intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận văn là xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn vận dụng vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN VĨNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI TỈNH KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giảm nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, không của riêng một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Huyện Đăk Glei là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum với số dân là vùng dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 90%. Những kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo của huyện Đăk Glei chỉ là bước đầu. Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Đăk Glei còn nhiều hạn chế như việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giảm nghèo chưa thường xuyên. Công tác điều hành còn thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành và thiếu thống nhất giữa các cơ chế thực hiện; hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ tỉnh đến cơ sở hiệu quả chưa cao; cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, xã còn kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi; trình độ chuyên môn chưa đồng đều, chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Một số chính sách triển khai đến người nghèo còn chậm, chưa kịp thời; một số chương trình hỗ trợ ngươig nghèo còn chi sai đối tượng thụ hưởng; Công tác kiểm tra giám sát chưa thường xuyên, chưa có chế tài xử lý vi phạm trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo,… nên tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra, việc sử dụng các nguồn lực trong giảm nghèo chưa đạt hiệu quả như mong muốn,… Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Qua việc nghiên cứu, tác giả góp phần đề xuất vào các giải pháp về công tác quản lý nhà nước về
  4. 2 giảm nghèo, để địa phương nghiên cứu áp dụng một số giải pháp hữu hiệu vào địa bàn huyện Đăk Glei. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xác lập các tiền đề lý luận và thực tiễn vận dụng vào nghiên cứu thực trạng và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về giảm nghèo. - Làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đối tượng nghèo và cận nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum theo các nội dung chủ đạo: xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch; tổ chức bộ máy thực hiện; thực hiện các chính sách và giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm. + Phạm vi không gian: Huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. + Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum
  5. 3 giai đoạn 2015 – 2019, đề xuất giải pháp đến năm 2025 và những năm tiếp theo. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp, liệt kê. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo a. Khái niệm về nghèo Nghèo có thể được hiểu là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. b. Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác của con người; y tế, giáo dục và điều kiện sống trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, từng khu vực và quốc gia.
  6. 4 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Quản lý nhà nước về giảm nghèo có thể được hiểu là việc tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ trung ương đến địa phương bằng cách xây dựng, hoạch định, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hay là các quyết định, quy định, các biện pháp, phương hướng, và được cụ thể hóa trong các mục tiêu, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách bằng cách huy động, điều phối và phân bổ các nguồn lực và NSNN vào hoạt động QLNN về giảm nghèo... 1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.2.1. Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo Xây dựng các chương trình, kế hoạch giảm nghèo là bước đầu tiên, giúp định hướng các hoạt động giảm nghèo. Xây dựng các chương trình và kế hoạch giảm nghèo là việc Nhà nước tìm cách thức để các chính sách này tiếp cận đến người nghèo một cách hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình cụ thể mỗi địa phương [8, tr.5]. Để triển khai thực hiện các chính sách này, Nhà nước phải tạo nên một hệ thống hành chính với cơ chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ, công chức về cơ bản có phẩm chất, năng lực và trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước cần kết hợp tạo cơ hội và tăng cường trao quyền và sự tham gia cảu người nghèo.
  7. 5 1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách về giảm nghèo Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về giảm nghèo là tập hợp các cách thức giúp đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về giảm nghèo đến gần với người dân để nâng cao nhận thức của họ [16, tr.8]. Nội dung tuyên truyền gồm các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về giảm nghèo; hiệu quả của công tác giảm nghèo; tầm quan trọng của các ban ngành phối hợp; các xã, thôn, bản điển hình, tiên tiến trong công tác giảm nghèo; các lợi ích mà giảm nghèo mang lại,… [18, tr.4]. Một số hình thức tuyên truyền thường được sử dụng như Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp; Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí triển khai hoạt động tuyên truyền thông qua chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự; Tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền: pano, áp phích, tờ rơi, tranh cổ động… [20, tr.11]. 1.2.3. Triển khai thực hiện các chế độ chính sách giảm nghèo Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là quá trình biến các chính sách thành những kết quả thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nước để hiện thực hóa các mục tiêu mà chính sách đã đề ra. Nếu công tác triển khai thực hiện không tốt, người dân sẽ mất lòng tin [23, tr.10]. Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là việc nhà nước tìm cách thức, phương pháp để các chính sách này được tiếp
  8. 6 cận đến người nghèo, các hộ nghèo một các phù hợp nhất và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện triển khai các chương trình này đồng bộ, có hiệu quả, cần có một bộ máy quản lý tinh gọn, đội ngũ cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác giảm nghèo có trình độ, năng lực, phẩm chất, thái độ tốt [25, tr.14]. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách này đến người dân để họ có thể nắm bắt và có sự phối hợp hiệu quả. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách giảm nghèo Cán bộ, ngành và cơ quan trung ương chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá; phối hợp các bộ, ngành, cơ quan trung ương tổ chức kiểm tra và giám sát, đánh giá tại các địa phương; sau đó tổng hợp, báo cáo kết quả chung kết quả kiểm tra, giám sát và đánh giá. Các bộ, cơ quan chủ trì quản lý tham gia thực hiện các dự án, tiểu dự án, hoạt động của chương trình đào tạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện, việc kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình đó, cụ thể là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội [27, tr.9]. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát gồm việc thực hiện các chế độ, chính sách; việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo; việc sử dụng các nguồn vốn trong thực hiện chương trình giảm nghèo; tiến độ thực hiện các chương trình giảm nghèo; thái độ, năng lực của các cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo,… [23, tr.9].
  9. 7 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Có hai hình thức xử lý vi phạm trong công tác giảm nghèo đó là xử lý vi phạm hành chính và hình sự [20, tr.8]. Tuy nhiên, trong phạm vi của công tác giảm nghèo, đa số các vi phạm bị xử phạt hành chính. Đây là quá trình xem xét, giải quyết các vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước thông qua thanh tra, kiểm tra. Khi có khiếu nại, tố cáo sai phạm về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về giảm nghèo của các cá nhân, tổ chức, chính quyền địa phương tùy theo phân quyền sẽ quyết định thành lập đoàn thanh tra để thanh tra, nếu có dấu hiệu vi phạm có thể chuyển cơ quan công an điều tra…[15, tr.7] 1.2.6. Tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo Công tác giảm nghèo có thành công hay không phụ thuộc nhiều vào bộ máy đảm nhiệm công tác giảm nghèo. Bộ máy này gồm các cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác giảm nghèo, trực tiếp triển khai các chính sách. Do đó, muốn công tác có hiệu quả, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý này phải được xây dựng đảm bảo gọn nhẹ, có sự thống nhất, phối hợp đầy đủ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, cơ quan của Nhà nước, đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương được thông suốt, hiệu quả [18, tr.20]. Cán bộ, công chức thực hiện QLNN về giảm nghèo trong các cơ quan nhà nước là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, bậc, chức danh trong các cơ quan nhà nước đảm nhận, phụ trách các công việc về giảm nghèo theo sự phân công và chỉ đạo của lãnh đạo và các cơ quan cấp trên (trong đó tập trung vào
  10. 8 các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ về giảm nghèo và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ NSNN. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế 1.3.3. Điều kiện xã hội 1.3.4. Khả năng về nguồn lực của địa phƣơng 1.3.5. Nhận thức của ngƣời nghèo CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Đăk Glei là một huyện của Việt Nam nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum. Huyện Đăk Glei là huyện biên giới, nằm trong khu vực có địa hình phức tạp của tỉnh Kon Tum. 2.1.2. Đặc điểm xã hội Nhìn chung, tình hình xã hội của huyện Đăk Glei có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, các hoạt động văn hóa – xã hội cũng được cải thiện, góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên, đa số người dân của huyện Đăk Glei là người dân tộc nên trình độ học vấn
  11. 9 chưa cao, khả năng tiếp thu hạn chế, nhiều người dân không hiểu tiếng Kinh nên ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Đăk Glei. 2.1.3. Đặc điểm kinh tế Điều kiện kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng của huyện, tạo điều kiện đi lại cho các cán bộ đảm nhiệm công tác QLNN về giảm nghèo cũng như giúp người dân di chuyển thuận lợi, buôn bán kinh tế cũng thuận lợi hơn. 2.1.4. Tình hình nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum Đăk Glei là một huyện nghèo của tỉnh Kon Tum. Trong đầu giai đoạn, huyện có tổng số hộ nghèo 4.455 hộ, chiếm 38,18% so với tổng số hộ toàn huyện, trong đó có 4.405 hộ DTTS (chiếm tỷ lệ 43,37% so với tổng số hộ DTTS toàn huyện); tổng số hộ cận nghèo 1.127 hộ, chiếm 9,66% so với tổng số hộ toàn huyện, trong đó có 1.100 hộ DTTS (chiếm 10,83% so với tổng số hộ DTTS toàn huyện) thì đến cuối năm 2019, tổng số hộ nghèo chung 3.416 hộ, chiếm tỷ lệ 28,54% so với tổng số hộ dân toàn huyện, trong đó có 4.064 hộ nghèo DTTS (chiếm 39,03% so với tổng số hộ DTTS toàn huyện). Phấn đấu cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn dưới 20%.
  12. 10 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM 2.2.1. Thực trạng xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo Trong giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương (Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Chính phủ để tổ chức thực hiện CTMTQG GNBV giai đoạn 2016– 2020; Văn bản 2877/LĐTBXH-VP ngày 18/7/2019 về chỉ đạo xóa nghèo cho hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng; Quyết định số 59/2015 QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TT- BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động-TBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 của Bộ Lao động-TBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐ TBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động-TBXH…), cấp tỉnh (Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020) thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy (Chương trình số 38-CTr/HU ngày 10/02/2017 của Huyện ủy Đăk Glei về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 24/8/2016 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVII về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020), HĐND
  13. 11 huyện cùng sự phối hợp của UBMTTQVN huyện, UBND huyện đã chỉ đạo bằng nhiều văn bản đến các cơ quan chuyên môn và địa phương, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, kế hoạch của Ban chỉ đạo cấp huyện cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch, các giải pháp của đơn vị phù hợp với điều kiện đặc thù và đảm bảo hoàn thành mục tiêu được giao, cấp huyện và cấp xã đã kịp thời kiện toàn, thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020 theo quy định. Đây là cơ sở pháp lý để chỉ đạo, điều hành trong thời gian qua. 2.2.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách về giảm nghèo Hàng năm để thực hiện chủ trương giảm nghèo, UBND huyện ban hành kế hoạch, lồng ghép với một số nguồn vốn hợp pháp khác giúp hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững, đồng thời là cơ sở để đánh giá qua một năm triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. Trong giai đoạn 2015-2019, số lượng tuyên truyền tăng và hình thức tuyên truyền đa dạng hơn. Tuy nhiên, huyện Đăk Glei chỉ tập trung vào một số hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua Liên hiệp phụ nữ: Đài PTTH sản xuất, phát sóng phóng sự, tin bài; Tin, bài về giảm nghèo trên website; Pa nô. Tuy nhiên, số lượng cuộc vận động, tuyên truyền chưa thực sự nhiều và chưa đảm bảo tất cả các hình thức.
  14. 12 2.2.3. Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương, cấp tỉnh thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và dưới sự lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, cùng với phối hợp của UBMTTTQVN huyện, các ngành đoàn thể, nhiều văn bản chỉ đạo của UBND huyện và các văn bản chỉ đạo các đội ngũ, cán bộ thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo tại huyện Đăk Glei đã đạt được nhiều kết quả so với mục tiêu đề ra, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo. Bảng 2.9: Kết quả giảm nghèo tại huyện Đăk Glei giai đoạn 2015-2019 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số hộ nghèo 4.766 4.455 4.111 3.876 3.416 toàn huyện (hộ) Tỷ lệ (%) 47,87 43,37 38,18 31,26 26,88 Nguồn: UBND huyện Đăk Glei 2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách giảm nghèo Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách giảm nghèo được UBND huyện Đăk Glei quan tâm, thường xuyên chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những sai phạm, xử lý kịp thời, triệt để, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo. Công tác này đặc biệt được Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện chú trọng. Trong giai đoạn 2015-2019, huyện Đăk Glei đã lãnh chỉ đạo các cơ quan quyên môn tham mưu, xây dựng các kế hoạch và thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát đánh giá công tác triển khai thực
  15. 13 hiện Đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều tại UBND các xã, thị trấn theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT- BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Qua kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế của Đoàn kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, Ban Chỉ đạo đã kịp thời xây dựng các giải pháp và đề ra nhiệm vụ, giải pháp khắc phục và thực hiện những tồn tại chưa đạt theo quy định. 2.2.5. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Trong thời gian qua, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở chưa tiếp nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo cũng như chưa phát hiện được hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức liên quan đến công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Đa số các công dân chỉ hỏi về thủ tục giảm nghèo. Bảng 2.15: Số vụ tiếp công dân liên quan đến QLNN về giảm nghèo tại huyện Đăk Glei, giai đoạn 2015-2019 TT Nội dung 2015 2016 2017 2018 2019 1 Công dân hỏi về 5 10 12 15 20 thủ tục giảm nghèo 2 Đơn kiến nghị 0 0 0 0 0 3 Đơn khiếu nại 0 0 0 0 0 4 Đơn tố cáo của 0 0 0 0 0 công dân Tổng 5 10 12 15 20 Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Đăk Glei
  16. 14 Bảng 2.16: Số vụ vi phạm được xử lý liên quan đến QLNN về giảm nghèo tại huyện Đăk Glei, giai đoạn 2015-2019 TT Nội dung Đơn 2015 2016 2017 2018 2019 vị 1 Số vụ vi Vụ 5 5 3 3 2 phạm 2 Số tiền phạt Triệu 123,5 154,2 98,4 87,4 54,2 hành chính đồng 3 Số vụ đưa ra xét xử Vụ 0 0 0 0 0 hình sự Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Đăk Glei 2.2.6. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 huyện Đăk Glei do Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban. Để thực hiện nhiệm vụ theo từng lĩnh vực được giao, Ban Chỉ đạo phân công Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu tổng hợp chung các chương trình mục tiêu quốc gia; Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tham mưu tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Phòng Dân tộc tham mưu thực hiện dự án thành phần (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; các phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND các xã tham mưu triển khai các chương
  17. 15 trình mục tiêu quốc gia thuộc đơn vị mình phụ trách. Cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei được trình bày trong Phụ lục 3. Về nguồn nhân lực, tính đến cuối năm 2019, tổng số cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Glei là 121 người. Đa số cán bộ có trình độ đại học và ngày càng tăng; các cán bộ chỉ có chuyên môn ngành kinh tế. Đa số cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo là nữ giới, cơ cấu trẻ, dưới 50 tuổi. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK GLEI, TỈNH KON TUM 2.3.1. Những thành công - Các văn bản hướng dẫn thực hiện giảm nghèo cụ thể, kịp thời, khi thực hiện có sự giám sát chặt chẽ của người dân, tại các cuộc họp thôn đều tổ chức dân chủ, công khai từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân. - Hệ thống chính sách, cơ chế quản lý, điều hành dự án về giảm nghèo bước đầu được hoàn thiện và đi vào cuộc sống của người dân. - Huyện đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giảm nghèo, sử dụng nhiều hình thức, nội dung tuyên truyền để thu hút sự chú ý của người dân. - Các dự án, chương trình giảm nghèo phát huy được tác dụng tốt nhờ đó đã làm thay đổi diện mạo của các xã, đặc biệt là các xã khó khăn, cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân được nâng cao, cải thiện rõ rệt, giúp các hộ nghèo có nhiều cơ hội thoát nghèo bền vững.
  18. 16 - Công tác thanh tra, kiểm tra việc thức hiện các chế độ, chính sách giảm nghèo bền vững đã thể hiện sự nghiên túc, hiệu quả và ngày càng được nâng cao. - Công tác xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. - Các chương trình mục tiêu cho huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vẫn tiếp tục được ưu tiên hỗ trợ đầu tư đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp các hộ nghèo có cơ hội sớm thoát nghèo. - Một số dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn được đẩy nhanh tiến độ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân góp phần trong công tác giảm nghèo của địa phương. 2.3.2. Những hạn chế - Công tác chỉ đạo điều hành công tác giảm nghèo mang tính chất liên ngành dẫn đến việc phối hợp, thống nhất cơ chế quản lý thực hiện gặp khó khăn, nhất là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải xin ý kiến nhiều sở, ban, ngành nên mất nhiều thời gian. - Hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ tỉnh đến cơ sở hiệu quả chưa cao. - Công tác tuyên truyền về Chương trình chưa thường xuyên, hình thức tuyên truyền chưa phong phú và cụ thể về nội dung, do vậy nhân dân chưa nắm rõ để thực hiện vai trò chủ thể của mình và gia đình trong việc tham gia xây dựng Chương trình.
  19. 17 - Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi. Trình độ của các cán bộ này chưa cao và chưa đồng đều. - Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chương trình có lúc còn hình thức, chưa được tiến hành thường xuyên, chất lượng chưa cao nên vẫn còn sai sót trong thống kê, xác nhận, cấp phát chế độ hỗ trợ người nghèo; - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện có lúc chưa thật sự nghiêm túc và quyết liệt, có dấu hiệu bỏ sót sai phạm hoặc xí xóa… 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan Nhận thức của chính quyền, nhất là cấp cơ sở nói chung còn yếu kém. Việc phối hợp phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hộ nghèo từ các ngành, các cấp triển khai chưa thường xuyên và sâu rộng và chưa đổi mới mạnh trong công tác tuyên truyền. Một số chính sách hỗ trợ cho người nghèo với định mức còn thấp chưa tác động và góp phần nâng cao thu nhập cho người nghèo, vì vậy việc tái nghèo có thể sẽ diễn ra. Cán bộ ở cấp huyện và cấp cơ sở còn thiếu và yếu về năng lực. Cán bộ cấp cơ sở không được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, một số cán bộ không có bằng cấp chuyên môn. Các ngành và các xã, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch thực hiện Đề án. b. Nguyên nhân khách quan
  20. 18 Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, đặc biệt là người dân nghèo, vì vậy ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền chính sách đến với người nghèo. Vẫn còn một số bộ phân ỷ lại trông chờ của người dân vào chế độ, chính sách Nhà nước, tư tưởng không muốn thoát nghèo, chưa phát huy hết nội lực trong Nhân dân và tiềm năng thế mạnh của địa phương. Trình độ văn hóa của người nghèo thấp, khó tiếp thu khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới tư duy trong thay đổi cách phát triển kinh tế. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ, lực lượng lao động giản đơn, tình trạng dân nhập cư từ các nơi khác đến làm việc nhiều kéo theo những bất cập, khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu việc làm, y tế, giáo dục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2