intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về giảm nghèo. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. Từ đó, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ DƢƠNG THỊ LAM GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: PGS. TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN QUANG HUY Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 03 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng với sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ; mức độ tiếp cận của hộ nghèo với các dịch vụ xã hội được nâng lên đời sống vật chất và tinh thần của hộ nghèo chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh vẫn còn cao so với mức bình quân chung của khu vực Tây Nguyên và cả nước; kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nhưng chưa có việc làm còn cao. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo còn có mặt bất cập. Đầu tư kết cấu hạ tầng chưa thật hiệu quả. Năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy mục tiêu giảm nghèo bền vững đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho tỉnh Kon Tum trong tiến trình hội nhập và phát triển. Để làm rõ các vấn đề trên, tổ chức thực hiện hiệu quả CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận của QLNN về giảm nghèo. Đánh giá thực trạng QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. Từ
  4. 2 đó, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế đó. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung liên quan đến công tác QLNN về giảm nghèo. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về giảm nghèo tại tỉnh Kon Tum. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu, việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp thu thập số liệu (Số liệu thứ cấp, sơ cấp); Phương pháp phân tích dữ liệu (thống kê, so sánh, khái quát hóa….) 5. Bố cục đề tài: Gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận của Quản lý nhà nước về giảm nghèo Chương 2. Thực trạng Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong thời gian qua đã có nhiều đề tài, bài viết nghiên cứu về giảm nghèo trên phạm vi cả nước và dưới nhiều giác độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Nhưng chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Chính vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ trên cơ sở kế thừa và tiếp tục phát triển các thành quả của những đề tài trước.
  5. 3 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1. TỔNG QUAN VỀ GIẢM NGHÈO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Khái niệm nghèo và giảm nghèo a. Khái niệm về nghèo “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện. Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm bớt tới mức tổi thiểu gần nhất, gần như không có”. b. Khái niệm về giảm nghèo “Giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu và thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác của con người: y tế, giáo dục và điều kiện sống trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, từng khu vực và quốc gia”. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo QLNN về giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nước thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tổ chức,nguồn lực…) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra, giám sát…) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
  6. 4 1.1.3. Đặc điểm của Quản lý Nhà nƣớc về giảm nghèo - Là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành. - Hoạt động Quản lý Nhà nước về giảm nghèo cần có tính chủ động và sáng tạo. - Tính không vụ lợi: - Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu. 1.1.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo - QLNN về giảm nghèo có vai trò nhất định đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc xây dựng và ban hành các chính sách, cơ chế phù hợp. - Sự quản lý của Nhà nước tạo môi trường kinh tế - xã hội và khuôn khổ hành lang pháp lý ổn định, an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo tiếp cận các dịch vụ cơ bản. - Các chính sách, chương trình, đề án giảm nghèo mang giá trị nhân văn sâu sắc. - Nhà nước tạo điều kiện để người nghèo tham gia đầy đủ vào quá trình phát triển, có cơ hội bình đẳng như mọi người dân. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.2.1. Xây dựng và ban hành chƣơng trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo Chương trình giảm nghèo là một hệ thống các giải pháp xác định rõ vai trò của Nhà nước, của các tổ chức trong xã hội, trong việc phân phối hợp lý các hành động của mình để nâng cao mức sống cho người nghèo, tạo cho hộ những cơ hội phát triển trong đời sống cộng đồng bằng chính lao động của bản thân. Kế hoạch giảm nghèo là một công cụ quản lý của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng giảm
  7. 5 nghèo phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định ở một địa phương, đồng thời đưa ra những giải pháp, hoạt động cần thực hiện để đạt được những mục tiêu đó một cách có hiệu quả nhất. Chính sách giảm nghèo là những quyết định, quy định của nhà nước nhằm cụ thể hóa các chương trình dự án cùng với nguồn lực, vật lực, các thể chức, quy trình hay cơ chế thực hiện nhằm tác động đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là giảm nghèo. Các chủ trương, chính sách này cần được cụ thể hoá trong quá trình triển khai giảm nghèo ở các địa phương cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình. Tiêu chí đánh giá: (1) số lượng các văn bản đã ban hành về giảm nghèo; (2) tính khả thi, kịp thời của các văn bản; (3) sự phù hợp của các văn bản hướng dẫn thực hiện các chương trình, kế hoạch, chính sách về giảm nghèo. 1.2.2. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Để thực hiện tốt công tác QLNN về giảm nghèo, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống bộ máy QLNN nhằm quản lý chương trình, kế hoạch, dự án giảm nghèo, được chia thành bốn cấp, thống nhất quản lý từ Trung ương đến địa phương. Tiêu chí đánh giá: (1) Sự phù hợp của bộ máy quản lý; (2) số lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo; (3) chất lượng đội ngũ cán bộ, điều tra viên làm công tác giảm nghèo; (4) Sự phối hợp giữa các bộ phận và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện. 1.2.3. Tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách giảm nghèo Hình thức tuyên truyền: trao đổi trực tiếp hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng…. Tùy theo yêu cầu, tính chất chính sách và
  8. 6 điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp. Nội dung tuyên truyền tập trung vào ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo, cách tiếp cận về giảm nghèo; tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật, các chương trình, kế hoạch của Nhà nước, của cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác giảm nghèo; giới thiệu những kinh nghiệm, kiến thức về khoa học công nghệ, các mô hình về giảm nghèo….. Tiêu chí đánh giá: (1) Các hình thức tuyên truyền được triển khai; (2) Số lần tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách giảm nghèo; (3) Số hộ (người) nghèo nắm bắt được thông tin về chương trình, chính sách giảm nghèo. 1.2.4. Tổ chức thực hiện các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo Tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo là việc Nhà nước tìm cách thức để các chính sách này được tiếp cận đến người nghèo một cách có hiệu quả nhất và phù hợp với tình hình địa phương. Mỗi quốc gia, hay ở phạm vi nhỏ hơn là địa phương có các chương trình, chính sách giảm nghèo khác nhau nhưng nhìn chung bao gồm các chính sách cơ bản sau: Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; Chính sách hỗ trợ về giáo dục và đào tạo; Chính sách hỗ trợ trợ y tế và dinh dưỡng; Chính sách hỗ trợ về nhà ở; Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo..... Tiêu chí đánh giá: (1) Số hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; số tiền vay; Tỷ lệ hộ thoát nghèo nhờ vay vốn tín dụng ưu đãi; (2) Số hộ nghèo được miễn giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ xây dựng nhà ở hay hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, nước sinh hoạt...;(3) Số hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm.
  9. 7 1.2.5. Giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo Nhằm mục đích phát hiện nhanh, thấy được những kết quả, thành tựu đã đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để điều chỉnh, khắc phục, qua đó ngăn chặn kịp thời những tiêu cực có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình quản lý. Hiệu quả của công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đạt được cao nhất khi được thực hiện một cách bài bản, có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ và được thực hiện bởi những cán bộ có tâm, có chuyên môn, nghiệp vụ, vì lợi ích chung không tính toan, vụ lợi. Đối tượng được giám sát, thanh tra, kiểm tra phải nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này, từ đó hợp tác tích cực để đạt kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện. Tiêu chí đánh giá: (1) Số đợt lượng thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất; (2) Số vụ vi phạm được phát hiện, xử lý; (3) Số tiền được xử lý, thu hồi. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng 1.3.2. Các nguồn lực thực hiện giảm nghèo 1.3.3. Nhận thức của ngƣời nghèo 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
  10. 8 CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Kon Tum là tỉnh miền núi, biên giới thuộc phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 9.690,46 km2. Là tỉnh nằm ở ngã ba Đông Dương, tiếp giáp với Lào và Campuchia với đường biên giới dài 292,522 km. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum Kon Tum có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, 102 đơn vị hành chính cấp xã, với 874 thôn (làng), tổ dân phố. Dân số trung bình năm 2018 của tỉnh là 533 ngàn người, với 28 dân tộc, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 53%, trên 42% dân số theo các tôn giáo. 2.1.3. Tình hình hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Năm 2018, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh tính đến cuối năm 2018 là 22.851, chiếm tỷ lệ 17,29% so với tổng số hộ dân toàn tỉnh. Bình quân tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,58%/năm (từ 26,11% vào cuối năm 2015 xuống còn 17,29% vào cuối năm 2018), đạt 119,3% so với mục tiêu Đề án giảm nghèo. Trong 03 năm, tổng số hộ thoát nghèo là 15.596 hộ. Bảng 2.2. Tình hình giảm nghèo của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018 T Năm Năm Năm Bình Chỉ tiêu ĐVT T 2016 2017 2018 quân Tổng số hộ nghèo 1 đầu năm Hộ 31.496 28.990 26.164 28.883 2 Số hộ thoát nghèo Hộ 5.241 5.099 5.256 5.199 3 Số hộ tái nghèo Hộ 0 178 204 127 Số hộ nghèo phát 4 sinh mới Hộ 2.743 2.095 1.739 2.192
  11. 9 T Năm Năm Năm Bình Chỉ tiêu ĐVT T 2016 2017 2018 quân Tổng số hộ nghèo 5 cuối năm Hộ 28.990 26.164 22.851 26.002 6 Tỷ lệ hộ nghèo % 23,03 20,30 17,29 20,21 7 Số hộ cận nghèo Hộ 8.359 8.388 8.700 8.482 8 Tỷ lệ hộ cận nghèo % 6,64 6,51 6,58 6,58 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum) *Đánh giá mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản giai đoạn 2016-2018: Theo điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm của Sở LĐTB&XH thì mức độ thiếu hụt về nước sạch và vệ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất và là một trong những chỉ số khó thực hiện nhất, cụ thể đầu kỳ là 22.893 hộ, chiếm tỷ lệ 71,97% đến 31/12/2018 còn 17.263 hộ chiếm tỷ lệ 75,55%; tương ứng tăng 3,58%. Chủ yếu là do ảnh hưởng phong tục tập quán sinh hoạt, ý thức của người dân. *Nguyên nhân tái nghèo, phát sinh nghèo - Thiếu đất sản xuất; diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp. - Sản phẩm nông nghiệp bị rớt giá; thị trường đầu ra cho các sản phẩm không ổn định; ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai. - Một bộ phận người dân còn chây lười lao động, trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước - Nhiều hộ gia đình gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống. - Đông người ăn theo. - Không có khả năng lao động. * Nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo thiếu hụt về y tế, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin còn cao:
  12. 10 - Hệ thống cơ sở hạ tầng ở một số xã và thôn còn thiếu và yếu, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế còn nhiều hạn chế, dân số chủ yếu là người đồng bào DTTS, có tỷ lệ hộ nghèo cao; nhiều đồng bào DTTS còn lưu giữ phong tục tập quán cổ xưa, lạc hậu, trình độ dân trí thấp, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất. - Đa số người nghèo không có điều kiện mua sắm tài sản nghe, xem, liên lạc (ti vi, đài - radio, điện thoại, kết nối internet…). - Đặc điểm khí hậu ở Kon Tum chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) nên vào mùa khô, một số vùng trong tỉnh thiếu nước sinh hoạt; địa hình miền núi, độ dốc cao, một số vùng dân cư ở xa nguồn nước gây khó khăn trong việc duy trì nhà tiêu hợp vệ sinh. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016 – 2018 2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành chƣơng trình, kế hoạch, chính sách giảm nghèo Giai đoạn 2016-2018, Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành hơn 20 văn bản thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành triển khai CTMTQG giảm nghèo bền vững và phát động phong trào thi đua tại tỉnh. Nhìn chung, công tác xây dựng và ban hành chương trình, kế hoạch, chính sách liên quan đến công tác giảm nghèo đã được ban hành đều có tính kế thừa và điều chỉnh chính sách sát với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, được triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời. Tuy nhiên, một số văn bản về giảm nghèo của tỉnh Kon Tum vẫn còn sự chồng chéo, thiếu sự thống nhất và đồng bộ. 2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo Ban Chỉ đạo CTMTQG tỉnh Kon Tum được thành lập ở 3 cấp; cơ cấu, thành phần trong Ban Chỉ đạo CTMTQG ở tỉnh bao gồm các Sở
  13. 11 Ban ngành, các tổ chức đoàn thể. Cơ cấu ở huyện và xã cũng theo mô hình tương tự. Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo tỉnh Kon Tum 2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo Giai đoạn 2016-2018, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện dự án 4 về truyền thông thuộc Đề án giảm nghèo, trong đó tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Chương trình giảm nghèo (tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông; thực hiện các chương trình, các đợt truyền thông...); tuyên truyền, giáo dục ý chí tự lực tự cường vươn lên thoát nghèo với hình thức đa dạng, phong phú, cho hơn 1.000 hộ nghèo.
  14. 12 Bảng 2.6: Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách về giảm nghèo Năm Năm Năm Giai đoạn Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018 2016-2018 Phóng sự tuyên truyền về công tác giảm nghèo đươc Phóng 3 5 7 15 phát sóng trên Đài Phát sự thanh -Truyền hình tỉnh Xây dựng Pa nô Cụm 12 11 14 37 Xấy dựng Băng rôn Băng 42 37 39 118 rôn Xây dựng Áp phích Tờ 110 117 123 350 Sổ tay giảm nghèo Cuốn 264 257 289 810 Hội thảo cho CTV làm công tác giảm nghèo cấp Người 4.198 4.198 xã Số lần truyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách lần 17 15 20 52 giảm nghèo Số hộ nghèo nắm bắt được thông tin về chương trình, Hộ 157 232 614 1.003 chính sách giảm nghèo (Nguồn: Sở Lao động Thương binh&Xã hội) 2.2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện các chƣơng trình, chính sách giảm nghèo *Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo: Việc rà soát hộ nghèo của các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum cơ bản thực hiện đúng quy trình và tiến độ. Tuy nhiên, một số địa bàn thực hiện chưa bảo đảm quy trình như điều tra viên không trực tiếp đến phỏng vấn thu nhập hộ gia đình, không tổ chức họp dân hoặc vì tiêu chí xác định thôn văn hoá, tiêu chí nông thôn mới nên giao chỉ tiêu giảm hộ nghèo, ảnh hưởng đến kết quả điều tra, số liệu hộ nghèo giảm, chưa phản ánh đúng đời sống của một bộ phận lớn người dân, nhất là đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn. Bộ công cụ điều tra đo lường mức độ
  15. 13 thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo theo các chiều và chỉ số nghèo tiếp cận đa chiều chưa phù hợp với từng vùng, miền. * Kết quả thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo - Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất: Giai đoạn 2016-2018, NHCSXH tỉnh đã thực hiện 16 chương trình tín dụng chính sách ưu đãi, đã có trên 103.894 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn với tổng kinh phí là 1.219.076 triệu đồng. Bảng 2.8: Kết quả thực hiện Chính sách vay vốn SL Lƣợng vốn vay (Triệu đồng) Chỉ tiêu (hộ) Năm Năm Năm Giai đoạn 2016 2017 2018 2016-2018 Cho vay hộ 26.432 250.994 217.212 220.165 668.371 nghèo Cho vay hộ 6.462 66.716 84.557 105.264 256.537 cận nghèo Cho vay hộ mới thoát 71.000 74.932 100.667 118.569 294.168 nghèo Tổng cộng 103.894 392.642 402.436 443.998 1.219.076 (Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh Kon Tum) Thông qua các nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo; đồng thời góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh - chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân đối với chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh - Chính sách hỗ trợ về giáo dục Giai đoạn 2016-1018 đã thực hiện Chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho 216.236 học sinh thuộc diện hộ nghèo với kinh phí thực hiện là 116.865 triệu đồng. - Chính sách hỗ trợ về y tế Giai đoạn 2016-2018, tỉnh Kon Tum đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho
  16. 14 100% người nghèo tương ứng với 290.170 lượt người nghèo, người cận nghèo. Số kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo được chi trả đầy đủ, kịp thời. Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh cho người nghèo cơ bản đảm bảo tiến độ, đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của nhân dân. - Chính sách hỗ trợ về nhà ở Trong giai đoạn 2016-2018 đã thực hiện hỗ trợ xây nhà ở cho 1.618 hộ nghèo với tống kinh phí 163.270 triệu đồng. Bảng 2.10: Kết quả thực hiện chính sách về hỗ trợ nhà ở Trong đó vốn cho vay: (Triệu đồng) SL Chỉ tiêu Năm Năm Năm Giai đoạn (hộ) 2016 2017 2018 2016-2018 Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo 729 50.526 46.367 44.167 141.060 QĐ167/2008/ QĐ-TTg Cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở theo QĐ số 889 1.500 11.760 8.950 22.210 33/2015/QĐ-TTg Tổng cộng 1.618 52.026 58.127 53.117 163.270 (Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh Kon Tum) Chính sách hỗ trợ nhà ở đã tác động tích cực đến đời sống hộ đồng bào DTTS, hộ chính sách có công, hộ nghèo, nhiều hộ gia đình từ chỗ không có nhà ở hoặc nhà tạm bợ nay có nhà khang trang, ổn định tâm lý, tạo động lực, ý chí vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. - Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt hợp vệ sinh Bên cạnh chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, nhà ở cho hộ nghèo thì công tác hỗ trợ nước sạch hợp vệ sinh là chính sách có vai trò hết sức quan trọng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống chăm lo sức khỏe cho cộng đồng. Theo đó, Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường đã có 12.748 lượt hộ vay vốn để xây dựng, cải tạo, nâng cấp 25.496 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở khu vực nông
  17. 15 thôn, với tổng dư nợ đạt 241.128 triệu đồng. - Chính sách trợ giúp pháp lý: Trung tâm tổ chức được 37 đợt TGPL lưu động về các thôn, xã nghèo vùng sâu, đảm bảo 100% người được TGPL.Tổng số vụ việc tư vấn pháp luật là 1240 việc cho 1240 lượt người có yêu cầu. Trung tâm TGPL tổ chức được 09 đợt truyền thông về TGPL tại 10 xã nghèo thuộc 04 huyện Tu Mơ Rông, Đăk GLei, Sa Thầy, Ngọc Hồi. Thực hiện tư vấn pháp luật tại trụ sở của Trung tâm và các Chi nhánh là 360 việc. Trung tâm ban hành Quyết định cử Luật sư là cộng tác viên của trung tâm và Trợ giúp viên tham gia tố tụng 07 vụ việc. - Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác: Ngoài những chính sách hỗ trợ trên, tỉnh Kon Tum còn có một số chương trình, chính sách dự án hỗ trợ giảm nghèo khác được thể hiện tại bảng 2.11: Bảng 2.11: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo khác Trong đó số vốn thực hiện (Triệu đồng) Chỉ tiêu ĐVT SL Năm Năm Năm Giai đoạn 2016 2017 2018 2016-2018 Chính sách cho vay đất ở, đất sản xuất, hộ Hộ 2.394 3.259 3.259 nghèo DTTS theo QĐ2085/QĐ-TTg Chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Khẩu 74.975 6.540 6.540 QĐ102/QĐ-TTg Đề án giải quyết đất GCN 9.640 chống lấn, đất lấn chiếm Chính sách tiền điện Hộ 74.167 14.111 15.913 13.457 43.481 Đề án hỗ trợ cây cà Hộ 1.144 8.214 0 0 8.214 phê xứ lạnh (Nguồn: Báo cáo UBND tỉnh Kon Tum)
  18. 16 Qua các chương trình hỗ trợ giảm nghèo đã góp phần nâng cao kết quả thực hiện các chương trình, duy trì và nâng cao kết quả giảm nghèo bền vững. 2.2.5. Thực trạng giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo Giai đoạn 2016-2018, đã tổ chức 02 đợt, có 03 Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh về thực hiện Đề án giảm nghèo tại 14 xã thuộc các huyện: Sa Thầy, Kon Plông, Kon Rẫy, Đăk Tô, Đăk Glei, Tu Mơ Rông và thành phố Kon Tum. Ngoài ra các cơ quan giám sát, kiểm tra như các Hội đồng, Ủy ban của Quốc hội, Uỷ ban mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc, Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh,Thanh tra tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải....thường xuyên đi kiểm tra định kì và đột xuất ở một số địa phương. Bảng 2.13: Số lượng cuộc kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác giảm nghèo Số lƣợng (lần) Hình thức kiểm tra Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Kiểm tra định kỳ 117 268 406 Kiêm tra đột xuất 84 108 232 Tổng 201 376 638 (Nguồn: Sở Lao động Thương binh và xã hội) Qua kiểm tra, cơ bản các đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện đúng theo quy trình, quy định hiện hành, công khai dân chủ, lấy ý kiến từ người dân; Các dự án, công trình được đầu tư trên địa bàn các huyện, xã, thôn cơ bản phát huy hiệu quả; công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Đồng thời, giúp cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm
  19. 17 nghèo cấp xã, cấp huyện và cộng tác viên giảm nghèo có thêm kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức, thực hiện các chương trình, chính sách. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM 2.3.1. Những thành công Công tác tuyên truyền, phổ biến các chương trình, chính sách giảm nghèo: Được quan tâm, đổi mới với nhiều phương thức mới nâng cao công tác tuyên truyền về chính sách, định hướng thực hiện các CTMTQG; cập nhật, đưa tin về các mô hình, kinh nghiệm điển hình, tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Công tác tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo: Cơ sở hạ tầng các huyện, xã nghèo, khó khăn được cải thiện và phát huy tốt hiệu quả đầu tư; UBND các cấp đã quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các nội dung, hoạt động trọng tâm của từng chương trình; Người dân được tham gia vào các hoạt động: tham gia ý kiến trong các buổi họp dân; tham gia góp ngày công lao động, giám sát xây dựng các công trình tại cơ sở; tham gia các mô hình giảm nghèo. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo: Công tác này ngày càng được nâng cao, công tác này đã được Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo tỉnh và các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Qua đó, kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai phạm góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về giảm nghèo. 2.3.2. Những hạn chế Công tác xây dựng và ban hành các chương trình, kế hoạch giảm nghèo: Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch chưa đúng quy trình; Cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ chưa chưa thật sự phù hợp, chưa
  20. 18 xuất phát từ nhu cầu mong muốn của người dân; Giai đoạn đầu của kế hoạch các Văn bản giao vốn, hướng dẫn chậm được ban hành. Tổ chức bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo: Cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp huyện, cấp xã phần lớn là cán bộ kiêm nhiệm quá nên việc theo dõi và tham mưu còn hạn chế; Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa được chặt chẽ, đồng bộ; Việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới áp dụng giai đoạn 2016-2020 theo hướng tiếp cận đa chiều có nhiều điểm mới nên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách về giảm nghèo: Hình thức thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách ở một số địa phương chưa linh hoạt Công tác tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch giảm nghèo: Việc chỉ đạo, điều hành các chính sách ở một số địa phương còn thiếu tập trung, có nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo dẫn đến nguồn lực không tập trung, chồng chéo, bị phân tán; Một số bộ phận người nghèo chưa mạnh dạn vay vốn để sản xuất, kinh doanh, sử dụng vốn kém hiệu quả. Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo: Quy trình thực hiện giám sát, kiểm tra tại các xã phường còn bộc lộ nhiều bất cập, một số công trình được đầu tư từ nguồn kinh phí CTMTQG giảm nghèo hiện nay tại địa phương chưa đảm bảo chất lượng. 2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, dịch bệnh gia súc, gia cầm, tai nạn, ốm đau, thường xuyên gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai, bão lụt, rủi ro ngoài ý muốn đã làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0