intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá đúng thực tế về công tác QLDĐ tại huyện Quế Sơn. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, để hoàn thiện tốt hơn công tác QLNN về đất đai tại huyện Quế Sơn trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN CÔNG SƠN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 ĐÀ NẴNG - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Thị Thủy Phản biện 1: TS. Phạm Quang Tín Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi quốc gia đất đai chính là lãnh thổ thiêng liêng, là tư liệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước, là cơ sở tiên quyết của các hoạt động trên các lĩnh vực, đầu tiên là trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Đây là nguồn tài nguyên bị giới hạn về số lượng, con người có thể thay đổi mục đích sử dụng đất, cải tạo đất, thay đổi tính chất của đất nhưng không thể làm tăng diện tích đất hoặc giảm diện tích đất. Nếu công tác quản lý đất đai (QLĐĐ) được thực hiện tốt thì nền KT-XH có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, cũng như nâng cao hiệu quả trong vệc thu hút đầu tư trên các ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), thương mại - dịch vụ (TM-DV); tình hình kinh tế, Chính trị ổn định, giảm thiểu mâu thuẫn liên quan đến đất đai, người dân được giải quyết việc làm ổn định. Vì vậy, vấn đề cần thiết là thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước (QLNN) về đất đai. Cùng với đó, việc áp dụng luật và các văn bản quy định khác liên quan đến công tác QLĐĐ vẫn còn hạn chế. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho các chủ sử dụng đất còn chậm, vấn đề tranh chấp đất đai còn xảy ra ở nhiều địa phương. Để công tác quản lý và sử dụng đất (SDĐ) ngày càng hiệu quả hơn, góp phần vào việc phát triển KT-XH tại địa phương chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “ Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam ” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát
  4. 2 Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai, đánh giá đúng thực tế về công tác QLDĐ tại huyện Quế Sơn. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, để hoàn thiện tốt hơn công tác QLNN về đất đai tại huyện Quế Sơn trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về đất đai ở tại huyện. + Phân tích, đánh giá công tác QLNN về đất đai tại huyện. + Đưa ra những giải pháp và kiến nghị, thực hiện giải pháp để hoàn thiện tốt hơn công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Quế Sơn trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Quế Sơn theo Luật đất đai năm 2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đánh giá thực trạng công tác QLNN về đất đai ở huyện Quế Sơn. Đưa ra các giải pháp hoàn thiện tốt công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Quế Sơn. Về không gian: Trên địa bàn huyện Quế Sơn. Về thời gian: Từ năm 2015 - 2019 Về chủ thể: Chính quyền huyện Quế Sơn 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng của cơ sở phương pháp luận. Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận vào thực tế, tìm ra các cản trở, vướng mắt trong công tác thực hiện QLNN về đất đai tại huyện Quế Sơn, để dựa
  5. 3 trên các cơ sở đó đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học. 4.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin và số liệu Được sử dụng để thu thập các số liệu, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ các nguồn có sẵn, bao gồm các số liệu thể hiện tại các văn kiện, tài liệu,… của các cấp liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới công tác QLNN về đất đai. 4.3. Phƣơng pháp thống kê, xử lý các thông tin và số liệu Là phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu nhất là các số liệu thực tiễn liên quan các quy định pháp luật, nhằm phục vụ cho việc phân tích nghiên cứu, dự báo để đề ra các giải pháp. 4.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin và số liệu Được sử dụng để đánh giá toàn vẹn, phân tích các vấn đề liên quan đến QLNN về đất đai, phân tích các số liệu thực tế thể hiện của các quy định này. 4.5. Phƣơng pháp so sánh So sánh những mục tiêu QLNN về đất đai đề ra trên mặt lý thuyết so với thực tiễn thực hiện. Từ đó thấy được các mặt tích cực, mặt hạn chế và nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong công tác QLNN về đất đai. 4.6. Phƣơng pháp chuyên gia Thông qua các buổi gặp gỡ, thảo luận và trao đổi với các lãnh đạo, chuyên viên, cán bộ trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công tác QLNN về đất đai ở địa phương. 5. Bố cục dự kiến của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục có liên quan, Luận văn gồm có 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về đất đai Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
  6. 4 huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Quản lý nhà nước về đất đai, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, TP. Hà Nội Lê Sỹ Thiệp (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2010), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Đinh Văn Hải, Vũ Sỹ Cường (2014), Giáo trình quy hoạch và quản lý đất đai, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội Mai Thị Thùy Linh (2015), Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Hòa Vang, Đại học Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI 1.1.“KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÕ, NGUYÊN TẮC VÀ SỰ CẦN THIẾT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI. 1.1.1. Một số khái niệm a. Khái niệm đất đai Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 14/2012/TT-BTNMT ngày 26/11/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, KT-XH như: thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn, động vật cư trú, thực vật và hoạt động sản xuất của con người”. b. Quản lý đất đai Theo Nguyễn Văn Thân (2013), “Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm: Các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý việc sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý” c. Quản lý nhà nước về đất đai QLNN là một dạng quản lý đặc biệt, hoạt động tổ chức, điều hành quyền lực trên phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  8. 6 Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai 1.1.2 Đặc điểm của đất đai ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc - Đất đai là có hạn, trong quá trình sản xuất không thể sản sinh thêm. - Đất đai giới hạn về quy mô diện tích, về vị trí mang tính cố định và chịu chi phối ảnh hưởng tại những nơi có đất. Chính đặc điểm này làm cho đất đai có giá trị cụ thể tại từng vị trí khác nhau. - Theo thời gian thì đất đai không thể tiêu hao, vì vậy theo nhu cầu thị trường giá trị của đất đai sẽ thay đổi theo. Đất đai rất phong phú, đa dạng, tùy vào mục đích sử dụng. 1.1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về đất đai QLNN có vai trò quan trọng, đảm bảo các mối quan hệ, các hoạt động trong xã hội diễn ra theo trật tự và đúng quy định Hiến pháp và pháp luật. Việc cạnh tranh không lành mạnh, mất cân bằng về lợi ích luôn tồn tại trong nền KT-XH. Vì vậy, cần sự tác động điều tiết của Nhà nước đến nền KT-XH. Lịch sử đã cho thấy các cuộc chiến tranh giữ nước đều xuất phát từ đất đai. Như vậy, đất đai không chỉ có vai trò quan trọng về đời sống, kinh tế mà về chính trị cũng có vai trò rất quan trọng. Trong đời sống đất đai ngoài là tài nguyên vô giá còn là nơi để xây dựng các công trình an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia, các khu dân cư, cơ sở hạ tầng…. Ngoài ra cơ chế thị trường hoạt động tạo ra những mặt tích cực bên cạnh đó vẫn tồn tại các mặt tiêu cực. Vì vậy để cân bằng thị trường, phát huy hơn nữa các mặt tích cực, đồng thời khắc phục các
  9. 7 mặt tiêu cực, chính vì vậy cần phải có sự can thiệp, quản lý của Nhà nước trên các quy định của pháp luật và các cơ chế chính sách khác. Vai trò của QLNN về đất đai đảm bảo các mục đích sau: a. Đảm bảo tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước b. Đảm bảo sử dụng đất hiệu quả c. Đảm bảo tính công bằng trong hoạt động quản lý và sử dụng đất 1.1.4. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai a. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước Nhà nước chính là đại diện chủ sở hữu toàn quyền và thống nhất quản lý đất đai. Không bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào được chiếm đoạt làm tài sản của riêng mình. b. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai; sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng đất" Nhà nước thực hiện quản lý quyền sử dụng đất thông qua việc thu thuế, từ những cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Đất đai phản ánh mối quan hệ về lợi ích giữa tập thể, cá nhân. Trước hết phải đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức được giao quyền sử dụng đất vì đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất. Mặt khác, phải đảm bảo được lợi ích chung của xã hội vì đây là tài nguyên của một quốc gia. c. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ" Chính quyền các cấp thống nhất công tác QLNN về đất đai theo địa giới hành chính, điều này có nghĩa là có sự hài hòa giữa quản lý theo lãnh thổ và quản lý theo chuyên ngành. d. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
  10. 8 Hoạt động QLNN về đất đai phải dựa trên hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Các cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền không được tự ý thực hiện việc QLNN về đất đai một cách chủ quan, cảm tính, tùy tiện mà phải dựa vào pháp luật của Nhà nước. đ. Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử QLNN về đất đai phải tuân thủ việc kế thừa các quy định pháp luật trước đây, cũng như tính lịch sử trong QLĐĐ qua các thời kỳ cách mạng. e. Tiết kiệm và hiệu quả Tiết kiệm là cơ sở, là nguồn gốc của hiệu quả và đây thực chất là nguyên tắc của QLKT. Thực chất QLĐĐ cũng là một dạng của quản lý kinh tế nên phải tuân thủ theo nguyên tắc này. Như vậy, nguyên tắc đầu tiên là Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả và đúng mục đích. Vì vậy, các cá nhân và tổ chức được nhà nước giao đất sử dụng ổn định và lâu dài phải có trách nhiệm bảo vệ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đúng pháp luật. 1.2."NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI. 1.2.1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt là căn cứ cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai (giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất, thu hồi đất). Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thục hiện tuân theo đúng quy định trình tự pháp luật từ Điều 35 đến Điều 50, Luật đất đai 2013. 1.2.2."Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất."
  11. 9 Thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất là một bước quan trọng trong nội dung QLNN về đất đai, phản ánh chính xác trong việc điều chỉnh các chính sách quan hệ đất đai qua các thời kỳ. Để thực hiện tốt việc QLNN về đất đai sau này thì ngay từ ban đầu thực hiện tốt việc cho thuê đất, giao đất, thu hồi đất, và chuyển mục đích sử dụng đất. Việc phân cấp thẩm quyền thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo quy định cụ thể tại điều 59, Luật đất đai 2013 và thẩm quyền thu hồi đất được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 66, Luật đất đai 2013. 1.2.3"Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" Đăng ký đất đai là điều kiện bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý. Đồng thời là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đây là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm theo dõi nắm bắt tình hình biến động và sử dụng thường xuyên của nó. Từ đó nhà nước có các biện pháp quản lý hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật. Như vậy, việc đăng ký, đất đai được công nhận một cách hợp pháp là điều kiện để xem xét giải quyết cấp GCNQSDĐ và các thủ tục pháp lý liên quan. Việc đăng ký đất đai được thực hiện theo quy định tại Điều 95, Luật đất đai 2013. Thẩm quyền triển khai thực hiện việc cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 105, Luật đất đai 2013. 1.2.4. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất. Việc quản lý giám sát nhằm mục đích bảo đảm người sử dụng
  12. 10 đất được giải quyết đúng các quyền và tuân thủ chấp hành theo đúng nghĩa vụ tài chính mà pháp luật quy định. Trên cơ sở quy định (từ Điều 166 đến Điều 194 Luật đất đai 2013), cơ quan QLĐĐ hướng dẫn các chủ sử dụng đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngay từ các đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn, thực thi đúng pháp luật. 1.2.5.“Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất” Thông qua việc thanh tra, kiểm tra phát hiện những điều bất hợp lý trong pháp luật, chủ trương, chính sách, những sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng để kịp thời kiến nghị, xử lý chấn chỉnh lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Giải quyết các tranh chấp đất đai phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đảm bảo đúng nguyên tắc quy định. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nhằm điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI. 1.3.1. Hệ thống luật pháp về đất đai Nền kinh tế càng phát triển, các mối quan hệ sử dụng đất đai ngày càng phức tạp, đòi hỏi hệ thống luật pháp về quản lý đất đai phải đồng bộ, rõ ràng, cụ thể để thuận lợi,hiệu quả trong công tác QLNN về đất đai. 1.3.2. Điều kiện tự nhiên Đất đai là nguyên thiên nhiên, do tự nhiên tạo ra vì vậy việc QLNN về đất đai tất nhiên sẽ bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên. Các
  13. 11 điều kiện tự nhiên chủ yếu có tác động: Khí hậu, địa hình... 1.3.3. Tình hình kinh tế - xã hội Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng của các loại đất. QLNN về đất đai phải đổi mới để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế. 1.3.4.“Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phƣơng” Một bộ máy tổ chức khoa học, có sự phân công rõ ràng không chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn sẽ là yếu tố quang trọng góp phần giải quyết các vấn đề về QLNN đất đai hiệu quả, nhanh chóng và ngược lại. Cùng với đó còn cần phải nâng cao được trình độ cán bộ thực hiện quản lý đất đai: đạo đức, tác phong thực thi công vụ….
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN QUẾ SƠN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên. a. Vị trí địa lý Quế Sơn là một huyện vùng trung du nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, có tọa độ từ 15038’25’’- 15049’51’’ vĩ độ Bắc, từ 108006’58’’- 108020’51’’ kinh độ Đông, có diện tích tự nhiên 25.746,05 ha. Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính (12 xã, 01 thị trấn) b. Địa hình, địa mạo Địa hình Quế Sơn gồm: Vùng đồng bằng, các khu vực đồi gò, khu vực đồi núi. c. Thời tiết, khí hậu Huyện Quế Sơn có các chỉ số khí hậu đặc trưng như sau: Nhiệt độ trung bình:250c; Lượng mưa cả năm trung bình: 2620mm; Độ ẩm trung bình: 85%; Lượng bốc hơi trung bình: 900 mm. d. Chế độ thuỷ văn Có 2 con sông lớn chảy qua địa bàn huyện: Sông Bà Rén (Quế Xuân 1) dài 6,5 km, sông Ly Ly dài 37 km. e. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất; Tài nguyên nước; Tài nguyên rừng; Tài nguyên khoáng sản; Tài nguyên nhân văn. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội a. Dân số - lao động
  15. 13 - Dân số trung bình huyện Quế Sơn năm 2019: 84.952 người. Mật độ dân số: 330 người/km2. b. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng d. Thực trạng phát triển các khu dân cư e. Đánh giá chung về thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện 2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN QUẾ SƠN. 2.2.1. Tình hình sử dụng đất a. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng Theo số liệu thống kê đất đai năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện Quế Sơn là: 25.746,05 ha. Bao gồm: Đất nông nghiệp: Có tổng diện tích 21.164,40 ha; Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích 4135,44 ha; Đất chưa sử dụng: Tổng diện tích là 446,21 ha. b. Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng Đất của các tổ chức kinh tế, cơ quan đơn vị của nhà nước, tổ chức khác sử dụng là 1.302,47 ha Đất của các hộ gia đình cá nhân sử dụng là 15.256,50 ha 2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2015-2019 * Biến động đất nông nghiệp: Từ năm 2015-2019, diện tích đất nông nghiệp có sự thay đổi mạnh giảm 17,00 ha * Biến động đất phi nông nghiệp: từ năm 2015-2019, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 18,56 ha. * Biến động đất chưa sử dụng: từ năm 2015-2019, diện tích đất chưa sử dụng giảm 1,56 ha.
  16. 14 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẾ SƠN. 2.3.1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất a. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND huyện đã tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) đã được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt tại quyết định số 2012/QĐ- UBND ngày 30/6/2014. Kiểm tra phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng đất để thi công xây dựng sai phạm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Việc lập kế hoạch sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, tạo chủ động và giải quyết kịp thời nhu cầu của người sử dụng đất luôn luôn bám sát theo đúng quy hoạch được duyệt, hạn chế được tình trạng thay đổi điều chỉnh quy hoạch 2.3.2. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất a. QLNN về đất đai trong công tác giao đất: Từ năm 2015- 2019, thực hiện theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật UBND huyện đã giải quyết giao đất cho 159 trường hợp với tổng diện tích đã giao 34.568m2 b. QLNN về đất đai trong công tác Cho thuê đất: UBND huyện đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định cho thuê đất đối với 29 trường hợp tổ chức xin thuê đất để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện với tổng diện tích 73,7ha c. QLNN về đất đai trong công tác thu hồi đất:
  17. 15 UBND huyện Quế Sơn thu hồi đất của 1.584 trường hợp thuộc hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích 107,3ha d. QLNN về đất đai trong công tác chuyển mục đích sử dụng đất: Từ năm 2015-2019 đã tiếp nhận giải quyết cho 352 trường hợp xin chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 51.930m2 2.3.3 Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất a. Đăng ký đất đai, lập quản lý hồ sơ địa chính Từ năm 2015 đến nay, việc đăng ký đất đai được thực hiện tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Quế Sơn và thực hiện một cách khoa học chặt chẽ. Tính đến năm 2019, trên địa bàn huyện đã có 13/13 xã, thị trấn được đo vẽ bản đồ địa chính theo tỷ lệ 1/2000 b. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Từ năm 2015-2019 cơ quan chuyên môn đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền cấp 4.160 GCNQSDĐ. 2.3.4 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất Trong 5 năm qua số lượng hồ sơ đăng ký thực hiện các quyền của người sử dụng đất được cơ quan quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp nhận giải quyết là 15.921 hồ sơ Tổng nguồn thu ngân sách từ việc nộp các khoản thuế khi thực hiện giải quyết các quyền cho người sử dụng đất 19.839.765.000 đồng 2.3.5 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết
  18. 16 khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất" a. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai Phòng Thanh tra huyện chủ trì tổ chức thực hiện 6 cuộc thanh tra chuyên đề trong lĩnh vực đất đai, b. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Tổng số đơn thư liên quan đến lĩnh vực đất đai được tiếp nhận là 102 đơn. Trong đó, đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết là 8 đơn và thuộc thẩm quyền giải quyết là 94 đơn (81 đơn tranh chấp, 11 đơn khiếu nại và 02 đơn tố cáo) 2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở HUYỆN QUẾ SƠN 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc Công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được cải thiện về thời gian lập kế hoạch sử dụng đất, có sự tham gia đóng góp người dân ngày càng nhiều hơn, định hướng phù hợp với thực tế từng khu vực, Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, được chính quyền huyện tổ chức triển khai thực hiện theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật, không có tình trạng giải quyết sai thẩm quyền Việc giải quyết các quyền của người sử dụng đất được rút ngắn thời gian. Việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất được chấp hành đúng quy định.
  19. 17 Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai luôn được giải quyết triệt để, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện vượt cấp lâu dài 2.4.2. Hạn chế yếu kém Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tuy có sự tham gia đóng góp ý kiến của người dân và các tổ chức nhưng tính khả thi vẫn còn thấp Công tác giao đất tại một số địa phương chưa thực sự minh bạch gây bức xúc trong nhân dân đẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện Việc chỉnh lý hồ sơ địa chính sau khi thực hiện thu hồi đất kéo dài chưa kịp thời gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai Công tác tuyên tuyền chưa thường xuyên, chất lượng tuyên truyền chưa cao, chưa thực sự đi vào tìm thức của nhân dân Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phần lớn thực hiện chậm trễ, chưa tốt 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về đất đai a. Nguyên nhân khách quan Hệ thống pháp luật về đất đai chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa rõ ràng, quá nhiều và phức tạp, nhiều trường hợp văn bản còn mâu thuẫn nhau Sự đổi mới hoạt động QLNN về đất đai chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa gắn với sự gia tăng dân số và phát triển KT - XH Ý thức chấp hành các quy định quả pháp luật về đất đai của một số bộ phận nhân dân chưa cao b. Nguyên nhân chủ quan
  20. 18 Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai chưa tốt, chưa thật sự đi vào cuộc sống Công tác cải cách thủ tục hành chính ở huyện kết quả mang lại chưa cao, còn phức tạp và chưa rõ ràng Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chưa được chú trọng đầu tư đúng mức để giải quyết nhu cầu thực sự của người sử dụng đất Đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý đất đai của huyện nhìn chung vẫn còn yếu và thiếu so với yêu cầu, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn Công tác phối hợp, kết hợp chưa được chặt chẽ với các phòng, ban liên quan và UBND xã, thị trấn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1