Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề liên quan đến việc mở rộng tín dụng bán lẻ. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê trong những năm qua. Đề xuất một số giải phát nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HOÀNG HÙNG HẢI GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BAN MÊ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.02 Đà Nẵng - 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Võ Quan Trí Phản biện 1: PGS.TS. Phạm Thị Lan Hương Phản biện 2: TS. Bùi Ngọc Như Nguyệt Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 2 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và các NHTM tại Đăklăk nói riêng, những năm qua đã phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước. Trong đó, đặc biệt chúng ta phải kể đến vai trò to lớn của Ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế cá thể, hợp tác xã cũng như các nông trang trại, Ngân hàng đã tạo điều kiện cho các đối tượng này phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê luôn tìm cách mở rộng hoạt động tín dụng và đã đạt được những kết quả đáng kể như: số lượng khách hàng cũng như doanh số cho vay liên tục tăng nhanh, mạng lưới hoạt động tín dụng và các kênh dẫn vốn luôn phát triển, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng không ngừng nâng cao,... Tuy nhiên, việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các khách hàng bán lẻ, Ngân hàng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng trong phân khúc thị trường này. Bên cạnh đó định hướng chung của hệ thống BIDV trong thời giai đoạn 2020-2025 là ngân hàng bán lẻ, ngân hàng số. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê”, nhằm góp phần mở rộng tín dụng tại Chi nhánh, tạo điều kiện giúp các khách hàng thuộc phân khúc tín dụng bán lẻ trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn từ Ngân hàng để mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phát triển hoạt động tín
- 2 dụng theo đúng định hướng chung của hệ thống BIDV giai đoạn 2020 – 2025. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề liên quan đến việc mở rộng tín dụng bán lẻ. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê trong những năm qua. - Đề xuất một số giải phát nhằm phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê. Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và trong khuôn khổ có hạn của luận văn, luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê và các yếu tố môi trường có liên quan đến phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp gồm: Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp chuyên gia; và các phương pháp khác. Nguồn thông tin dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn bao gồm: thông tin, số liệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Ban Mê và một số đơn vị, cá nhân khác.
- 3 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia làm 03 chương như sau : Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển tín dụng bán lẻ. Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê. 6. Tổng quan nghiên cứu Về phần lý thuyết (Cơ sở lý luận) Để có cơ sở nền tảng về phần lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã tham khảo và đúc kết từ các tài liệu sau: PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân; PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải, năm 2009; Quy định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02 tháng 11 năm 2012 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam “V/v cấp tín dụng bán lẻ”;
- 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ 1.1 Khách hàng và giá trị thỏa mãn khách hang 1.1.1. Khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng có vai trò rất quan trọng đỗi với mỗi doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng chính là nguồn mang lại lợi nhuận, là quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường cần phải đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, phải tập hợp được khách hàng hiện hữu và nhận biết được nhóm khách hàng tiềm ẩn. Khách hàng là người đưa đến cho doanh nghiệp những mong muốn của họ. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải xử lý những mong muốn đó như thế nào làm lợi cho khách hàng và cả doanh nghiệp. - Theo quan niệm cổ điển: khách hàng là những người mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. - Theo quan điểm hiện đại: Khách hàng là những người mà doanh nghiệp đó có quan hệ kinh doanh. Như vậy, khách hàng là nhóm đối tượng có nhu cầu và mua một sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 1.1.2. Giá trị và sự thỏa mãn giá trị cho khách hàng: a) Giá trị khách hàng: Là chênh lệch giữa tổng giá tri của khách hàng và tổng chi phí của khách hàng. Tổng giá trị của khách hàng là: toàn bộ những lợi ích mà khách hàng trông đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ nhất định. b) Sự thỏa mản giá trị khách hàng: Sự thỏa mãn được đánh giá từ việc người mua so sánh giữa lợi
- 5 ích thực tế của sản phẩm và những kỳ vọng của họ về sản phẩm đó. Kỳ vọng hình thành từ kinh nghiệm mua sắm, từ bạn bè, đồng nghiệp và từ những thông tin của người bán và đối thủ cạnh tranh. 1.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng: 1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá việc phát triên sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng + Số lượng khách hàng: Đây là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá việc phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Bới khi số lượng khách hàng tăng lên cũng là dầu hiệu cho thấy số lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được biết đến nhiều hơn và sử dụng nhiều hơn, khi đó các sản phẩm đưa ra đáp ứng khá tốt nhu cầu khách hàng. + Số lượng sản phẩm dịch vụ: Việc các ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình là một dấu hiệu tốt cho việc phát triển sản phẩm dịch vụ, bởi khi đó khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, thỏa mãn nhiều hơn nu cầu và mong muốn của mình. Một ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ hơn, chất lượng tốt hơn , có được tính độc đáo và khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng thu hút được khách hàng và làm gia tăng được lợi nhuận cho ngân hàng. + Mức độ hài lòng của khách hàng: Đây là một trong những dấu hỏi lớn mà những nhà quản trị ngân hàng thường xuyên đặt ra. Khi khách hàng hài lòng hơn với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng tăng lên kéo theo lợi nhuận của ngân hàng tăng theo dẫn đến việc phát triển đạt hiệu quả. Không những có được lợi nhuận mà ngân hàng còn tiết kiệm được một phần nào đó chi phí quảng cáo
- 6 cho các sản phẩm dịch vụ, bới khi có được sự hài lòng về sản phẩm dịch vụ khách hàng sẽ tích cực sử dụng hơn chúng và không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta thường biết con người thường xuyên bị chi phối bới tâm lý đám đông. + Thị phần ngân hàng chiếm giữ: Thị phần là tỷ lệ phần trăm thị trường ngân hàng chiếm lĩnh được. Chỉ tiêu này cho biết mức độ phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng so với thị trường. Ngân hàng nào nắm giữ thị phần lớn cho thấy khả năng hoạt động của họ lớn mạnh và không ngần ngại cho rằng ngân hàng đó phát triển sản phẩm dịch vụ tốt. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại + Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: - Các nhân tố nội lực của Ngân hàng: - Các đơn vị hỗ trọ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng - Khách hàng của ngân hàng: 1.2.2. Các nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô - Môi trường dân số: - Môi trường địa lý - Moi trường kinh tế - Môi trường kỹ thuật công nghệ - Môi trường chính trị pháp luật 1.3. Khái quát một số vấn đề về hoạt động tín dụng 1.3.1. Khái niệm tín dụng Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hay hiện vật, từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất
- 7 định và khi đến thời hạn khoảng thời gian trên, người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. 1.3.2. Bản chất - Nền tảng của quan hệ tín dụng là sự tín nhiệm, tin tưởng lẫn nhau giữa người đi vay và cho vay; - Tín dụng không làm thay đổi quyền sở hữu về vốn mà chỉ làm thay đổi quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác; - Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và được hoàn trả; - Giá trị tín dụng không những được bảo toàn mà còn được nâng cao nhờ lợi tức tín dụng. 1.4. Tín dụng bán lẻ và các loại tín dụng bán lẻ 1.4.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của tín dụng bán lẻ a) Khái niệm Tín dụng bán lẻ b) Bản chất của tín dụng ngân hàng c) Vai trò tín dụng ngân hàng 1.4.2. Các loại tín dụng ngân hàng Bên cạnh các hình thức phân loại chung, tín dụng bán lẻ có một số hình thức phân loại đặc thù: Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay - Tín dụng cho sản xuất, lưu thông hànghóa; - Tín dụng tiêu dùng. Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng - Cho vay cá nhân; - Cho vay hộ gia đình; - Cho vay hợp tác xã. Phân loại theo tiêu thức khác Ngoài các tiêu thức trên, tín dụng còn có thể phân loại theo đối tượng tín dụng như tín dụng tài trợ cho tài sản lưu động, tín dụng tài
- 8 trợ cho tài sản cố định; theo xuất xứ tín dụng như tín dụng trực tiếp, tín dụng gián tiếp,…hay theo phương pháp hoàn trả ta có tín dụng có thời hạn và tín dụng không có thời hạn. 1.4.3. Các sản phẩm tín dụng bán lẻ chủ yếu hiện nay - Cho vay vốn sản xuất kinh doanh: là sản phẩm tín dụng ngắn hạn nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước mua vật tư, hàng hóa, chi phí nhân công, nhiên liệu, nộp thuế,…; xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá,…; thong thường thong qua hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc theo món. - Cho vay mua sắm đầu tư tài sản cố định: là sản phẩm tín dụng trung dài hạn nhằm bổ sung vốn đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng,… - Cho vay kinh doanh chứng khoán: là sản phẩm cho nhà đầu tư vay bằng đồng Việt Nam để kinh doanh chứng khoán và ứng trước tiền bán chứng khoán đã được khớp lệnh công ty chứng khoán. - Cho vay tiêu dung cá nhân: là sản phẩm nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, đây là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các nhu cầu sinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng, chi tiêu cho y tế, giáo dục, du lịch,… - Cho vay du học: là sản phẩm nhằm cung cấp tài chính để hỗ trợ các du học sinh tham dự các khoá đại học, sau đại học của nước ngoài. - Cho vay học phí: thong thường là sản phẩm cho vay tín chấp dưới hình thức trả định kỳ nhằm hỗ trợ người vay có đủ khả năng chi trả học phí khi bản than người vay hoặc than nhân của người vay theo học các khóa học tại Việt Nam. - Cho vay mua nhà/đất để ở: là sản phẩm dành cho các khách
- 9 hàng cá nhân vay vốn để thực hiện việc xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của Nhà nước, chuyển quyền sử dụng đất… - Cho vay mua ô tô: khách hàng vay vốn để có thể sở hữu và sử dụng một chiếc ôtô mới, đẹp, hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dung hoặc kinh doanh. Ngoài ra, còn có các sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng như: Cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, thấu chi tài khoản tiền gửi…. 1.5. Mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại các Ngân hàng Thƣơng mại 1.5.1. Quan niệm về mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ a) Khái niệm mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ b) Các phương thức mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ b1) Mở rộng theo sản phẩm dịch vụ tín dụng Phát triển nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng cá nhân Mở rộng tín dụng bán lẻ kết hợp linh hoạt giữa thời gian cho vay, phương thức hoàn trả, mức độ đảm bảo theo đặc trưng của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ Mở rộng tín dụng bán lẻ qua việc thực hiện chính sách lãi suất cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ b2) Mở rộng tín dụng bán lẻ theo đối tượng khách hàng Mở rộng qua đối tượng khách hàng tư nhân, cá thể, hộ gia đình vay vốn hiện có tại Chi nhánh Mở rộng qua các khách hàng sử dụng dịch vụ, thanh toán tại Chi nhánh bằng cách bán chéo sản phẩm Mở rộng tín dụng bán lẻ đến các khách hàng tiềm năng, đây là những khách hàng mới...có tiềm năng mang lại sự tăng
- 10 trưởng tín dụng cho chi nhánh b3) Mở rộng tín dụng bán lẻ theo địa bàn hoạt động qua mạng lưới và các kênh phân phối 1.5.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng mở tín dụng bán lẻ a) Tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ b) Doanh số tín dụng bán lẻ c) Doanh số thu nợ tín dụng bán lẻ d) Tiền lãi từ tín dụng bán lẻ e) Số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ f) Số lượng các sản phẩm tín dụng bán lẻ 1.6. Tiến trình mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ 1.6.1. Phân tích cơ hội thị trƣờng tín dụng 1.6.2. Nhận diện các khách hàng mục tiêu 1.6.3. Phân tích hành vi khách hàng tín dụng bán lẻ 1.6.4. Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngân hàng bán lẻ 1.6.5. Thiết kế các chính sách mở rộng tín dụng bán lẻ - Chính sách về mạng lưới hoạt động tín dụng bán lẻ; - Chính sách về dịch vụ ngân hàng bán lẻ; - Chính sách về lãi suất; - Chính sách về định giá các tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng bán lẻ; - Chính sách truyền thông hoạt động tín dụng bán lẻ; - Chính sách phát triển đội ngũ nhân viên cho hoạt động tín dụng bán lẻ - Quy trình tín dụng bán lẻ
- 11 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BAN MÊ 2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức 2.1.1. Quá trình hình thành 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Với đặc điểm là một NHTM là hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng là các Định chế tài chính, tổ chức, doanh nghiêp, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư trên địa bàn. a. Phòng khách hàng doanh nghiệp (Phòng KHDN) b. Phòng khách hàng cá nhân (Phòng KHCN) c. Phòng Giao dịch khách hàng (Phòng GDKH) d.Phòng Quản lý nội bộ (Phòng QLNB) e. Phòng Quản trị tín dụng (Phòng QTTD) f. Phòng Quản lý rủi ro (Phòng QLRR) g. Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ f. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy i. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ban Mê BIDV Ban Mê là một chi nhánh thuộc khu vực Tây Nguyên, với hệ thống phòng giao dịch bao gồm: Trụ sở chính đặt tại số 41 Nguyễn Tất Thành, phường Tân An, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk. Phòng Giao dịch Hòa Bình đặt tại 29 Nơ Trang Long, phường Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
- 12 Phòng Giao dịch Krông Ana đặt tại số 114 Hùng Vương, Thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk. Phòng Giao dịch Cư Kuin đặt tại Km 20, QL 27, Xã Đray Bhăng, Huyện Cư Kuin, Tỉnh Đắk Lắk 2.1.3. Kết quả hoạt động của chi nhánh Bảng 2.1. Kết quả tài chính của Chi nhánh qua 3 năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Năm 2017 Năm 2018 2016 TT Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Số Số tiền tăng Số tiền tăng tiền trưởng trưởng I Tín dụng 1.091 1.722,7 57,90% 2.138,4 24,13% Dư nợ ngắn 1 835,2 1386,9 66,06% 1.693,6 22,11% hạn Dư nợ trung và 2 255,8 335,8 31,27% 444,8 32,46% dài hạn II Huy động vốn 511,5 680,4 33,02% 828,1 21,71% Tiền gửi không 1 454,8 604 32,81% 707,9 17,20% kỳ hạn Tiền gửi có kỳ 2 56,7 76,4 34,74% 120,2 57,33% hạn Lợi nhuận III 13,5 28,5 111,11% 46,9 64,56% trƣớc thuế (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018 của BIDV Ban Mê)
- 13 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ban Mê. 2.2.1. Đánh giá chung BIDV là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu, có vị thế mạnh và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay đầu tư, phát triển, cho vay đối với các doanh nghiệp lớn (tín dụng bán buôn); riêng hoạt động tín dụng bán lẻ còn rất hạn chế và bắt đầu được quan tâm phát triển từ năm 2010. Trước năm 2010, hoạt động cho vay bán lẻ chủ yếu được phát triển tự phát tại các chi nhánh thuộc hệ thống BIDV, được thực hiện trên cơ sở những quy định/quy trình và cơ chế chung về cho vay của Ngân hàng Nhà nước và của BIDV. Trong giai đoạn này, BIDV gần như chưa có định hướng, cơ chế, chính sách, cũng như phát triển hệ thống sản phẩm tín dụng bán lẻ... một cách rõ ràng. Kể từ năm 2010, với nhận thức rằng hoạt động ngân hàng bán lẻ là cơ sở để tạo lập một nền khách hàng vững chắc và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và phù hợp với xu hướng phát triển chung của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, BIDV đã từng bước thực hiện định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, trong đó có tín dụng bán lẻ, xây dựng lộ trình phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại hiện đại hàng đầu ở Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ. 2.2.2. Quy mô, thị phần và tốc độ tăng trƣởng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh
- 14 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tín dụng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê giai đoạn 3 năm 2016 – 2018. ĐVT: tỷ đồng STT CHỈ TIÊU 2016 2017 2018 1 Dư nợ tín dụng bán lẻ 589,4 1.045,8 1.279 2 Tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ 37% 177% 122% 3 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/Tổng dư 62% 77% 73% nợ 4 Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ/Tổng dư nợ tín 0.05% 0.12% 0.15% dụng bán lẻ Nguồn: các báo cáo tổng kết của Chi nhánh Bảng 2.3. Thị phần cho vay khách hàng bán lẻ của ngân hàng trên địa bàn Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu tính 2016 2017 2018 Dư nợ cho vay Tín dụng bán lẻ Tỷ 589,4 1.045,8 1.279,0 tại BIDV Ban Mê đồng Tổng Dư nợ cho vay tín dụng Tỷ bản lẻ của tất cả các TCTD trên 64.782 72.983 85.301 đồng địa bàn Tỷ trọng dư nợ của BIDV Ban % 0,91% 1,43% 1,5% Mê/Tổng dư nợ Nguồn: các báo cáo tổng kết của Ngân hàng nhà nước 2.2.3. Tình hình phát triển về hoạt động kinh doanh
- 15 Thực hiện phương châm kinh doanh "Tăng trưởng bền vững- Chất lượng- Hiệu quả- An toàn", quyết đoán nhưng mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, thực hiện tiết kiệm chi tiêu trong nội bộ nên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ban Mê luôn cân đối nguồn vốn, tính toán mức chênh lệch lãi suất đầu ra- đầu vào đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh với cơ cấu hợp lý về kỳ hạn, loại tiền, tăng tỷ trọng nguồn vốn có chi phí thấp, giảm sự lệ thuộc nguồn vốn vào một số khách hàng lớn; dư nợ tín dụng tuân thủ đúng theo chỉ đạo về giới hạn tín dụng tại từng thời điểm, bảo đảm cơ cấu kỳ hạn hợp lý, tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo; đảm bảo tỷ lệ nợ xấu theo đúng kế hoạch giao. 2.3. Thực trạng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ban Mê 2.3.1. Chính sách và quy trình tín dụng bán lẻ Hiện nay, trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV Ban Mê chủ yếu thực hiện theo quyết định số 1008/BIDV-NHBL v/v ban hành cẩm nang hướng dẫn triển khai Quy định cấp tín dụng bán lẻ của BIDV và Quyết định số 554/QĐ-BIDV.BM ngày 18/05/2018 về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng bán lẻ tại BIDV Ban Mê, trong đó bao gồm một số sản phẩm: (i) Cho vay hộ phục vụ sản xuất kinh doanh; (ii) Thấu chi tài khoản tiền gửi; (iii) Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở; (iv) Cho vay ô tô phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh; (v) Cho vay đi du học; (vi) Cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống… a) Chính sách tín dụng bán lẻ b) Chính sách tiếp thị khách hàng
- 16 c) Chính sách cấp tín dụng d) Chính sách về tài sản bảo đảm e) Chính sách định giá tiền vay f) Quy trình tín dụng bán lẻ 2.3.2. Thực trạng về quy mô, mạng lƣới dịch vụ tín dụng a) Về quy mô + Tăng trưởng dư nợ: Dư nợ tín dụng bán kẻ chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số dư nợ của Chi nhánh. Chi nhánh mới sáp nhập, từ ngân hàng nhỏ qua hệ thống ngân hàng lớn. Sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt, thương hiệu lớn dẫn đến quy mô dư nợ tăng trưởng mạnh qua hàng năm. Bảng 2.5: Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ đối với tín dụng bán lẻ ĐVT: tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Số Mức % Mức % Số Mức % Số tiền tiền tăng tăng tăng tăng tiền tăng tăng 153 177 122 Dư nợ bán lẻ 589,4 205 1045,8 456,4 1279 233,2 % % % Cho vay thấu 100 500 187 20 20 100 80 187 87 chi % % % Cho vay 141 163 112 52 15 85 33 95 10 CBCNV % % % Cho vay tiêu 136 137 118 95 25 130 35 154 24 dùng % % % Cho vay 169 196 121 159 65 311 152 375 64 thương mại % % % Cho vay chăn 126 148 127 50,4 10 74,8 24,4 95 20,2 nuôi % % % Cho vay sx 147 161 109 202 65 326 124 355 29 nông nghiệp % % % 172 173 Cho vay khác 11 5 19 8 18 -1 95% % % (Nguồn: Báo cáo BIDV Ban Mê)
- 17 Bảng 2.6: Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ đối với tín dụng bán lẻ ĐVT: tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Số Mức % Số Mức % Số Mức % tiền tăng tăng tiền tăng tăng tiền tăng tăng Dư nợ cho 153 1045, 177 127 122 589,4 205 456,4 233,2 vay bán lẻ % 8 % 9 % Tổng dư nợ 114 205 205 124 807,3 102,2 1657 849,7 396 cho vay % % 3 % Tỷ trọng dư nợ cho vay 73% 63% 62% bán lẻ (Nguồn: báo cáo BIDV Ban Mê) + Doanh số thu nợ + Số lượng khách hàng + Số lượng sản phẩm b) Về mạng lưới c) Đối tượng khách hàng tín dụng qua điều tra từ khách hàng 2.3.3. Thực trạng về điều kiện cho vay và cơ chế tiền vay a) Điều kiện cho vay vốn tại Chi nhánh b) Tình hình áp dụng lãi suất cho vay đối với các đối tượng tín dụng bán lẻ Bảng 2.7: Bảng lãi suất áp dụng qua các năm tại BIDV Ban Mê: Sản phẩm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Cho vay Sản xuất 8.8% - 9.5% 9%-9.5% 8%-9.5% kinh doanh Cho vay tiêu dùng 10% - 10.5% 10.5% - 10.5% - 10.7%
- 18 Sản phẩm Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 có TSĐB 10.7% Cho vay tiêu dùng 11% - 11.5% 11% - 12% 11% - 12% không có TSĐB Cho vay nhu cầu 8-5% - 11% 8.5% - 11.5% 8.5% - 11.5% nhà ở Cho vay mua ô tô 8-5% - 11% 8.5% - 11.5% 8.5% - 11.5% Cho vay cầm cố 6% - 8% 6% - 8% 6% - 8% chứng từ có giá 2.3.4. Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ Bảng 2.8: Các sản phẩm tín dụ ng bán lẻcủa một số ngân hàng thƣơng mại. STT Tên sản phẩm BIDV VCB VTB SCB 1 Cho vay bảo đảm bằng lương X X X X 1.1 Cho vay CBCNV X X X X 1.2 Cho vay cán bộ quản lý điều hành X X X X 2 Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở X X X X 2.1 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà X X X X 2.2 Cho vay mua nhà X X X X 3 Cho vay mua ôtô X X X X 4 Cho vay hộ kinh doanh X X X X 5 Cho vay thấu chi X X X X 6 Cho vay cầm cố giấy tờ có giá X X X X 7 Chiết khấu giấy tờ có giá X X X X 8 Cho vay hỗ trợ du học X X Cho vay đầu tư kinh doanh chứng 9 X X X X khoán Cho vay ứng trước tiền bán chứng 10 X khoán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn