LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong xu thế hội nhập quốc tế, cạnh tranh là yếu tố mà bất kỳ một doanh<br />
nghiệp nào cũng phải đối mặt. Cuộc cạnh tranh này diễn ra trên hầu khắp các lĩnh<br />
vực như công nghệ, tài chính, quản lý sản phẩm, thị trường… Nhưng trên hết yếu<br />
tố đứng đằng sau mọi cuộc cạnh tranh là con người. Thực tế đã chỉ ra rằng mọi thứ<br />
đối thủ cạnh tranh đều có thể sao chép, bắt chước, duy chỉ có yếu tố con người là<br />
có khả năng ngăn chặn sự sao chép này. Do vậy, đầu từ vào yếu tố con người là<br />
giải pháp bền vững và có tính thực tế cao.<br />
Trung tâm Viễn thông khu vực I là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh<br />
vực viễn thông, nơi mà nguồn lực con người là yếu tố quyết định tác động trực<br />
tiếp đến mọi hoạt động cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.<br />
Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc nâng cao chất<br />
lượng nguồn nhân lực của mình bằng việc thường xuyên tổ chức các khóa học<br />
chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn, trang bị và đào tạo những kỹ thuật<br />
tiên tiến. Tuy nhiên, kết quả đào tạo còn hạn chế, tính ứng dụng của các khóa học<br />
vào việc lao động sản xuất còn thấp chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.<br />
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác đào<br />
tạo nguồn nhân lực tại Trung tâm Viễn thông khu vực I” với mong muốn vận<br />
dụng những kiến thức đã được học, đã tìm hiểu và nghiên cứu cùng với những<br />
hiểu biết thực tế nhằm tìm ra những giải pháp hữu ích giúp cải thiện công tác này<br />
tại doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước<br />
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước<br />
1.2.1. Các đầu sách<br />
1.2.2. Luận án tiến sỹ<br />
1.2.3. Luận văn thạc sỹ<br />
1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
<br />
Các công trình nghiên cứu trên đều chưa đề cập đến thực tế của một doanh<br />
nghiệp cụ thể tuy nhiên nguồn lao động hoạt động trong lĩnh vực viễn thông thì<br />
chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập đến<br />
<br />
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO<br />
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực<br />
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực<br />
<br />
Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hóa được trong công tác<br />
kế hoạch hóa ở nước ta quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người<br />
trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động<br />
Việt Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).<br />
2.1.2. Đào tạo<br />
<br />
Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến<br />
thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những<br />
tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó<br />
thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.<br />
2.1.3. Mục tiêu của công tác đào tạo nguồn nhân lực<br />
<br />
- Định hướng cho người được đào tạo<br />
- Phát triển kỹ năng<br />
- Lựa chọn mô hình đào tạo an toàn nhất tránh các tai nạn lao động xảy ra<br />
và tuân thủ một số quy tắc đề ra.<br />
<br />
- Trang bị về chuyên môn kỹ thuật: tránh sự lỗi thời trong chuyên môn nghề<br />
nghiệp.<br />
2.1.4. Ý nghĩa của công tác đào tạo<br />
<br />
* Ý nghĩa của đào tạo với tổ chức<br />
* Ý nghĩa với nhân viên<br />
* Ý nghĩa đối với nhà quản lý<br />
2.1.5. Các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp<br />
<br />
Ở Việt Nam những cách thức được sử dụng thường xuyên và cơ bản nhất là<br />
đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.<br />
2.1.5.1. Đào tạo trong công việc<br />
<br />
Là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học<br />
được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thong qua thực tế thực hiện<br />
công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn.<br />
2.1.5.2. Đào tạo ngoài công việc<br />
<br />
Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được<br />
tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Phương pháp này được thực hiện<br />
dưới nhiều hình thức khác nhau.<br />
2.2. Vai trò, vị trí của công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp<br />
2.2.1. Đào tạo giúp thu hút nguồn nhân lực tiềm năng<br />
2.2.2. Đào tạo giúp bù đắp sự thiếu hụt về nhân lực<br />
2.2.3. Đào tạo giúp nâng cấp nguồn nhân lực hiện có<br />
2.3. Nội dung của công tác đào tạo nguồn nhân lực<br />
2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo<br />
<br />
* Phân tích doanh nghiệp<br />
* Phân tích công việc<br />
* Phân tích nhân viên<br />
2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo<br />
<br />
Một mục tiêu đào tạo phải SMART: Specific: Cụ thể, Measurable: Đo lường<br />
được, Achievable: Đạt đến được, Relevant: Liên quan, Time limited: Thời gian hữu<br />
hạn.<br />
2.3.3. Xác định đối tượng đào tạo<br />
<br />
- Căn cứ vào nhu cầu và động lực của người lao động để xác định đối tượng<br />
cần được đào tạo.<br />
<br />
- Việc xác định đối tượng đào tạo cũng cần căn cứ vào khả năng đáp ứng<br />
của người được đào tạo với bản yêu cầu công việc của từng đơn vị, bộ phận.<br />
2.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo<br />
<br />
Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy cho<br />
thấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu. Việc<br />
xây dựng chương trình đào tạo xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu và đối tượng đào<br />
tạo.<br />
Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp: Phương pháp học chủ động,<br />
phương pháp học thụ động .<br />
2.3.5. Dự tính chi phí đào tạo và lựa chọn giáo viên đào tạo<br />
<br />
Về chi phí đào tạo: trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn ngân<br />
sách dành cho đào tạo lấy từ quỹ của công ty hay do người học tự túc. Chi phí<br />
thực tế của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không phải chỉ ở mặt tài chính mà<br />
nó còn bao gồm cả chi phí cơ hội.<br />
Về việc lựa chọn giáo viên đào tạo: có thể lựa chọn giáo viên từ chính<br />
doanh nghiệp hoặc thuê ngoài từ các trường đại học, các trung tâm có uy tín.<br />
2.3.6. Đánh giá chương trình đào tạo<br />
<br />
Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức: mục tiêu đào<br />
tạo có thực hiện được hay không? Những điểm yếu điểm mạnh của chương trình<br />
đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và<br />
kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.<br />
<br />
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO<br />
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM VIỄN THÔNG<br />
KHU VỰC I<br />
3.1. Khái quát về Trung tâm Viễn thông khu vực I<br />
3.1.1. Giới thiệu chung về Trung tâm Viễn thông khu vực I<br />
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ của VTN1<br />
3.1.3. Đặc điểm lĩnh vực dịch vụ viễn thông<br />
3.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý VTN1<br />
3.1.5. Cơ cấu tổ chức của phòng Nhân sự - Lao động tiền lương<br />
3.1.6. Đặc điểm đội ngũ lao động tại Trung tâm Viễn thông khu vực I<br />
3.1.7. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Trung tâm Viễn thông<br />
khu vực I trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
Hoạt động của Trung tâm chủ yếu liên quan đến trang thiết bị khoa học<br />
công nghệ hiện đại nên nhu cầu về lao động có trình độ kỹ thuật cao là rất thường<br />
xuyên.<br />
Chất lượng nguồn nhân lực trẻ hiện nay phần lớn chưa đáp ứng ngay được<br />
đòi hỏi của doanh nghiệp mà phải trải qua một quá trình đào tạo thực tế.<br />
Doanh nghiệp thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động được học<br />
tập, tìm tòi và phát huy khả năng của mình là điều kiện quan trọng để giữ chân họ<br />
cũng như đem lại lợi ích lâu dài và bền vững cho sự phát triển của công ty.<br />
Đào tạo những lao động hiện vẫn đang công tác tại Trung tâm làm tăng khả<br />
năng tiếp cận với những thay đổi mới của thị trưởng, nắm bắt kịp với những cách<br />
thức sản xuất kinh doanh mới, tính nhanh nhạy và năng động.<br />
3.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo tại doanh nghiệp<br />
3.2.1. Quy trình thực hiện các loại hình đào tạo nguồn nhân lực tại Trung tâm<br />
<br />
* Các lớp do đơn vị trực tiếp tham gia vào việc sản xuất kinh doanh tự<br />
tổ chức:<br />
* Các lớp do Trung tâm tổ chức: (giảng viên của Trung tâm)<br />
* Các lớp Trung tâm thuê ngoài:<br />
* Các khóa nước ngoài:<br />
<br />