Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
lượt xem 1
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Bắc Trà My để đưa ra một số biện pháp giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THẢO QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 ĐÀ NẴNG - Năm 2020
- Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Lê Dân Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: TS. Lê Bảo Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
- 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là vấn đề tồn tại ở mọi nơi trên thế giới. Giải quyết đói nghèo được xem là gốc rễ của sự phát triển mọi quốc gia, là tiền đề để thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội. Huyện Bắc Trà My những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm từ 61,23% năm 2011 xuống còn 33,64% năm 2019. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Bắc Trà My còn bộc lộ nhiều bất cập như nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo của một số ngành và địa phương chưa được đồng bộ; các chương trình phát triển kinh tế chưa có tính gắn kết; nhận thức về trách nhiệm của người nghèo trong việc thoát nghèo chưa cao, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao và thiếu tính bền vững. Với mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ khác nhau đặt ra yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo là khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu, rà soát đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo để có cách quản lý, giải pháp phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, phù hợp những thay đổi thực tế tại địa phuơng là một điều cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam” làm luận văn nghiên cứu thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Bắc Trà My để đưa ra một số biện pháp giải
- 2 quyết những vấn đề trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận của công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam để chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong công tác này. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo và công tác thực thi các chính sách của nhà nước ở huyện Bắc Trà My. Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thống kê của 5 năm trở lại đây (từ 2015-2019). Đề xuất giải pháp trong thời gian đến. Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, thông tin:
- 3 - Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn: Số liệu thống kê; các Báo cáo, Kế hoạch, Đề án; các Nghị quyết, Quyết định của địa phương; cố liệu tổng hợp qua điều tra, khảo sát của cơ quan chuyên môn về giảm nghèo của huyện. - Thông tin sơ cấp được thu thập qua khảo sát bằng phiếu điều tra. Phiếu điều tra được thiết kế bằng các câu hỏi liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo cho đối tượng là cán bộ làm công tác giảm nghèo và hộ nghèo. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Quy mô mẫu điều tra: + Đối tượng và phạm vi điều tra: Chọn mẫu ngẫu nhiên là 128 hộ trong tổng số hộ nghèo tại 13 xã, thị trấn và 14 công chức làm công tác giảm nghèo thuộc 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam + Thời gian điều tra: Thực hiện điều tra thu thập thông tin từ ngày 01/7/2020 đến ngày 15/7/2020. Các bước thực hiện: Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra khảo sát: Nghiên cứu sơ sở lý thuyết, văn bản pháp luật, tham khảo các bài luận văn đã được công bố trước đây để tiến hành thiết kế phiếu điều tra. Bước 2: Tiến hành điều tra khảo sát: Thực hiện điều tra trực tiếp tại 128 hộ nghèo của các xã, thị trấn và 14 cán bộ làm công tác giảm nghèo tại huyện Bắc Trà My. Bước 3: Phân tích kết quả điều tra: Dựa trên dữ liệu thu thập được qua quá trình điều tra khảo sát, tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm Microsoft Excel và phân tích thông tin đã thu thập bằng phần mềm SPSS, từ đó đánh giá tình hình thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
- 4 4.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: - Phương pháp phân tích thống kê mô tả. - Phương pháp phân tích hệ thống. - Phương pháp so sánh. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, danh mục các bản, đồ thị, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm nghèo Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước giảm nghèo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam.
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Khái niệm về giảm nghèo và quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo a) Khái niệm nghèo Nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/ không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. b) Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp của Nhà nước và xã hội, của chính những đối tượng thuộc diện đói nghèo nhằm tạo ra các điều kiện để họ tăng thêm thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương và theo từng giai đoạn. c) Khái niệm quản lý nhà nước về giảm nghèo Quản lý nhà nước về giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nước thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tổ chức,nguồn lực…) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra, giám sát…) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
- 6 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo a) Đặc điểm của quản lý nhà nước về giảm nghèo QLNN về giảm nghèo là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành. QLNN về giảm nghèo cần có tính chủ động và sáng tạo. QLNN về giảm nghèo cần phải coi việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động. QLNN về giảm nghèo có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu. Quản lý nhà nước về giảm nghèo có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao. b) Vai trò của quản lý nhà nước về giảm nghèo. QLNN về giảm nghèo có vai trò nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung đội ngũ lao động nghèo trở thành lực lượng lao động có chuyên môn vào nguồn lực của mỗi quốc gia, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bộ phận dân cư nghèo. QLNN về giảm nghèo tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, chính sách hỗ trợ..., nâng cao mức sống cho người nghèo. Ngoài ra, giúp người nghèo gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế, là động lực và là tạo đà cho chính bản thân họ đứng lên hăng hái lao động sản xuất để chiến thắng được nghèo. 1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.2.1. Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo
- 7 Kế hoạch giảm nghèo là một công cụ quản lý của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng giảm nghèo phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương, đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất. * Tiêu chí đánh giá: Tính kịp thời trong việc ban hành kế hoạch, các văn bản chỉ đạo về công tác giảm nghèo. 1.2.2. Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Bộ máy nhà nước làm công tác giảm nghèo được tổ chức xuyên suốt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Cấp Trung ương: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ ngành trung ương trong việc tổ chức, điều hành và thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động giảm nghèo. Cấp tỉnh: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương; cơ quan tham mưu là Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc và các sở ban, ngành liên quan. Cấp huyện: UBND cấp huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác giảm nghèo hằng năm của địa phương mình. Cơ quan tham mưu là Phòng LĐTBXH và các phòng ban chuyên môn khác của huyện. Cấp xã: UBND xã là đầu mối thực hiện các kế hoạch, dự án giảm nghèo. * Tiêu chí đánh giá:
- 8 - Số lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo; số lượng điều tra viên khảo sát hộ nghèo. - Trình độ của cán bộ giảm nghèo, của điều tra viên. 1.2.3. Triển khai thực hiện công tác giảm nghèo Công tác giảm nghèo xét trên giác độ các vấn đề can thiệp bao gồm nhiều biện pháp được xử dụng như: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ đất đai sản xuất và nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ y tế, giáo dục,… * Tiêu chí đánh giá: - Số buổi tập huấn - Số hộ nghèo được tập huấn, hướng dẫn cách làm ăn.... - Số hộ dân biết áp dụng làm ăn phát triển kinh tế sau khi được tập huấn, hướng dẫn. - Tính phù hợp của các chương trình giảm nghèo triển khai thực hiện tại địa phương 1.2.4. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Là quá trình nhằm đảm bảo các cơ quan quản lý Nhà nước về giảm nghèo thực hiện đúng chức năng, đúng thẩm quyền, tuân thủ quy định của pháp luật về giảm nghèo, pháp luật về thanh tra, kiểm tra và tuân thủ theo sự phân cấp đã được quy định. * Tiêu chí đánh giá: - Số đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát hằng năm - Số đối tượng được thanh tra, kiểm tra, giám sát - Số vụ vi phạm bị phát hiện do thanh tra, kiểm tra, giám sát - Số vụ vi phạm bị xử lý
- 9 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội a) Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lý không thuận lợi: Các hộ nghèo thường tập trung ở các vùng nông thôn, các thôn, bản có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. - Đất đai không thuận lợi: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. - Điều kiện tự nhiên như khí hậu khắc nghiệt: như hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất,… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. b) Điều kiện kinh tế xã hội: - Tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của Nhà nước cho người nghèo. - Dân số, mật độ dân số: Dân số vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, vừa tạo nên sức ép nặng nề đến chính sách hoạt động XĐGN. - Lao động: Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cư trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất. - Văn hóa: Đói nghèo là một trong những nguy cơ tiềm ẩn kéo theo các vấn đề văn hoá xã hội và sự kìm hãm xã hội, nó ăn sâu vào tiềm thức của từng hộ gia đình, từng người trong cuộc sống sinh hoạt văn hoá. - Dân tộc: Đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác còn lạc hậu, hiểu biết về thị trường hạn chế, tư
- 10 tưởng bao cấp còn nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giảm nghèo. 1.3.2. Nhận thức của ngƣời nghèo Thứ nhất là do yếu tố tâm lý của người nghèo nếu thoát nghèo sẽ không còn nhận được sự trợ giúp của Nhà nước Thứ hai là do lười lao động, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mà không có ý chí vươn lên thoát nghèo. Thứ ba trình độ học vấn của người nghèo. Đa số người nghèo đều có trình độ học vấn thấp, dẫn đến khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học – kỹ thuật, sự tiếp cận với các công việc ở các ngành nghề cũng rất khó khăn. 1.3.3. Năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác giảm nghèo Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo cần có phẩm chất chính trị đạo đức; năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các giải pháp giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam Kinh nghiệm rút ra đối với huyện Bắc Trà My
- 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN BẮC TRÀ MY ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 50 km về hướng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trường Sơn Đông và Nam Quảng Nam kết nối các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam-pu-chia và ngược lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang. b) Khí hậu Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông. c) Thủy văn Dòng chảy chính của huyện là Sông Tranh dài 43 km, đây là hợp lưu của thượng nguồn Sông Thu Bồn, bắt nguồn từ phía Tây chảy qua địa phận Bắc Trà My, đoạn chảy qua huyện khoảng 20 km. d) Tài nguyên Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản: vàng sa khoáng, quặng có giá trị kinh tế như thiếc, titan, Tài nguyên hệ sinh thái: Bắc Trà My là một huyện miền núi vùng cao có khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành và cảnh quan
- 12 thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú, có thê đưa vào khai thác du lịch sinh thái. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a) Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế huyện Bắc Trà My tăng trưởng khá, quy mô giá trị sản xuất (GTSX) liên tục tăng trong giai đoạn 2015-2019. b) Lĩnh vực xã hội: - Dân số: Dân số trung bình năm 2019 là 41.344 người với 11.012 hộ; Mật độ dân số trung bình 48,8 người/km2, là một trong những huyện có mật độ dân số thưa của tỉnh Quảng Nam. - Lao động: Số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện năm 2019 là 24.292, số lao động được tạo việc làm là 24.222, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 27,15%. 2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA HUYỆN BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng nghèo của huyện Bắc Trà My giai đoạn 2015-2019. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 52,06% năm 2015 giảm xuống còn 33,64% năm 2019, bình quân mỗi năm giảm 4,55% (539 hộ), vượt chỉ tiêu Nghị quyết đảng bộ đề ra là giảm hộ nghèo mỗi năm 4% (500 hộ). Tỷ lệ hộ nghèo của người đồng bào DTTS khá cao so với tỷ lệ chung của huyện, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo người đồng bào DTTS là 74,38%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện là 47,68%. 2.2.2. Thực trạng nghèo theo tiếp cận đa chiều của huyện Bắc Trà My giai đoạn 2015-2019. Theo chuẩn nghèo ban hành giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của huyện ở mức
- 13 cao. Các chỉ tiêu thiếu hụt về nhà ở, hố xí, sử dụng các dịch vụ viễn thông luôn ở mức cao. 2.2.3. Nguyên nhân nghèo của huyện Bắc Trà My - Do điều kiện tự nhiên: Qua các năm, tình hình thời tiết diễn biến không thuận lợi, bão lụt, dịch bệnh trong chăn nuôi thường xuyên xảy ra, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh đã tập trung thực hiện, nhưng do huyện có xuất phát điểm thấp nên nguồn lực đầu tư vẫn còn hạn chế so với nhu cầu của huyện. - Nguyên nhân nghèo trực tiếp từ phía hộ nghèo: Chủ yếu là do hộ nghèo thiếu vốn sản xuất, không có việc làm, không biết cách làm ăn, đông con,… - Do triển khai thực hiện chính sách: Ở một số chính sách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thiếu sự hướng dẫn cụ thể để thống nhất tổ chức thực hiện hoặc điều chỉnh chậm. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN BẮC TRÀ MY, QUẢNG NAM 2.3.1 Thực trạng về xây dựng chƣơng trình, kế hoạch quản lý nhà nƣớc về công tác giảm nghèo UBND huyện đã xây dựng Đề án giảm nghèo bền vững huyện Bắc Trà My, ban hành kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo hằng năm. Trong kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo, UBND huyện xây dựng nội dung, phương thức thực hiện giảm nghèo cụ thể cho từng đối tượng, đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp với tnh hnh thực tế tại địa phương, việc lồng ghép thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, nhất là những mô hình mang tính lợi thế của huyện gắn với mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo điều
- 14 kiện thuận lợi cho nhân dân trên địa bàn huyện nói chung, người nghèo nói riêng phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. 2.3.2 Thực trạng tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực làm công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo UBND huyện ban hành Quyết định số 2966/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 về việc thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia huyện Bắc Trà My giai đoạn 2016-2020. Tại Quyết định này Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện là cơ quan tham mưu UBND huyện thực hiện công tác quản lý nhà về giảm nghèo, chủ trì phối hợp cùng với các phòng ban liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, triển khai thực hiện các chương trình dự án, tổng kết đánh giá thực hiện chương trình. 2.3.3. Thực trạng triển khai thực hiện công tác giảm nghèo a) Triển khai công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo Hằng năm, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo huyện tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, tổ chức tập huấn công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm cho các điều tra viên. Kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. b) Triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo Nhóm chính sách tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập
- 15 - Chính sách tín dụng ưu đãi: Tổng nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo giải ngân trong giai đoạn 2015-2019 là 185,295 tỷ đồng với 5.526 lượt hộ vay vốn.. - Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu: Đến nay đã có 13/13 xã có đường ô tô đến trung tâm xã; Hệ thống kênh mương thủy lợi được cải tạo và đầu tư mới đảm bảo nước tưới mở rộng điện tích trồng lúa nước; Nhiều trường học ở các xã được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp; Hạ thế và đưa điện lưới quốc gia đến hầu hết các thôn, nóc của các xã, thị trấn (đến nay có 74/80 thôn có điện); Các công trình hạ tầng công cộng khác như nhà làm việc, nhà văn hóa xã...cũng được đầu tư. Đã có 2/13 xã đạt chuẩn Nông thôn mới. - Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo: Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo được triển khai thực hiện lồng ghép giữa các nguồn vốn 30a, vốn chương trình 135 với 82 dự án và 6.113 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng lợi. - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Triển khai 117 lớp với 2.548 lượt lao động tham gia học nghề Nhóm chính sách tạo điều kiện hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội - Chính sách hỗ trợ về y tế: Từ năm 2015-2019, lập nhu cầu, phân loại đối tượng, đăng ký mua và cấp mới 19.090 thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng là hộ nghèo; với tổng kinh phí 12.914 triệu đồng. - Chính sách hỗ trợ về giáo dục: Tổng kinh phí thực hiện trong giai đoạn là 72.864 triệu đồng với 50.766 học sinh được hỗ trợ
- 16 - Hỗ trợ về nhà ở: Tổng số hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở: 1.160 hộ. Đã xây dựng hoàn thành 1.160 nhà, đạt tỷ lệ 100% với tổng kinh phí thực hiện 33.897 triệu đồng. - Trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Tổ chức được 13 buổi trợ giúp pháp lý với 420 lượt người tham gia 2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo. Việc kiểm tra, giám sát chương trình được thực hiện theo kế hoạch định kỳ 06 tháng hoặc 01 năm. Ngoài các đợt kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo, UBND huyện còn chỉ đạo cơ quan Thanh tra huyện tổ chức các đợt thanh tra về thực hiện chính sách giảm nghèo, việc cấp phát, thanh toán chứng từ của các đơn vị được giao kinh phí thực hiện chương trình. Hằng năm tổ chức thanh tra tài chính sách ngân sách từ 01 đến 02 xã, bao gồm nguồn vốn thực hiện các chương trình giảm nghèo. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO HUYỆN BẮC TRÀ MY 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc Nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, ngành ban hành đã tạo ra hướng tiếp cận mới trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững, hệ thống các chính sách giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, ngành. Xây dựng các giải pháp cụ thể, bố trí và huy động đa dạng hóa nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các xã nghèo, đồng bào DTTS nghèo. Các cơ chế, chính sách giảm nghèo thực hiện có hiệu quả; Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ.
- 17 Các nguồn lực hỗ trợ khi triển khai thực hiện giúp người nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hành vi tiêu cực trong công tác giảm nghèo. 2.4.2 Những hạn chế Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác giảm nghèo chưa được đồng bộ; các chương trình phát triển kinh tế chưa có tính gắn kết và lồng ghép để mang lại hiệu quả cao. Cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo ở cấp xã kiêm nhiệm quá nhiều việc, thiếu kinh nghiệm trong công tác. Đội ngũ cán bộ rà soát hộ nghèo trình độ còn thấp. Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở thường xuyên biến động. Chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện xã, thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận. Việc chỉ đạo, điều hành các chính sách ở một số địa phương còn thiếu tập trung, chưa có biện pháp cụ thể hướng dẫn các hộ nghèo cách thức làm ăn để thoát nghèo bền vững. Nguồn lực đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho giảm nghèo còn hạn chế. Hiệu quả lồng ghép các chương trình, dự án còn thấp. Một số chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo đầu tư chưa hiệu quả, còn dàn trải; bố trí nguồn lực chưa hợp lý; lồng ghép hoạt động giữa chương trình, dự án giảm nghèo chưa gắn kết, đồng bộ Theo dõi, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá chương trình ở một số ngành, địa phương chưa được tổ chức thực hiện nghiêm túc.
- 18 Quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát tại các xã phường còn bộc lộ nhiều bất cập. Chưa có chế tài riêng đối với lĩnh vực giảm nghèo, hình thức xử phạt đối với vi phạm trong công tác giảm nghèo còn qua loa, hạn chế và chưa triệt để. Nhận thức về trách nhiệm của người nghèo trong việc thoát nghèo chưa cao, trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp từ các chính sách của Nhà nước. 2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế Điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, năng lực và trình độ nhận thức tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát điểm về kinh tế thấp, các điều kiện tạo sinh kế cho người dân không thuận tiện, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Việc phối hợp giữa các ngành liên quan chưa thường xuyên; chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số địa phương chưa cụ thể, sâu sát. Việc tổ chức thực hiện ở một số địa phương chưa hiệu quả, như chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với người nghèo, dân tộc thiểu số.... Một số địa phương ít tổ chức tập huấn kiến thức chăn nuôi, trồng trọt cho các hộ được thụ hưởng, thiếu kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ, hằng năm... Thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn nhiều lúng túng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm. Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về giảm nghèo chưa được tổ chức thường xuyên. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa có đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo chuyên nghiệp, chuyên trách.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn