intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Thuong Thuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN BẢO TÂN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ng ng n : GS TS NGUYỄN TRƯỜNG S N Phản biện 1: PGS. TS. Đặng Văn Mỹ Phản biện 2: PGS. TS. Trần Nhuận Kiên . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quản lý thuế là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về kinh tế. Giống như các hoạt động quản lý nhà nước khác, quản lý thuế hướng các đối tượng được quản lý thực hiện đúng các quy định của nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế. Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Đảng và nhà nước ta từng bước đã đánh giá, thừa nhận ngày càng rõ ràng, chính xác hơn, xứng tầm hơn về vị thế, tầm quan trọng của Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta. Tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Chính vì vậy quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là hết sức quan trọng. Đối với tỉnh Kon Tum cũng vậy, vai trò của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng nâng lên, có tác động và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, tập trung nghiên cứu làm rõ luận cứ, nội hàm, phương thức cũng như đánh giá, phân tích thực tiễn quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh là rất thiết thực. Đó cũng chính là cơ sở và sự cần thiết để tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum” làm Luận văn Thạc sỹ với mong muốn hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế và đề xuất một
  4. 2 số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là tìm kiếm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của tỉnh trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu trên, luận văn xác định triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ lý luận về vấn đề quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý này. - Đánh giá thực trạng quản lý thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Kon Tum trong thời gian qua. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Kon Tum. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên, Luận văn giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Quản lý thuế bao gồm những nội dung gì? Các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng kết quả quản lý thuế này như thế nào? Đặc trưng của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tác động đến công tác quản lý thuế? - Thực trạng công tác quản lý thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum hiện nay diễn ra như thế nào? - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum hiện là gì?
  5. 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung quản lý thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Kon Tum được nghiên cứu giới hạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh tại Việt Nam. Thực trạng quản lý thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở tỉnh Kon Tum được đánh giá thông qua dữ liệu thực tế giai đoạn 2012 - 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thu thập dữ liệu + Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thông qua các thông tin thu thập từ các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh có liên quan như Cục thuế tỉnh Kon Tum, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ủy ban nhân dân tỉnh, một số dữ liệu đã thu thập như: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 – 2017; Số liệu quản lý thu thuế doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2012 đến năm 2017. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các kết quả đã được công bố như sách, báo, tài liệu, các website liên quan đến quản lý thuế. + Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn cá nhân trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân về công tác quản lý thuế tại tỉnh Kon Tum qua phiếu phỏng vấn chuẩn bị sẵn. - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: + Phương pháp so sánh: So sánh một số nội dung, kết quả thực hiện trong công tác quản lý thuế qua các năm. Mục đích của
  6. 4 phương pháp nhằm tìm hiểu những kết quả trên thực tế của công tác quản lý thuế ở tỉnh hiện nay. + Phương pháp thống kê mô tả: Mô tả và trình bày thực trạng quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Kon Tum trên cơ sở những số liệu về nguồn thu, kết quả công tác quản lý thuế,..., từ đó phân tích và tổng hợp số liệu làm rõ những ưu điểm và hạn chế của vấn đề để có thể đưa ra giải pháp quản lý hữu hiệu nhất. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Việc hệ thống hoá các cơ sở lý luận có liên quan góp phần phát triển, bổ sung thêm những lý luận cơ bản về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại địa phương. Các đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Kon Tum giai đoạn 2012 - 2017 và những đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Kon Tum là nguồn tài liệu tham khảo đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm các nội dung chủ yếu thể hiện ở ba chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế trong nền kinh tế. Chương 2: Thực trạng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Kon Tum. Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Kon Tum.
  7. 5 8. Tổng quan tài liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi tìm thấy rất nhiều các đề tài, luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về vấn đề quản lý thuế nhưng hầu hết đều chỉ đề cập chung chung, trong khi đó đề tài nghiên cứu quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân rất ít. Vì vậy tôi hi vọng đề tài Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum của tôi sẽ đem lại cái nhìn mới, cụ thể hơn về công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân của nước ta hiện nay. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ 1.1. KHÁI NIỆM VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THUẾ 1.1.1. Khái niệm về Thuế - Đặc điểm thuế - Vai trò của thuế - Phân loại thuế - Các chính sách thuế chủ yếu áp dụng đối với doanh nghiệp: Theo quy định, các doanh nghiệp nộp 04 loại thuế phổ biến là: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập các nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, nếu hoạt động ở các lĩnh vực thuộc diện chịu thuế. 1.1.2. Khái niệm quản lý thuế Quản lý thuế là hoạt động quản lý của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước nhằm tập trung các nguồn lực từ các đối tượng nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật; là hoạt động quản lý
  8. 6 doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nước; là quá trình tổ chức, triển khai thực hiện hệ thống chính sách thuế của cơ quan thuế và các đối tượng liên quan. Quản lý thuế gắn kết các yếu tố của hệ thống thuế, gồm: chính sách thuế, pháp luật thuế; cơ quan quản lý thuế; Đối tượng nộp thuế và yếu tố môi trường. Đặc điểm quản lý thuế Vai trò quản lý thuế Nguyên tắc quản lý thuế Các nhân tố tác động đến quản lý thuế - Thứ nhất, nhân tố thuộc Chính phủ, Quốc hội - Thứ hai, nhân tố thuộc cơ quan thuế - Thứ ba, nhân tố thuộc về đối tượng nộp thuế - Thứ tư, các nhân tố khác Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế - Kết quả thực hiện dự toán thu thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả công tác thuế tại địa bàn - Quản lý đối tượng nộp thuế, doanh thu, thu nhập chịu thuế: Quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên trong quá trình quản lý thuế; Doanh thu và thu nhập là cơ sở quan trọng để xác định số thuế phải nộp, cơ quan thuế phải nắm bắt đầy đủ thông tin về đối tượng nộp thuế để có cơ sở xác định mức thuế. - Chỉ tiêu số thuế nợ đọng: Chống nợ đọng thuế là công việc thường xuyên của cơ quan thuế. Để chống nợ đọng thuế có hiệu quả cơ quan thuế tiến hành phân loại nợ thuế thành các nhóm: Nợ khó thu, Nợ chờ xử lý và Nợ có khả năng thu. - Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế - Chỉ tiêu thể hiện sự hài lòng của đối tượng nộp thuế: Việc quản lý thuế thu được thuế đồng thời phải có được sự hài lòng của
  9. 7 người nộp thuế. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ 1.2.1. Lập dự toán thu thuế Lập dự toán thu thuế là việc tính toán xác định các chỉ tiêu tổng hợp, chi tiết về số thuế thu trong năm kế hoạch và các biện pháp để tổ chức thực hiện các chỉ tiêu đó. Quy trình lập dự toán thuế gồm 03 bước: Bước 1, Hướng dẫn lập và giao sổ kiểm tra về dự toán thuế. Bước 2, Lập và tổng hợp dự toán thuế. Bước 3, Quyết định và giao dự toán chính thức. 1.2.2. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế là các hoạt động của cơ quan thuế nhằm triển khai, phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để đối tượng nộp thuế hiểu biết đầy đủ các qui định về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế ; Góp phần nâng cao nhận thức, đạo đức kinh doanh, khuyến khích đối tượng nộp thuế chấp hành tốt chính sách thuế, giảm sai sót do thiếu hiểu biết từ đó giảm chi phí hành chính thuế, chi phí thanh tra, cưỡng chế thuế. 1.2.3. Kê khai, kế toán thuế Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế * Đăng ký thuế * Khai thuế * Ấn định thuế * Nộp thuế Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế * Hoàn thuế
  10. 8 * Miễn thuế, giảm thuế Quản lý thông tin về người nộp thuế * Hệ thống thông tin về người nộp thuế * Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế Xử lý vi phạm pháp luật về thuế * Các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế * Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế 1.2.4. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Quản lý nợ thuế và tính phạt chậm nộp tiền thuế, tiền phạt - Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ. - Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ. Thủ tục xóa nợ tiền thuế, tiền phạt * Trường hợp được xóa nợ tiền, tiền phạt * Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt * Trách nhiệm trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế * Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế * Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế * Thẩm quyền quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 1.2.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế Kiểm tra thuế, thanh tra thuế * Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế * Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
  11. 9 * Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế * Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế * Các trường hợp thanh tra thuế * Thời hạn thanh tra thuế Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế * Khiếu nại, tố cáo * Khởi kiện * Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 1.3. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ 1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Khu vực kinh tế tư nhân Khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận trong nền kinh tế thị trường; được hình thành dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân; Bao gồm các thành phần kinh tế là: kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân; Các hình thức tổ chức kinh tế trong khu vực kinh tế tư nhân là hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. * Doanh nghiệp tư nhân * Công ty trách nhiệm hữu hạn
  12. 10 * Công ty cổ phần * Công ty hợp danh 1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế 1.3.3. Đặc điểm của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế Thứ nhất, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới được thành lập. Thứ hai, chưa có ý thức tự nguyện cao trong việc đăng ký thuế và nộp thuế. Thứ ba, tính năng động cao, dẫn đến tình trạng lách luật, trốn thuế, tránh thuế của đối tượng này cao hơn các đối tượng khác. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 đã trình bày một cách tổng lược những lý luận cơ bản về thuế và quản lý thuế, trong đó tập trung vào quản lý thuế, đưa ra các đặc điểm, vai trò, nguyên tắc của quản lý thuế và bốn nhân tố tác động đến quản lý thuế; Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế, gồm: Chỉ tiêu thực hiện dự toán thu thuế, Chỉ tiêu quản lý đối tượng nộp thuế, doanh thu, thu nhập chịu thuế, Chỉ tiêu số thuế nợ đọng, Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế, Chỉ tiêu thể hiện sự hài lòng của đối tượng nộp thuế. Đồng thời, Chương 1 tập trung đưa ra nội dung của công tác quản lý thuế, gồm: Lập dự toán thu thuế; Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp; Kê khai, kế toán thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. Chương 1 còn nêu đặc trưng của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tác động đến quản lý thuế, gồm: Khái niệm, vai trò và đặc điểm của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế
  13. 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA TỈNH KON TUM 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KON TUM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 2.1.3. Khái quát về các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 1347 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ lệ 98,37% với 1325 doanh nghiệp, cụ thể: có 218 doanh nghiệp kinh tế tư nhân, 992 công ty TNHH, 115 công ty cổ phần và không có công ty hợp danh. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THUỘC KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN CỦA TỈNH KON TUM 2.2.1. Lập dự toán thu thuế Dự toán thu thuế liên tục tăng trong nhiều năm đã tạo áp lực lớn cho công tác quản lý thuế, việc áp đặt dự toán dẫn đến xu hướng cưỡng chế tuân thủ thuế, cơ quan thuế các cấp phải bám sát nhiệm vụ hoàn thành dự toán thu do đó tập trung chủ yếu vào hoạt động kiểm tra, thu nợ thuế mà ít coi trọng hoạt động hỗ trợ và tìm hiểu đặc điểm của Doanh nghiệp. 2.2.2. Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp Trung bình mỗi năm, cơ quan thuế tổ chức gần 14 lớp tập huấn, cuộc hội nghị đối thoại. Tiếp nhận và trả lời bằng văn bản hơn
  14. 12 20 trường hợp vướng mắc về chính sách thuế mỗi năm. Phối hợp với Đài Truyền hình tỉnh Kon Tum thực hiện được 13 chuyên mục “thuế và cuộc sống”. Cục thuế đã ban hành Công văn hướng dẫn việc thực hiện tiếp nhận và trả lời vướng mắc về thuế qua Email gửi người nộp thuế biết để thực hiện; Thông báo về việc thực hiện thông báo 02 bước đối với hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế. Tích cực hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, quyết toán thuế; miễn thuế, giảm thuế; hoàn thuế; về hoá đơn, chứng từ, hạch toán kế toán... 2.2.3. Kê khai, kế toán thuế Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế * Đăng ký thuế: Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thủ tục kê khai thuế ban đầu; tiếp nhận, xử lý, trả kết quả đối với hồ sơ thay đổi thông tin thuế đối với doanh nghiệp được thực hiện theo đúng nguyên tắc, nội dung, trình tự quy định. Tuy nhiên, công tác phối hợp với chính quyền các địa phương, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động doanh nghiệp chưa tốt dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tự nghỉ kinh doanh không khai báo, bỏ trốn khỏi địa bàn, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng kí với cơ quan thuế, gây ra mã số thuế ảo, khó khăn trong việc tổng hợp, quản lý doanh nghiệp. * Khai thuế: Số hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp không nộp cho cơ quan thuế giảm qua các năm. Việc triển khai ứng HTKK, ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế, giúp người nộp thuế thuận lợi, dễ dàng hơn trong quá trình kê khai góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kê khai thuế. Tỷ lệ hồ sơ khai thuế thu nhập các nhân nộp chậm trên số hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân đã nộp tăng qua các năm, điều này cho thấy rằng tình trạng nộp chậm hồ sơ kê khai của các
  15. 13 doanh nghiệp qua các năm không những không giảm mà còn tăng. * Ấn định thuế * Nộp thuế Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế: Công tác hướng dẫn doanh nghiệp làm hồ sơ thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt được thực hiện đảm bảo; Việc phối hợp các đơn vị chính quyền để kiểm tra, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nộp thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt được quan tâm triển khai thực hiện. * Hoàn thuế * Miễn thuế, giảm thuế Quản lý thông tin doanh nghiệp: Các thông tin cơ bản về doanh nghiệp gồm: tên doanh nghiệp, mã số thuế, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ, vốn, số lao động, số thuế phải nộp, đã nộp, số thuế còn nợ đọng, được cơ quan thuế tỉnh Kon Tum tổng hợp và quản lý từ khi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế. 2.2.4. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Tính đến thời điểm tháng 12/2017 nợ thuế khó thu là 167,45 tỷ đồng, trong đó: tiền thuế và phí 86,05 tỷ đồng, tiền phạt vi phạm hành chính về thuế 4,26 tỷ đồng, tiền chậm nộp 77,14 tỷ đồng. Khoản nợ này ngày càng tăng, vì hầu hết là không thu được, nhưng tiền chậm nộp thì vẫn tính (10,95%/năm); hàng năm số doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể không ngừng tăng lên. 2.2.5. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế Kiểm tra thuế, thanh tra thuế * Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Số hồ sơ khai thuế đã được kiểm tra chiếm số lượng cao, trung bình qua các
  16. 14 năm. Thông qua công tác kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan góp phần phát hiện các dấu hiệu sai phạm thông qua thông tin quản lý và hồ sơ thuế, kịp thời chấn chỉnh người kê khai và làm tiền đề, cơ sở để triển khai hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. * Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được quan tâm thực hiện từ năm 2012 đến năm 2017, cơ quan thuế đã tổ chức kiểm tra được 3722 lượt doanh nghiệp, triển khai xử lý 2813 lượt doanh nghiệp với tổng số tiền xử lý sau kiểm tra là 101,43 tỷ đồng. Tuy được quan tâm triển khai, nhưng số lượng doanh nghiệp được kiểm tra vẫn không đáp ứng được yêu cầu * Thanh tra thuế: Trong 05 năm từ 2012 đến 2017, cơ quan thuế tỉnh Kon Tum đã tổ chức thanh tra được 220 doanh nghiệp với số tiền xử lý sau thanh tra là 36,12 tỷ đồng. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về thuế: Trong năm 2012 đến năm 2017, cơ quan thuế đã tiếp nhận 34 đơn khiếu nại, tố cáo, qua quá trình làm việc, nghiên cứu vụ việc, trao đổi, kiểm tra các đối tượng liên quan đến vụ việc, cơ quan thuế đã giải quyết và xác định được có 6 đơn khiếu nại tố cáo đúng, 12 đơn khiếu nại tố cáo sai và 16 đơn khiếu nại tố cáo người gửi đơn tự nguyện rút đơn. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Kết quả đạt được Cục thuế và cơ quan thuế trên toàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, phân công cán bộ một cách hợp lý, cải tiến công tác thu, gắn số thu với lương và tiền công tác phí, xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm của cán bộ thuế; nhờ những cố gắng đó công tác thu, thanh toán được diễn ra nhanh gọn, đầy đủ và kịp thời vào ngân sách; hiện tượng chậm nộp tiền thuế và dây dưa thuế cũng giảm rõ rệt.
  17. 15 2.3.2. Tồn tại, hạn chế - Lập dự toán thuế: Việc xây dựng, lập dự toán thu chưa sát thực tế, dự toán được giao mang tính áp đặt từ trên xuống, làm ảnh hưởng đến cân đối ngân sách của tỉnh hạn chế đến tính chủ động, của các cấp; Đồng thời, tạo áp lực lớn cho công tác quản lý thuế, cơ quan thuế các cấp phải bám sát nhiệm vụ hoàn thành dự toán thu do đó tập trung chủ yếu vào hoạt động kiểm tra, thu nợ thuế mà ít coi trọng hoạt động hỗ trợ và tìm hiểu đặc điểm của doanh nghiệp. Chưa thể hiện được vai trò thúc đẩy doanh nghiệp, kích thích phát triển nền kinh tế. - Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp: Hình thức tuyên truyền qua tờ rơi, văn bản thông báo niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế đa phần doanh nghiệp ít quan tâm để ý nội dung, vì hình thức trình bày không sinh động, thu hút, lôi cuốn. Tuyên truyền qua website còn hạn chế về việc cập nhật nội dung, cập nhật thông tin thủ tục hành chính mới. Nhân sự, phương tiện hỗ trợ tuyên truyền chưa đồng bộ, tại nhiều đơn vị còn thiếu, làm giảm hiệu quả của công tác tuyên truyền hỗ trợ. Trách nhiệm pháp lý của cán bộ thuế về nội dung hướng dẫn, hỗ trợ chưa được quy định cụ thể khiến một số doanh nghiệp còn e dè và chưa thực sự tin tưởng vào hướng dẫn đó. Đội ngũ cán bộ hướng dẫn còn trẻ, thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng xử lý công việc chưa đảm bảo. - Kê khai, kế toán thuế: Việc quản lý đăng ký thuế, quản lý thông tin của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân thành lập mới chưa đảm bảo. Nhiều doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế nhưng bộ phận kê khai thuế chưa cương quyết đôn đốc xử lý, chưa chủ động nắm bắt và phân loại nhóm đối tượng thường xuyên kê khai sai, chậm nộp dẫn đến khó quản lý.
  18. 16 - Quản lý nợ, cưỡng chế thu nợ: Nợ thuế khó thu là 167,45 tỷ đồng, khoản nợ này ngày càng tăng. Công tác thu nợ gặp không ít khó khăn do số doanh nghiệp nộp hồ sơ xin dừng hoạt động, bỏ trốn, thu lỗ ngày càng nhiều. Sự phối hợp trong công tác quản lý nợ, thu hồi nợ, cưỡng chế nợ thuế giữa cơ quan thuế với các ngành như Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng, Kế hoạch đầu tư, UBND các cấp chưa chặt chẽ. - Kiểm tra thuế: Thời gian kiểm tra vẫn còn kéo dài, đoàn kiểm tra vẫn thực hiện kiểm tra chủ yếu trên chứng từ. Công tác kiểm tra thuế chưa đảm nhận hết việc kiểm tra các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, số lượng doanh nghiệp được kiểm tra hàng năm chưa tới 50% lượng doanh nghiệp trên địa bàn. 2.3.3. Nguyên nhân Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế này là: - Lập dự toán thuế: Dự toán thuế chưa căn cứ vào thông tin của doanh nghiệp để xác định cơ sở thực tế và tiềm năng của nguồn thu như đánh giá tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, đánh giá sự tuân thủ để xác định khả năng thu. - Tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp: Nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo và công chức về công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp chưa đúng với tầm qua trọng của công tác này. Tương quan về số lượng doanh nghiệp và số lượng cán bộ công chức thuế chưa phù hợp. Việc đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ chưa được tổ chức thường xuyên. Công tác tuyên truyền hỗ trợ chưa được đầu tư theo chiều sau, các hình thức tuyên truyền còn đơn điệu, cứng nhắc. Ý thức tham gia, tiếp nhận thông tin tuyên truyền của một bộ phận doanh nghiệp chưa cao - Kê khai, kế toán thuế: Trình độ hiểu biết và ý thức tuân
  19. 17 thủ pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp còn chưa cao. Phương thức quản lý, năng lực cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Sự phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu thuế chưa thường xuyên, liên tục do đó chưa quản lý chặt chẽ hết doanh nghiệp trên địa bàn. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của cơ quan thuế còn thiếu tính liên kết, hệ thống cơ sở dữ liệu bị phân tán tại cơ quan thuế các cấp. - Quản lý nợ, cưỡng chế thu nợ: Tính tuân thủ của doanh nghiệp, nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp chưa cao, chưa tự giác. Công tác tuyên truyền, phê phán những doanh nghiệp chây ỳ nợ đọng thuế chưa được triển khai thường xuyên, liên tục. Sự phối hợp của cơ quan thuế, ngân hàng, công an và UBND các cấp trong công tác thu nợ chưa hiệu quả, chế tài liên quan đến công tác cưỡng chế nợ chưa đủ mạnh để răn đe các vi phạm nợ thuế. Tình hình kinh tế thế giới suy thoái cũng là một trong các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng nợ thuế. - Kiểm tra thuế: Chức năng và quyền hạn của kiểm tra thuế còn bị bó hẹp chưa trở thành công cụ hiệu lực để răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Chức năng điều tra các hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa được quy định là một chức năng của ngành thuế. Lực lượng kiểm tra thuế ít và không bổ sung qua các năm nên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc đào tạo cán bộ kiểm tra còn chậm. Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đa phần vừa, nhỏ và mới hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến kiến thức hạn chế, vẫn còn một số doanh nghiệp ý thức kém tìm mọi thủ đoạn để trốn và gian lận thuế. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thanh, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi thực tiễn.
  20. 18 - Đội ngũ công chức thuế: Cán bộ công chức thuế còn thiếu kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp và kỹ năng quản lý thuế hiện đại. Một bộ phận cán bộ thuế chưa có ý thức, trách nhiệm pháp luật cao, chưa làm tròn trách nhiệm, bổn phận của công chức. Đối với cán bộ lãnh đạo thì còn thiếu kiến thức quản lý kinh tế, quản lý hành chính Nhà nước, kiến thức quản lý vĩ mô. Một số nhân viên thu thuế thông đồng với doanh nghiệp đã gây nhiều thất thoát về thuế. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã giới thiệu về Cục thuế tỉnh Kon Tum, đồng thời nêu ra khái quát về tình hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân tại tỉnh Kon Tum, đưa ra các vấn đề nổi cộm hiện nay như: Việc quản lý doanh nghiệp mới thành lập thực hiện đăng ký thuế chưa đảm bảo; Thực trạng số thu thuế doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh những năm 2012, 2014, 2016, 2017 không đảm bảo so với dự toán của Bộ Tài chính do nhiều doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh, một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất cầm chừng, hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, hàng hoá sản xuất tồn kho nhiều; Công tác kiểm tra thuế chưa bao quát đánh giá được hết các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, số lượng doanh nghiệp được kiểm tra hàng năm chưa tới 50% lượng doanh nghiệp trên địa bàn;... Trên cơ sở những thực trạng đã nêu, đánh giá, nhận định kết quả đạt được, cũng như hạn chế trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân và đưa ra năm nguyên nhân tổng quát dẫn đến hạn chế trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2