Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về Nông nghiệp tại địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu tổng quát của luận văn là xác lập các tiền đề khoa học và thực tiễn để đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Nhà nước về Nông nghiệp tại địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỌ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trƣờng Sơn Phản biện 1: TS. Phạm Quang Tín Phản biện 2: PGS.TS. Trương Tấn Quân Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước tại huyện Thăng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều chủ trương, chính sách khác nhau đã được huyện ban hành nhằm thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Thăng Bình xuất hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý cần những giải pháp và những chính sách cụ thể để khắc phục. Từ yêu cầu thực tiễn đó, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về công tác quản lý nông nghiệp trên địa bàn tìm ra nguyên nhân và các giải pháp căn cơ hơn, bám sát hơn với tình hình địa phương để nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Nhà nước trong nông nghiệp tại huyện. Góp phần vào lời giải cho vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý Nhà nước về Nông nghiệp tại địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế - Trường đại học kinh tế Đà Nẵng. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Nghiên cứu, xác lập các tiền đề khoa học và thực tiễn để đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về nông nghiệp ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về nông nghiệp. - Phân tích thực trạng công tác QLNN về nông nghiệp ở huyện
- 2 Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008 đến 2018, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác Quản lý Nhà nước trong nông nghiệp tại huyện Thăng Bình thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về nông nghiệp vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Ngành nông nghiệp được đề cập trong luận văn bao gồm các nhóm ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Các hoạt động liên quan đến QLNN trong SX, KD nông nghiệp ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. - Thời gian nghiên cứu: Các dữ liệu thứ cấp trong thời gian 10 năm: từ năm 2008 đến năm 2018. Dữ liệu sơ cấp được tiến hành điều tra trong khoảng thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020. Tầm xa của giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. - Nội dung nghiên cứu: Các giải pháp đề xuất ở góc độ cơ quan QLNN cấp huyện, gồm: HĐND và UBND. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận - Cách tiếp cận duy vật lịch - Phương pháp duy vật biện chứng
- 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp ở huyện Thăng Bình trong giai đoạn 2008 - 2018. - Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 6. Tổng quan các công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau về kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, hay nghiên cứu sâu về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đồng thời được nghiên cứu từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Tuy có sự khác nhau về góc độ tiếp cận, nội dung và phạm vi đề cập nhưng các công trình trên đều hướng tới giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến thực hiện chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp, song chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này tại huyện Thăng Bình. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về nông nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam” là nội dung mới, có tính thực tiễn cao đối với huyện Thăng Bình, không trùng lặp với các công trình và bài viết khoa học đã được công bố.
- 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp Như vậy, khái niệm Quản lý Nhà nước trong nông nghiệp là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp thông qua các công cụ kế hoạch, pháp luật và các chính sách để tạo điều kiện và tiền đề, môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh nông nghiệp hướng tới mục tiêu chung của toàn nền nông nghiệp; xử lý những việc ngoài khả năng tự giải quyết của đơn vị kinh tế trong quá trình hoạt động Nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp; điều tiết các lợi ích giữa các vùng, các ngành, sản phẩm nông nghiệp, giữa nông nghiệp với toàn bộ nền kinh tế; thực hiện sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động trong nền nông nghiệp... 1.1.2 Đặc điểm nông nghiệp ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc Thứ nhất, tài nguyên đất đai và tài nguyên nước là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế. Thứ hai, đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi. kinh tế ngành nông nghiệp mang tính đặc thù của một ngành mà đối tượng sản xuất là sinh vật. Thứ ba, sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao.
- 5 Thứ tư, nông nghiệp và kinh tế ngành nông nghiệp là lĩnh vực đòi hỏi đầu tư, rủi ro cao. 1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp a. Khắc phục được những khuyết tật do thị trường tạo ra trong quá trình phát triển nông nghiệp b. Bảo đảm môi trường thuận lợi, an ninh cho phát triển nông nghiệp c. Nhà nước đảm nhận những mặt, những khâu hay một số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bằng thực lực của nền kinh tế Nhà nước 1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN 1.2.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Quy hoạch phát triển nông nghiệp là cụ thể hóa chiến lược phát triển nông nghiệp, là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động SX, KD lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ, xác định để chủ động sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Kế hoạch phát triển nông nghiệp là một bộ phận của kế hoạch phát triển KT-XH, phải nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển KT- XH của cả nước và của địa phương, là định hướng phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ (hằng năm và 05 năm). Xây dựng quy hoạch được hiểu là việc tiến hành lựa chọn trong số những phương án được đưa ra một phương án tối ưu nhất, và tìm
- 6 cách đảm bảo hiệu quả, kinh tế nhất cho sự thực hiện đó. Như vậy, quy hoạch chính là quá trình ra quyết định và là hoạt động cung ứng nguồn lực cần thiết để đảm bảo quyết định đó khả thi, đạt hiệu quả cao; quy hoạch cũng chính là một công cụ để quản lý sự phát triển của xã hội, thể hiện tầm nhìn, bố trí chiến lược về thời gian và không gian phát triển một ngành hay một vùng lãnh thổ. 1.2.2 Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai chính sách về hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Trong việc xây dựng và ban hành chính sách đối với sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp thì mục tiêu của chính sách là rất quan trọng, mục tiêu đó phải đạt được trong tương lai. Các mục tiêu chính sách phát triển nông nghiệp đều hướng tới việc tăng trưởng về số lượng, chất lượng, quy mô và cơ cấu hợp lý trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo công an việc làm, nâng cao thu nhập của người dân. Tổ chức thực hiện chính sách đối với của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp là việc đưa các chính sách của Nhà nước thông qua bộ máy của Nhà nước để hiện thực hóa các mục tiêu mà chính sách đối với của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đã đặt ra. Việc đánh giá một chính sách chỉ thực hiện được khi đem chính sách đó áp dụng vào thực tế, qua áp dụng thực tế thì sẽ biết được nội dung chính sách phù hợp, nội dung không phù hợp kìm hãm sự phát triển, trên cơ sở đó để xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, việc đánh giá tác động của chính sách được thể hiện cụ thể với 3 tiêu chí sau: tính hiệu lực, tính hiệu quả và tính kinh tế ...
- 7 1.2.3 Triển khai thực hiện các qui hoạch, kế hoạch, qui trình thủ tục các chính sách trong QLNN về nông nghiệp Việc triển khai thực hiện các qui hoạch, kế hoạch, qui trình thủ tục các chính sách trong QLNN về nông nghiệp bao gồm các nội dung thực hiện sau: Một là, xây dựng bộ máy quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp. Xây dựng, nâng cao chất lượng, trách nhiệm đội ngũ CBCC quản lý trong CQHCNN đối với nông nghiệp. Hai là, tổ chức và tạo lập các điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thực hiện các quyền và trách nhiệm theo pháp luật. Ba là, tổ chức thực hiện chính sách về nông nghiêp. Bốn là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về nông nghiệp. Để đánh giá việc triển khai thực hiện các qui hoạch, kế hoạch, qui trình thủ tục các chính sách trong QLNN về nông nghiệp, cần phải dựa vào các chỉ tiêu cụ thể như: mức độ khả thi chính trị, khả thi kinh tế, hành chính và khả thi về xã hội. Ngoài ra, cần phải đánh giá mức độ thống nhất với các chính sách đã ban hành, phù hợp với chính sách do cơ quan có thẩm quyền cấp trên và những các cam kết quốc tế. 1.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN đối với nông nghiệp cần đảm bảo được những mục tiêu sau: Một là, theo dõi hoạt động của các đơn vị QLNN đối với nông
- 8 nghiệp ở các cấp sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công theo chiều dọc, chiều ngang giữa các đơn vị. Hai là, hoạt động kiểm tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế và có thể đưa ra các hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị, từng bộ phận; Ba là, cần thực hiện kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp - Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật đòi hỏi cần có những đánh giá cụ thể những mặt đã đạt được, chưa làm được, nguyên nhân ở khâu nào, từ đó có những biện pháp điều chỉnh để công tác QLNN về nông nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra, bao gồm: - Đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính các cấp liên quan đến việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ. - Đánh giá năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Đánh giá việc triển khai thực hiện chính sách về CDCCKTNN có khai thác, phát huy hiệu quả hay không.
- 9 1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP 1.3.1 Tác động của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội a. Nhân tố điều kiện tự nhiên b. Nhân tố kinh tế - xã hội 1.3.2 Năng lực của nền hành chính a. Hệ thống thể chế hành chính b. Tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật 1.3.3 Tác động của khoa học và công nghệ 1.3.4 Yếu tố nhận thức của các chủ thể tham gia phát triển nông nghiệp, chủ thể quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp 1.3.5 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về nông nghiệp, luận văn đã xác định rõ những cơ sở lý luận chung nhất cho các nội dung sẽ triển khai nghiên cứu: - Khái quát những quan điểm, luận điểm về kinh tế nông nghiệp và đặc biệt đã làm rõ lý luận Quản lý Nhà nước về nông nghiệp, từ đó đưa ra những nét khác biệt cơ bản giữa lý luận Quản lý Nhà nước về Nông nghiệp so với các ngành Kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế. - Các hoạt động xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp dài hạn, trung hạn; ban hành các chính sách liên quan; theo dõi, giám sát việc thực hiện các chính sách kế hoạch gồm các chính sách, chương trình dự án về cơ sở hạ tầng nông nghiệp; quản lý sử dụng nguồn lực nông nghiệp. - Luận văn cũng làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nông nghiệp.
- 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH 2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình b. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.2 Đặc điểm về Kinh tế - Xã hội a. Tình hình Kinh tế b. Về tình hình Xã hội 2.1.3 Cơ sở hạ tầng nông nghiệp và việc áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp a. Về cơ sở hạ tầng b. Về đầu tư và áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất 2.1.3. Tình hình phát triển nông nghiệp của huyện Thăng Bình giai đoạn 2015 - 2019 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp Trong giai đoạn 2015 - 2019, công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã được huyện
- 11 Thăng Bình tập trung chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng quy hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Các đồ án quy hoạch phát triển nông nghiệp đã kế thừa, bổ sung, cập nhật và tích hợp các quy hoạch có liên quan để đảm bảo cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững. Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cấp, các ngành bám sát chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện để xây dựng chiến lược, quy hoạch nông nghiệp từ các nguồn vốn xã hội hóa nói chung, vốn NSNN nói riêng. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch đầu tư đã được kế hoạch hóa thành các chương trình, dự án cụ thể. Như vậy, bên cạnh những mặt tích cực đạt được như đã phân tích thì công tác xây dựng và ban hành qui hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2015 – 2019 nhìn chung vẫn ở mức trung bình, chưa có tính đột phá mang tính đặc thù của địa phương, chưa phát huy hết nội lực, tiềm năng của huyện, chưa xác định được hướng phát triển cụ thể cho từng vùng qui hoạch . 2.2.2 Thực trạng xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai các chính sách về hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Nhận thức được điều đó, trong giai đoạn 2015 – 2019 huyện đã bám sát các chủ trương, chính sách của tỉnh Quảng Nam và đã ban hành, triển khai một số cơ chế, chính sách về nông nghiệp trên địa bàn, đồng thời, vận dụng sáng tạo các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh.
- 12 Như vậy, đối với công tác ban hành và triển khai chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2015 – 2019 đã ghi nhận nhiều hiệu ứng tích cực, nhiều chính sách đã thực sự được người nông dân đón nhận và phản hồi tốt: chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ học nghề, hỗ trợ công cụ máy móc phục vụ sản xuất...Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: cán bộ nhũng nhiễu, bôi trơn, người nông dân rất khó cho tiếp cận các chính sách, mức độ thông tin về chính sách ở một số vùng chưa được tiếp cận đầy đủ..... 2.2.3. Thực trạng triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, quy trình thủ tục các chính sách trong QLNN về nông nghiệp a. Về công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng CBQLNN về nông nghiệp. b. Về công tác tổ chức và tạo lập các điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thực hiện các quyền và trách nhiệm theo pháp luật. - Về công tác khuyến nông - Về nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp. - Về công tác khuyến khích đầu tư và áp dụng KH-CN vào sản xuất nông nghiệp. - Về đào tạo nghề nông thôn. c. Về công tác tổ chức thực hiện chính sách về nông nghiêp. - Đối với ngành Thủy sản. - Đối với ngành nông nghiệp. d. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
- 13 nông nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức và k năng truyền thông cho cán bộ cấp xã, thôn. Huyện đã cụ thể hóa, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, như: Kế hoạch triển khai công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; Tập huấn triển khai Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT… Triển khai quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án: Phòng Kinh tế huyện là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phối hợp với các phòng ban liên quan, các tổ chức của tỉnh đặt trên địa bàn huyện tham mưu UBND huyện triển khai các đề án, chương trình phát triển nông nghiệp; tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết chương trình, đề án; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện, các xã, thị trấn thường xuyên tổ chức củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc để công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện được xuyên suốt. Kết quả khảo sát công tác triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, quy trình thủ tục các chính sách trong QLNN về nông nghiệp tại huyện Thăng Bình cho thấy, chỉ số đánh giá xếp hạng cao nhất về công tác này là “ bình thường” chiếm 39.7%; “Tốt” chiếm 27,4%; bên cạnh đó chỉ số “ Rất tốt” cũng đạt 10.3%. Như vậy, trong giai đoạn 2015 – 2019 huyện Thăng bình đã thực hiện khá tốt công tác này. Đối chiếu với thực trạng phát triển ngành nông nghiệp trong giai đoạn này đã phân tích ở phần trên cũng khẳng định được sự tiến bộ của việc triển khai các chính sách, thủ tục trong QLNN tại huyện.
- 14 Như vậy, về công tác triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, quy trình thủ tục các chính sách trong QLNN về nông nghiệp tại huyện Thăng Bình đã đạt được những thành công tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập cần phải sửa đổi trong thời giai đến. 2.2.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp Để thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp UBND huyện Thăng Bình chỉ đạo các đơn vị nòng cốt là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế hạ tầng, Tài chính – Kế hoạch huyện phối hợp với các cá nhân, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn để đôn đốc thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tất cả chính sách, chương trình, dự án tại các địa phương liên quan đến phát triển nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch của huyện đã ban hành. Trong giai đoạn 2015 - 2019, các dự án trọng điểm mang tính chiến lược về phát triển nông nghiệp của huyện được kiểm tra, giám sát chặt chẽ bao gồm các nội dung: Về công tác quản lý nhà nước về quy hoạch; Trong việc giám sát các hoạt động kinh tế nông nghiệp; Về công tác kiểm tra VTNN; Về công tác ATVSTP; Về công tác kiểm dịch; Về công tác kiểm tra kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y; Kết quả này cho thấy tình hình chấp hành các quy định về đảm bảo ATTP của các cơ sở được cải thiện rõ nét; ý thức chấp hành pháp luật về ATTP của người dân, nhất là chủ cơ sở sản xuất, kinh
- 15 doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống được nâng lên, phản ánh một phần kết quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về ATTP của huyện đạt hiệu quả khá tốt, năng lực kiểm tra của các lực lượng chức năng được cải thiện qua từng năm… những kết quả trên đã góp phần vào thành tựu chung trong việc thực hiện chính sách đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Kết quả khảo sát công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình giai đoạn 2015 – 2019 được thể hiện qua biểu 2.5 cho thấy, công này luôn được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên và được đánh giá tốt. Sở dĩ có kết quả trên là thời gian qua huyện Thăng Bình luôn có kế hoạch theo dõi, kiểm tra rõ ràng, việc kiểm tra, đôn đốc được thực hiện nghiêm chỉnh, minh bạch phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN THĂNG BÌNH 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Những hạn chế 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Khách quan b. Chủ quan
- 16 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong Chương 2, luận văn đã đề cập, phân tích những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Thăng Bình và từ đó, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Chương này đã tập trung làm rõ quá trình, kết quả thực hiện theo từng nội dung thực hiện chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, quản lý nhà nước về nông nghiệp của huyện vẫn còn những hạn chế, các chính sách từ Trung ương tới địa phương được ban hành nhưng khi triển khai vào thực tiễn còn gặp khó khăn, việc phân công chức năng, nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về nông nghiệp còn chậm, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, Chương 2 đã làm rõ những nguyên nhân của hạn chế trên. Từ những kết quả đánh giá tại Chương 2 là cơ sở đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong chương tiếp theo.
- 17 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1 CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1 Các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp 3.1.2 Định hƣớng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2020-2025: Tốc độ tăng trưởng 3- 3,2% (giá so sánh 2010); Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 2% (theo giá so sánh 2010). Ưu tiên phát triển kinh tế rừng, kinh tế vườn đồi, trang trại theo mô hình tập trung và kinh tế nông - lâm kết hợp; khai thác thế mạnh về trồng rừng sản xuất, trồng các loại cây nguyên liệu như giấy, các loại cây dược liệu, hồ tiêu. Về chăn nuôi, tập trung đầu tư nuôi gia súc như bò, dê. Giữ ổn định diện tích lúa nước để đảm bảo ổn định lương thực tại chỗ, đẩy mạnh sản xuất các loại cây màu như đậu phụng, ngô, sắn để cung cấp nông sản, hàng hóa tiêu dùng và tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc. Huyện sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển các làng trái cây tại các khu vực có thể trở thành điểm du lịch sinh thái, tâm linh: Thôn Đồng Dương (Bình Định Bắc) từ 1,5 – 2 ha; thôn Vinh Đông (Bình Trị) 2 ha; thôn Cao Ngạn (Bình Lãnh), thôn Linh Cang (Bình Phú) 2 ha... 3.1.3 Quan điểm, định hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với nông nghiệp trên địa bàn huyện Thăng Bình a. Quan điểm
- 18 Lấy hiệu quả là tiêu chí tối thượng của công tác QLNN về lĩnh vực nông nghiệp trên cở sở hiện đại hóa và có mức giá trị gia tăng cao; Phát triển bền vững trở thành tư tưởng xuyên suốt trong quá trình; Thực hiện đồng bộ các nội dung: Cơ cấu lại quy mô, sản xuất giống, k thuật công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất, thị trường và đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn. b. Định hướng Quy hoạch sản xuất phải gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời phải gắn kết với một kết cấu hạ tầng đồng bộ. Bên cạnh đó, phát huy những ưu thế về sản xuất nông nghiệp của huyện. Tăng cường hiệu quả công tác xây dựng và ban hành các quy định quản lý nhà nước về nông nghiệp, đặc biệt là tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại, bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho nhân dân, doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường triển khai thực hiện hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển nông nghiệp và các thủ tục hành chính về lĩnh vực nông nghiệp. Từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh; quản lý chặt chẽ các hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; phân bổ giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo cung cấp đến người dân những sản phẩm có chất lượng và năng suất cao; nâng cao chất lượng các sản phẩm từ nông nghiêp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 510 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 463 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 348 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 237 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 205 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn