intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tạo động lực thúc đẩy người lao động tại Ủy ban nhân dân Quận Liên Chiểu

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa những lý luận khoa học cơ bản liên quan đến động lực lao động, tạo động lực lao động và chỉ ra các tiếp cận với tạo động lực cho người lao động. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy người lao động tại UBND Quận Liên Chiểu, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế động lực của người lao động tại UBND Quận Liên Chiểu trong thời gian vừa qua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tạo động lực thúc đẩy người lao động tại Ủy ban nhân dân Quận Liên Chiểu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> NGUYỄN THỊ DIỄM CHÂU<br /> <br /> GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY<br /> NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN<br /> QUẬN LIÊN CHIỂU<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh<br /> Mã số : 60.34.05<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. ĐOÀN GIA DŨNG<br /> Phản biện 2: PGS.TS THÁI THANH HÀ<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào<br /> ngày 14 tháng 01 năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại :<br /> - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt<br /> động của đơn vị. Việc khai thác tốt nguồn lực này nhằm phát triển<br /> đơn vị là một vấn đề cần thiết của nhà lãnh đạo trong quá trình điều<br /> hành quản lý của mình. Để làm được điều đó đòi hỏi nhà lãnh đạo<br /> phải có sự hiểu biết về nhân viên của mình ở nhiều khía cạnh và luôn<br /> quan niệm rằng “con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển”.<br /> Ủy ban nhân dân Quận Liên Chiểu là cấp hành chính thứ 3<br /> trong bốn cấp hành chính được quy định từ Trương Ương xuống địa<br /> phương, lực lượng người lao động tại Quận là bộ phận gần dân, là<br /> những người thường xuyên tiếp xúc và giải quyết những vấn đề phát<br /> sinh trong cuộc sống hàng ngày của người dân, của một khu vực và<br /> của cả đô thị. Thực tế yêu cầu công việc đã đòi hỏi người lao động<br /> cấp Quận phải có những kỹ năng tác nghiệp trong quá trình tiếp xúc,<br /> lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân để hiểu và đồng hành<br /> với dân, làm cầu nối giữa chính quyền với nhân dân. Để làm được<br /> điều đó thì người lao động cấp Quận phải có những thay đổi tích cực<br /> theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, có đủ năng lực, trình độ<br /> và phẩm chất để thực hiện hoạt động công vụ. Nhận thức được tầm<br /> quan trọng của vấn đề này đối với Ủy ban nhân dân Quận và được sự<br /> đồng ý của giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:<br /> “Giải pháp tạo động lực thúc đẩy người lao động tại Ủy ban nhân<br /> dân Quận Liên Chiểu”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> - Hệ thống hóa những lý luận khoa học cơ bản liên quan đến<br /> động lực lao động, tạo động lực lao động và chỉ ra các tiếp cận với<br /> tạo động lực cho người lao động.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác tạo động lực thúc<br /> đẩy người lao động tại UBND Quận Liên Chiểu, tìm ra những nguyên<br /> nhân làm hạn chế động lực của người lao động tại UBND Quận Liên<br /> Chiểu trong thời gian vừa qua.<br /> - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo<br /> động lực thúc đẩy cho người lao động tại UBND Quận Liên Chiểu<br /> trong thời gian tới.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu<br /> Là những lý luận khoa học và thực tiễn liên quan đến việc tạo<br /> động lực thúc đẩy người lao động tại UBND Quận Liên Chiểu.<br /> - Phạm vi nghiên cứu<br /> + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung liên quan<br /> đến tạo động lực thúc đẩy người lao động tại UBND Quận.<br /> + Về thời gian: Để thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá<br /> các chính sách, các bảng số liệu thống kê cũng như tạo điều kiện cho<br /> việc đánh giá tình hình sát với thực tế hiện nay. Tôi tiến hành nghiên<br /> cứu và phân tích các số liệu trong phạm vi từ năm 2007 - 2012. Từ đó<br /> đề xuất một số giải pháp cho thời gian tới.<br /> + Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và<br /> đề xuất giải pháp tạo động lực thúc đẩy người lao động tại UBND<br /> Quận Liên Chiểu trong thời gian tới.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp thu thập dữ liệu: phân tích các dữ liệu thứ cấp<br /> do UBND Quận cung cấp như: Các chế độ chính sách của UBND<br /> Quận theo quy định đối với người lao động làm việc tại UBND, bảng<br /> báo cáo kết quả thực hiện tình hình kinh tế xã hội qua các năm …<br /> <br /> 3<br /> <br /> - Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, điều tra bằng<br /> bảng hỏi và phỏng vấn sâu.<br /> 5. Cấu trúc của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu<br /> tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực thúc đẩy NLĐ<br /> Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy người<br /> lao động tại UBND Quận Liên Chiểu.<br /> Chương 3: Giải pháp tạo động lực thúc đẩy người lao động<br /> tại UBND Quận Liên Chiểu.<br /> 6. Tổng quan tài liệu<br /> Quản trị nguồn nhân lực của Trần Kim Dung, Nguyễn Ngọc<br /> Quân và Nguyễn Vân Điềm đều đã chỉ rõ các công cụ dùng để tạo<br /> động lực làm việc đối với người lao động, những tác động và hiệu<br /> quả mang lại như thế nào.<br /> Quản trị nguồn nhân lực của Nguyễn Quốc Tuấn, Đào Hữu<br /> Hòa, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Thị Loan<br /> đã nêu lên những nội dung về đào tào và phát triển nguồn nhân lực,<br /> hệ thống thù lao được sử dụng trong các doanh nghiệp.<br /> Luận văn thạc sĩ “Tạo động lực thúc đẩy người lao động tại<br /> công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng” của tác giả Nguyễn Thị<br /> Hường, năm 2012 đã hệ thống hóa lại tư duy lý luận về quản trị<br /> nguồn nhân lực nói chung và lý thuyết về tạo động lực nói riêng và từ<br /> đó ứng dụng phân tích thực tại của các đơn vị, đưa ra những đề xuất<br /> giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện hơn nữa việc tạo động lực cho<br /> người lao động tại đơn vị.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0