intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về mặt quản lý nhà nước nhằm phát triển hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG LÊ NA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: TS. Lê Dân Phản biện 2: TS. Lâm Minh Châu Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Đà Nẵng sở hữu bờ biển dài 92 km, là 1 trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, có 6/8 quận, huyện tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Trường Sa. Thành phố có nguồn tài nguyên biển nằm trong ngư trường trọng điểm của Miền Trung có nhiều hải sản giá trị kinh tế cao. Để phát huy lợi thế về biển của mình, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ phát triển theo chiều sâu và tạo bước đột phá. Số lượng tàu cá có công suất lớn tăng nhanh, số lượng tàu có công suất dưới 90CV giảm mạnh. Cơ cấu nghề khai thác chuyển biến đáng kể theo hướng giảm mạnh các nghề khai thác cấm và hủy diệt nguồn lợi thủy sản, tăng các nghề khai thác vùng khơi có hiệu quả kinh tế cao. Trong nhiều năm liền, Đà Nẵng là một trong những địa phương không có tàu đánh bắt xâm phạm chủ quyền vùng biển nước ngoài. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng gặp phải một số tồn tại như mô hình liên kết khai thác và dịch vụ hậu cần trên biển chưa phát triển, cách thức tổ chức cảng cá chưa khoa học dẫn đến mất an ninh trật tự, quản lý khai thác chưa đi cùng quản lý bảo vệ trữ lượng tài nguyên biển, … Những vấn đề này cho thấy công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố còn nhiều hạn chế, cần có giải pháp để giải quyết bất cập nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, an toàn cho ngư dân, tuân thủ các quy định quốc tế và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Do đó tác giả quyết định
  4. 2 chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại Thành phố Đà Nẵng” để thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp về mặt quản lý nhà nước nhằm phát triển hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ. - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ tại thành phố Đà Nẵng.  Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung trên tại thành phố Đà Nẵng.  Về mặt thời gian: từ năm 2014 đến năm 2019. Các giải pháp, đề xuất trong luận văn có ý nghĩa đến năm 2030.
  5. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng số liệu thứ cấp: số liệu được lấy từ niên giám thống kê, các báo cáo của UBND thành phố Đà Nẵng, Sở NN&PTNT Đà Nẵng, chi cục Thủy sản Đà Nẵng, các bài báo khoa học, đề án, tài liệu khoa học khai thác thủy sản nói chung và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Phương pháp điều tra, khảo sát: Chọn ngẫu nhiên ngư dân hoặc chủ tàu để điều tra khảo sát. Các phiếu điều tra dành cho ngư dân được thực hiện ngẫu nhiên tại 04 quận Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, với tổng số phiếu 100 phiếu (bình quân 25 phiếu đối với mỗi quận). Phiếu trả lời sẽ được thu thập, xử lý và sử dụng vào phân tích, đánh giá các nội dụng nghiên cứu để có được kết quả khách quan, phục vụ cho đề tài nghiên cứu. 4.2. Phương pháp phân tích Qua các phương pháp thu thập số liệu trên, các số liệu thứ cấp sẽ được xử lý và tổng hợp theo nguồn gốc và thời gian. Sau đó, tác giả sẽ phân tích các số liệu thu được bằng các phương pháp phân tích dữ liệu sau: - Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, tóm tắt và mô tả cách thức, phương pháp trong công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản xa bờ của cơ quan quản lý tại thành phố Đà Nẵng. - Phương pháp phân tích thống kê: như phân tích chỉ số, phân tích tỷ lệ… để tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luật của hoạt động quản lý và khai thác hải sản xa bờ trong thời gian nghiên cứu từ 2014-2019, nhằm đưa ra căn cứ cho hoạt động quản lý. - Phương pháp phân tích so sánh: là phương pháp so sánh số
  6. 4 liệu về các chỉ tiêu trong công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản với kết quả của hoạt động khai thác hải sản. Qua đó, phân tích, đánh giá công tác quản lý hoạt động khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn thành phố. - Phương pháp phân tích tổng hợp: là phương pháp liên kết, tổng hợp những cơ sở lý luận, kết quả khảo sát về thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn thành phố. Từ đó đánh giá tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý đưa ra giải pháp. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan, tác giả dự kiến nội dung chính của Luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Chương 3. Giải pháp quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ 1.1.1. Khái niệm khai thác hải sản xa bờ - Khai thác thủy sản (đánh bắt thủy sản) là hoạt động liên quan đến việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển và các vùng nước lợ. Hoạt động khai thác thủy sản là các tác động của con người thông qua các công cụ hỗ trợ và các phương pháp nhằm khai thác các tài nguyên sinh vật, chủ yếu là cơ thể sống như tôm, cá, các loại nhuyễn thể, thân giáp, rong biển, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người về các sản phẩm hàng hóa hải sản. - Giải thích từ ngữ trong Luật Thủy sản năm 2017, khai thác thủy sản là “hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản”. - Khai thác hải sản xa bờ: Là việc khai thác các nguồn lợi thủy sản ở vùng biển giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế (từ 24 hải lý) được trang bị bởi tàu thuyền có công suất từ 90 CV trở lên và có chiều dài trên 15 m. 1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác hải sản xa bờ - Khái niệm quản lý: Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp (2004) Nhà xuất bản thống kê, “quản lý là sự tác động có mục đích của chủ yếu quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình hoạt động nhằm đạt đến mục tiêu nhất định” - Khái niệm quản lý nhà nước: Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2005) “quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức
  8. 6 và bằng pháp quyền của Nhà nước lên kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế”. - Khái niệm quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản xa bờ: là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, kế hoạch của Nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ của tổ chức, cá nhân để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động khai thác hải sản xa bờ trong nước và tại các vùng biển quốc tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội đặt ra. 1.1.3. Đặc điểm quản lý nhà nƣớc về hoạt động khai thác hải sản xa bờ Quản lý nhà nước về thủy sản được quy định tại Chương VIII Luật thủy sản 2017, trong đó phân cấp rõ ràng trách nhiệm của Chính Phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp. Ngoài ra, tại Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT đã hướng dẫn nhiệm vụ của Chi cục Thủy sản. 1.1.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ Hoạt động khai thác hải sản xa bờ có một vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của các vùng ven biển, hải đảo nói riêng. Hoạt động khai thác hải sản xa bờ còn mang ý nghĩa quan trọng cả về mặt chính trị, đó là việc tái khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Vùng đặc quyền kinh tế. Do đó, quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản
  9. 7 xa bờ có vai trò hết sức quan trọng. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ 1.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác hải sản xa bờ Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân, chủ tàu và gia đình của họ về khai thác hải sản xa bờ nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, chấm dứt tình trạng khai thác trái phép. 1.2.2. Ban hành các chính sách, quy định và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nƣớc trong hoạt động khai thác hải sản xa bờ Để quản lý và điều tiết có sự thống nhất toàn bộ hoạt động của ngành thủy sản, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của ngành thì nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước là phải ban hành các văn bản, chính sách, quy phạm pháp luật. Thông qua các văn bản, chính sách này thì mới có cơ sở để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản. Bên cạnh việc ban hành các quy định, chính sách thì cơ quan quản lý nhà nước phải tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định. Tổ chức thực hiện là việc tuyên truyền, phổ biến, triển khai và giám sát việc tuân thủ thực hiện các quy định pháp luật của các đơn vị, cá nhân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước ngành thủy sản. 1.2.3. Cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ Giấy phép khai thác thủy sản trên biển được quy định rõ tại Luật Thủy sản được ban hành vào năm 2017 của Quốc hội, gồm các nội dung:
  10. 8 - Căn cứ xác định hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển. - Điều kiện để được cấp giấy phép - Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản - Các trường hợp được cấp lại Giấy phép khai thác thủy sản - Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản - Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản. 1.2.4. Hƣớng dẫn xây dựng mô hình tổ chức khai thác hải sản xa bờ Các mô hình tổ chức khai thác hải sản xa bờ hiện nay: a. Mô hình hợp tác đội, tổ khai thác xa bờ: gồm các tàu cùng nơi cư trú, chung ngư trường khai thác và cùng góp vốn vào mua sắm tàu thuyền, ngư lưới cụ… tự thỏa thuận hợp tác. b. Mô hình kinh doanh tàu dịch vụ: Tàu dịch vụ cung cấp nhiên liệu, trực tiếp thu mua hải sản từ các tàu thuyền khai thác xa bờ, vận chuyển vào bờ tiêu thụ Công tác hướng dẫn, xây dựng mô hình phải phù hợp với điều kiện thực tế của ngư dân và tình trạng tàu cá đang hoạt động. 1.2.5. Thanh - kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ Nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật trong hoạt động khai thác thủy sản, một lực lượng chuyên trách của Nhà nước được gọi là kiểm ngư sẽ tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. a. Cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát  Cơ quan chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch:
  11. 9 Hình 1.1: Cơ quan chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát Tổ chức triển khai Phạm vi trên biển Tại các cảng cá Tại Tại vùng vùng ven bờ lộng Sở NN&PTNT thành lập văn phòng đại diện UBND các Chi cục Thủy quận, huyện sản/Sở NN& PTNT  Cơ quan phối hợp - Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản tại vùng lộng: BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan, BCH bộ đội biên phòng tỉnh bố trí cán bộ thường xuyên phối hợp với văn phòng để thực hiện thanh tra, kiểm soát hoạt động KTTS.
  12. 10 - Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác hải sản xa bờ: BCH bộ đội biên phòng tỉnh, Chi cục Kiểm ngư. b. Quy trình tổ chức kiểm tra  Hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước khi tàu cá xuất bến (tại Trạm kiểm soát Biên phòng):  Hoạt động kiểm tra, kiểm soát khi tàu cá cập bến, lên cá:  Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý vi phạm pháp luật thủy sản trên biển: 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ 1.3.1. Các điều kiện tự nhiên Cơ quan quản lý nhà nước dựa vào điều kiện tự nhiên làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển ngành thủy sản và xây dựng, ban hành các quy định, chính sách để phát triển ngành thủy sản, khai thác và bảo vệ tài nguyên. Sự biến đổi về môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của nguồn lợi thủy sản. 1.3.2. Các điều kiện kinh tế Tình hình phát triển kinh tế của địa phương là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của ngành thủy sản và quản lý hoạt động khai thác hải sản xa bờ. Hiệu quả kinh tế của nghề cá chịu tác động mạnh của tình hình kinh tế. 1.3.3. Các điều kiện xã hội Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng làm xuất hiện nhu cầu về tiêu thụ các sản phẩm thủy sản. Trình độ dân trí, yếu tố văn hóa cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động khai thác hải sản như văn hóa ẩm thực các loài thủy sản bản địa, thủy sản đặc trưng sẽ dẫn đến hoạt
  13. 11 động khai thác đánh bắt quá mức, khai thác trái phép các loài quý hiếm, dễ dẫn đến quy kiệt một số loài. Trình độ nhận thức của ngư dân, của chủ tàu đóng vai trò quan trọng trong công tác thực thi các quyết định quản lý của Nhà nước.
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2, Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Về ngư trường khai thác: chia làm 4 ngư trường khai thác chính. Đó là ngư trường vịnh Bắc bộ, ngư trường miền Trung, ngư trường Đông Nam bộ và ngư trường Tây Nam bộ. Sự hoạt động của gió mùa đã tạo nên sự thay đổi cơ bản điều kiện hải dương sinh học, làm cho sự phân bố các loài thủy – hải sản mang tính chất mùa vụ rõ rệt. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Thành phố Đà Nẵng Năm 2019, GRDP thành phố đã đạt gần 70 ngàn tỷ đồng gấp 8 lần so với năm 1997. GRDP bình quân/người xấp xỉ 4.700 USD/người. Kinh tế thành phố cũng đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao; bình quân giai đoạn 2011-2019 đạt 8,12%/năm. Theo giá 2010, GRDP/người tăng dần từ mức 13 triệu đồng năm 1997 đã tăng lên hơn 97 triệu đồng năm 2019, tăng gấp 7 lần (đạt 4700 USD theo giá hiện hành). Tỷ lệ GRDP/GTSX giảm dần, từ mức hơn 55% năm 1997,
  15. 13 giảm xuống 45,10 % năm 2005, 48.54 % năm 2010 và tăng lên hơn 54% năm 2019. 2.1.3. Sự phát triển của hoạt động khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Sản lượng từ hoạt động thủy sản của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2014-2018 đã tăng qua các năm. Trong đó tỷ trọng sản lượng khai thác thủy sản chiếm đều đặn xấp xỉ 98%. Giai đoạn 2014-2018, số lượng tàu đánh bắt được mở rộng, nhất là tàu đánh bắt có công suất từ 90% trở lên tăng nhanh, tỷ lệ so với tổng số tàu trên toàn thành phố từ 12,62% năm 2014 đã tăng lên 35,84% vào năm 2018. Tương ứng là tổng công suất tàu đánh bắt toàn thành phố là 102.041 CV vào năm 2014 đã tăng lên đến 358.363 CV năm 2018. Tình hình hoạt động thuỷ sản trong năm 2019 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều thuận lợi: thời tiết biển ít biến động, chính sách hỗ trợ như đóng tàu mới, cải hoán tàu thuyền tiếp tục được triển khai thực hiện tại nhiều địa phương, giá nhiên liệu và các mặt hàng thiết yếu bình ổn, ngư trường thuận lợi, đảm bảo nguồn lực về thủy sản, tạo điều kiện giúp ngư dân khai thác được sản lượng khá. 2.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác hải sản xa bờ Trong thời gian qua, UBND thành phố đã ký các kế hoạch tuyên truyền Luật thủy sản 2017 và các hoạt động chống khai thác bất hợp pháp không theo quy định trên địa bàn thành phố. Thực hiện
  16. 14 nhiều hình thức tuyên truyền và phối hợp với nhiều cơ quan ban ngành để tổ chức tuyên truyền. 2.2.2. Ban hành các chính sách, quy định và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nƣớc trong hoạt động khai thác hải sản xa bờ Công tác ban hành các chính sách, quy định và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách quy định trong hoạt động khai thác hải sản xa bờ của thành phố đều bám sát các nội dung văn bản quy phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước. Giai đoạn 2015-2019, đã có 132 quy định, chính sách, hướng dẫn được ban hành trên địa bàn thành phố về hoạt động khai thác hải sản xa bờ. 2.2.3. Cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ Hình 2.1: Cơ quan cấp giấy phép khai thác thủy sản Tổ chức, cá nhân có tàu cá UBND các cấp giấy phép lắp máy có tổng công suất quận, huyện máy chính dưới 20 CV. Tổ chức, cá nhân có tàu Chi cục thủy cá thuộc thẩm quyền quản cấp giấy phép lý, đăng ký của UBND sản thành phố thành phố, trừ tàu cá phân cấp cho UBND các quận, huyện. - Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đồng thời là cơ quan có thẩm quyền thu hồi, gia hạn, đổi, cấp lại giấy phép.
  17. 15 2.2.4. Hƣớng dẫn xây dựng mô hình tổ chức khai thác hải sản xa bờ a. Chi hội khai thác hải sản xa bờ và đội, tổ hợp tác khai thác xa bờ Toàn thành phố Đà Nẵng hiện nay có 50 chi hội khai thác hải sản xa bờ, trong 2 năm 2018-2019 không thay đổi. Các chi hội đã phối hợp với các cơ quan quản lý huy động sự đóng góp của cộng đồng, động viên, hỗ trợ các ngư dân bị chìm tàu, bị thương và gia đình các ngư dân bị chết, mất tích khi đang hành nghề khai thác trên biển. b. Phát triển đội tàu dịch vụ hậu cần Cơ quan quản lý nhà nước đã chú trọng cấp phép, tạo điều kiện cho các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá như cung cấp xăng, dầu, nước ngọt, ngư lưới cụ các cơ sở sản xuất nước đá… Số tàu dịch vụ hậu cần cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ trên thành phố đến nay là 41 tàu, qua từng năm đều tăng. 2.2.5. Thanh - kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ Chi cục thủy sản phối hợp với UBND các quận định kỳ rà soát và lập danh sách tàu cá xả bán, bán, chuyển khỏi địa phương mà chưa làm thủ tục xóa đăng ký để đưa ra khỏi danh sách quản lý, thường xuyên thông báo đến các chủ tàu cá trễ hạn đưa tàu đi đăng kiểm, đăng ký. Đã thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định đảm bảo an toàn cho người và tàu cá đối với thuyền trưởng, chủ tàu cá trong quá trình hoạt động và trước khi xuất bến góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản do tai nạn, sự cố trên biển. Về xử lý đối với hành vi vi phạm khai thác hải sản bất hợp
  18. 16 pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), từ năm 2017 đến nay, cơ quan chức năng thực hiện 44 lượt thanh tra, kiểm tra với tổng số hơn 8.300 lượt tàu cá, xử phạt hành chính 214 triệu đồng. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Những thành công - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác hải sản xa bờ từ thành phố, quận cho đến phường được chú trọng. - Tần suất và hình thức tuyên truyền đã từng bước đổi mới, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn. - Việc triển khai và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách, quy định về hoạt động khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn từng bước được chú trọng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các chính sách nhằm khuyến khích ngư dân tham gia chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, vươn khơi bám biển. - Nhờ có sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau trên biển nên các tàu cá tham gia tổ đoàn kết khai thác hải sản đã mạnh dạn vươn khơi khai thác ở những ngư trường mới có trữ lượng cao…. - Phương tiện và trang thiết bị phục vụ khai thác hải sản xa bờ ngày càng tăng về số lượng, chất lượng và năng suất khai thác. Cơ cấu sản phẩm khai thác có nhiều thay đổi. Ngư dân đã chú trọng khai thác những sản phẩm có giá trị cao. - Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ được duy trì thường xuyên, góp phần vào ổn định sản xuất.
  19. 17 - Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động của các chủ tàu cá, các ngư dân trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm túc những hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác hải sản. 2.3.2. Những hạn chế: - Sự phổ biến, lan truyền rộng rãi của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tính kịp thời của các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn còn hạn chế. - Một số chính sách phát triển thủy sản có phần hạn chế đối với ngư dân. - Việc cấp giấy phép cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ còn lúng túng. - Tiêu thụ sản phẩm, liên kết khai thác và dịch vụ hậu cần trên biển chưa cao, cảng cá âu thuyền Thọ Quang quá tải gây ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự, mất an toàn về người và phương tiện. - Lao động nghề cá còn gặp nhiều khó khăn. Công tác đào tạo nhân lực cho nghề khai thác hải sản lâu nay chỉ mới dừng lại việc đào tạo nghiệp vụ thuyền trưởng, máy trưởng, chưa tổ chức đào tạo dạy nghề khai thác mới cho ngư dân. - Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhân sự đáp ứng cho công tác còn mỏng về số lượng, chuyên môn chưa sâu. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: a. Nguyên nhân khách quan: Nền kinh tế nước ta đang trên con đường phát triển, chưa đạt đến trình độ phát triển cao, trình độ khoa học – công nghệ và ứng dụng khoa học – công nghệ vào công tác quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.
  20. 18 b. Nguyên nhân chủ quan: - Công tác vận động, tuyên truyền chưa làm thay đổi một cách cơ bản và rõ rệt nhận thức của ngư dân/chủ tàu cá trong khai thác hải sản - Nhân sự thuộc đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ còn thiếu - Chưa ứng dụng được sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 về dữ liệu lớn vào quá trình quản lý đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ - Chưa chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra chéo, thẩm tra kết quả đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về hoạt động khai thác hải sản xa bờ. - Nguồn vốn cho hoạt động duy tu bảo dưỡng còn hạn chế, nên đa số các công trình cơ sở hạ tầng nghề cá bị quá tải và xuống cấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2