intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện chiến lược Marketing du lịch đến năm 2030 tại Công ty Cổ phần Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Hoàn thiện chiến lược Marketing du lịch đến năm 2030 tại Công ty Cổ phần Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá và thực trạng chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần Du Lịch Và Thương Mai Hòa Bình Hà Nội; Hoàn thiện xây dựng chiến lược Marketing và đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Công ty Cổ Phần Du Lịch Và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện chiến lược Marketing du lịch đến năm 2030 tại Công ty Cổ phần Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG ------ NGUYỄN TUẤN ANH HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH ĐẾN NĂM 2030 TẠI CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Ty Hà Nội - năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Ty Phản biện 1: …………………………………………………….. Phản biện 2: …………………………………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành quản trị kinh doanh họp tại TRƯỜNG ĐẠI HOC PHƯƠNG ĐÔNG vào ngày …… tháng………… năm 2021
  3. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... 5 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ 6 DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................................ 7 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH DU LỊCH. .................................................................................................................................. 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN ......................................................................................... 3 1.1.1. Chiến lược. ....................................................................................................................... 4 1.1.2 Marketing là gì................................................................................................................... 4 1.1.3. Du lịch, lĩnh vực kinh doanh lữ hành................................................................................. 4 1.1.4 Marketing du lịch. .............................................................................................................. 5 1.2 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ THƯC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH DU LỊCH..................................................................................................................... 6 1.2.1 Chiến lược Marketing du lịch. ............................................................................................ 6 1.2.2. Quy trình xây dựng và Thực hiện chiến lược Marketing. ................................................... 7 1.3. Nội dung Xây dựng chiến lược Marketing trong kinh doanh lữ hành du lịch. ....................... 7 1.3.1 Phân tích môi trường Marketing.:....................................................................................... 7 1.3.2 Phân tích nhu cầu của khách hàng.: .................................................................................... 8 1.3.3. Xác định mục tiêu và nguồn lực của công ty. .................................................................... 8 1.3.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty. .......................................................................... 8 1.3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. .......................................................... 8 1.3.6. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. ...................................................... 9 1.3.7. Xây dựng chiến lược từng phân hệ của marketing Mix. ..................................................... 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. ....................................................................... 9 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. .......................................................................................................................... 9 2.1.1 Qua trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, bộ máy quản lý. .......................... 9 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. ................... 10 2.2 Nghiên cứu hoạt động xây dựng chiến lược Marketing của Công ty CP Du lịch và Thương mại Hòa Bình Hà Nội. .............................................................................................................. 11 2.2.1 Phân tích môi trường Marketing của công ty. ................................................................... 11 2.2.2. Phân tích nhu cầu khách hàng. ........................................................................................ 11 2.2.3 Phân tích mục tiêu và nguồn lực của Công ty. .................................................................. 11 2.2.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh ............................................................................................ 11 2.2.5. Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu. ................................................................... 11 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH CỦA CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. ................... 12 2.3.1. Những điểm mạnh - S của Công ty. ................................................................................. 12
  4. 2.3.2. Những điểm yếu - W của Công ty ................................................................................... 13 2.3.3. Cơ hội – O của công ty. .................................................................................................. 14 2.3.4 Thách thức -T .................................................................................................................. 14 CHƯƠNG 3: GIẢ PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH ĐẾN NĂM 2030 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI ........... 14 3.1. NHƯNG CĂN CƯ HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030. ....................... 14 3.1.1 Xu hướng phát triển du lịch Việt Nam từ nay đến 2030 .................................................... 14 3.1.2. Phương hướng, mục tiêu kinh doanh của công ty từ nay đến 2030 .................................. 19 3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. ................................................... 21 3.2.1. Tiếp tục đấy mạnh nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu. ...................... 21 3.2.2. Chú trọng về hoạt động PR - quan hệ công chúng trong hoạch định chiến lược marketing - MIX ......................................................................................................................................... 21 3.2.3. Tổ chức hoạt động và kiểm soát các hoạt động Marketing tại Công ty............................. 21 3.2.4. Đẩy mạnh marketing online ............................................................................................ 22 3.2.5: Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản về chiến lược Marketing của Công ty CP Du lịch và Thương mại Hòa Bình Hà Nội. ...................................................................................... 22 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................................. 22 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................................................... 26
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung của luận văn này hoàn toàn được thực hiện từ những quan điểm khoa học và thực tế tại chính Công ty của học viện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Mạnh Ty. Các dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy, trung thực và được phép công bố. Tác giả luận văn NGUYỄN TUẤN ANH
  6. LỜI CẢM ƠN Luận văn của Tôi đạt được kết quả tốt đẹp và hoàn thành đứng theo quy định của cơ quan chức năng. Tôi đã nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với tình cảm chân thành và sâu sắc, cho phép tôi được bay tỏ lòng biết ơn trân trọng đến tất cả các tập thể, cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu đề tài. Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn Hội đồng quản lý nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa và các thầy cô khoa Quản Trị kinh doanh - Trường Đại học Phương Đông lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cám ơn sâu sắc. Vơi sự quan tâm, dậy dỗ, hướng dẫn tân tình chu đáo của các Thầy cô, đến nay Tôi đã hoàn thành luận văn, đề tài: " Hoàn thiện chiến lược Marketing du lịch đến năm 2030 tại Công ty Cổ phần Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội". Đặc biệt tôi xin gửi cám ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy giáo - TS Nguyễn Mạnh Ty đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho Tôi hoàn thành luận văn này trong thời gian qua. Tôi xin bay tỏ lòng biết ơn đến Lãnh đạo Trường Đại học Phương Đông, các khoa, các phòng ban chức năng chuyên môn đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Bên canh đó không thể không nhắc tới cám ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty CP Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị em phòng Kinh doanh, Tổ chức hành chính, phòng Kế toán, đặc biệt là Phòng Marketing của công ty đã tạo mọi điều kiên cho Tôi hoàn thành đề tài khóa luận này. Vơi điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế và sự biến thiên của ngoại cảnh, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô để Tôi có điều kiện bổ sung, hoàn thiện nâng cao năng lực của bản thân. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Tuấn An
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải 1 WTO world trade organization: tổ chúc thương mại thế giới 2 CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership). UNWTO World Tourism Organization: tổ chức du lịch thế giới KDLH Kinh doanh lữ hành DNLH Doanh nghiệp lữ hành ĐLLH Đại lý lữ hành SWOT Strengths( mạnh), Weaknesses( yếu), Opporttunities ( Cơ hôi), Threats( nguy cơ) GDP Gross Domestic Production (Tổng sản phẩm quốc nội) CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng SEM Search Engine Marketing (là quá trình đạt được lưu lượng truy cập trang web) SEO Search Engine Optimization – tối ưu hoá công cụ tìm kiếm PPC Pay-Per-Click( một mô hình tiếp thị trên internet) PR Public Relations( Quan hệ công chúng.) KPI Key Performance Indicator( chỉ số đánh giá hiệu quả công việc) BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế
  8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay trên phạm vi toàn cầu, hoạt động du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội, ngành kinh tế du lịch phát triển với tốc độ rất nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Du lịch đã góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và hòa bình hữu nghị. Du lịch mở rộng sự hiểu biết và xích lại gần nhau giữa các quốc gia và giữa các dân tộc trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trung tâm phát triển kinh tế năng động của thế giới, với điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú có đến 2/3 diện tích là đồi núi còn lại là đồng bằng, với địa hình trải dài trên nhiều vĩ độ,Với hàng trăm Vươn quốc gia và khu sinh thái hay Ramasam vùng đất ngập nước..., có đường bờ biển kéo dài khoảng hơn 3200 km với hàng vạn các bãi tắm, vùng, vịnh cũng như các đảo lớn nhỏ ven bờ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam nằm ở vị trí rất đặc biệt, trung tâm của sự giao thoa dịch chuyển văn hóa Đông Tây và Bắc Nam, với 54 dân tộc anh em sinh sống trên dải đất hình chữ S, đã tao lên sự đa dạng về bản sắc văn hóa xã hội, kiến trúc, phong tục tập quán, lễ hội và các làn điệu ca hát... Điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng là tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch và các loại hình, sản phẩm du lịch. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, trung tâm chính trị của cả nước điểm đến ưa thích hàng đầu của du khách trong và ngoài nước, nơi diến ra các sự kiện lớn nhỏ quan trọng của quốc gia, cũng là trung tâm du lịch sôi động với hàng ngàn Công ty kinh doanh du lịch lớn nhỏ đang hoạt đông kinh doanh. Đảng và Nhà nước, đã có những Nghị quyết và hành lang pháp lý định hướng phát triển du lịch - nghành công nghiệp không khói trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo mọi điều kiện đi lên cùng hòa nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Các chính sách mở cửa nền kinh tế và ngoại giao của Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Bên cạnh những điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội thuận lợi cho việc phát triển du lịch thì ta thấy hoạt đông du lịch chịu sự tác động rất lớn của thiên tai địch họa, chiến tranh, ... đặc biệt là dịch bệnh mà ta thấy trong giai đoạn vừa qua do Dịch Covid-19, nó đã tác động khủng khiếm đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội trên toàn thế giới không riêng gì Việt Nam. Chính vì vây, để phát triển du lịch bền vững và giảm thiểu được sự tác động tiêu cực của môi trường khách quan, chúng ta phải có các chiến lược kinh doanh hợp lý linh hoạt mà quan trọng nhất của các Công ty là có chiến lược Marketing phù hợp với điều kiện của công ty mình và nhu cầu thị trường. 1
  9. Trong hoạt động kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh nói riêng, Marketing ngày càng khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình. Một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác marketing, nhất là trong môi trường kinh tế mở và xu hướng hội nhập toàn cầu, cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và thế giới phẳng. Việc xây dựng một chiến lược marketing đúng đắn và hợp lý với tầm của doanh nghiệp mình, sẽ mang tính then chốt và là chìa khoá dẫn đến hàng loạt các công tác khác cho doanh nghiệp như: đầu tư công nghệ, tài chính, nhân sự, giá cả, phân phối, sản phẩm, thị trường... Chiến lược marketing nếu được triển khai hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực, hiệu quả kinh tế và vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Như vậy, chiến lược Marketing có vai trò là xương sống trong chiến lược hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. Công ty cổ phần Du Lịch và Thương Mai Hòa Bình Hà Nội là một công ty nhỏ đã tồn tại nhiều năm và xây dưng cho mình chỗ đứng trong lòng du khách với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn chuyên nghiệp... nhưng trong hoạt động kinh tế thị trường nói trung và kinh tế du lịch nói riêng thì không thể không có chiến lược Marketing. Nhưng để có thể đạt đựơc hiệu quả cao trong chiến lược marketing, thúc đẩy tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, mở rộng, chiếm lĩnh thị trường và đạt được mục tiêu đề ra thì việc hoàn chỉnh chiến lược marketing của công ty cả về bề rộng lẫn về bề sâu là một vấn đề cấp thiết, rất khó khăn, đòi hỏi công ty phải bỏ ra nhiều công sức và ngân sách. Nằm trong thực trạng và xu thế chung của nền kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO và các diễn đàn, tổ chức hợp tác kinh tế thế giới và khu vực, cũng như tham gia vào CPTPP... và đặc biệt là định hướng phát triển kinh tế du lịch nói riêng trong những năm tới của Đảng và Nhà Nước, các doanh nghiệp Du lịch trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp nước ngoài. Nếu không tăng cường các hoạt động nghiên cứu, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đẩy mạnh chiến lược marketing để tăng cường năng lực cạnh tranh thì có thể dẫn đến thất bại ngay trên sân nhà. Một thực tế là Công ty cổ phần Du Lịch và Thương Mai Hòa Bình Hà Nội cũng như nhiều công ty du lịch khác vẫn còn đang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai và hoàn chỉnh chiến lược marketing. Mặc dù trong những năm qua hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty theo kinh tế thị trường đã có những bước phát triển và hiệu quả kinh doanh đạt được những kết quả nhất định thông qua nhiều yếu tố trong đó có chiến lược marketing. Với mong muốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả kinh tế cao hơn, nằm trong khuôn khổ khung pháp lý quy định và hoạt động của công ty tốt hơn. Chính vì vậy, đề đáp ứng được yêu cầu này cần hoàn thiện xây dựng chiến lược Marketing tại Công ty Cổ phần Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội để hiệu quả phát triển 2
  10. công ty cao hơn, dài hơn và cạnh tranh tốt trong nền kinh tế thị trường. Cho nên, học viên đã chọn đề tài: " Hoàn thiện chiến lược Marketing du lịch đến năm 2030 tại Công ty Cổ phần Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội" để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng quan về chiến lược Marketing cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. - Đánh giá và thực trạng chiến lược Marketing tại Công ty cổ phần Du Lịch Và Thương Mai Hòa Bình Hà Nội. - Hoàn thiện xây dựng chiến lược Marketing và đẩy mạnh hoạt động Marketing tại Công ty Cổ Phần Du Lịch Và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị marketing trong doanh nghiệp. - Phạm vi: + Về thời gian: giai đoạn 2020 - 2030 + Về không gian: Công ty CP Du Lịch Và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu: a. Phương pháp thống kê, so sánh và hệ thống dựa trên các dữ liệu được lấy từ các nguồn sau: - Thông tin thứ cấp: thông tin nội bộ từ các công ty, báo chí, tạp chí chuyên ngành, các trang web… - Thông tin sơ cấp: thông tin mà tác giả thu thập từ phiếu khảo sát. b. Phương pháp chuyên gia: căn cứ vào những ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực vận tải và các lĩnh vực liên quan. 5. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 6. Ý nghĩa của đề tài luận văn đối với Cty CP Du lịch và Thương mại Hòa Bình Hà Nội 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing trong kinh doanh lữ hành du lịch Chương 2: Thực trạng chiến lược Marketing của Công ty cổ phần Du Lịch Và Thương Mai Hòa Bình Hà Nội Chương 3: Giả pháp hoàn thiện chiến lược Marketing đến năm 2030 tại Công ty Cổ Phần Du Lịch Và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH DU LỊCH. 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3
  11. 1.1.1. Chiến lược. Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh. Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình hành động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Như vậy có thể thấy có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về chiến lược. Nhưng nhìn chung có thể hiểu: “Chiến lược là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức, phân bổ nguồn lực…) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy được những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vượt qua nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất”. 1.1.2 Marketing là gì. Theo định nghĩa về marketing của philipkotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.” Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác. 1.1.3. Du lịch, lĩnh vực kinh doanh lữ hành Luật du lịch Việt Nam năm 2017 đinh nghĩa:" Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác." - Sản phẩm du lịch: Theo định nghĩa của UNWTO, sản phẩm du lịch là “sự kết hợp giữa các yếu tố hữu hình và vô hình, như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, các điểm tham quan, cơ sở, dịch vụ và hoạt động xung quanh một địa điểm cụ thể đại diện cho mục đích cốt lõi của marketing và tạo ra trải nghiệm cho khách du lịch bao gồm các khía cạnh cảm xúc cho khách hàng tiềm năng. Một sản phẩm du lịch được định giá và bán thông qua các kênh phân phối và nó cũng có vòng đời sản phẩm”. - Khách du lịch. Khái niệm khách du lịch là gì được liên đoàn quốc tế giải thích rằng: “khách du lịch là những người đi đến và ở lại dài hạn hoặc ngắn hạn tại một địa điểm để có thể tham quan, giải trí, nghỉ ngơi hoặc ghé thăm người thân…” Khách du lịch quốc tế: Khách du lịch nội địa: Khách du lịch công vụ: 4
  12. - Kinh doanh du lịch. Về bản chất, kinh doanh du lịch chính là tổng hòa mối quan hệ giữa kinh tế của các hoạt động liên quan đến du lịch và các hiện tượng kinh tế. Các hoạt động được hình thành dựa trên sự phát triển của các sản phẩm và quá trình trao đổi mua bán hàng hóa du lịch trên thị trường. Sự vận hành hoạt động kinh doanh du lịch là việc trao đổi sản phẩm liên quan đến du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (người kinh doanh dịch vụ du lịch). - Kinh doanh du lịch lữ hành. Kinh doanh du lịch lữ hành là việc tổ chức, xây dựng và bán một phần hoặc toàn bộ các sự kiện, chương trình du lịch cho khách hàng. * Khái niệm Kinh doanh lữ hành. + Khái niệm kinh doanh lữ hành (KDLH): “KDLH (Tour operators business ) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các Doanh nghiệp lữ hành (DNLH) đương nhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành. + Doanh nghiệp lữ hành (DNLH) Khái niệm DNLH: -Doanh nghiệp: là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định đuợc đăng ký kinh doanh theo quy định nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. -DNLH: là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các CTDL trọn gói cho KDDL. Ngoài ra CTDL còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian, bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Đại lý lữ hành(ĐLLH) Đại lý lữ hành là tất cả các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện chức năng tư vấn cho khách, bán các chương trình du lịch (CTDL) cho khách. Đại lý du lịch là tất cả văn phòng đại diện bán hoặc tư vấn lữ hành (LH). Theo Pháp Luật Du Lịch Việt Nam: Đại lý LH là tổ chức hoặc cá nhân bán các CTDL của DNLH cho khách du lịch nhằm để hưởng hoa hồng không tổ chức thực hiện các CTDL đã bán. 1.1.4 Marketing du lịch. Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh đa dạng, tổng hợp và khá phức tạp. Chính vì vậy, khái niệm marketing ngành du lịch cũng rất rộng, cho đến nay cũng chưa có bất kỳ một định nghĩa chính thức nào về marketing trong ngành du lịch. Trong khuôn khổ bài viết này, học viên đưa ra một số định nghĩa được sử dụng nhiều nhất: 5
  13. - “Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phẩm du lịch ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó” – Định nghĩa của UNWTO – World Tourism Organizations (Tổ chức du lịch thế giới). – “Marketing du lịch là một quá trình trực tiếp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch xác định khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, ảnh hưởng đến ý nguyện và sáng kiện khách hàng ở cấp độ địa phương, khu vực quốc gia và quốc tế để doanh nghiệp có khả năng thiết kế và tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của khách và đạt được mục tiêu đề ra” – Theo “Cẩm nang marketing và xúc tiến du lịch bền vững ở Việt Nam” do Fundesco biên soạn và xuất bản - “Marketing du lịch là một hệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích” – Theo Michael Coltman (Nhà kinh tế Mỹ). Ngoài ra, khái niệm marketing của ngành du lịch lữ hành còn được định nghĩa theo 2 góc độ: - Góc độ quản lý du lịch: Marketing du lịch là ứng dụng các chiến lược marketing trong lĩnh vực du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch trên mỗi giai đoạn phát triển, hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững của địa điểm du lịch. - Góc độ kinh doanh du lịch: Marketing là phương thức đảm bảo doanh nghiệp, công ty du lịch lữ hành sẽ đưa ra các loại hình, sản phẩm cũng như xu hướng du lịch trước đối thủ. Đây là công việc của toàn bộ nhân viên trong công ty du lịch, trong đó bộ phận marketing giữ vai trò chủ đạo. 1.2 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VÀ THƯC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH DU LỊCH. 1.2.1 Chiến lược Marketing du lịch. Chiến lược marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tiếp cận đến nhiều người dùng hơn. Đồng thời chuyển đổi họ trở thành khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng: “Chiến lược là phương thức mà các đơn vị sử dụng để định hướng tương lai nhằm đạt được những thành công” Chiến lược Marketing du lịch là tập hợp toàn bộ kế hoạch hành động từ thu thập thông tin, phân tích nhu cầu của khách hàng, xây dựng các chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và quảng bá, xúc tiến du lịch để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận 6
  14. 1.2.2. Quy trình xây dựng và Thực hiện chiến lược Marketing. Các bước xây dựng quy trình Marketing áp dụng cho mọi ngành nghề: - Xác định mục tiêu Marketing - Phân tích thị trường - Xác định phân khúc thị trường - Hoạch định chiến lược Marketing - Xây dựng chiến lược phân phối cho quy trình Marketing - Xây dựng ngân sách cho kế hoạch Marketing - Chiến lược truyền thông trong quy trình Marketing - Kế hoạch thực hiện. 1.3. Nội dung Xây dựng chiến lược Marketing trong kinh doanh lữ hành du lịch. 1.3.1 Phân tích môi trường Marketing.: Môi trường Marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, các lực lượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty và những khả năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới marketing, các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Khi đi phân tích môi trường Marketing, doanh nghiệp cần phải đi phân tích cả 2 môi trường đó là Môi trường vi mô và Môi trường vĩ mô. * Phân tích môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp không thể thay đổi được môi trường vĩ mô, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường vĩ mô - Môi trường nhân khẩu học - Môi trường chính trị và pháp luật - Môi trường kinh tế - Môi trường công nghệ - kỹ thuật - Môi trường tự nhiên * Môi trường vi mô của doanh nghiệp 7
  15. Bao gồm những tác nhân thuộc khung cảnh trực tiếp của doanh nghiệp, tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp – đó là, bản thân doanh nghiệp, các cơ sở phân phối, các thị trường khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, và các giới có quan hệ. Tác nhân ảnh hưởng đến môi trường vi mô của doanh nghiệp - Nhà cung cấp - Trung gian Marketing - Đối thủ cạnh tranh - Khách hàng - Công chúng 1.3.2 Phân tích nhu cầu của khách hàng.: Văn hóa Xã hội Nhánh văn Giai tầng xã Cá nhân Tâm lý hóa hội Tuổi và đường Động cơ Nền văn hóa đời Người Nhóm gia Nhận thức tiêu dùng Sự giao lưu đinh Nghề nghiệp Sự hiểu văn hóa và Vai trò và hoàn cảnh kinh biết biến đổi văn địa vị xã hội tế Niềm tin hóa lưu Nhân cách và quan Lối sống điểm Cá tinh và nhân thức Sơ đồ 1.5. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến các hành vi của người tiêu dùng (Giáo trình Marketing Căn bản- Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, 2009) 1.3.3. Xác định mục tiêu và nguồn lực của công ty. 1. Mục tiêu của doanh nghiệp 2. Các yêu cầu đối với mục tiêu 3. Các lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp 4. Nguồn lực công ty 1.3.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh của công ty. 1.3.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Phân tích điểm mạnh (Strengths). Phân tích điểm yếu (Weaknesses). Phân tích cơ hội của doanh nghiệp (Opportunities). Phân tích nguy cơ (Threats). 8
  16. 1.3.6. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. * Xác định thị trường mục tiêu * Định vị hàng hóa dịch vụ trên thị trường. 1.3.7. Xây dựng chiến lược từng phân hệ của marketing Mix. a. Chính sách sản phẩm b. Chính sách giá cả Bảng tính giá công ty: c. Chính sách phân phối d Chính sách xúc tiến - quảng bá sản phẩm - Thực hiện chiến lược và kiểm soát, xác định các mục tiêu chiến lược - Phân tích khả năng dự báo của doanh nghiệp. e - Chính sách con người: P thứ 5 trong marketing mix Những người tạo ra sản phẩm Những người mang sản phẩm đến khách hàng Những người nói chuyện với khách hàng Trải nghiệm khách hàng tổng thể CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. 2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. 2.1.1 Qua trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, bộ máy quản lý. Cùng với sự định hướng và phát triển của nền kinh tế tư nhân đang đóng vai trò quan trọng trong nên kinh tế thị trường nhiều thành phần mà Đảng và Nhà Nước ta đang xây, đặc biệt là kinh tế du lịch, năm 2009 Cty CP Du Lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội đã được thành nhằm đáp ứng được như cầu ngày càng cao và đa dang về nhu cầu dịch vụ du lịch của khách hàng trong và ngoài nước theo giấy phép số: 0104220666 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2009 Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI HANOI PEACE TOURS.,JSC WEBSITE : HTTP://WWW.DULICHCHUYENNGHIEP.VN EMAIL : INFO@ DULICHCHUYENNGHIEP.VN TRỤ SỞ CHÍNH : LAM CẦU – DƯƠNG QUANG – GIA LÂM – HÀ NỘI VĂN PHÒNG GIAO DỊCH: 9
  17. SỐ 12 /8/57 ĐƯỜNG HÒA BÌNH - TỔ 14 YÊN NGHĨA - HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI DĐ: 09123 575 87 -0913 549 597 KHÁCH SẠN DU LỊCH ÁNH DƯƠNG 2 SAO: SỐ 10 - ĐẠI LỘ HÒA BÌNH – TRẦN PHÚ – MÓNG CÁI – QUẢNG NINH TEL: 033.3 884 563 FAX: 033.3 884 563 - Qua trình hình thành và phát triển - Chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động. - Cơ cấu tổ chức: Từ khi thành lập cho đến nay, chúng tôi luôn chú trọng đến việc lựa chọn những nhân sự có trình độ du lịch chuyên sâu, đạo đức nghề nghiệp luôn đề cao, nhiệt huyết, nhiệt tình và say mê công việc để phục vụ quý khách hàng ngày một tốt hơn. Sơ đồ cơ cấu công ty: . CTHĐQT -TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ TP THỦ QUỸ KẾ TOÁN HC - NS XÚC TIẾN ĐIỀU HÀNH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỰ ÁN PHÒNG PHÒNG PHÒNG VÉ DU LỊCH SALE PHÒNG XE PHÒNG PHÒNG VISA TỔNG HỢP Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu công ty. - Nguồn nhân lực: 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Sản phẩm cơ bản của công ty:( nguồn của Cty) - Hiệu quả kinh doanh của 5 năm gần đây: 1000 VND 10
  18. Bảng: Hiệu quả kinh doanh của 5 năm gần đây STT Năm Số Lượng Lơi nhuận Tăng trưởng Ghi chú 1 2016 1.560.000 380.000 dương 2 2017 2.136.000 420.000 dương 3 2018 2.356.000 480.000 dương 4 2019 1.786.000 289.000 dương 5 2020 207.000 30.000 âm Bảng 2.4: Hiệu quả kinh doanh của 5 năm gần đây ( nguồn của công ty) 2.2 Nghiên cứu hoạt động xây dựng chiến lược Marketing của Công ty CP Du lịch và Thương mại Hòa Bình Hà Nội. 2.2.1 Phân tích môi trường Marketing của công ty. 2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô Nó bao gồm các yếu tố: Chính trị - pháp luật; kinh tê; khoa học kỹ thuật - Công nghệ; Văn hóa - xã hội và tự nhiên. Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được, nhưng nó tác động rất lớn đến hoạt động kịnh doanh cũng như sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. 2.2.2. Phân tích nhu cầu khách hàng. Công ty CP Du lịch và Thương mại Hìa Bình Hà Nội hoạt động kinh doanh chủ yếu là dịch vụ và lữ hành nội địa. Do đó, thị trường khách du lich nội địa rất đa dạng, nhưng khách hàng chính của Công ty thực hiện trong thời gian qua là: - Khách học sinh: - Khách doanh nghiệp sản suất: - Khách khối Hành Chính: 2.2.3 Phân tích mục tiêu và nguồn lực của Công ty. a. Đào tạo nguồn nhân lực b. Chuẩn bị tài chính để đáp ứng nhu cầu thị trường. 2.2.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh. Nhà cung cấp 2.2.5. Phân đoạn thị trường và thị trường mục tiêu. a. Thị trường mục tiêu lớn nhất. b. Thị trường khách đi du lịch nước ngoài 2.2.6 Thực trạng xây dựng chiến lược từng phân hệ của Marketing MIX 2.2.6.1 Nghiên cứu thị trường 11
  19. Nghiên cứu thị trường là công việc quan trọng, hết sức cần thiết của bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào. Bộ phận kinh doanh của Công ty CP Du lịch và Thương Mại Hòa Bình Hà Nội, thông qua các nguồn thông tin chủ yếu từ phía khách hàng đến Công ty theo những phương pháp sau: 2.2.6.2 Các hoạt động xúc tiến Marketing (Marketing-Mix) Nếu như trước đây, hoạt động marketing là mới mẻ trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành thì gần đây điều này đã thay đổi. Phần lớn các doanh nghiệp lữ hành đã sử dụng marketing hỗn hợp như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Công ty CP Du lịch và Thương mại Hòa Bình Hà Nội đã sử dụng linh hoạt những công dụng của marketing trong việc thu hút khách tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này chưa thực sự cao và đóng vào kết quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên Du lich Hòa Bình Hà Nội cũng thường xuyên có những chuyến tham quan khuyến mãi cho khách hàng quen vào mùa hè, điều này khiến khách hàng cảm thấy rất thoải mái và thích thú. Chính sách sản phẩm. Chính sách giá Giá trọn gói một số chương trình du lịch của Công ty Du lich Hòa Bình Hà Nôi: Chính sách phân phối Chính sách xúc tiến bán Chăm sóc và khai thác thông tin kế tiếp của khách hàng. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH CỦA CÔNG TY CP DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI HÒA BÌNH HÀ NỘI. 2.3.1. Những điểm mạnh - S của Công ty. Protravel tự hào là một trong những nhà tổ chức các chương trình tham quan thực tế, nghỉ dưỡng cho các đoàn khách với số lượng khách lớn: Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, các tổ chức…. với giá cả phải chăng, dịch vụ hoàn hảo, lịch trình phù hợp, chế độ chăm sóc, hậu mãi rất ưu đãi cho các đơn vị đứng ra kết hợp tổ chức. Để có được điều trên chúng tôi có các lợi thế nổi bật: + Đội ngũ Điều hành kinh nghiệm lâu năm, trình độ cao thiết kế những chương trình với lịch trình phù hợp, đảm bảo về chất lượng dịch vụ, cũng như sức khỏe và sự an toàn của khách hàng. + Là thương hiệu uy tín trong nhiều năm trên thị trường du lịch, chúng tôi có một hệ thống các nhà cung cấp các dịch vụ vận chuyển. lưu trú, ăn uống… rộng lớn, chất lượng và luôn được ưu đãi về giá thành. Đặc biệt với những mùa cao điểm, khả năng có thể cung cấp 50 – 200 đầu xe 16 – 47 chỗ, hàng nghìn phòng nghỉ từ hạng sao cho đến tiêu chuẩn tại các khu du lịch lớn của miền Bắc: Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò… 12
  20. + Đội ngũ Hướng dẫn viên, tổ chức tour nhiệt tình, có kinh nghiệm dẫn tour, tinh thần và trách nhiệm cao Chúng tôi có kinh nghiệm tổ chức tour cho cán bộ công nhân viên với quy mô lớn dịch vụ tốt với giá phải chăng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, nghỉ ngơi của cán bộ công nhân viên… + Tài chính đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu tổ chức các đoàn du lịch với số lượng lớn và rất lớn và trong thời gian dài…. Công ty luôn duy trì được khách hàng truyền thông trên 30 đầu mối khách hàng và hàng năm phục vụ khoảng hơn 10 ngàn lượt khách. +Về nhân sự, hiện nay Công ty có tổng số 18 cán bộ công nhân viên trong trình độ chuyên môn của các cán bộ trong công ty tương đối cao, 90% số nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng. Hơn thế nữa Công ty có đội ngũ lao động nhiều kinh nghiệm, có tính sáng tạo, nhiệt tình và khả năng nắm bắt cao đặc biệt Công ty có một đội ngũ nhân viên trẻ năng động và nắm vững nghiệp vụ du lịch. Đây là một lợi thế khá lớn của Công ty trong kinh doanh du lịch. + Về danh tiếng và thương hiệu Công ty hiện nay có vị trí nhất định trên thị trường nội địa và khu vực Hà Nội. + Về mối quan hệ với đối tác cũng như các doanh nghiệp lữ hành khác, công ty có mối quan hệ rộng với các hãng lữ hành khác và các ban hàng trên cả nước, đây chính là một điểm thuận lợi cho Công ty để mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh. 2.3.2. Những điểm yếu - W của Công ty - Có thể nói với số lượng công nhân viên trong công ty thì quy mô Công ty nhỏ và điều này cũng làm ảnh hưởng đến công ty - Tuy với đội ngũ trẻ và năng động, nhiệt huyết nhưng công ty vẫn thiếu đội ngũ marketing dày dạn kinh nghiệm. - Sản phẩm của công ty tuy khá nhiều tour nhưng sản phẩm còn đơn điệu, không có sản phẩm đặc thù. - Về thương hiệu cũng như danh tiếng của công ty cũng đã có khá nhiều khách hàng biết đến nhưng lượng khách tới Công ty còn ít. - Thị trường khách quốc tế là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn vì nguồn thu ngoại tệ nhưng tại Du lịch Hòa Bình Hà Nội thì thị trường quốc khách quốc tế chưa đử điều kiện được khai thác. - Tài chính cũng là vấn đề cần phải thực hiện tốt trong giai đoan hiện nay vì Đại dịch Covid -19 đã là suy yếu rất nhiều và khoa khăn. - Vấn đề áp dung công nghệ vào kinh doanh trong thời đại số đặc biệt là bán hàng qua mạng còn rất kém. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2