồn tại, kiến nghị thu hồi đất của các đơn vị, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh. Hằng năm, UBND huyện Núi Thành thường xuyên tổ chức các đợt thanh, kiểm tra theo định kỳ và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn. Phòng Tài nguyên và Môi trường tích cực phối hợp với các ngành liên quan để tham mưu xử lý đúng pháp luật về hành vi lấn chiếm đất, xây dựng trái phép; Tiến hành thu hồi đất của tổ chức, cá nhân chây ỳ không nộp tiền thuê đất. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.4.1. Những mặt thành công 2.4.2. Những mặt hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2