Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Chămpasắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Champasak trong thời gian vừa qua; chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Champasak trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Chămpasắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BOUTTIVONG SOUKSAKHONE QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂMPASẮC, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số : 834.04.10 Đà Nẵng - Năm 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN THỊ NHƢ LIÊM Luận văn sẻ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Chămpasắc là một tỉnh tây nam Lào, gi p i n giới với Th i an và Campuchia, với nhiều tiềm năng, lợi thế tài nguyên thiên nhiên về du lịch, nhiều di tích lịch sử, nhiều hoạt động lễ hội, văn hóa. Tỉnh Chămpasắc luôn x c định ngành du lịch là ngành kinh tế động lực của tỉnh. du lịch Chămpasắc vẫn là ngành chậm phát triển, chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có của địa phương. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên tình trạng tr n, trong đó có quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn tỉnh Chămpasắc còn nhiều bất cập, chưa tạo được môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch tỉnh Chămpasắc, để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế động lực góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Chămpasắc – đây là một yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Chămpasắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận li n quan đến du lịch và quản lý nhà nước về du lịch. - Phân tích, đ nh gi thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn tỉnh Champasak trong thời gian vừa qua; chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn tỉnh Champasak trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng
- 2 Luận văn nghi n cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với du lịch tr n địa bàn tỉnh Chămpasắc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: tập trung khảo sát quản lý nhà nước về du lịch ở tỉnh Chămpasắc, nước CHDCND Lào. - Về thời gian: Các số liệu phục vụ đ nh gi thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn tỉnh Chămpasắc từ năm 2014 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tr n đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau: + Phương ph p thu thập số liệu, phân tích, đ nh gi . + Phương ph p tổng hợp thống k để hệ thống hóa các tài liệu trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới QLNN về du lịch. + Phương ph p điều tra tình hình công tác quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Champasak, CHDCND Lào. + Phương ph p kh c. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về du lịch Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn tỉnh Chămpasắc Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn tỉnh Chămpasắc.
- 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý nhà nƣớc về du lịch a. Khái niệm về du lịch Theo Luật du lịch ào đã định nghĩa “Du lịch là các hoạt động có li n quan đến chuyến đi từ nơi cư trú của mình đến địa phương khác hoặc nước khác nhằm đ p ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng, vui chơi, trao đổi văn hóa, thể thao, bồi dưỡng sức khỏe, giáo dục, khoa học, triển lãm,…mà không vì mục đích tìm công ăn, việc làm để tạo thu nhập” [19]. b. Khái niệm về quản lý nhà nƣớc c. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về du lịch d. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về du lịch Một là, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hai là, du lịch là ngành dịch vụ. Ba là, du lịch là ngành kinh doanh có tính chất thời vụ. 1.1.2. Các loại hình du lịch a. Du lịch sinh thái Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu về với tự nhiên của con người. Du lịch sinh thái bao gồm các loại hình: du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn,… b. Du lịch văn hóa
- 4 Du lịch văn hóa là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hay hoạt động du lịch tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn. C c đối tượng văn hóa - là tài nguyên du lịch nhân văn là cơ sở tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Tài nguy n nhân văn ao gồm: các di tích, công trình nghệ thuật, lễ hội, phong tục, tập qu n,… 1.1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với du lịch Sự cần thiết quản lý nhà nước về du lịch được thể hiện ở những khía cạnh sau: Một, du lịch là một ngành kinh tế - xã hội li n quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Hai, quản lý nhà nước về du lịch thực chất cũng là để Nhà nước bảo vệ lợi ích của mình. Ba, nếu không có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động du lịch sẽ vận động theo hai hướng vừa tích cực, vừa tiêu cực. Năm, trong qu trình tham gia hoạt động du lịch, các tổ chức và cá nhân không thể tự giải quyết những vấn đề vượt qua khả năng của mình như c c vấn đề về môi trường, an ninh, an toàn cho du kh ch cũng như c c vấn đề về hợp tác quốc tế và vấn đề thủ tục hành chính trong du lịch. Nhìn chung, quản lý nhà nước về du lịch không ngoài mục đích và tạo điều kiện cho du lịch Lào phát triển nhanh và bền vững 1.1.4. Phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch a. Phƣơng pháp quản lý hành chính b. Phƣơng pháp kích thích c. Phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục
- 5 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.2.1. Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Để thực hiện tốt các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước ban hành và thực thi nhiều chính s ch ưu đãi nhằm khuyến khích các tổ chức, c nhân trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế đầu tư và ph t triển du lịch như: chính s ch ưu đãi về thuế, đất đai và nhằm thu hút khách du lịch quốc tế. Nhà nước còn có chính sách miễn thị thực xuất nhập cảnh,… 1.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch Để điều hành và quản lý thống nhất các hoạt động du lịch trong phạm vi cả nước, Nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn ản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch như uật Du lịch; các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, c c Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Truyền thông Du lịch. 1.2.3. Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì phối hợp với c c cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch. 1.2.4. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động du lịch Đây là hình thức quản lý xã hội bằng văn ản hành chính của Nhà nước. Nhà nước luôn khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt
- 6 động trên mọi lĩnh vực và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh, làm giàu cho bản thân và xã hội một cách hợp pháp bằng c c chính s ch, c c văn ản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính. 1.2.5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khở tố, khiếu nại, xử lý vi phạm Để đ nh gi hoạt động quản lý, điều hành cũng như kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, Nhà nước tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch. Đây là hoạt động gi m s t mang tính thường xuyên, không thể thiếu của Thanh tra ngành du lịch, giúp Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật. 1.2.6. Công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch Nhà nước quy định cơ chế phối hợp, thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh du lịch. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.3.1. Nhân tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên là toàn bộ c c điều kiện môi trường tự nhi n như: địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa; nguồn động, thực vật phong phú; vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tài nguyên du lịch tự nhi n và nhân văn. Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện ph p chính s ch để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch.
- 7 1.3.2. Nhân tố về điều kiện kinh tế Khi kinh tế phát triển ổn định với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách thuận lợi tham gia vào các hoạt động du lịch, điều đó cũng thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về du lịch. Và ngược lại, khi điều kiện về kinh tế gặp nhiều khó khăn cũng làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh du lịch của các tổ chức, doanh nghiệp. Đặc biệt, nó có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý của c c cơ quan nhà nước về hoạt động du lịch. 1.3.3. Nhân tố về điều kiện xã hội Một môi trường chính trị, xã hội ổn định, an toàn sẽ góp phần tạo n n môi trường thuận lợi và cảm giác an tâm cho du khách khi tham quan du lịch hay các doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư kinh doanh về du lịch. Bên cạnh đó, môi trường chính trị, xã hội ổn định, an toàn sẽ bao gồm cả việc kiểm soát các vấn đề tệ nạn xã hội, dịch bệnh và một bộ phận khách du lịch đến với mục đích xấu. Góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về du lịch của một quốc gia hay của một địa phương. 1.3.4. Chính sách, pháp luật về du lịch Yếu tố về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển du lịch cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung và công tác quản lý nhà nước về du lịch nói riêng. Sự ảnh hưởng, t c động của yếu tố cơ chế, chính s ch được thể hiện ở trong công t c thu hút đầu tư cũng như việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển.
- 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂMPASẮC, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. 2.1. TỔNG QUAN NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂM PASẤC, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Vị trí địa lý và điểu kiện tự nhiên Chămpasắc là một tỉnh lớn nằm ở phía tây nam Lào, có diện tích tự nhiên là 15.415 km2; diện tích tự nhiên chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng chiếm 74%, vùng cao nguyên và miền núi chiếm 26%. Tỉnh Chămpasắc phía bắc giáp tỉnh Salavan, phía đông ắc giáp tỉnh Sekong, phía đông giáp tỉnh Attapeu, phía nam giáp tỉnh Stung Treng và Prêa Vihia của Vương quốc Campuchia; phía tây giáp tỉnh Ubon Ratchathani của Vương quốc Thái Lan. Trên tuyến biên giới giữa CHDCND ào và Vương quốc Campuchia và Vương quốc Thái Lan có hai cửa khẩu: cửa khẩu Vơn Kham và cửa khẩu Văng Tau. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Chămpasắc a. Về kinh tế: Tỉnh Chămpasắc là trung tâm quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh miền Nam Lào, có lợi thế thu hút vốn đầu tư vào ph t triển kinh tế xã hội miền Nam Lào.
- 9 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh Chămpasắc 2014-2018 Trong đó Chi tiêu 1014-1018 2014- 2015- 2016- 2017- 2015 2016 2017 2018 GDP (toàn 11 9,5 9,7 10,5 11,1 tỉnh) Nông nghiệp 4,2 4,5 3,6 3,7 4,2 Công nghiệp 15 14,3 15,1 16,4 16,3 Dịch vụ 17 15,9 16,9 19,5 18 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Chămpasắc b. Về xã hội: Đời sống của người dân trong tỉnh Chămpasắc đã được nâng lên, thể hiện: chi phí sinh hoạt của gia đình đạt 2,3 triệu kíp/tháng/gia đình, đã tăng 1,1 lần so với 5 năm trước và tăng 5,9% so với trung bình của cả nước; trong đó 20,2% người dân sản xuất tự cung, tự cấp cho cuộc sống. 2.1.3. Tiềm năng du lịch của tỉnh Chămpasắc Tỉnh Chămpasắc có vị trí thuận lợi và giàu tiềm năng du lịch phát triển du lịch, là nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có khả năng đ p ứng du lịch cao, được đ nh gi là một trung tâm du lịch trọng điểm của miền Nam Lào. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂMPASẮC, NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO. 2.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng Giao thông đường bộ
- 10 Tỉnh Chămpasắc có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh có đường số 14 đi từ Văng Tao- Chông Mếc (Lào -Thái), và đường quốc lộ 20 đi tỉnh Să ă Văn, đường 23 và 16 đi từ tỉnh Ăttapeau và tỉnh Xê Kông (cửa khẩu Phu Keau- Bờ Y, Lào- Việt Nam) cùng với hệ thống giao thông giữa các tỉnh miền Nam ào đã tạo ra khả năng giao lưu và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội giữa Lào- Việt Nam. Giao thông đường không Hiện nay, tỉnh Chămpasắc đã có sân ay quốc tế. Sân bay quốc tế tỉnh Chămpasắc được đ nh giá là tốt, và có các chuyến bay từ Paksế đến thủ đô Vi ng Chăn và cổ đô uông pra ang hàng ngày, Paksế - Bang Kok (Thailand) hàng ngày, Paksế - Siêm Riêp hàng ngày, Paksế Hồ Chí Minh (Thứ hai, Thứ tư, Thứ sấu), Sân bay quốc tế tỉnh Chămpasắc sẽ được nâng cấp để các máy bay lớn có thể hạ c nh, đồng thời tăng th m chuyến ay hàng ngày để phục vụ nhu cầu khách du lịch ngày càng tăng cao. 2.2.2. Phát triển dịch vụ du lịch Cơ sở lưu trú: Với tốc độ tăng trưởng khách du lịch và thu nhập ngày càng cao, khách du lịch đòi hỏi nhu cầu phục vụ du lịch như : lưu trú, sinh hoạt, ăn uống,… ngày cũng tăng cao. Vì vậy, cơ sở vật chất du lịch của tỉnh Chămpasắc cũng tăng theo. Dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí Tỉnh Chăm pa sắc có nhiều điểm ăn uống đa dạng, bao gồm: restaurant, coffee-shop, ar, qu n ăn uống, qu n ăn ình dân,… C c điểm phục vụ ăn uống có thể nằm trong cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách du lịch đang lưu trú.
- 11 Hệ thống chợ, cửa hàng Tr n địa bàn tỉnh Chămpasắc có một số chợ như: chợ Mới Paksế(chợ này khách du lịch nội địa và nước ngoài hay tập trung đến để mua hàng, chợ bắt đầu từ 6 giờ đến 6 giờ chiều hàng ngày), chợ cây số hai (chợ giờ chiều), chợ ThàHìn,.. Ngoài ra, còn có một quầy n hàng lưu niệm như: Cụm dệt may truyền thống n hàng lưu niệm của Bản Saphài của Lào Lum (Lao skirt, Lao shirts, Lao Tshirts)…. Phát triển doanh nghiệp du lịch Hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Chăm pa sắc phát triển chậm, hiện có 214 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú. C c doanh nghiệp du lịch tr n địa bản Chămpasắc ngày càng chú trọng hơn trong việc mở rộng quy mô đầu tư, đầu tư mới c c khu vui chơi giải trí… 2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực du lịch Thời gian qua, tỉnh Chămpasắc rất quan tâm, đẩy mạnh công t c đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du kh ch, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch của Chămpasắc. 2.2.4. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh chămpasắc Tỉnh Chămpasắc có vị trí chiến lược về kinh tế, là đầu mối giao thông Thái Lan - Lào, Campuchia – Lào, Việt Nam - Lào nên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng. Tỉnh Chămpasắc có đường bộ, đường hàng không thuận lợi, Tỉnh Chămpasắc có nhiều tài nguyên du lịch nhân văn như: c c chùa (chùa Vat phu, chùa UmMông, chùa Vat Luang, nhà Vua
- 12 Chămpasắc Palace, chùa Vat pha bat, chợ Mới Paksế, …), c c nhà văn hóa dân tộc (nhà văn hóa dân tộc Phá Suam, Bảo tàng tỉnh Chămpasắc, Bảo tàng chùa Vat Phu,…) 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂMPASẮC 2.3.1. Thực trạng công tác Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Về việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Chămpasắc là căn cứ khoa học để làm cơ sở cho việc đầu tư, ph t triển cơ sở vật chất của ngành phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch hiện nay; làm cơ sở để quản lý, lập các kế hoạch phát triển du lịch dài hạn và ngắn hạn, các quy hoạch chi tiết và dự n đầu tư ph t triển du lịch một c ch đồng bộ và có hiệu quả; sử dụng và khai thác tối ưu c c nguồn lực, tài nguyên du lịch sẵn có của địa phương với sự tham gia của các thành phần kinh tế dưới sự quản lý của Nhà nước. 2.3.2. Thực trạng công tác Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch Một trong những hoạt động quan trọng của quản lý nhà nước đó là việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện c c văn ản pháp luật. Đây cũng chính là hoạt động thực hiện và thể hiện quyền lực Nhà nước nhằm quản lý xã hội. Một văn ản pháp luật được ban hành bao giờ cũng t c động lên một hoặc một số đối tượng đến quyền và lợi ích của một hoặc một nhóm người nhất định. Thực tế cho thấy nếu văn ản pháp luật không phù hợp với thực tiễn có thể dẫn tới những khó khăn trong qu trình thực thi làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan có thẩm quyền an hành văn ản. Để hạn chế những t c động tiêu cực có thể xẩy ra đối với văn ản quy phạm
- 13 pháp luật cần phải tuân thủ quy trình an hành văn ản trong đó có quy trình lấy ý kiến đối tượng t c động. Hoạt động thu hút đầu tƣ du lịch. Thu hút đầu tư là một trong những phương thức kích thích ngành kinh tế phát triển nhanh nói chung và kích khích du lịch phát triển nhanh nói riêng. Các dự n đầu tư du lịch không những là yếu tố cần thiết để du lịch phát triển mạnh mẽ mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động. Bảng 2.5: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Champasak giai đoạn (2010-2018) Đơn vị: Tỉ kip Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nông 39,494 450,494 212,091 563,019 187,854 165,304 483,015 510,124 196,25 nghiệp Công 310,723 135,297 48,675 63,830 188,805 496,886 443,203 557,18 272,34 nghiệp Địch 55,600 155,674 301,875 124,589 166,828 42,229 497,94 591,31 51,30 vụ Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Champasak 2.3.3. Thực trạng công tác Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch Bộ máy tổ chức của Sở Du lịch tỉnh Chămpasắc gồm có: Ban Gi m đốc Sở gồm 1 gi m đốc và 2 phó gi m đốc giúp việc. Gi m đốc Sở chịu trách nhiệm trước chính quyền tỉnh và Tổng cục Du lịch về toàn bộ hoạt động của sở trong việc thực hiện những nhiệm vụ được quy định. Bộ máy giúp việc của Sở Du lịch gồm có c c đơn vị: Phòng hành chính, tổ chức, tài chính và huấn luyện ; Phòng kế hoạch-hợp tác và thống kê; Phòng quản lý kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ và nhà hàng ăn uống; Phòng quảng bá và xúc tiến du lịch.
- 14 2.3.4. Thực trạng công tác Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động du lịch Một trong những nội dung quản lý nhà nước về du lịch là hoạt động cấp phép, cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Sở Du lịch Chămpasắc là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận hoạt động, kinh doanh du lịch trên địa bàn cấp tỉnh Bảng 2.7. Tình hình cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Chămpasắc giai đoạn 2013 – 2018 Nội dung Hướng dẫn viên, Cơ sở lưu trú Công ty dịch vụ lữ Năm thuyết minh viên du lịch hành du dịch Cấp Thu Thu hồi Cấp mới Thu hồi Cấp mới mới hồi 2013 12 1 7 0 10 0 2014 17 1 10 1 19 0 2015 25 3 13 0 23 0 2016 32 2 18 2 35 0 2017 40 5 16 0 42 3 2018 75 0 15 0 31 0 (Nguồn: Sở Thông tin, ăn hóa và Du lịch) Khách du lịch Khách du lịch là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đ nh gi sự phát triển du lịch của một điểm du lịch cụ thể. Thông qua các chỉ tiêu về khách du lịch có thể biết được sự phát triển, sự nổi tiếng, sức hấp dẫn…của điểm du lịch; biết được khả năng cung cấp
- 15 các dịch vụ để đ p ứng nhu cầu cho khách ở điểm du lịch; đ nh gi phần nào đó tình hình ph t triển kinh tế - xã hội của địa phương… Bảng 2.8: Hoạt động du lịch tỉnh Chămpasắc (2012 – 2018) Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng doanh 11,19 15,45 23,40 35,96 37,95 48,47 90,37 thu(t kip) Lữ hành 0,27 0,60 0,95 1,90 1,95 2,75 3,98 (t kip) ưu trú 2,79 3,86 5,85 8,99 9,48 12,11 22,59 (t kip) Ăn uống 5,59 7,72 11,70 17,98 18,97 24,23 45,18 (t kip) Vận chuyển 0,31 0,70 1,00 1,10 1,23 1,31 3,56 (t kip) Vui chơi giải trí(t 2,23 2,57 3,90 5,99 6,32 8,07 15,06 kip) Kh ch du 113,684 165,750 220,214 278,054 302,887 393,921 470,714 lịch (lượt) Khách quốc tế 96,501 136,888 155,033 164,729 165,907 274,032 239,053 (lượt) Tỉ lệ 9,99% 14,57 19,35% 24,43% 26,61% 34,60% 41,34% Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Chămpasắc 2.3.5. Thực trạng công tác Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khở tố, khiếu nại, xử lý vi phạm Công tác thanh tra, kiểm tra du lịch được duy trì thường xuyên nhằm thực hiện tốt những quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch.
- 16 Bảng 2.10: Tình hình thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh Chămpasắc giai đoạn 2013 – 2018 Năm TT Nội dung 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Thanh tra,kiểm tra 1 c c cơ sở kinh 27 41 58 65 72 83 doanh du lịch (lượt) 2 Số vụ vi phạm (vụ) 14 27 31 32 42 50 Số tiền xử phạt nộp 3 vào ngân sách nhà 0,72 1,32 1,41 1,38 1,55 2,20 nước (t kíp) (Nguồn: Sở Thông tin, ăn hóa và Du lịch) 2.3.6. Thực trạng Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch Công tác quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn tỉnh champasak những năm qua luôn được chủ trọng. Đặc biệt là khâu tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tr n địa bàn sao cho có hiệu quả nhất, về công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch tr n địa bàn tỉnh champasak đều do sơ Thông tin, văn hóa và du lịch thực hiện. Theo đó, sở thông tin, văn hóa và du lịch là cơ quan chuy n môn thuẹc hiện chức năng tham mưu, giúp ãnh đạo tỉnh champasac để quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương theo quy định pháp luật. Mối quan hệ công tác giữa Sở Du lịch và Phòng Văn hóa - Thông tin của các huyện là quan hệ chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ; chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác du lịch thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
- 17 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHĂMPASẮC 2.4.1. Những kết quả đặt đƣợc Thứ nhất, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện c c cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch ngày càng có hiệu quả. Thứ hai, sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, cải thiện đời sống và giải quyết công ăn việc làm của người dân. Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh ngày càng được kiện toàn. Thứ tư, công t c ảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, quy hoạch du lịch và tổ chức quản lý khu, tuyến, điểm du lịch được quan tâm đầu tư. Thứ năm, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch có chuyển biến rõ nét, có tính sáng tạo, tạo được ấn tượng sâu sắc cho du khách. Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch được duy trì thường xuyên, góp phần ổn định thị trường, giữ gìn k cương ph p luật trong hoạt động du lịch tr n địa bàn tỉnh. 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế Một là, việc ban hành và tổ chức thực hiện c c văn ản quy phạm pháp luật, c c cơ chế, chính s ch để quản lý, điều hành các hoạt động du lịch còn chậm. Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch cho người dân hiệu quả còn thấp. Ba là, bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về du lịch hoạt động còn thiếu đồng bộ, chưa có sự phối hợp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng giữa các ban, ngành liên quan.
- 18 Bốn là, công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với c c địa phương kh c chưa hiệu quả. 2.4.3. Nhuyên nhân những tồn tại, hạn chế Một là, một số cấp ủy đảng và chính quyền địa phương của tỉnh chưa coi trọng và quan tâm đúng mực đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Hai là, trong công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa chủ động, tích cực trong việc vươn ra thị trường lớn. Ba là, c c cơ chế, chính sách về công tác quản lý có liên quan đến khách du lịch của các sở, ban, ngành của địa phương còn có những điểm chưa thống nhất. Bốn là, nguồn nhân lực trong ngành du lịch của tỉnh còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng. Năm là, nội dung, phương thức và phương ph p tuy n truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về du lịch cho cộng đồng dân cư tr n địa bàn tỉnh còn nghèo nàn, đơn điệu. Sáu là, công tác quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến du lịch của tỉnh chưa được quan tâm đầy đủ và đầu tư đúng mức. Bảy là, công tác thanh tra, kiểm tra về du lịch chưa toàn diện, thiếu chặt chẽ, chưa theo kịp với thực tế phát sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn