intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến sự hài lòng của khách hàng và công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng. Phân tích thực trạng công tác đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình, qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng. Đề xuất một số giải pháp trong công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng để ứng dụng vào hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐOÀN THỊ MINH GIANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ MYTV TẠI VNPT QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 834.01.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.LÊ THỊ MINH HẰNG Phản biện 1: TS. Nguyễn Thị Bích Thu Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lĩnh vực truyền hình trả tiền hiện nay, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, có khoảng 16 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ Truyền hình trả tiền, tại Quảng Bình, với 04 doanh nghiệp lớn tham gia cung cấp dịch vụ, ngoài ra một lượng lớn khách hàng sử dụng tivi smart TV kết nối internet, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong mảng truyền hình trả tiền, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Để phát triển doanh nghiệp và đảm bảo tăng trưởng doanh thu, VNPT phải bỏ chi phí lớn ra để tăng cường khuyến mại lôi kéo khách hàng của đối thủ và thu hút khách hàng mới lắp đặt dịch vụ. Chi phí sẽ tăng lên rất nhiều so với việc bỏ chi phí giữ khách hàng cũ, khách hàng sử dụng lâu năm. Sự hài lòng khách hàng sẽ đảm bảo khách hàng ở lại sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ có lượng khách hàng trung thành, có nguồn doanh thu bền vững và từ những khách hàng trung thành sẽ là một kênh thông tin truyền miệng về dịch vụ cho những khách hàng mới, khách hàng sẽ chủ động tìm đến với doanh nghiệp, điều mà nếu bỏ chi phí lớn bao nhiêu doanh nghiệp cũng khó có thể làm được. VNPT đã quan tâm đến ý kiến của khách hàng bằng cách thiết lập các tổng đài tiếp nhận ý kiến của khách hàng tại các tổng đài Call Center thuộc Trung tâm hỗ trợ Miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các tổng đài 800126 tại 63 Trung tâm Kinh doanh Tỉnh/ thành phố, từ đó giải quyết được sơ bộ ý kiến không hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên với cách làm này, chỉ giải quyết được phần ngọn, tức là giải quyết được các ý kiến phát sinh của từng khách hàng, chưa được phân tích rõ ràng sự hài lòng khách hàng một cách toàn diện, từ đó chưa có
  4. 2 tác dụng lắm trong việc áp dụng kết quả khảo sát, đánh giá để đưa ra các phương án có tính chiến lược giúp đơn vị giữ khách hàng và phát triển các khách hàng mới. Tại VNPT Quảng Bình cũng đã có các hình thức khảo sát, đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiện công tác đánh giá còn nhiều hạn chế, thủ công, đơn giản chưa bao quát được hết các nguyên nhân không hài lòng của khách hàng. Sự đánh giá độ hài lòng còn chưa chính xác, việc thu thập ý kiến của khách hàng còn nhiều hạn chế. Với đề tài: “Hoàn thiện công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình” sẽ giúp VNPT Quảng Bình đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá sự hài lòng của khách hàng, để từ đó có thể tìm ra các phương pháp, các quy trình, quy định khác nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng… để giữ khách hàng, phát triển thêm khách hàng mới sử dụng dịch vụ MyTV của VNPT lâu dài, đồng thời từ đó làm tiền đề để phát triển thêm các dịch vụ khác của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến sự hài lòng của khách hàng và công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng. Phân tích thực trạng công tác đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình, qua đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế của công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng. Đề xuất một số giải pháp trong công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng để ứng dụng vào hoạt động chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng sự hài lòng của khách hàng tại VNPT Quảng Bình. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
  5. 3 Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp để ứng dụng cơ sở lý luận trong công tác đánh giá sự hài lòng của khách hàng trong doanh nghiệp. Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng và các giải pháp để đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp mô tả: Mô tả các quy trình, các phương pháp đang được áp dụng tại doanh nghiệp, mô tả các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp tư duy: Thống kê, phân tích thực trạng tại doanh nghiệp từ đó đưa ra được điểm mạnh, điểm yếu của công tác khảo sát sự hài lòng của khách hàng tại đơn vị, tổng hợp đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng. 5. Bố cục đề tài Luận văn bao gồm: Chương 1: Tổng quan về sự hài lòng khách hàng và các nội dung liên quan Chương 2: Thực trạng của công tác đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá sự hài long của khách hàng sử dụng dịch vụ MyTV tại VNPT Quảng Bình. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Philip Kotler & Gary Armstrong, Nguyên lý tiếp thị, 2012 - Philip Kotler, Hermawan Kartajaya, Iwan Setiawan, Tiếp thị 4.0 Dịch chuyển từ Truyền thống sang Công nghệ số , 2017
  6. 4 - Nguyễn Quốc Tuấn, Trương Hồng Trình, Lê Thị Minh Hằng, Quản trị chất lượng toàn diện, NXB Tài chính, năm 2010 - Bài nghiên cứu “Sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ 4G của VinaPhone tại TP. Hồ Chí Minh” Hà Nam Khánh Giao, Đồng Thanh Hiền, 2018. - Bài nghiên cứu “Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ” TS. Phạm Hùng Cường, PGS. TS. Nguyễn Xuân Minh, TS. Võ Hoàng Nhân, 2019. - Các quy định, quy trình của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông và Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình. - Blog Cem Partner và nguồn Internet khác. - Các bài tập, luận văn, các bài báo trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn từ quý thầy cô Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Tiến sĩ, giảng viên Lê Thị Minh Hằng đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. KHÁCH HÀNG 1.1.1. Khái niệm về khách hàng Khách hàng là người mua sản phẩm hoặc có quyền, có ảnh hưởng trong việc ra quyết định mua. 1.1.2. Phân loại khách hàng a. Căn cứ vào mối quan hệ với doanh nghiệp - Khách hàng bên ngoài: Là những khách hàng thực hiện các hành vi mua – bán, có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp. - Khách hàng bên trong (là khách hàng nội bộ): là những nhân
  7. 5 viên thuộc doanh nghiệp, có mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, như vậy họ trở thành khách hàng của nhau. b. Căn cứ vào mức độ trung thành với doanh nghiệp - Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng chưa mua hàng, nhưng trong tương lai có khả năng sẽ mua hàng. Ví dụ, đối với VNPT, thì đối với sản phẩm di động, tập khách hàng tiềm năng là tập khách hàng học sinh. - Khách hàng mua 01 lần : Là những khách hàng vừa quyết định mua hàng rồi sau đó không tiếp tục mua nữa. - Khách hàng mua lặp lại: Đây là những khách hàng đã mua dịch vụ, trải nghiệm dịch vụ và quay lại với doanh nghiệp thêm nhiều lần nữa. - Khách hàng ủng hộ: Đây là khách hàng chiếm số lượng ít nhất, nhưng quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. 1.1.3. Hành vi của khách hàng Hành vi của khách hàng là cách mà khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Có thể khách hàng sẽ mua sản phẩm, sử dụng sản phẩm, thích sản phẩm, hoặc tẩy chay sản phẩm… Biết được hành vi của khách hàng, doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện các hành động phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Nghiên cứu về hành vi khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết được nhu cầu, sở thích, thói quen của khách hàng… để xây dựng hoặc thiết kế những sản phẩm, dịch vụ phù hợp. 1.2. DỊCH VỤ 1.2.1. Khái niệm về sản phẩm, dịch vụ Theo nguyên lý tiếp thị (Philip Kotler &Gary Armstrong, 2012): - Sản phẩm là mọi thứ được đưa ra thị trường để thu hút sự chú
  8. 6 ý, tiếp nhận, sử dụng hoặc tiêu thụ và có khả năng thoả mãn một nhu cầu/ đòi hỏi nào đó. - Dịch vụ là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng là phi vật chất với đặc tính vô hình, không lưu trữ được. 1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ Theo Philip Kotler và Gary Armstrong, nguyên lý tiếp thị, 2012, dịch vụ có 4 đặc tính đặc biệt: Tính Vô hình ( Intangibility) Tính không thể phân tách của dịch vụ. Tính phong phú của dịch vụ Tính mất mát của dịch vụ 1.3. CHẤT LƢỢNG 1.3.1. Chất lƣợng là gì? Như vậy, chất lượng là sự thỏa mãn hay là sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ. 1.3.2. Chất lƣợng dịch vụ Chính vì chất lượng dịch vụ do khách hàng quyết định nên chất lượng ở đây sẽ mang tính chất chủ quan, nó phụ thuộc vào mức độ nhu cầu, cùng mong đợi của khách hàng, vì vậy mỗi dịch vụ sẽ có những cảm nhận khác nhau, dẫn đến chất lượng cũng khác nhau. Mặc dù có nhiều khái niệm chất lượng dịch vụ nhưng xét một cách tổng thể, chất lượng dịch vụ bao gồm những đặc điểm sau: - Tính vượt trội (Transcendent). - Tính đặc trưng của sản phẩm (Product led). - Tính cung ứng (Process or supply led). - Tính thỏa mãn nhu cầu (Customer led). - Tính tạo ra giá trị (Value led). 1.4. SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
  9. 7 1.4.1. Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng Nếu chất lượng được cải thiện nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì khách hàng sẽ không bao giờ thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận được dịch vụ có chất lượng cao, thì họ sẽ hài lòng và ngược lại. Như vậy, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến sự hài lòng cho khách hàng. “Chất lượng là tổng hợp những đặc tính, đặc điểm của một sản phẩm hay dịch vụ có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng” (TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Quản trị chất lượng toàn diện, 2006) Như vậy, sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm dịch vụ là mức độ cảm nhận thực tế, là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi được trải nghiệm chất lượng dịch vụ của sản phẩm dịch vụ đó. 1.4.2. Vai trò của sự hài lòng khách hàng trong kinh doanh Khi khách hàng đã thực sự hài lòng với sản phẩm dịch vụ sẽ tạo nên trong bản thân mỗi khách hàng một cảm giác thích sử dụng sản phẩm dịch vụ, không muốn thay đổi sản phẩm khác… sẽ tạo nên một lòng trung thành với sản phẩm dịch vụ, với doanh nghiệp đó. - Giới thiệu cho người khác - Tiếp tục mua thêm sản phẩm, dịch vụ là lý do tại sao phải làm hài lòng khách hàng - Duy trì sự lựa chọn - Giảm chi phí - Giá cao hơn là lý do tại sao phải làm hài lòng khách hàng 1.4.3. Mức độ hài lòng của khách hàng * Mức độ hài lòng của khách hàng tuỳ thuộc vào các yếu tố: - Sự kỳ vọng thực tế của khách hàng:
  10. 8 - Khả năng giới thiệu cho người khác: - Sự hài lòng tổng thể - Trải nghiệm lý tưởng của khách hàng: - Sự hài lòng dựa trên cảm tình và nhận thức: - Khả năng tái sử dụng, tái mua hàng: * Các mức độ của sự hài lòng - Mức độ hài lòng 1: Đây là mức độ “rất không hài lòng” - Mức độ hài lòng 2: Đây cũng là mức độ “không hài lòng” - Mức độ hài lòng 3: Mức độ “bình thường” - Mức độ hài lòng 4: Đây là mức độ “khá hài lòng” - Mức độ hài lòng 5: Đây là mức độ “hoàn toàn hài lòng” Như vậy, đánh giá được các mức độ hài lòng của khách hàng một cách cụ thể, sẽ giúp doanh nghiệp ra các quyết định cho quá trình sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hay đưa ra quyết định vòng đời của sản phẩm, dịch vụ đó một cách hợp lý. 1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG Muốn nâng cao sự hài lòng khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao được chất lượng dịch vụ. Nói cách khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó chất lượng dịch vụ là cái được tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng khách hàng. Với quan điểm này, trong nghiên cứu của mình, tác giả cho rằng sự hài lòng của khách hàng là sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. 1.6. MÔ HÌNH ĐO LƢỜNG SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG 1.6.1. Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng (CSI model) Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index –
  11. 9 CSI) được nhằm mục đích đo lường sự thõa mãn của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. 1.6.2. Mô hình đo lƣờng mối quan hệ tổng quát về sự hài lòng của Zeithaml và Bitner (2000) Nghiên cứu của Zeithaml và Bitner (2000) về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng cũng cho thấy, mối quan hệ tổng quát về sự hài lòng bao gồm chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm và giá cả. Ngoài ra, sự hài lòng còn bị tác động bởi yếu tố tình huống và yếu tố cá nhân 1.6.3. Mô hình 5 khoảng cách Chất lƣợng dịch vụ của Parasuraman và thang đo Servqual Parasuraman và cộng sự (1985,1988,1991) đã định nghĩa chất lượng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ”, họ đã nghiên cứu về kỳ vọng và cảm nhận chất lượng dịch vụ thông qua mô hình năm khoảng cách, là khoảng cách giữa sự mong đợi và sự cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ.  Thang đo Servqual: Do đó, sau nhiều lần kiểm định đã đi đến kết luận: Chất lượng dịch vụ bao gồm 5 thành phần cơ bản đó là: - Phương tiện hữu hình (Tangibles): thể hiện qua thương hiệu, hình ảnh, tài liệu, trang thiết bị và máy móc để thực hiện dịch vụ và ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ. - Độ tin cậy (Reliability): thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hẹn ngay từ lần đầu. - Tính đáp ứng (Responsiveness): mức độ mong muốn và sẵn sàng phục vụ khách hàng kịp thời.
  12. 10 - Sự đảm bảo (Assurance): kiến thức chuyên môn và phong cách lịch lãm, niềm nở của nhân viên phục vụ, tính sẵn sàng và đặc biệt là giải quyết nhanh các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. - Sự cảm thông (Empathy): thể hiện sự ân cần, quan tâm, thăm hỏi, động viên đến từng cá nhân khách hàng.  Thang đo Servqual được sử dụng để khảo sát đánh giá của khách hàng trên 2 phương diện là mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận với 5 yếu tố và 22 biến quan sát. 1.6.4. Mô hình SERVPERF SERVPERF là một biến thể của mô hình SERVQUAL được xác định đầu tiên bởi Cronin Jr, J. Joseph, and Steven A. Taylor (1992). Ở thang đo SERVQUAL, sự hài lòng của khách hàng được đo lường bằng cả kỳ vọng lẫn cảm nhận của khách hàng (Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận - Giá trị kỳ vọng). Ở thang đo SERVPERF chất lượng của dịch vụ chỉ được đo lường bằng cảm nhận của khách hàng (Chất lượng dịch vụ = Mức độ cảm nhận). Khi so sánh giữa bảng câu hỏi của mô hình Servperf và mô hình Servqual chúng ta có thể nhận thấy bảng câu hỏi của mô hình Servperf ngắn gọn hơn, đỡ mất thời gian, nhầm lẫn giữa hai khái niệm kỳ vọng và cảm nhận cho người trả lời, do đó sẽ hạn chế được sự sai sót, thiếu chính xác khi trả lời bản hỏi. 1.7. CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG Đánh giá hài lòng khách hàng là một quy trình khép kín, cần sự phối hợp thực hiện của các bộ phận liên quan đến khách hàng. Nhu cầu khách hàng luôn luôn thay đổi và có yêu cầu ngày càng cao, một dịch vụ khách hàng tốt phải luôn đáp ứng được kỳ vọng đó.
  13. 11 Để công tác đánh giá sự hài lòng khách hàng có hiệu quả thì các cần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Trong mục 1.5, 1.6 tác giả đã xác định được sự hài lòng khách hàng là sự hài lòng về chất lượng dịch vụ. Như vậy, công tác đánh giá sự hài lòng của khách hàng cần thực hiện được các bước: 1. Đo lường: Các phương pháp đo lường sự hài lòng khách hàng: xây dựng bản câu hỏi, khảo sát, lưu trữ dữ liệu… 2. Phân tích dữ liệu thu thập được. 3. Xác định được vấn đề đang mắc phải của doanh nghiệp qua quá trình thu thập dữ liệu và cách thức sử dụng dữ liệu. 4. Đưa ra các giải pháp, các phương án để gia tăng sự hài lòng khách hàng và khắc phục các lý do không hài lòng.
  14. 12 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Sự hài lòng của khách hàng dẫn đến sự trung thành của khách hàng dành cho sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Càng mở rộng tập khách hàng trung thành thì doanh nghiệp càng bền vững và dễ dàng tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Tại VNPT Quảng Bình, công tác đánh giá khảo sát sự hài lòng của khách hàng vẫn còn nhiều bất cập, tác giả sẽ phân tích thực trạng cụ thể ở chương 2 và đề ra các giải pháp hiệu chỉnh trong chương 3. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ MYTV TẠI VNPT QUẢNG BÌNH 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT – QUẢNG BÌNH 2.1.1. Giới thiệu chung Tên đầy đủ của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Quảng tổ chức Bình – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông Tên viết tắt Trung tâm Kinh doanh VNPT - Quảng Bình Trụ sở chính 56 Lý Thường Kiệt, P. Đồng Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Điện thoại 0232.3858878 Fax 0232.3898586 Website www.kinhdoanh.vnptquangbinh.com.vn Giám đốc Ông: Nguyễn Văn Chương Kế toán trưởng Bà: Nguyễn Thị Hải Vân
  15. 13 - Hình thức hoạt động: Hạch toán kinh doanh theo luật Doanh nghiệp, luật Viễn thông, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Trung tâm Kinh doanh VNPT-Quảng Bình được thành lập từ 01/10/2015 theo Quyết định số 847/QĐ-VNPT VNP-NS ngày 28/09/2015 của Tổng Công Ty Dịch vụ Viễn thông trên cơ sở tổ chức, sắp xếp các nguồn lực của Trung tâm Kinh doanh, Viễn thông Quảng Bình chuyển giao sang cho Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý của Trung tâm Kinh doanh gồm: Giám đốc Trung tâm phụ trách, có Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc quản lý, điều hành, có Kế toán trưởng phụ trách công tác kế toán, thông kê, tài chính; có bộ máy quản lý, giúp việc chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng lao động trực tiếp. Trung tâm có 12 đơn vị trực thuộc. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm: Trung tâm Kinh doanh VNPT-Quảng Bình có chức năng kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ tại địa bàn Quảng Bình, bao gồm: a. Ngành nghề kinh doanh chính: - Kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ Viễn thông – Công nghệ thông tin; - Kinh doanh các dịch vụ phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện; - Kinh doanh các dịch vụ nội dung, dịch vụ giá trị gia tăng; - Kinh doanh các dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa cho thuê công trình, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin truyền thông; - Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối bán buôn, bán lẻ các vật tư, trang thiết bị thuộc các lĩnh vực điện, điện tử viễn thông,
  16. 14 công nghệ thông tin b. Ngành nghề có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính: - Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông; - Kinh doanh dịch vụ cho thuê văn phòng, cơ sở hạ tầng Viễn thông; - Đại lý bán vé máy bay và các phương tiện vận tải khác; - Cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây: Sau khi có quyết định thành lập, Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình đã đi vào hoạt động và là một doanh nghiệp hạch toán độc lập. Tài chính của Doanh nghiệp những năm vừa qua khá ổn định là tiền đề cho việc phát triển trong những năm tiếp theo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng và cung cấp những dịch vụ, tiện ích ngày càng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên doanh thu dịch vụ MyTV xu hướng giảm mạnh từ năm 2017 qua năm 2018, năm 2019 có tăng rất nhẹ so với năm 2018 sau một loạt các giải pháp thu hút, khuyến mại khách hàng mới, chính sách giữ khách hàng hiện hữu và lôi kéo khách hàng cũ quay trở lại sử dụng dịch vụ. 2.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT – Quảng Bình: Lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp: - Sản phẩm, dịch vụ viễn thông: - Dịch vụ phát thanh, truyền hình, truyền thông đa phương tiện.
  17. 15 - Sản phẩm, dịch vụ Công nghệ thông tin: - Sản phẩm điện, điện tử - Các ngành nghề khác có liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin. 2.2. GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ MYTV VÀ PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG MYTV 2.2.1. Dịch vụ MyTV a. Giới thiệu dịch vụ MyTV Dịch vụ MyTV là dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet được cung cấp tới khách hàng dựa trên công nghệ IPTV (Internet Protocol Television). Tín hiệu truyền hình được chuyển hóa thành tín hiệu IP, truyền qua hạ tầng mạng Internet của VNPT đến thiết bị đầu cuối (Thiết bị Smart Box của VNPT hoặc Smart TV tương thích với dịch vụ) tại thuê bao của khách hàng. b. Bảng giá gói cước MyTV 2.2.2. Phân loại khách hàng a. Dựa vào các nhóm đối tượng mà VNPT Quảng Bình phân loại khách hàng như sau:  Khách hàng đặc biệt:  Khách hàng doanh nghiệp  Khách hàng cá nhân: b. Dựa vào hoạt động sử dụng dịch vụ MyTV - Khách hàng lắp đặt mới dịch vụ - Khách hàng bị sự cố dịch vụ - Khách hàng rời mạng - Khách hàng hiện hữu 2.2.3. Một số quy trình trong quá trình cung cấp dịch vụ MyTV
  18. 16 a. Quy trình lắp đặt dịch vụ MyTV b. Quy trình xử lý sự cố dịch vụ MyTV của VNPT Quảng Bình 2.2.4. Tình hình biến động tăng giảm thuê bao MyTV năm 2018 – 2019 VNPT Quảng Bình cần hạn chế thuê bao rời mạng xuống, tập trung giữ thuê bao bằng cách tìm hiểu đo lường mức độ hài lòng của khách hàng để có các giải pháp phù hợp,mặt khác từ bản phân tích đánh giá đo lường sự hài lòng khách hàng để có các cơ chế, các sản phẩm dịch vụ hợp lý nhằm phát triển khách hàng mới, lôi kéo khách hàng cũ quay trở lại. 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ MYTV 2.3.1. Khảo sát, đánh giá sự hài lòng khách hàng mới lắp đặt dịch vụ 2.3.1. Phần đo lƣờng: Khảo sát, đánh giá sự hài lòng khách hàng 2.3.1.1. Khảo sát, đánh giá sự hài lòng khách hàng mới lắp đặt dịch vụ * Nhận xét: - Thời gian để thực hiện khảo sát đối với khách hàng mới trong vòng 72 giờ sau khi thực hiện nghiệm thu, sẽ có những trường hợp KTV gọi trong ngày nghiệm thu thì khách hàng chưa kịp trải nghiệm dịch vụ, do đó công tác đánh giá chưa chính xác, khách hàng sẽ chỉ đánh giá được một phần nhỏ trong quá trình cung cấp dịch vụ, mà chưa bao quát hết chất lượng dịch vụ được cung cấp. 2.3.1.2. Khảo sát, đánh giá sự hài lòng khách hàng báo sự cố * Nhận xét:
  19. 17 - Thời gian để khảo sát khách hàng này cần sớm hơn, khác với khách hàng lắp đặt mới, họ cần thời gian để trải nghiệm và thưởng thức dịch vụ, thì khách hàng báo hỏng đã có khoảng thời gian trải nghiệm rồi, do đó việc xử lý và khảo sát cần tiến hành nhanh chóng, để có thể làm dịu sự khó chịu khi dịch vụ bị gián đoạn. 2.3.1.3. Kịch bản khảo sát đánh giá sự hài lòng khách hàng 2.3.1.4. Hệ thống phục vụ cho việc đánh giá độ hài lòng khách hàng Hệ thống phục vụ việc tương tác đánh giá độ hài lòng khách hàng dựa vào hệ thống IPCC Genesy bao gồm 3 hệ thống: - Hệ thống đăng nhập agent: - Hệ thống ghi âm toàn bộ cuộc gọi của điện thoại viên trao đổi cùng khách hàng: - Hệ thống báo cáo IPCC 2.3.2. Phân tích dữ liệu thu thập và xử lý dữ liệu đƣợc khảo sát a. Thu thập dữ liệu để khảo sát b. Xử lý dữ liệu được khảo sát 2.3.3. Xác định vấn đề và sử dụng dữ liệu khảo sát sự hài lòng khách hàng 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG KHÁCH HÀNG 2.4.1. Đánh giá về thực trạng quy trình đánh giá sự hài lòng khách hàng * Ƣu điểm - VNPT Quảng Bình đã xây dựng được công tác khảo sát đánh giá sự hài lòng khách hàng. Kết quả của sự đánh giá mức độ hài lòng khách hàng được đưa vào mục tiêu quản trị doanh nghiệp bằng
  20. 18 xây dựng KPIs sự hài lòng của khách hàng. - Thông qua quá trình khảo sát này có thể kịp thời phát hiện những yếu tố làm khách hàng không hài lòng để kịp thời chấn chỉnh và có các biện pháp giữ khách hàng, làm thoã mãn khách hàng. - VNPT thể hiện được sự quan tâm đối với những khách hàng mới và xử lý sự cố, kiểm tra, khảo sát và thông qua quá trình trao đổi giữa nhân viên Contact Center và khách hàng để truyền đạt hình ảnh của VNPT đến với khách hàng, đồng thời tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để có thể tư vấn, bán thêm dịch vụ, vừa gia tăng sự hài lòng của khách hàng khi được tư vấn các gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu, vừa tăng doanh thu cho đơn vị. * Hạn chế Trong quá trình thực hiện khảo sát khách hàng và thu thập dữ liệu khảo sát, đánh giá sự hài lòng khách hàng tại VNPT Quảng Bình, tác giả nhận thấy: - VNPT Quảng Bình mới chỉ dựa vào một hình thức khá đơn giản là Outbound (gọi điện) từ tổng đài để đánh giá khảo sát sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ của MyTV. - Kịch bản khảo sát còn khá đơn giản - Phần đánh giá khảo sát phụ thuộc hoàn toàn vào KTV - Bản câu hỏi còn khá đơn giản - Phương pháp phân tích thu thập kết quả khảo sát và công thức tính sự hài lòng vẫn còn thực sự chưa thực sự chính xác. - Đối với trường hợp khách hàng không liên lạc được, không khảo sát qua điện thoại được, vô hình chúng ta sẽ không biết được mức độ hài lòng của khách hàng, và sẽ thiếu dữ liệu để thực hiện đo lường cũng như có các phương án chăm sóc cần thiết trong quá trình giữ khách hàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2