intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng; Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Cử Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Long Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 02 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài BHXH là chính sách quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đã đạt được nhiều thành quả. Tuy nhiên, tình trạng các đơn vị SDLĐ không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về BHXH, cố tình không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc chỉ tham gia cầm chừng mang tính đối phó, cố tình chiếm dụng, không trích đóng, để nợ đọng BHXH số tiền lớn, thời gian kéo dài tại các DN, đặc biệt là khối DN NQD đang nổi cộm, có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tham gia. Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng” là cần thiết trong tình hình hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH thành phố Đà Nẵng. - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng giai đoạn 2020-2025. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Nội hàm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc gồm những vấn đề gì?
  4. 2 - Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng hiện nay như thế nào? Có những thành công, hạn chế gì? - Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng. 4.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn TP Đà Nẵng. - Về thời gian: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD giới hạn nghiên cứu từ năm 2014 đến nay. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong 5 năm đến. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và các phương pháp như: thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, thu thập thông tin, thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: - Làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò, vị trí của BHXH trong hệ thống chính sách ASXH và chỉ rõ mối quan hệ tương quan giữa cơ quan BHXH, người SDLĐ và NLĐ. - Hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về BHXH. Về mặt thực tiễn: Từ tình hình thực tiễn của Đà Nẵng, Luận văn
  5. 3 đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD. 7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH và đặc điểm quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD tại BHXH TP Đà Nẵng.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ Ý U N VỀ QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BHXH BẮT BUỘC VÀ QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của BHXH bắt buộc a. Khái niệm BHXH - BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. - BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà NLĐ và người SDLĐ phải tham gia. b. Đặc điểm của BHXH bắt buộc - Số đối tượng tham gia rất lớn và gia tăng theo thời gian. - Thu BHXH mang tính chất định kỳ và lặp đi lặp lại, khối lượng công việc là rất lớn. - Tình trạng biến động tăng, giảm, di chuyển lao động rất phức tạp và xảy ra thường xuyên, liên tục. - Đối tượng thu là tiền nên thường dễ xảy ra sai phạm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và lạm dụng nguồn thu BHXH. 1.1.2. Nguyên tắc thu BHXH bắt buộc - Nguyên tắc 1: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. - Nguyên tắc 2: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai. - Nguyên tắc 3: An toàn, hiệu quả. 1.1.3. Khái niệm quản lý thu BHXH bắt buộc Quản lý thu BHXH bắt buộc là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu BHXH. Sự tác động đó được thực hiện bởi hệ thông các biện pháp hành chỉnh, kinh tế và
  7. 5 pháp luật nhằm đạt được mục đích thu đúng, thu đủ và thu kịp và không để thất thu tiền đóng BHXH theo quuy định của pháp luật về BHXH. 1.1.4 Vai trò của quản lý thu BHXH bắt buộc Tạo sự thống nhất trong quản lý, nắm chắc được các nguồn thu. Tăng thu, bảo đảm ổn định, bền vững, cân đối nguồn quỹ BHXH. Đảm bảo quyền lợi người tham gia BHXH.Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu để xử lý và điều chỉnh kịp thời. Bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.2. NỘI DUNG QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC KHỐI DN NQD 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thu BHXH khối DN NQD BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống ngành dọc, tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm 3 cấp: BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc khối DN NQD a. Rà soát, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH khối DN NQD Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng của mình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH gồm: Luật, các văn bản pháp quy (Nghị định, Thông tư, Quyết định…) và các văn bản dưới luật để thực hiện pháp luật BHXH thống nhất trong phạm vi cả nước. b. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chính sách BHXH cho DN SDLĐ và NLĐ thuộc khối DN NQD Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH là hoạt động cho NLĐ và nhân dân cả nước hiểu rõ chính sách BHXH là
  8. 6 một chính sách quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống ASXH, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế xã hội. 1.2.3. ập dự toán thu BHXH bắt buộc khối DN NQD Dự toán thu BHXH là bảng tổng hợp số thu và số đối tượng tham gia BHXH dự kiến trong một thời kỳ nhất định. Lập dự toán thu là quá trình dự báo, tính toán mức độ và các biện pháp tổ chức huy động các nguồn thu BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH. 1.2.4. Tổ chức thu BHXH bắt buộc khối DN NQD a. Thống kê, quản lý đơn vị SDLĐ đăng ký, kê khai nộp BHXH cho NLĐ Việc phối hợp với các sở, ngành thống kê, rà soát các đơn vị đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký, kê khai nộp BHXH cho NLĐ nhằm khai thác, phát triển đối tượng tham gia, yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH. b) Tổ chức thu BHXH, quản lý nợ - Quản lý đối tượng tham gia: Bao gồm NLĐ và NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc. - Quản lý mức đóng: Mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLĐ thuộc khối DN NQD là mức tiền lương, tiền công do NSDLĐ quyết định được ghi trong Hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định và mức tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở tại từng thời điểm - Quản lý phương thức đóng BHXH bắt buộc: Đóng hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng một lần và đóng theo địa bàn. - Quản lý tiền thu BHXH bắt buộc: Bao gồm quản lý số tiền phải thu BHXH , số tiền thực tế cơ quan BHXH đã thu được của các đơn vị tham gia BHXH.
  9. 7 - Các chỉ tiêu đánh giá công tác lý thu BHXH bắt buộc: + Chỉ tiêu về số tiền thu BHXH bắt buộc. + Chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. + Chỉ tiêu về khắc phục nợ đọng tiền BHXH. g. Quản lý nợ BHXH Xác định đơn vị nợ BHXH khi nợ đến 02 tháng tiền đóng BHXH đối với đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng, 04 tháng tiền đóng BHXH đối với đơn vị đóng hằng quý, 07 tháng tiền đóng BHXH đối với đơn vị đóng 6 tháng một lần. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH a. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH Hoạt động thanh tra, kiểm tra BHXH nhằm đánh giá, nhận xét tình hình thực hiện chính sách pháp luật về BHXH của các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH; ngăn chặn, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH; đồng thời phát hiện những sơ hở trong quản lý, tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý, ngăn chặn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý BHXH. b. Xử lý vi phạm pháp luật về BHXH Được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các hành vi VPHC về chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện phải đóng BHXH, đăng ký đóng không kịp thời
  10. 8 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC KHỐI DN NQD 1.3.1. Đặc điểm của khối DN NQD a. Khái niệm - DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. - DN NQD là hình thức DN không thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ tài sản, vốn và lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể NLĐ. b) Đặc điểm của DN NQD Thường lấy lợi nhuận làm mục tiêu chính nên luôn tìm cách để đạt được lợi nhuận cao nhất vì vậy các DN thường hay tìm mọi cách để không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc chỉ đăng ký tham gia cầm chừng mang tính đối phó, cố tình không trích đóng, chiếm dụng tiền đóng, để nợ đọng BHXH. 1.3.2 Hệ thống chính sách pháp luật về BHXH Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH được ban hành đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thu BHXH thực thi nghiêm túc, đúng quy định. Nếu triển khai kịp thời, đồng bộ các văn bản quy định của nhà nước về chính sách BHXH thì số thu cũng như số đối tượng tham gia BHXH sẽ tăng lên, đảm bảo nguồn thu ổn định, bền vững. 1.3.3. Nhận thức của ngƣời SD Đ và N Đ về BHXH bắt buộc Nhận thức của người SDLĐ và NLĐ có tác động rất lớn đến công tác thu BHXH. Nếu NLĐ không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH thì sẽ không đấu tranh
  11. 9 với người SDLĐ để đòi hỏi quyền lợi của mình và ngược lại. 1.3.4. Nhân tố thuộc về cơ quan BHXH a. Công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH - Công tác thông tin, tuyên truyền giúp cho các cấp, các ngành, người SDLĐ, NLĐ và nhân dân thấm nhuần chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH. - Thúc đẩy quá trình thực thi pháp luật, đưa chính sách, pháp luật về BHXH đi vào cuộc sống, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật. - Thông qua công tác tuyên truyền giúp NLĐ nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia BHXH mà tích cực đấu tranh với người SDLĐ đòi hỏi quyền lợi tham gia BHXH của mình. b. Công tác phối hợp với các cấp, các ngành Để tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, cơ quan BHXH cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành trong việc thực thi chính sách BHXH cho NLĐ sẽ góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo ASXH. c. Công tác thanh tra, kiểm tra và các chế tài xử phạt Hiện nay số đơn vị tham gia BHXH lớn; tuy nhiên, lực lượng thanh tra lao động mỏng, công tác thanh tra trong lĩnh vực BHXH chưa thường xuyên; chế tài xử lý các vi phạm Luật BHXH chưa đủ tính răn đe, còn nhiều vướng mắc. 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC KHỐI DN NQD Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TP ĐÀ NẴNG 1.4.1. Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Hải Dƣơng 1.4.2. Kinh nghiệm của BHXH TP Hải Phòng 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho BHXH TP Đà Nẵng
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC KHỐI DN NQD TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KHỐI DN NQD Ở TP ĐÀ NẴNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Đà Nẵng là một trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước. Đà Nẵng có vai trò quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Đà Nẵng là một trong 15 đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, bao gồm 06 quận nội thành và 02 huyện ngoại thành, là một thành phố có nhu cầu sử dụng lao động cao. 2.1.3 Tình hình phát triển của khối DN NQD Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng tương đối nhanh cả về quy mô và tốc độ. Thành phố Đà Nẵng có 06 KCN tập trung: Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Đà Nẵng, Hòa Cầm và Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, với quy mô hơn 1.066 ha. Với chính sách thông thoáng, cởi mở của các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC KHỐI DN NQD TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD BHXH TP Đà Nẵng là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý
  13. 11 hành chính nhà nước của UBND TP Đà Nẵng, trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện công tác thu, khai thác, phát triển đối tượng, quản lý nợ và đôn đốc thu hồi nợ BHXH trên địa bàn toàn thành phố 2.2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH bắt buộc khối DN NQD a. Rà soát, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH khối DN NQD Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH không ngừng được bổ sung, sửa đổi, ngày càng hoàn thiện để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ASXH, thúc đẩy sự tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển đất nước bền vững trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. b. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH cho đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc khối DN NQD Hàng năm BHXH TP luôn bám sát chỉ đạo của BHXH Việt Nam và UBND TP để xây dựng Kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, trong đó tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hoàn thành tốt kế hoạch hàng năm đề ra. 2.2.3. Thực trạng công tác lập dự toán thu BHXH bắt buộc khối DN NQD Dự toán thu BHXH đối với khối DN NQD được BHXH TP xây dựng trên cơ sở căn cứ vào số đơn vị SDLĐ, số LĐ thuộc khối DN NQD trên địa bàn; kết quả thực hiện thu BHXH năm trước để lập dự toán sát tình hình thực tế, thuận lợi cho tổ chức thực hiện. Trên cơ sở dự kiến số LĐ tham gia và mức đóng theo quy định hiện hành để xác định số phải thu BHXH.
  14. 12 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp tình hình lập và thực hiện dự toán về số ngƣời tham gia BHXH khối DN NQD giai đoạn 2014 -2018 Dự toán Thực hiện Đạt Năm (Ngƣời) (Ngƣời) (%) Năm 2014 16.191 15.171 93,7 Năm 2015 23.000 22.126 96,2 Năm 2016 31.848 30.287 95,1 Năm 2017 47.088 45.440 96,5 Năm 2018 60.128 58.144 96,7 (Nguồn: BHXH TP Đà Nẵng) Căn cứ vào dự toán số người tham gia BHXH, BHXH thành phố Đà Nẵng xây dựng dự toán thu về số tiền thu BHXH. Bảng 2.4. Bảng tổng hợp tình hình lập và thực hiện dự toán về số tiền thu BHXH khối DN NQD giai đoạn 2014 -2018 Dự toán Thực hiện Tỷ lệ hoàn Năm (Triệu đồng) (Triệu đồng) thành (%) Năm 2014 43.462 40.068 92,19 Năm 2015 66.746 61.862 92,68 Năm 2016 86.482 81.084 93,76 Năm 2017 104.366 97.588 93,51 Năm 2018 118.579 110.322 93,04 (Nguồn: BHXH TP Đà Nẵng) 2.2.4. Thực trạng tổ chức thu BHXH bắt buộc khối DN NQD a. Phối hợp với các ngành thống kê, rà soát các đơn vị SDLĐ đăng ký, kê khai nộp BHXH cho NLĐ Cùng với sự phát triển nhanh của khối DN NQD trong những năm qua BHXH TP đã chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên
  15. 13 quan hướng dẫn đơn vị đăng ký thực hiện chế độ BHXH bắt buộc cho NLĐ. Bảng 2.5. Bảng tổng hợp số đơn vị khối DN NQD tham gia BHXH giai đoạn 2014-2018 S Năm T Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 T Tổng số Đơn 1 3.696 3.862 4.012 4.130 4.321 DN NQD vị Số DN NQD đã Đơn 2 2.155 2.449 2.869 2.883 3.163 tham gia vị BHXH Tỷ lệ DN NQD tham gia BHXH 3 % 58,3 63,4 71,5 69,8 73,2 so với tổng số DN NQD (Nguồn: BHXH TP Đà Nẵng) b. Tổ chức thu BHXH - Quản lý đối tượng tham gia: Căn cứ danh sách các đơn vị SDLĐ đang quản lý và các đơn vị có phát sinh chi phí tiền công, tiền lương do cơ quan Thuế cung cấp nhưng chưa đăng ký đóng BHXH, cơ quan BHXH có trách nhiệm thông báo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ số lao động thuộc đối tượng phải đóng theo quy định của pháp luật. - Quản lý mức đóng: Căn cứ hồ sơ của đơn vị và số người tham
  16. 14 gia để xác định đối tượng và mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH; số tiền phải đóng BHXH đối với NLĐ và đơn vị theo phương thức đóng của đơn vị. - Quản lý số tiền thu và tiền nợ đóng BHXH Chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị có trách nhiệm chuyển tiền đóng BHXH bắt buộc thuộc phần trách nhiệm của đơn vị và phần trích từ tiền lương của người lao động theo mức quy định cho cơ quan BHXH theo đúng quy định. Phần lớn các đơn vị thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, tuy nhiên việc chấp hành nộp BHXH của các đơn vị đặc biệt là các đơn vị thuộc khối DN NQD còn chưa đúng quy định. c. Kết quả thu BHXH bắt buộc - Tình hình thực hiện kế hoạch thu: Giai đoạn từ năm 2014- 2018, BHXH TP Đà Nẵng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH. Bảng số 2.9. Bảng tổng hợp thực hiện kế hoạch thu BHXH giai đoạn 2014-2018 Bình quân giao đoạn Chỉ tiêu ĐVT 2014-2018 Tổng Kế hoạch thu Triệu đồng 289.216 Thực hiện Triệu đồng 301.944 Tỷ lệ hoàn thành % 103,94 Kế hoạch thu khối DN Triệu đồng 43.462 NQD Thực hiện Triệu đồng 40.068 Tỷ lệ hoàn thành % 92,19 (Nguồn: BHXH TP Đà Nẵng)
  17. 15 - Tình hình nợ đọng BHXH: Thời gian qua, phần lớn các DN thực hiện tốt việc chuyển nộp BHXH theo quy định, tuy nhiên tình hình nợ BHXH còn diễn ra khá phổ biến, tình trạng các DN cố tình không trích đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, để nợ đọng số tiền lớn, thời gian kéo dài, đặc biệt là DN thuộc khối DN NQD. 2.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thu BHXH bắt buộc khối DN NQD a.Th c trạng công tác thanh tra, kiểm tra Xác định được vị trí, vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra trong hệ thống BHXH, trong những năm gần đây, BHXH TP Đà Nẵng luôn chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, đề ra kế hoạch thanh tra, kiểm tra cho từng quý với những nội dung cụ thể, thiết thực. b.T nh h nh xử lý vi phạm pháp luật về BHXH Công tác xử lý vi phạm pháp luật về BHXH được triển khai thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý VPHC số 15/2012/QH13, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số Điều của Nghị định số 95/2013/QNĐ-CP và Quyết định số 1518/QĐ-BHXH ngày 18/6/2016 của BHXH Việt Nam. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC KHỐI DN NQD Ở TP ĐÀ NẴNG 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BHXH Việt Nam, Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng, chính sách BHXH được triển khai rộng khắp đến tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là
  18. 16 khối DN NQD, phần lớn NLĐ thuộc khối DN NQD hiểu biết, nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, quyền lợi NLĐ ngày càng được đảm bảo. BHXH TP Đà Nẵng đã chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan trong việc thống kê, rà soát các đơn vị thuộc khối DN NQD, vận động tuyên truyền đơn vị tích cực tham gia BHXH cho NLĐ. Từ năm 2014 đến 2018, BHXH TP Đà Nẵng đã hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH cấp trên. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý thu BHXH của BHXH thành phố Đà Nẵng thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ thu BHXH thành phố còn chưa đồng đều, việc am hiểu các chế độ chính sách về BHXH chưa cao. - Mặc dù công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH đã được BHXH thành phố chú trọng, tuy nhiên chưa thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và chủ yếu là do cơ quan BHXH tổ chức thực hiện. - Việc các đơn vị SDLĐ nợ BHXH gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc thực hiện dự toán thu BHXH, việc thực hiện chế độ BHXH cho đối tượng. - Sự phối hợp kết hợp với giữa các ngành chức năng, các cấp ủy và chính quyền địa phương trong quản lý thu BHXH còn hạn chế dẫn đến công tác thanh tra, kiểm tra nhiều khi còn chồng chéo giữa các đơn vị, dẫn đến khó khăn cho cả cơ quan BHXH và khó khăn cho cả DN. - Việc áp dụng xử phạt các đơn vị SDLĐ vi phạm Luật BHYT
  19. 17 còn hạn chế; chế tài xử phạt còn thấp dẫn đến chưa đủ sức răn đe đối với DN có hành vi trốn đóng BHXH cho NLĐ, chậm đóng và nợ BHXH. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Về phía các DN thuộc khối DN NQD Mức độ hiểu biết của chủ SDLĐ về pháp luật BHXH còn hạn chế; các DN thuộc khối DN NQD, đặc biệt tập trung ở các DN vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi về BHXH của NLĐ, cố tình tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ. b. Về phía NLĐ Một số bộ phần còn thiếu hiếu hiểu biết về pháp luật hoặc chưa quan tâm đến quyền lợi về BHXH. Một bộ phận khác là do đời sống khó khăn, họ chỉ quan tâm đến tiền lương nhận được để đảm bảo cho cuộc sống hiện tại. c. Về phía cơ quan BHXH - Một số cán bộ làm công tác thu BHXH chưa đáp ứng được sự thay đổi thường xuyên của chính sách. - Công tác tuyên truyền về các chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ chưa được chú trọng, chưa sâu rộng đến từng đơn vị. - Việc các đơn vị SDLĐ nợ BHXH, đăng ký đóng BHXH không đúng mức tiền lương, không đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia gây khó khăn cho cơ quan BHXH trong việc thực hiện dự toán thu và giải quyết các chế độ BHXH cho đối tượng tham gia. - Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra do số lượng biên chế làm công tác thanh tra, kiểm tra còn mỏng, trong khi đó khối lượng công việc
  20. 18 thanh tra, kiểm tra ngày càng tăng do số lượng DN ngày càng phát triển, tình hình trốn đóng, nợ đọng diễn biến phức tạp. d. Về phía cơ chế chính sách Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHXH chưa kịp thời, việc chỉ đạo rà soát các văn bản đã ban hành, hướng dẫn các nội dung chưa rõ ràng, còn chồng chéo, việc tổ chức đánh giá thực hiện Luật BHXH chậm triển khai. Chế tài xử lý các vi phạm Luật BHXH chưa đủ tính răn đe, còn nhiều vướng mắc. CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN Ý THU BHXH BẮT BUỘC KHỐI DN NQD TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1 Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD - Đổi mới hệ thống BHXH phù hợp với quan điểm, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về BHXH. - Thực hiện chính sách BHXH cho mọi NLĐ theo triển vọng, định hướng của thành phố trong thời gian đến 3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD - Quản lý chặt chẽ đơn vị và lao động thuộc khối DN NQD tham gia BHXH. - Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, hạn chế thấp nhất trình trạng nợ đọng BHXH ở khối DN NQD. - Quản lý thu BHXH bắt buộc khối DN NQD phải phù hợp và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2