intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ MAI THỊ THU DIỄM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834.04.10 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP Phản biện 1: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại trƣờng Đại học kinh tế, Đại học Đà nẵng vào ngày 27 tháng 3năm 2021. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giảm nghèo là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời nghèo, thu hẹp khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cƣ. Hiệp Đức là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Trong những năm qua, việc giảm nghèo của huyện đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Từ năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo là 21,71% đến cuối năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,62%, bình quân hằng năm giảm 2,77%. Có đƣợc kết quả này là do nhiều nỗ lực của quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng, đặc biệt là các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về giảm nghèo. Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn các bất cập nhất định. Việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của quốc gia và các chính sách riêng có của địa phƣơng về giảm nghèo ở một số xã, ngành chƣa kịp thời, thiếu đồng bộ và thiếu kế hoạch; công tác đảm bảo thông tin phục vụ quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo nhƣ điều tra xác nhận hộ nghèo, cận nghèo còn nhiều sai sót; công tác kiểm tra, giám sát chƣa thƣờng xuyên… Vấn đề này đặt ra yêu cầu phải tăng cƣờng hơn nữa vai trò của quản lý nƣớc trong những nỗ lực chung của cộng đồng địa phƣơng vì mục tiêu giảm nghèo. Vì vậy, việc triển khai thực hiện đề
  4. 2 tài nghiên cứu về “Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo. - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng hơn nữa quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam trong những năm qua đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Còn những mặt hạn chế nào? Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó? - Cần có những giải pháp nào để tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
  5. 3 b. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Công tác quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại một địa phƣơng cấp huyện. Về không gian: Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015 - 2019. Các giải pháp đƣợc đề xuất có ý nghĩa trong 3-5 năm tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Phƣơng pháp phân tích thống kê - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp tổng hợp, khái quát hóa 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn có đóng góp về mặt lý luận thông qua việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo, đồng thời cung cấp những minh chứng thực tế cho các vấn đề lý luận thông qua phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức. Về mặt thực tiễn: Luận văn cung cấp cho các nhà quản lý địa phƣơng những thông tin hữu ý và các gợi ý chính sách, từ đó có thể xem xét vận dụng vào quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức trong thời gian tới. Luận văn sau khi hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo trong thời gian tới.
  6. 4 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu - Lê Bảo (2016), Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế”. Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. - Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình “Lý luận Hành chính nhà nước”. NXB Học viện Hành chính, Hà Nội. 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Hafiz A. Pasha& T. Palanivel (2004), “Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo - Kinh nghiệm châu Á”. - Nghiên cứu “Chính sách xóa đói giảm nghèo: thực trạng và giải pháp” của Lê Quốc Lý (2012), NXB Chính trị quốc gia. 9. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 03 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo a. Khái niệm về nghèo Theo Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội (2015), nghèo đói là “tình trạng của một bộ phận dân cƣ chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con ngƣời và có mức sống ngang bằng hoặc dƣới mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phƣơng diện”. * Tiêu chí xác định chuẩn nghèo Bảng 1.1: Chuẩn nghèo về thu nhập của Việt Nam thời kỳ 2006- 2020 Đơn vị: đồng/người/tháng Giai đoạn 2006-2010 2010-2015 2016-2020 Khu vực Nông thôn 200.000 400.000 700.000 Thành thị 260.000 500.000 900.000 Nguồn: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội b. Khái niệm về giảm nghèo Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nƣớc và xã hội hay là của chính những đối tƣợng diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn đƣợc các nhu cầu cơ bản khác của con ngƣời; y tế, giáo dục và điều kiện sống
  8. 6 trên cơ sở chuẩn nghèo đƣợc quy định theo từng địa phƣơng, từng khu vực và quốc gia. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nƣớc thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tổ chức, nguồn lực…) và các biện pháp hành chính (thanh tra, kiểm tra, giám sát…) tác động vào ngƣời nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định. 1.1.3. Đặc điểm của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo - Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành. - Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo phải có tính chủ động và sáng tạo. - Quản lý nhà nƣớc phải có mục tiêu chiến lƣợc, có chƣơng trình, kế hoạch để đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu đề ra. 1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.2.1. Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo là bƣớc đầu tiên, giúp định hƣớng các hoạt động giảm nghèo. Xây dựng các chƣơng trình và kế hoạch giảm nghèo là việc Nhà nƣớc tìm cách thức để các chính sách về giảm nghèo của chính quyền trung ƣơng và chính quyền cấp tỉnh tiếp cận đến ngƣời nghèo một cách hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình cụ thể mỗi địa phƣơng [8, tr.5]. Công tác giảm nghèo bền vững đƣợc xây dựng bằng các chiến lƣợc, chính sách và thời gian thực hiện các chƣơng trình, kế
  9. 7 hoạch trong giai đoạn 5 năm, 10 năm, 20 năm,... hoặc phân kỳ cho từng giai đoạn 05 năm và phải trên cơ sở phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc [13, tr.7]. 1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, chƣơng trình và kế hoạch giảm nghèo Công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo là tập hợp các cách thức giúp đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về giảm nghèo đến gần với ngƣời dân để nâng cao nhận thức của họ [16, tr.8]. Nội dung tuyên truyền gồm các chính sách, pháp luật, chƣơng trình, kế hoạch về giảm nghèo; hiệu quả của công tác giảm nghèo; tầm quan trọng của các ban ngành phối hợp; các xã, thôn, bản điển hình, tiên tiến trong công tác giảm nghèo; các lợi ích mà giảm nghèo mang lại,… [18, tr.4]. Một số hình thức tuyên truyền thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, đối thoại trực tiếp; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí triển khai hoạt động tuyên truyền thông qua chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề và các bài viết, phóng sự; tổ chức tuyên truyền trực quan thông qua các ấn phẩm tuyên truyền: pano, áp phích, tờ rơi, tranh cổ động… [20, tr.11]. 1.2.3. Triển khai thực hiện chính sách, chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là quá trình biến các chính sách thành những kết quả thực tế thông qua các hoạt động có tổ chức trong bộ máy Nhà nƣớc để hiện thực hóa các mục
  10. 8 tiêu mà chính sách đã đề ra. Nếu công tác triển khai thực hiện không tốt, ngƣời dân sẽ mất lòng tin [23, tr.10]. Triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo là việc nhà nƣớc tìm cách thức, phƣơng pháp để các chính sách này đƣợc tiếp cận đến ngƣời nghèo, các hộ nghèo một các phù hợp nhất và phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phƣơng. Tuy nhiên, để thực hiện triển khai các chƣơng trình này đồng bộ, có hiệu quả, cần có một bộ máy quản lý tinh gọn, đội ngũ cán bộ, công chức đảm nhiệm công tác giảm nghèo có trình độ, năng lực, phẩm chất, thái độ tốt [25, tr.14]. 1.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chiến lƣợc, dự án, chính sách giảm nghèo bao gồm 3 nội dung chính đó là: giám sát, đánh giá kết quả tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo; tình hình huy động nguồn lực và thực hiện chiến lƣợc và đánh giá tác động của chính sách, các chƣơng trình giảm nghèo, ảnh hƣởng về mặt kinh tế, xã hội của các dự án và chƣơng trình giảm nghèo [19, tr.13]. Qua đó xác định đối tƣợng thụ hƣởng, tổ chức thực thi chính sách, phát hiện những hạn chế, tổ chức thực thi chính sách, phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghi sửa đổi, bổ sung kịp thời; các vi phạm đƣợc chấn chỉnh, xử lý theo quy định. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát gồm việc thực hiện các chế độ, chính sách; việc cấp giấy chứng nhận hộ nghèo; việc sử dụng các nguồn vốn trong thực hiện chƣơng trình giảm nghèo; tiến độ thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo; thái độ, năng lực của các cán bộ đảm nhiệm công tác giảm nghèo,… [23, tr.9].
  11. 9 1.2.5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Theo quy định hiện hành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc xem là nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về kinh tế, nó độc lập với hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhƣ là chức năng nghiệp vụ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Có hai hình thức xử lý vi phạm trong công tác giảm nghèo đó là xử lý vi phạm hành chính và hình sự [20, tr.8]. Tuy nhiên, trong phạm vi của công tác giảm nghèo, đa số các vi phạm bị xử phạt hành chính. Đây là quá trình xem xét, giải quyết các vi phạm pháp luật xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc thông qua thanh tra, kiểm tra. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế 1.3.3. Điều kiện xã hội 1.3.4. Nhận thức của ngƣời nghèo 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo của huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Hiệp Đức KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Hiệp Đức a. Đặc điểm tự nhiên Hiệp Đức là một huyện miền núi thấp của tỉnh Quảng Nam, gồm có 12 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng núi cao. Hơn 80% là diện tích đồi núi. Dân số toàn huyện tính đến 31/12/2019 là 39.677 ngƣời, đồng bào DTTS chiếm 9,35 b. Đặc điểm kinh tế Năm 2019 tổng giá trị sản xuất (Giá so sánh 2010) 1.595,83 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2017 và tăng 26,55% so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ. c. Đặc điểm xã hội Huyện Hiệp Đức có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Tân An và 11 xã: Bình Lâm, Quế Thọ, Bình Sơn, Thăng Phƣớc, Quế Lƣu, Hiệp Thuận, Hiệp Hòa, Quế Bình, Sông Trà, Phƣớc Gia, Phƣớc Trà. 2.1.2. Tình trạng nghèo và ngƣời nghèo tại huyện Hiệp Đức
  13. 11 a. Tình trạng nghèo Bảng 2.1: Thực trạng số hộ nghèo tại huyện Hiệp Đức giai đoạn 2015-2019 Năm Năm Năm Năm Năm Các chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số hộ hộ 11.249 11.396 11.501 11.751 11.816 Số hộ nghèo hộ 2.442 2.264 1.931 1.563 1.255 Tỷ lệ % 21,71 19,87 16,79 13,30 10,62 (%) Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện Hiệp Đức b. Nhận thức của người nghèo Hộ nghèo, hộ cận nghèo đƣợc tiếp cận tốt các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về các chính sách giảm nghèo, kinh nghiệm sản xuất,... thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tƣ vấn, đối thoại pháp luật, trợ giúp pháp lý và truyền thông trực tiếp cho nhân dân trên địa bàn huyện với hơn 120 buổi tƣ vấn, đối thoại pháp luật, trợ giúp pháp lý và giải đáp chính sách tại chỗ cho hơn 1.000 trƣờng hợp. Ngoài ra, phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nƣớc tỉnh Quảng Nam tổ chức đƣợc 30 buổi truyền thông về trợ giúp pháp lý, trợ giúp pháp lý lƣu động cho hơn 750 trƣờng hợp là ngƣời DTTS.
  14. 12 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo Xác định giảm nghèo bền vững là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nên các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của huyện Hiệp Đức tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện. Hàng năm để thực hiện chủ trƣơng giảm nghèo, UBND huyện ban hành kế hoạch, lồng ghép với một số nguồn vốn hợp pháp khác giúp hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững, đồng thời là cơ sở để đánh giá qua một năm triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, nhất là trong điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm, chỉ đạo triển khai thực hiện các chƣơng trình dự án, chính sách giảm nghèo, các thành viên Ban chỉ đạo đƣợc phân công đứng điểm đã theo dõi chỉ đạo toàn diện về công tác giảm nghèo trên từng địa bàn đƣợc phân công. 2.2.2. Thực trạng tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo Số lƣợng cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giảm nghèo có xu hƣớng tăng qua các năm và hình thức tuyên truyền đa dạng hơn. Tuy nhiên, huyện Hiệp Đức chỉ tập trung vào một số hình thức tuyên truyền nhƣ tuyên truyền qua Liên hiệp phụ nữ; tuyên truyền qua Đài PTTH sản xuất, phát sóng phóng sự, tin bài; tuyên truyền qua tin, bài về giảm nghèo trên website và pa nô; tuyên truyền qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; tuyên truyền qua UBMTTQVN và các
  15. 13 địa phƣơng cũng chỉ khoảng 2-3 lần/năm. Giai đoạn 2015-2019, huyện chƣa tiến hành tuyên truyền bằng chuyên trang, chuyên mục giảm nghèo hay hội thi tuyên truyền giảm nghèo trong khi đây là hai hình thức có hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng tăng mạnh và mọi ngƣời sử dụng Internet để cập nhật thông tin. Tuy nhiên, huyện chƣa thực hiện một chuyên trang hay chuyên mục giảm nghèo nào. Các hội thi nhằm tăng tính chủ động tìm hiểu về giảm nghèo cho cán bộ, nhân dân trong huyện cũng chƣa đƣợc thực hiện. 2.2.3. Thực trạng thực hiện các chính sách, chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo a. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện - Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Hiệp Đức đã thành lập Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo và thƣờng xuyên củng cố, kiện toàn thàn viên của Ban. Cấp xã: Hiện có 12 Ban chỉ đạo giảm nghèo/12 xã, thị trấn; các thành viên cơ cấu nhƣ cấp huyện và có từ 10-15 ngƣời. - Đối với cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo Trên địa bàn huyện, có tổng số 12 cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo, trong đó ở huyện đã bố trí 01 cán bộ tại Phòng LĐTBXH; đối với các xã, thị trấn cán bộ văn hóa xã hội kiêm nhiệm luôn công tác theo dõi giảm nghèo. Hiện nay, 12/12 cán bộ theo dõi công tác giảm nghèo có trình độ đại học. - Về bố trí nguồn lực
  16. 14 Từ năm 2015 đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhƣng Hiệp Đức luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ƣu tiên cho Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tổng số nguồn lực ngân sách hỗ trợ cho chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 565.000 triệu đồng. - Về công tác phối hợp giữa các cấp trong thực hiện việc quản lý nhà nước về giảm nghèo Việc phân cấp, giao quyền tƣơng đối chủ động cho các cấp chính quyền địa phƣơng trong thực hiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo. Cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về mục tiêu quản lý và tổ chức chỉ đạo thực hiện, huy động và lồng ghép sử dụng các nguồn vốn liên quan trên địa bàn, hỗ trợ về tổ chức, kỹ thuật. Chính quyền tỉnh có nhiệm vụ cung cấp các nguồn lực theo sự phân bổ của trung ƣơng nhất là nguồn ngân sách. Xã hoặc huyện giữ vai trò xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phƣơng. b. Kết quả tổ chức thực hiện Trên cơ sở văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, cấp tỉnh thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và dƣới sự lãnh chỉ đạo của Huyện ủy, cùng với phối hợp của UBMTTTQVN huyện, các ngành đoàn thể, nhiều văn bản chỉ đạo của UBND huyện và các văn bản chỉ đạo các đội ngũ, cán bộ thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, lồng ghép các nguồn lực đầu tƣ, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo tại huyện Hiệp Đức đã đạt đƣợc nhiều kết quả so với mục tiêu đề ra, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo. * Kết quả thực hiện giai đoạn 2015-2019
  17. 15 Dự án 2: Chƣơng trình 135 - Tiểu Dự án 1 - Tiểu Dự án 2 - Tiểu Dự án 3 Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất và NRMH giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chƣơng trình 135 Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin Dự án 5: Nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá thực hiện Chƣơng trình * Kết quả thực hiện các chính sách giảm ngh o đặc thù của tỉnh Nhƣ vậy, huyện Hiệp Đức đã triển khai thực hiện khá đa dạng các chính sách về giảm nghèo nhƣ chính sách tín dụng, ƣu đãi; chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục cho ngƣời nghèo; chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ nhà ở, tiền điện và nƣớc sinh hoạt; trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo. Việc triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Hiệp Đức bƣớc đầu đạt đƣợc nhiều kết quả nhất định, góp phần nâng cao đời sống cho ngƣời dân và giúp họ có điều kiện tốt nhất có thể giảm nghèo, thoát nghèo và hạn chế tình trạng tái nghèo. 2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo Trong giai đoạn 2015-2019, huyện Hiệp Đức đã lãnh chỉ đạo các cơ quan quyên môn tham mƣu, xây dựng các kế hoạch và thành lập các Đoàn kiểm tra, giám sát đánh giá công tác triển khai thực hiện Đề án giảm nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều tại UBND các xã, thị trấn theo quy định tại Thông tƣ số 39/2016/TT-
  18. 16 BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về hƣớng dẫn quy trình kiểm tra và giám sát, đánh giá thực hiện Chƣơng trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Qua kết quả đạt đƣợc và những tồn tại hạn chế của Đoàn kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, Ban Chỉ đạo đã kịp thời xây dựng các giải pháp và đề ra nhiệm vụ, giải pháp khắc phục và thực hiện những tồn tại chƣa đạt theo quy định. 2.2.5. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo UBND huyện Hiệp Đức đã thực hiện nghiêm túc Nghị định số 110/2017/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Lao động thƣơng binh và xã hội nhằm xử lý vi phạm, vƣớng mắc trong triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo. Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp trên địa bàn đã kịp thời tiếp nhận các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện chƣa nhận đƣợc đơn thƣ khiếu nại, tổ cáo cũng nhƣ chƣa phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức liên quan đến công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện. Đa số các công dân chỉ hỏi về các thủ tục về giảm nghèo. Nhận thức đƣợc tính nhân văn và nhân đạo trong công tác QLNN về giảm nghèo, trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2019 không để xảy ra sai phạm, vi phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo.
  19. 17 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những thành công - Các văn bản hƣớng dẫn thực hiện giảm nghèo cụ thể, kịp thời. - Hệ thống chính sách, cơ chế quản lý, điều hành dự án về giảm nghèo bƣớc đầu đƣợc hoàn thiện và đi vào cuộc sống của ngƣời dân. - Huyện đã chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giảm nghèo, sử dụng nhiều hình thức, nội dung tuyên truyền để thu hút sự chú ý của ngƣời dân. - Các dự án, chƣơng trình giảm nghèo phát huy đƣợc tác dụng tốt nhờ đó đã làm thay đổi diện mạo của các xã, đặc biệt là các xã khó khăn, cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, cải thiện rõ rệt, giúp các hộ nghèo có nhiều cơ hội thoát nghèo bền vững. - Công tác thanh tra, kiểm tra việc thức hiện các chế độ, chính sách giảm nghèo bền vững đã thể hiện sự nghiêm túc, hiệu quả và ngày càng đƣợc nâng cao. - Công tác xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đƣợc thực hiện theo đúng quy định của Nhà nƣớc, hạn chế thấp nhất tình trạng các khiếu nại, tố cáo phải chờ giải quyết. 2.3.2. Những hạn chế - Công tác chỉ đạo điều hành công tác giảm nghèo mang tính chất liên ngành dẫn đến việc phối hợp, thống nhất cơ chế quản lý thực hiện gặp khó khăn. - Công tác lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở một số xã, chƣa kịp thời, thiếu đồng bộ.
  20. 18 - Hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững từ tỉnh đến cơ sở hiệu quả chƣa cao. - Công tác tuyên truyền về Chƣơng trình chƣa thƣờng xuyên, hình thức tuyên truyền chƣa phong phú và cụ thể về nội dung. - Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chƣơng trình có lúc còn hình thức, chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, chất lƣợng chƣa cao nên vẫn còn sai sót trong thống kê, xác nhận, cấp phát chế độ hỗ trợ ngƣời nghèo. - Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện có lúc chƣa thật sự nghiêm túc và quyết liệt, có dấu hiệu bỏ sót sai phạm hoặc xí xóa… - Việc phối hợp phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hộ nghèo từ các ngành, các cấp triển khai chƣa thƣờng xuyên và sâu rộng và chƣa đổi mới mạnh trong công tác tuyên truyền. - Một số chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo với định mức còn thấp chƣa tác động và góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời nghèo, vì vậy việc tái nghèo có thể sẽ diễn ra. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan - Nhận thức của chính quyền, nhất là cấp cơ sở nói chung còn yếu kém. - Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở không đƣợc bố trí, hầu hết đều kiêm nhiệm và biến động. - Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã chủ yếu là kiêm nhiệm, thƣờng xuyên thay đổi. b. Nguyên nhân khách quan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0