Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
lượt xem 3
download
Mục tiêu chung của nghiên cứu là trên cơ sở về lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Luận văn chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại và hạn chế để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại BHXH TP Pleiku, tỉnh Gia Lai thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THÀNH TÂN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHỐI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI BHXH TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 Đà Nẵng - 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Văn Song Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 10 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Cùng với sự phát triển về kinh tế hiện nay, có thể nói chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH), là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, đồng thời giảm nguy cơ đói nghèo và hướng đến cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Tính đến ngày 31/12/2019, BHXH TP Pleiku quản lý 1.342 đơn vị với 21.068 người tham gia BHXH, chiếm 28.51% lực lượng lao động với tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 495.859 triệu đồng, trong đó: số thu BHXH là 269.964 triệu đồng chiếm 54,44% trên tổng số phải thu, số thu BHXH của khối DNNQD là 134.259 triệu đồng. Tổng số tiền nợ BHXH là 20.919 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 7,39% trên Kế hoạch thu của BHXH tỉnh giao. Số đơn vị nợ từ 1 tháng trở lên là 418 đơn vị, chiếm tỷ lệ 31,15% kế hoạch thu. Tình trạng các đơn vị SDLĐ không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về BHXH, cố tình không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc chỉ tham gia cầm chừng mang tính đối phó, cố tình chiếm dụng, không trích đóng, để nợ đọng BHXH số tiền lớn, thời gian kéo dài tại các DN, đặc biệt là khối DNNQD tập trung chủ yếu vào các đơn vị nhỏ lẻ, số lao động ít đang nổi cộm, có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tham gia như không giải quyết kịp thời hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, thất nghiệp… gây bức xúc đối với NLĐ và dư luận trên địa bàn Công tác quản lý thu BHXH khối DNNQD tại BHXH TP Pleiku hiện nay đang là vấn đề cấp bách và cần phải tìm ra các giải
- 2 pháp nhằm ngăn chặn tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH hiện đang diễn ra. Với mục đích đó tôi chọn đề tài “Quản lý thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Bảo hiểm xã hội TP Pleiku, tỉnh Gia Lai” là rất quan trọng cần thiết trong tình hình hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở về lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu BHXH khối DNNQD, Luận văn chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại và hạn chế để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khối DNNQD tại BHXH TP Pleiku, tỉnh Gia Lai thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là về công tác quản lý thu BHXH khối DNNQD tại BHXH TP Pleiku, Gia Lai. 3.2 Phạm vi nghiên cứu đề tài - Luận văn: tập trung nghiên cứu loại hình thu BHXH khối DNNQD, không nghiên cứu về thu BHXH tự nguyện; về không gian giới hạn tại BHXHTP Pleiku, Gia Lai; về thời gian: năm 2015 đến năm 2019. Các giải pháp đề xuất có ý nghĩa từ 3 năm đến 5 năm tới. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu -Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: từ các báo cáo thu BHXH bắt buộc và Báo cáo tổng kết công tác năm của BHXH TP Pleiku giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019. - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: thực hiện điều tra khảo sát trực tiếp thông qua Phiếu khảo sát đối với chủ DN trên địa bàn theo mẫu định sẵn với phương thức khảo sát chọn mẫu,
- 3 4.2. Phƣơng pháp phân tích - Phương pháp thống kê: Những thông tin, số liệu sau khi thu nhập được sẽ được phân loại theo các tiêu chí ểm tra việc thực hiện pháp luật về BHXH. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu để tổng hợp các kết quả điều tra, quan sát, đánh giá báo cáo dưới dạng tổng hợp. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Để hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH, học viên tìm hiểu từ các khái niệm quản lý, quản lý nhà nước về BHXH từ nhiều tư liệu tham khảo thông qua các bài luận văn, một số giáo trình, sách, báo, tạp chí về đề tài BHXH trong đó phải kể đến một số tài liệu cơ bản: - Hoàng Mạch cừ, Đoàn Thị Thu Hương (2011). Bảo hiểm xã hội, NXB Tài Chính [3]. - Phạm Huy Đường (2015). Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [6]. - Dương Văn Thắng (2014). Đổi mới và phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin [5]. - Tiến đạt & Tiến phát (2016). Sách hướng dẫn thi hành Luật BHXH, Luật BHYT, và quy định mới nhất về BHTN, NXB Lao động[7]. - Bộ Tài chính (2019). Những quy định về cải cách chính sách tiền lương, BHXH, BHYT mới nhất, Nhà xuất bản Tài Chính.[21] Nguyễn Huy Ban (2000) “Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020”. [1] - Đề tài cấp Bộ (2007), Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ
- 4 BHXH khi thực hiện Luật BHXH. Chủ nhiệm đề tài Phạm Đỗ Nhật Tân, Bộ LĐ-TB&XH [13]. - Đỗ Văn Sinh (2005). “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [11]. - Phạm Trường Giang (2010). “Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Lao động xã hội [8] - Nguyễn Hữu Vinh (2010). “Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH ở Hà Nội”. Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH kinh tế quốc dân [6]; Nguyễn Dương (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội [9]. - Đề án khoa học (2012), “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT,BHTN”, chủ nhiệm đề án, Thạc sĩ Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu BHXH Việt Nam [9]. - Cao Thị Lan Mây (2014), “ Hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”, Luận văn thạc sĩ [9]. 6. Bố cục đề tài:Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành ba chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH và các đặc điểm quản lý thu BHXH khối DNNQD. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thu BHXH khối DNNQD tạị BHXH TP Pleiku. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH khối DNNQD tại BHXH TP Pleiku, tỉnh Gia Lai
- 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU BHXH 1.1. KHÁI QUÁT VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ THU 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của BHXH a) Khái niệm BHXH Theo Điều 3, Luật BHXH số 58/2014/QH13: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu thập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do đau ốm, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH [30]. BHXH là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và người SDLĐ phải tham gia. b) Đặc điểm của BHXH BHXH là hoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội cao lấy hiệu quả xã hội đối với người lao động tham gia và hưởng các chế độ BHXH làm mục tiêu hoạt động. Hoạt động BHXH là một quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chế độ, chính sách BHXH của tổ chức quản lý BHXH” - Luật BHXH năm 2014 1.1.2. Nguyên tắc, đặc điểm quản lý thu BHXH Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu tiền đóng BHXH, đảm bảo thời gian theo quy định của pháp luật về BHXH [12]. 1.1.3. Vai trò của quản lý thu BHXH - Góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi đã hết tuổi lao động, hoặc không đủ sức tiếp tục lao động, trong quá trình làm việc không may gặp phải rủi ro biến cố.
- 6 - Làm gắn bó lợi ích, trách nhiệm giữa người sử dụng lao động, người lao động, đối với Nhà nước. - Góp phần đảm bảo tính an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế đất nước. 1.1.4. Ý nghĩa, mục tiêu của quản lý thu BHXH Hoạt động của BHXH là hoạt động phục vụ cho lợi ích cộng đồng và xã hội. Do đó, chính sách BHXH có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ, NSDLĐ Quản lý thu BHXH là sự tác động của Nhà nước thông qua các quy định mang tính pháp lý các bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện; trong đó cơ quan BHXH sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trược tiếp vào đối tượng đóng BHXH để đạt mục tiêu đề ra. 1.2.NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BHXH KHỐI DNNQD 1.2.1. Bộ máy quản lý thu BHXH khối DNNQD BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương. Căn cứ theo điều 8 Luật BHXH số 58/2014/QH2013 quy định cơ quan quản lý nhà nước về BHXH [19]: 1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH a) Rà soát, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH khối DNNQD b) Tuyên truyền phổ biến pháp luật về chính sách BHXH cho đơn vị SDLĐ và NLĐ thuộc khối DNNQD - Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật - Hình thức tuyên truyền - Kỹ năng tốt để truyền tải chính sách BHXH đến người
- 7 tham gia hiểu rõ quyền và trách nhiệm khi tham gia. 1.2.3. Lập dự toán thu BHXH khối DNNQD - Dự toán thu đối với BHXH các cấp là nhiệm vụ được Nhà nước giao mang tính pháp lệnh; Dự toán thu BHXH là bảng tổng hợp số thu dự kiến về BHXH trong một thời kỳ nhất định. Lập dự toán thu là quá trình dự báo, tính toán mức độ và các biện pháp tổ chức huy động các nguồn thu BHXH từ các đối tượng tham gia BHXH 1.2.4. Tổ chức thực hiện thu BHXH: a) Thống kê, quản lý đơn vị SDLĐ đăng ký, kê khai thu nhập và kê khai nộp BHXH cho NLĐ Việc phối hợp với các sở, ngành thống kê, rà soát các đơn vị đã đăng ký kinh doanh nhưng chưa đăng ký, kê khai nộp BHXH cho NLĐ nhằm khai thác, phát triển đối tượng tham gia, yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH. b) Tổ chức thu BHXH, quản lý nợ: * Quản lý đối tượng tham gia: gồm NSDLĐ & NLĐ * Quản lý mức đóng: Mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của Mức đóng và trách nhiệm đóng: Theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng và trách nhiệm đóng * Quản lý phương thức đóng BHXH: Theo quy định tại Điều 7, Quyết định số 595/QĐ- BHXH quy định về phương thức đóng BHXH * Quản lý tiền thu BHXH Mỗi cấp quản lý có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Hàng tháng, cán bộ quản lý thu của cơ quan BHXH đối chiếu, xác nhận và gửi Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ, BNN( Mẫu C11-TS, C12- TS) gửi các đơn vị SDLĐ.
- 8 - Thông tin báo cáo; Quản lý hồ sơ, tài liệu: * Các tiêu chí đánh giá thực hiện thu BHXH: Quản lý hoạt động thu, BHXH Việt Nam đã ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN thể hiện qua sơ đồ quy trình quản lý thu BHXH tại BHXH được thể hiện bằng hình 1.2 )Căn cứ vào quyết định 982/QĐ-BHXH ngày 13/07/2016, hệ thống chỉ tiêu thông kê của ngành BHXH (phụ lục 2) ta có thể liệt kê một số chỉ tiêu: Tỉ lệ hoàn thành kế hoạch thu; Chỉ tiêu phát triển số lượng đối tượng tham gia; Tỉ lệ nợ đọng BHXH: 1.2.5. Quyết toán thu BHXH khối DNNQD Hàng quý, năm để thẩm định số liệu quyết toán thu BHXH, BHYT, BHTN đối với BHXH cấp dưới theo định kỳ khi quyết toán thu phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc đầy đủ; Nguyên tắt thống nhất; Nguyên tắc trung thực, chính xác; Nguyên tắc công khai minh bạch; Nguyên tắc thường niên và hạn định. 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật BHXH, Xử lý vi đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH a. Công tác thanh tra, kiểm tra * Tiêu chí đánh giá Tổng số DNNQD; Tổng số DNNQD tham gia BHXH;Tổng số DN tham gia BHXH được TT, kiểm tra; Tổng số DNNQD tham gia BHXH được TTr- Ktra; Tỉ lệ DNNQD được thanh tra, kiểm tra; Số đơn vị vi phạm về BHXH; Số đơn vị chưa đóng đủ số lao động; Số đơn vị đóng chưa đúng mức tiền lương, tiền công theo qui định; Số đơn vị nợ BHXH b. Xử lý đối với các vi phạm PL về BHXH và mức xử phạt * Đối với các hành vi chậm đóng BHXH từ 03 tháng trở lên, trốn đóng ngoài việc bị tính lãi chậm nộp thì tùy thuộc vào mức độ vi
- 9 phạm của đơn vị SDLĐ còn bị xử lý theo các quy định sau: - Bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định 176/2013/NĐ- CP, Nghị định 95/2013/NĐ-CP và Nghị định số 88/2015/NĐ-CP (Hiện nay là Nghị định số 28/2020/-NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/04/2020 bải bỏ Nghị định 95 & NĐ 88) - Theo Điều 14 Luật BHXH, đặc biệt kể từ ngày 01/01/2018, các hành vi vi phạm về BHXH ( nợ tiền đóng BHXH, trốn đóng BHXH cho NLĐ) còn cò có thể bị xử lý hình sự theo Điều 215 và Điều 216 Bộ luật hình sự với mức xử phạt từ 200 triệu đồng đến 3 tỷ đồng, thậm chí còn phải đối mặt với hình phạt tù. * Hành vi vi phạm và mức xử phạt: Theo khoản 19, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP và Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ qui định cụ thể: - Đối với cá nhân; - Đối với đơn vị: 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH KHỐI DN NQD 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - XH của địa phƣơng 1.3.3. Tình hình phát triên khối DNNQD, Nhận thức và tính tuân thủ pháp luật của ngƣời SDLĐ, NLĐ KẾT LUẬN CHƢƠNG 1: Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về thu BHXH. Có thể khẳng định rằng thu BHXH nói chung và thu BHXH khối DNNQD, đó chính là sự tạo lập một nguồn quỹ để trợ cấp cho người tham gia BHXH khi chẳng may xảy ra rủi ro trong lao động hay khi về già không còn khả năng lao động. Luận văn đã phân tích khung pháp luật về thu BHXH làm cơ sở cho nghiên cứu
- 10 ở các chương sau. Từ các yếu tố ảnh hưởng đến thu BHXH bao gồm yếu tố pháp luật như tính tuân thủ pháp luật của NSDLĐ, nhận thức của NLĐ, về kinh tế và thực thi, sự phù hợp pháp luật với thực tiễn về chế độ tiền lương, phương thức quản lý, ý thức thực hiện của các chủ thể là vấn đề cần nghiên cứu trên cơ sở từ thực tiễn, để áp dụng phạm vi đối tượng và không gian địa phương nghiên cứu, đồng thời điều tra khảo sát nhận thức của NLĐ, người SDLĐ để nhận xét đánh giá, thực trạng công tác quản lý thu BHXH khối DNNQD tại BHXH TP Pleiku, tỉnh Gia Lai thời gian qua. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH KHỐI DNNQD TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI 2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ THU BHXH KHỐI DNNQD TẠI TP PLEIKU 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, xã hội a) Đặc điểm tự nhiên: Thành phố Pleiku là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai, nằm ở miền núi phía Bắc vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước. TP Pleiku nằm trên trục giao thông giữa Quốc lộ 14, Quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương và có cửa khẩu Lệ Thanh, gần cửa khẩu Bờ Y tiếp giáp Lào, Campuchia, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, có đường hàng không sân bay Pleiku. b) Đặc điểm xã hội:
- 11 Thành phố Pleiku, có 23 đơn vị hành chính cấp cơ sở (gồm 14 phường và 9 xã) với dân số 255.815 người, trong đó: trẻ em dưới 6 tuổi là 29.296 em, Người già trên 80 tuổi là 2.977 người (không bao gồm người đang hưởng lương hưu), số ngưởi lương hưu và trợ cấp BHXH là 9.206 người…; số người trong độ tuổi lao động là 136.893 người, với LLLĐ dồi dào, đang là giai đoạn cơ cấu dân số vàng, dân số và người trong độ tuổi lao động. Mặc dù có nhiều thuận lợi và thế mạnh song cũng đặc ra không ít thách thức cần phải giải quyết. Nó lại trở thành gánh nặng của trình trạng thất nghiệp xảy ra cao và năng xuất lao động thấp. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế: Pleiku là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh, đầu năm 2020 đã được công nhận TP Pleiku đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Theo quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 22/01/2020. Quy mô của TP Pleiku đã được mở rộng, hiện tổng diện tích tự nhiên gần 27.000 ha gồm: 14 phường và 9 xã, trong đó có 41 làng đồng bào dân tộc thiểu số, với 30.153 nhân khẩu chiếm khoảng 12% dân số toàn thành phố. Cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng dần tỷ lệ ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần sản xuất nông nghiệp; Tổng giá trị sản xuất trong năm 2019, thực hiện 26.864 tỷ đồng, đạt 101,67% kế hoạch của tỉnh giao, đạt 100,89% kế hoạch thành phố giao tăng 9,89% so với năm trước. 2.1.3. Tình hình phát triển của khối DNNQD Trong những năm vừa qua giá các mặt hàng nông sản trên thị trường liên tục giảm giá làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn, đồng thời tác động tiêu cực trong mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng như phát
- 12 triển của khối DNNQD những năm gần đây số DN thành lập mới chủ yếu là các DN thương mại và gia công nhỏ lẽ, DN gia đình hoặc thành lập DN mới chủ yếu thực hiện chức năng tư vấn và hỗ trợ cho công ty mẹ trong hoạt động SXKD phần lớn các DN được thành lâp mới trên địa bàn là DN siêu nhỏ chỉ có SDLĐ từ 1 đến 10 lao động chiếm trên 65% trên tổng số số lương DNNQD tăng lên trong những năm qua thể hiện: Đvị Năm Chỉ Tiêu tính 2015 2016 2017 2018 2019 Tsố DNNQD Đơn vị 1.542 1.778 1.926 2.225 2.637 đang hoạt động 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH KHỐI DNNQD TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu BHXH khối DNNQD: Ban lãnh đạo của BHXH thành phố hiện có 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc, bộ máy quản lý gồm 4 Tổ nghiệp vụ. Năm 2019 BHXH TP Pleiku có 28 viên chức và 03 lao động hợp đồng theo nghị định 68/1998/NĐ-CP, đơn vị do một Giám đốc quản lý và điều hành theo chế độ thủ trưởng, giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó giám đốc, bộ máy của BHXH thành gồm 04 tổ nghiệp vụ (Tổ Thu - Sổ thẻ - Kiểm tra; Tổ Tiếp nhận và quản lý hồ sơ; Tổ Chi trả - Giám định; Tổ chế độ chính sách) số viên chức có trình độ đào tạo đại học là 22/28 chiếm 78,57% , 01 trình độ cao đẳng chiếm 3,57%, 05 trường hợp trình độ trung cấp chiếm 17,86%. Trong đó Tổ Thu - ST - Kiểm tra gồm 10 viên chức chiếm khoảng 35,71% có trình độ đào tạo từ đại học trở lên.
- 13 2.2.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH khối DN NQD - Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH được ngành BHXH nói chung và BHXH TP Pleiku nói chung luôn được quan tâm, chú trọng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, phòng ban, đài truyền thanh truyền hình thành phố và đài phát thanh truyền hình tỉnh Gia lai một cách hiệu quả trên địa bàn. Có thể nói công tác tuyên truyên là một trong những khâu then chốt thúc đẩy phát triển đối tượng tham gia, có vai trò, vị trí quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, cá nhân về thực hiện chế độ, chính sách BHXH. 2.2.3. Thực trạng công tác lập dự toán thu BHXH DNNQD Để lập dự toán và thực hiện kế hoạch thu hàng năm đòi hỏi công tác xây dựng, lập dự toán thu phải đánh giá, xác định những nguồn thu, loại hình quản lý một cách đầy đủ và chính xác đặc biệt đối với khối DNNQD. Nhờ vậy, trong những năm qua, BHXH TP Pleiku đã thực hiện quản lý tốt đối tượng, tổng quỹ tiền lương trích nộp BHXH và không ngừng khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH phải kể đến là khối DNNQD, năm sau luôn cao hơn năm trước cũng phù hợp với xu hướng phát triển với kinh tế - xã hội trên địa bàn công tác lập và thực hiên dự toán thu BHXH khối DNNQD cả về số tiền thu cũng như công tác phát triển đối tượng tham gia 2.2.4. Thực trạng tổ chức thu BHXH khối DNNQD a) Phối hợp với các ngành thống kê, Thuế, rà soát các đơn vị SDLĐ đăng ký, kê khai nộp BHXH cho NLĐ Trên cơ sở các Quy chế phối hợp giữa ngành BHXH với các
- 14 ngành được BHXH tỉnh Gia Lai đã ký BHXH các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các phòng ban tổ chức thực hiện, Cùng với sự phát triển nhanh của khối DNNQD trong những năm qua BHXH TP Pleiku đã chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành ở thành phố có liên quan hướng dẫn đơn vị đăng ký thực hiện chế độ BHXH cho NLĐ. Đăc biệt đầu năm 2019, BHXH Việt Nam và Tổng Cục Thuế đã phối hợp và trao đổi thông tin về dữ liệu quyết toán của các doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, từ đó đã chiết xuất, đối chiếu xác định được các DN chưa tham gia BHXH cho người lao động và xác định số lao động chưa tham gia đầy đủ. Làm cơ sở cho cơ quan BHXH cơ sở gửi thông báo yêu cầu đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN cho NLĐ theo qui định của pháp luật. b) Tổ chức thu BHXH - Quản lý đối tượng tham gia: Công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH luôn được BHXH thành phố Pleiku quan tâm hàng đầu vì quản lý thu BHXH trước hết phải quản lý được số lượng doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Căn cứ danh sách các đơn vị SDLĐ đang quản lý và các đơn vị có phát sinh chi phí tiền công, tiền lương do cơ quan Thuế cung cấp nhưng chưa đăng ký đóng BHXH cho NLĐ trên địa bàn, BHXH TP Pleiku có trách nhiệm thông báo, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị kịp thời đăng ký tham gia, đóng đủ số lao động thuộc đối tượng phải đóng theo quy định của pháp luật. Số đơn vị và số đối tượng tham gia BHXH giai đoạn 2015-2019 đều tăng qua các năm nhưng chưa tương ứng vơi tiềm năng và qui định của pháp luật về BHXH( xem bảng số liệu)
- 15 Đvị Năm Chỉ Tiêu tính 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số DN Đvị 1.542 1.778 1.926 2.225 2.637 NQD(hoat động) T số DNNQD đã Đvị 543 643 711 821 1.014 tham gia BHXH Số LĐ giaBHXH Người 8.640 9.151 10.113 11.669 13.510 - Quản lý số tiền thu và tiền nợ đóng BHXH c) Kết quả thu BHXH bắt buộc Năm 2015 toàn thành phố số phải thu từ 163,495 tỷ đồng năm 2015 đã tăng lên 283,218 tỷ đồng năm 2019, tăng 119,723 tỷ đồng, trong đó: khối DNNQD tăng từ 73,782 tỷ đồng lên 168,595 tỷ đồng, tăng 94,813 tỷ đồng. - Tình hình nợ đọng BHXH: khối DNNQD, tình trạng các đơn vị cố tình chiếm dụng, không trích đóng, để nợ đọng BHXH số tiền lớn, thời gian kéo dài tại các DN, đặc biệt là khối DNNQD đang nổi cộm, có xu hướng gia tăng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tham gia. Tính đến 31/12/2019 BHXH TP Pleiku có tỉ lệ cao nhất so với mặt bằng chung toàn tỉnh. 2.2.5. Thực trạng công tác quyết toán thu BHXH DNNQD Công tác quyết toán thu BHXH nói chung và với khối DNNQD nói riêng là công việc mà BHXH thành phố định kỳ hàng quý, hàng năm sẽ thực hiện quyết toán với BHXH tỉnh theo số đơn vị quản lý thu, số NLĐ, số tiền đã thu, số tiền nợ… của các nhóm đối tượng tham gia BHXH của cả đơn vị và khối DNNQD. - Các nội dung quyết toán về thu BHXH, BHYT, BHTN - Số liếu quyết toán thu BHXH
- 16 Trên cơ sở các hồ sơ, chứng từ thu BHXH, chứng từ kế toán tại BHXH thành phố Pleiku tổng hợp đối chiếu đánh giá thực trạng quản lý và quyết toán thu đối với cơ quan BHXH tỉnh 2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý về thu BHXH khối DNNQD a. Thanh tra, kiểm tra Theo qui định hiện hành Bảo hiểm xã hội TP Pleiku (cấp huyện) chưa có chức năng thanh tra chuyên ngành về BHXH (chức năng này chỉ có Phòng Thanh tra-Ktra cấp tỉnh thực hiện) nhưng có thể nói thanh tra, kiểm tra là chức năng hết sức quan trọng trong công tác xử lý giảm tỉ lệ nợ đọng, trốn đóng BHXH ngày càng gia tăng. b. Xử lý vi phạm pháp luật về thu BHXH đối với DNNQD Chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN được quy định tại Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/03/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/2016. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BHXH KHỐI DNNQD TẠI TP PLEIKU 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, về tổ chức bộ máy và viên chức làm công tác thu BHXH nói chung và quản lý thu khối DNNQD nói riêng đã từng bước được rèn luyện và trưởng thành hơn về cả phẩm chất đạo đức chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực được nâng lên, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong thực thi nhiệm vụ quản lý thu BHXH đối với đơn vị SLLĐ đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quản lý. Thứ hai, Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật tại BHXH thành phố luôn được chú trọng, sự phối hợp giữa các cơ quan có liên
- 17 quan trong công tác tổ chức tuyên truyền thông qua nhiều kênh, với các hình thức, đa dạng và phong phú đồng thời chú trọng hơn trong công tác tổ chức đối thoại trực tiếp với chủ SDLĐ và NLĐ. Thứ ba, Công tác lập dự toán thu BHXH của khối DNNQD trong những năm qua luôn được BHXH thành phố quan tâm và chú trọng coi đây là khâu then chốt trong việc quản lý thu hàng năng. BHXH thành phố đã thường xuyên bám sát tình hình thực tế Thứ tư, Công tác tổ chức thu BHXH tại các đối với đơn vị sử dụng lao động và đặc biệt là khối DNNQD được tăng cường giúp cho công tác quản lý thu ngày càng đi vào nề nếp, đổi mới sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Thứ năm, Công tác quyết toán thu của BHXH thành phố Pleiku thời gian qua luôn được BHXH tỉnh Gia Lai đánh giá cao. Công tác xử lý nghiệp vụ chuyên môn luôn được chú trọng, bám sát các qui định của ngành. Thứ sáu, Công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH cũng được chú trọng hơn như việc thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, đến kiểm tra trực tiếp các DNNQD kịp thời phát hiện những sai sót kịp thời hướng dẫn, uốn nắn để tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của của người SDLĐ và NLĐ đối với việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Thứ nhất, trình độ năng lực của viên chức làm công tác quản lý thu BHXH chưa đồng đều, vẫn còn có viên chức còn ì ạch chậm chạp trong khâu giải quyết công việc chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới. Thứ hai, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, giải đáp các chế độ BHXH tuy đã được quan tâm triển khai nhưng tần
- 18 suất còn hạn chế, chưa có chiến lược tuyên truyền dài hạn. Thứ ba, công tác lập dự toán thu BHXH khối DNNQD trong thời gian qua dự toán thu và thực hiện kế hoạch thu hàng năm nhưng kết quả mang lại chưa cao so với tiềm năng hiện có Thứ tư, công tác tổ chức thu BHXH khối DNNQD trên địa bàn thành phố Pleiku đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng bộc lộ những hạn chế trong công tác tổ chức thu BHXH: Thứ năm, công tác quyết toán quyết thu tuy đã đi vào nề nếp nhưng việc thực hiện chốt số liệu quyết toán hàng tháng, quý, năm chưa đúng theo đúng thời gian quy định Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị SDLĐ tại BHXH thành phố Pleiku thời gian qua mặt dù đã được tăng cường cả về số lượt và số đơn vị SDLĐ. Tất cả những tồn tại và hạn chế nêu trên không chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả quản lý thu BHXH mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của NLD tham gia BHXH cũng như NLĐ tại các DN. 2.3.3. Nguyên nhân: * Nguyên nhân chủ quan: * Nguyên nhân khách quan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 461 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 457 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 340 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn