Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu về thực trạng QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm và phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THU HUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 2: PGS.TS. HỒ ĐÌNH BẢO Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm ngày càng sâu sắc trên phạm vi mỗi quốc gia và quốc tế bởi sự liên quan trực tiếp của nó đến sức khỏe và tính mạng của con người, ảnh hưởng đến sự duy trì nòi giống cũng như quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng đến giống nòi mà còn là uy tín quốc tế. Do đó, chúng ta cần có biện pháp mạnh, kiên quyết, toàn diện, để công tác này đạt kết quả tốt hơn, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân”. Thời gian qua, Đảng, Chính phủ, các cấp, ngành đã vào cuộc quản lý. Theo thống kê chúng ta có hơn 100 văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm. Cho thấy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đề cập nhiều hơn, được quan tâm hơn. Để nâng cao chất lượng QLNN về VSATTP trên địa bàntỉnh Kon Tum nói chung và Thành phố KOn Tum nói riêng. UBND THành phố đã ban hành rất nhiều văn bản để chỉ đạo và hướng dẫn các ngành, các cấp liên quan triển khai thực hiện, nhờ đó công tác QLNN về VSATTP ngày một được tăng cường. Tuy nhiên, Bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện nay công tác QLNN về VSATTP tại Thành phố Kon Tum vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập cần phải giải quyết từ khâu quản lý, người kinh doanh và người tiêu dùng; về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về ATTP; về sự phối hợp các ngành trong công tác thanh tra kiểm tra, thực hiện; công tác xử lý vi phạm;tham mưu quản lý chưa có sự phân công, phân nhiệm vụ rõ ràng; công tác tuyên truyền để thay đổi hành vi, thói quen trong
- 2 hoạt động ăn uống người dân; về trình độ, năng lực của cán bộ chuyên môn; về điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Vì vậy, có thể thấy rằng QLNN về VSATTP hiện nay được xem là vấn đề nóng cần được giải quyết. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum”, nhằm tìm hiểu về thực trạng QLNN về VSATTP và phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hoàn thiện công tác QLNN, góp phần nâng cao hiệu quả công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum trong những năm tới. 3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu - Tình hình VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum hiện nay như thế nào? - Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum? - Những giải pháp nào để quản lý tốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố Kon Tum? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum. -Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng công tác QLNN về VSATTP
- 3 (tập trung vào các nội dung: Hoạch định, ban hành chính sách; tổ chức bộ máy nhà nước; công tác thanh tra, kiểm tra về VSATTP; xử lý các vi phạm về VSATTP và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác QLNN về VSATTP) trên địa bàn Thành phố Kon Tum trong giai đoạn 2016-2018. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp khái quát hóa, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê và phương pháp so sánh để phân tích thực trạng, tìm ra các nguyên nhân của những tồn tại trong công tác QLNN về VSATTP, từ đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp để nhằm tăng cường và hoàn thiện công tác QLNN về VSATTP trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những cơ sở khoa học của QLNN về VSATTP. Từ đó tạo khung lý thuyết làm nên những căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu về công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum. - Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài này để mô tả và đánh giá thực trạng công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn thành phố để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN về VSATTP trên địa bàn Thành phố. 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Bố cục của luận văn Ngoài Phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục liên quan, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
- 4 Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum Chương 3: Các giải pháp nhằm hòan thiện công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Kon Tum. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.1.1 Một số khái niệm: - Thực phẩm là những sản phẩm giành cho việc ăn uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. - An toàn thực phẩm là khái niệm chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng, không bị hư hỏng, nhiễm trùng, nhiễm độc, biến chất, bị giảm chất lượng hoặc chất lượng kém. - Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khoẻ người sử dụng. - Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính
- 5 quyền lực Nhà nước; được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. - Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP. 1.2. Đặc điểm của hệ thống quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm Ở nước ta hiện nay, công tác QLNN về VSATTP do nhiều Bộ, ngành nhiều cơ quan thực hiện. Việc đảm bảo ATTP là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhưng trên hết vẫn là trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước đã được quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các quy định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm. Tại Điều 61, Luật An toàn thực phẩm Chính phủ thống nhất QLNN về ATTP, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về VS ATTP; Trách nhiệm của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại Điều 63 và Điều 64 Luật An toàn thực phẩm; Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp được quy định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm. 1.1.3. Tầm quan trọng của quản lý nhà nƣớc về VSATTP. - Đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra cũng như công tác quản lý tại các địa điểm, các trung tâm thương mại, chợ
- 6 đầu mối diễn ra các hoạt động mua bán, tiêu dùng thực phẩm. - Định hướng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh dựa trên hệ thống pháp luật về ATTP. -Góp phần định hướng cho người dân lựa chọn được sản phẩm an toàn, được chăm sóc và được bảo vệ sức khỏe, yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm thực phẩm được bày bán trên thị trường, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.2.1. Ban hành các quy định về Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm Ban hành văn bản và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, các quy định và tiêu chuẩn về VSATTP; Ban hành các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về VSATTP và các quy định về chứng nhận y tế trong lĩnh vực VSATTP. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về VSATTP Bộ máy QLNN về VSATTP đến nay đã được xây dựng hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương và phải bảo đảm tinh gọn, điều hành tập trung, giải quyết kịp thời, thống nhất, thông suốt, linh hoạt, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ở Trung ương: QLNN về VSATTP được phân công cho Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách; Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất QLNN về ATTP. Ở địa phương: Tại khoản 4 Điều 65 Luật An toàn thực phẩm
- 7 năm 2010 quy định UBND có trách nhiệm“ bố trí nguồn lực, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn”. Để triển khai thực hiện, UBND giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế cho các Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giúp UBND trong công tác QLNN về ATTP. 1.2.3. Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm Công tác tuyên truyền về ATVSTP nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm về VSATTP, theo phân cấp Bộ ngành quản lý từ Trung ương đến địa phương phối hợp với các ban ngành đoàn thể, cơ quan truyền thông đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về VSATTP; Tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện về đảm bảo an toàn thực phẩm, lồng ghép với các buổi sinh hoạt các tổ dân phố… 1.2.4. Công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về VSATTP Cấp GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được 3 Bộ: Công Thương, NN&PTNT và Bộ Y tế cấp phát. 1.2.5. Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về vệ sinh ATTP Các hoạt động thanh tra, kiểm tra về VSATTP là hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh ATTP do ngành Y tế, Nông nghiệp và Công thương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thanh tra. Đây là một hoạt động thường xuyên không thể thiếu trong công tác quản lý về VSATTP nhằm phát hiện sai phạm trong việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân về VSATTP và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm.
- 8 1.2.6. Xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP nhằm giáo dục, răn đe các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm, góp phần hạn chế và chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật về ATTP. 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 1.3.1. Yếu tố về ngƣời tiêu dùng 1.3.2. Yếu tố về ngƣời sản xuất và kinh doanh 1.3.3. Yếu tố về pháp luật KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trước tình hình vấn đề vệ sinh ATTP đang ở mức báo động, trong cuộc sống thường ngày con người luôn phải đối mặt với nhiều áp lực để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội đang là vấn đề thách thức, cấp bách cần giải quyết. Nội dung chương 1 đã phần nào làm rõ cơ sở lý luận cơ bản trong công tác QLNN về VSATTP, đồng thời nêu lên được những nội dung thiết yếu trong công tác quản lý. Từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung QLNN về VSATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum.
- 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ KON TUM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: a. Vị trí địa lý: b. Địa hình: c. Khí hậu: 2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế, xã hội a. Tăng trưởng kinh tế: b. Dân số, nguồn nhân lực. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới QLNN về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. a. Yếu tố về ngƣời tiêu dùng Hiện nay phong tục tập quán của người dân trên địa bàn Thành phố thường hay mua hàng hóa, ăn uống ở những nơi thuận tiện cho mình nhưng những cơ sở đó chưa qua sự kiểm duyệt có thể mang lại một mối nguy hại lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, người dân cũng không quan tâm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất chế biến dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố kém chất lượng, sử dụng thực phẩm không an toàn tăng lên gây ra mối nguy hiểm lớn đến người tiêu dùng. Đây cũng là thách thức lớn cho công tác QLNN về ATTP trên địa bàn Thành phố. b. Yếu tố về ngƣời sản xuất và kinh doanh
- 10 Người sản xuất và kinh doanh trên địa bàn Thành phố hiện nay mặc dù họ có sự hiểu biết và có về vấn đề VSATTP rất nhiều nhưng vì lợi nhuận mà rất nhiều cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn vi phạm về vấn đề ATTP sẵn sàng cho những chất phụ gia độc hại vào thực phẩm bất chấp các nguy cơ về sức khỏe cho người tiêu dùng, bất chấp cả đạo đức của người kinh doanh, sẵn sàng làm mất uy tín của mình và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng không chỉ cho thế hệ hiện nay mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ trẻ trong tương lai. c. Yếu tố về pháp luật Từ Thành phố đến các xã, phường đã tập trung chỉ đạo, triển khai khá đầy đủ, kịp thời các văn bản của Trung ương, tỉnh về VSATTP. Việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP cơ bản đáp ứng được yêu cầu QLNN về VSATTP, bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật quy định về vấn đề ATTP vẫn còn nhiều chồng chéo. Các văn bản, quy định phục vụ cho công tác QLNN về ATTP ban hành còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định đã cũ, không còn phù hợp với thực tiễn của địa bàn, do đó gây khó khăn, lung túng cho hệ thống quản lý nhà nước. 2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 2.2.1. Thực trạng ban hành các quy định. Trên địa bàn Thành phố Kon Tum, từ thành phố đến 21 xã, phường đã tập trung, chỉ đạo triển khai khá đầy đủ, kịp thời các văn bản của Trung uơng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 11 Những văn bản quản lý nhà nước về ATTP được UBND thành phố Kon Tum thực thi, áp dụng trong việc quản lý về VSATTP trên địa bàn thì quan trọng nhất là Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP; Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP . Các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP được các cơ quan có thẩm quyền bổ sung liên tục, ban hành mới để phù hợp với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng về lĩnh vực thực phẩm. Thành phố Kon Tum cũng như nhằm triển khai đảm bảo vấn đề QLNN về ATTP đã cụ thể hóa bằng các văn bản để thực hiện phù hợp với địa bàn của địa phương. 2.2.2. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý VSATTP a. Bộ máy quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ máy QLNN về VSATTP của Thành phố gồm: Phòng Y tế, Trung tâm Y tế và phòng Kinh tế Thành phố. Trong đó, Phòng Y tế Thành phố là Thường trực BCĐ liên ngành về VSATTP của thành phố. b. Nguồn nhân lực QLNN về VSATTP - Phòng Y tế Thành phố (cơ quan thường trực ban chỉ đạo về ATTP) hiện nay có 04 biên chế, tuy nhiên số lu ợng cán bọ vẫn chu a đáp ứng đu ợc những chức na ng, nhi m vụ, yêu cầu đu ợc giao. - Tuyến phường, xã số người tham gia quản lý chất lượng ATTP là 21 người (trung bình 1 người/phường, xã), do còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác của đơn vị, nên không có trình độ
- 12 chuyên môn sâu về lĩnh vực ATTP. Trình đọ chuyên môn nghiệp vụ của cán bọ làm công tác Quản lý VSATTP trên địa bàn thành phố tương đối đồng đều, hi n tại cơ bản đáp ứng đu ợc yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, mọ t số cán bọ chưa được trang bị kiến thức về ATTP, yếu về chuyên môn dẫn đến gạ p nhiều khó kha n trong triển khai nhi m vụ. 2.2.3. Thực trạng công tác tuyên truyền VSATTP Công tác truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật về VSATTP rên địa bàn thành phố đã được triển khai khá đồng bộ, được các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố quan tâm cấp nguồn kinh phí lớn để thực hiện thông qua rất nhiều các hình thức khác nhau như: Nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền trên đài Truyền thanh - truyền hình thành phố, tuyên truyền Thông điệp bảo đảm ATTP trên loa phát thanh xã, phường, treo băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi, áp phích, bản tin, lồng ghép trong các buổi họp dân tại các thôn làng... được đa số người dân đánh giá cao về hình thức, nội dung tuyên truyền, đã bước đầu tạo sự chuyển biến nhanh và góp phần nâng cao ý thức, chuyển biến nhận thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, giúp cải thiện phần nào công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả không cao; các cơ sở chế biến vi phạm về VSATTP vẫn còn xảy ra nhiều. 2.2.4. Thực trạng về công tác cấp giấy phép VSATTP Từ năm 2016, việc Cấp GCN được thực hiện theo Thông tư 47 của Bộ Y tế, Phòng Y tế là cơ quan tham mưu chính cũng đã tích cực tham mưu cho UBND quản lý; đề án quản lý thức ăn đường phố, công tác cấp GCN, công tác cam kết dần đi vào nề nếp.
- 13 Trong 03 năm qua, Thành phố đã tiến hành thẩm định và cấp GCN đủ điều kiện ATTP cho 152 cơ sở và giấy xác nhận kiến thức về ATTP cho 261 cơ sở; 21 UBND xã, phường đã làm bản cam kết đối với dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ngày, nhóm trẻ độc lập dưới 30 trẻ; Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, thức ăn đường phố. UBND thành phố phân cấp về UBND phường, xã tiến hành cho ký bản cam kết. Tuy nhiên, một số cơ sở trên địa bàn Thành phố có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất, trang thiết bị không đảm bảo điều kiện về VSATTP, quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, chưa đúng theo quy trình; chủ cơ sở, người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống chưa có giấy xác nhận kiến thức về VSATTP, chưa tham gia khám sức khoẻ, đa số chưa có đăng ký giấy phép kinh doanh, hoặc có một số cơ sở lợi dung sự chủ quan của chính quyền trong công tác kiểm tra, thanh tra nên không khai báo. Vì vậy số lượng cấp GCN cơ sở đủ điều kiện VSATTP, bản cam kết đảm bảo ATTP chưa được thực thi hiệu quả. 2.2.5. Thực trạng công tác thanh, kiểm tra và giám sát việc thực hiện VSATTP Công tác thanh, kiểm tra được các cơ quan chức năng thường xuyên tăng cường lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra VSATTP, kiểm tra các sai phạm của cơ sở. Qua đó kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ vi phạm pháp luật về VSATTP. Mỗi na m tiến hành thành lập ít nhất 03 đợt kiểm tra vào các thời điểm Tết Nguyên đán, tháng hành đọ ng vì chất lu ợng vệ sinh an toàn thực phẩm,
- 14 dịp Tết trung thu… và các đợt kiểm tra đọ t xuất theo chuyên đề (nếu có). Từ năm 2016 đến 2018 thành lập10 BCĐ liên ngành và 01 Ban Chỉ đạo chuyên ngành kiểm tra về ATTP đối với 836 cơ sở; Công tác giám sát ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm được được phối hợp chặt chẽ và thực hiện thường xuyên trên địa bàn. Trong giai đoạn 2016- 2018 không có vụ NĐTP nào xảy ra trên địa bàn thành phố. Bên cạnh vi c ta ng cu ờng công tác thanh tra, kiểm tra thì chất lu ợng các cuọ c thanh tra, kiểm tra cũng đu ợc coi trọng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp chính quyền với co quan QLNN về ATTP được thắt chặt hơn; na ng lực chuyên môn ngày càng được nâng cao, qua kiểm tra đã phát hi n nhiều sai phạm về vệ sinh ATTP. T l co sở sai phạm ta ng cao. 2.2.6. Thực trạng công tác xử lý vi phạm Thực hiện sự chỉ đạo của UBND Thành phố Kon Tum công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm về ATTP ngày càng được tăng cường và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên số cơ sở vi phạm có xu hướng tăng lên do các cơ sở mới hoạt động. Hình thức xử lý chủ yếu vẫn là mang tính nhắc nhở, phạt cảnh cáo, phạt tiền và ở mức độ nh nên chưa đủ mạnh để răn đe các hành vi vi phạm. Công tác phúc tra được duy trì, qua đó các cơ sở chấp hành tốt, khắc phục được những sai phạm do đoàn kiểm tra nhắc nhở. Tuy nhiên những cơ sở sau khi phúc tra không chấp hành thì cơ quan quản lý chưa có hướng xử lý, việc phúc tra không được thường xuyên. Nội dung vi phạm hầu hết rơi vào nội dung điều kiện đảm bảo về VSATTP dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
- 15 NƢỚC VỀ VSATTP 2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc Hệ thống tổ chức quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hình từ trên xuống dưới, kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác đảm bảo ATTP; Việc tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật đến các chủ thể sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được tổ chức thường xuyên và bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vụ việc vi phạm đã mang lại hiệu quả nhất định; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị máy móc phục vụ cho công tác kiểm nghiệm thực phẩm ngày càng hiện đại; Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về VSATTP ngày càng chặt chẽ và các nhiệm vụ đều có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với từng cơ quan chức năng. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng có chuyên môn mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về VSATTP cho một số đối tượng trên địa bàn. 2.3.2. Những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về VSATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương đôi lúc chưa quyết liệt, hiệu quả; Công tác phối hợp giữa các cơ quan về quản lý VSATTP có lúc, có nơi còn chưa tốt; Các văn bản ban hành phục vụ cho công tác QLNN về ATTP còn chậm, nhiều quy định đã lạc hậu; Tổ chức bộ máy cơ quan chuyên ngành quản lý chất lượng VSATTP chưa đồng bộ. Lực lượng cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng VSATTP còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ; Công xử lý các vụ vi phạm về đảm bảo VSATTP đôi khi còn chưa nghiêm, kiên quyết; Công tác tuyên truyền về VSATTP còn mag tính hình thức, chưa có kế
- 16 hoạch tổng thể, đa phần là do yêu cầu của tình hình thực tế, hay khi có dịch bệnh xảy ra hoặc thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên; Công tác cấp GCN đủ điều kiện ATTP và Giấy xác nhận ATTP triển khai còn chậm. 2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản Nguồn nhân lực chuyên trách về ATTP tuyến phường, xã hiện nay chỉ có 01 cán bộ và còn kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực khác tại địa phương nên việc triển khai các hoạt động về ATTP chưa kịp thời, kém hiệu quả. Bố trí nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, hàng năm phân bổ nguồn kinh phí ít ỏi, chưa thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về ATTP, Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra về vệ sinh ATTP còn lạc hậu, cũ kỹ, trình độ cán bộ chưa được đào tạo chuyên sâu phần nào gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Hiện nay, vấn đề về ATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum đặt ra nhiều thách chức đối với cơ quan QLNN về VSATTP. Trong đó lĩnh vực ATTP gặp không ít những khó khăn, vướng mắc nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như hệ thống pháp luật chưa được kiện toàn, còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với cơ quan quản lý, đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo cơ bản; Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, sự gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ngày càng lớn. Trên cơ sở thực trạng QLNN về VSATTP, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Là cơ sở để thực hiện các nội dung giải pháp trong Chương 3.
- 17 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum đã triển khai thực hiện, cụ thể hóa và ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan về công tác QLNN về ATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum. 3.1.2. Kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020 về thực hiện chiến lƣợc đảm bảo VSATTP trên địa bàn thành phố Kon Tum giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện việc ban hành các quy định về an toàn thực phẩm Cần phải có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật ATTP, phân công cụ thể trách nhiệm quản lý đối với các chủ thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác đảm bảo VSATTP; tổ chức thực hiện đồng bộ hiệu quả các chính sách và pháp luật về ATTP. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề đảm bảo VSATTP. Kiên
- 18 quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về VSATTP; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP ở các cấp. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về ATTP; Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành nhất là các tổ chức chính trị xã hội trong công tác vận động tuyên truyền bảo đảm VSATTP. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy Quản lý nhà nƣớc về vệ sinh an toàn thực phẩm Tăng cường biên chế cho đội ngũ thực hiện công tác bảo đảm ATTP của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm ATTP.; Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm nghiệm ATTP tại các tuyến, từng bước tăng t lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học; Đào tạo nâng cao trình độ, hiểu biết và thực hành của đội ngũ cán bộ chuyên trách quản VSATTP ở tuyến phường xã; Đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ kiểm tra nhanh, dụng cụ kiểm nghiệm các chỉ tiêu về thực phẩm; Bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP.…. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm của các kiểm nghiệm viên ở tuyến thành phố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay; tập trung đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên, kiểm tra viên trong sử dụng trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm nghiệm. Từng bước kiện toàn đội ngũ làm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhất là cấp xã, phường; Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn diện về ATTP trên địa bàn mình quản lý, trực tiếp chỉ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 202 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn