TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
----------------<br />
<br />
NGUYỄN HỮU CƯỜNG<br />
<br />
HOÀN THIệN QUảN TRị CHấT LƯợNG SảN PHẩM BAO<br />
ÉP DÂY CủA CÔNG TY TNHH Hệ THốNG DÂY<br />
SUMI -HANEL<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH TIẾN DŨNG<br />
<br />
HÀ NỘI - 2013<br />
<br />
2<br />
<br />
Tóm tắt luận văn<br />
Hiện nay cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm đã thắng thế so với cạnh<br />
tranh bằng giá cả trước đây. Và cũng chẳng còn lý do gì để chất lượng sản phẩm<br />
không trở thành một vũ khí hay con bài quyết định sự phát triển và thành công của<br />
các doanh nghiệp trên thương trường.<br />
Chúng ta đều thấy vấn đề nhạy cảm này đã được nhiều công trình khoa học<br />
nghiên cứu khai thác với nhiều giác độ khác nhau từ xa xưa, song không vì thế mà<br />
nó trở nên nguội lạnh mà ngược lại nó luôn mang tính thời sự nóng bỏng. Có lẽ<br />
không ai trong xã hội lại bàng quan trước "điểm nóng" - Chất lượng.<br />
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một đề tài nóng<br />
hổi, nhiều chuyên gia, giảng viên và nhiều sinh viên tại các trường đại học trong<br />
cả nước đều đã nghiên cứu vấn đề này. Tất cả những ý kiến, luận văn và báo cáo<br />
nghiên cứu đi trước đều nêu bật được cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của công<br />
tác quản trị chất lượng với từng sản phẩm đặc thù của từng doanh nghiệp mình<br />
trong từng thời kỳ. Tuy nhiên chưa có luận văn nào đề cập đến hoàn thiện quản trị<br />
chất lượng sản phẩm đặc thù bao ép dây của công ty THHH hệ thống dây SumiHanel.<br />
Là một học viên ngành quản trị kinh doanh nhận thức được tầm quan trọng<br />
của vấn đề trên, với kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với sự tích<br />
luỹ kinh nghiệm của bản thân em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện quản trị chất<br />
lượng sản phẩm bao ép dây của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel “ .<br />
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã luận sử dụng các cơ sở lý luận về :<br />
- Lý thuyết về chất lượng sản phẩm : khái niệm chất lượng, sự hình thành<br />
chất lượng sản phẩm, đặc điểm của chất lượng, tiêu chí chất lượng và các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến chất lượng...<br />
- Các hệ thống lý thuyết về quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp:<br />
khái niệm, đặc điểm của công tác quản trị chất lượng, những yêu cầu chủ yếu<br />
trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp...<br />
<br />
3<br />
Trên cơ sở đó , luận văn được xây dựng với kết cấu 4 chương :<br />
Chương 1. Khái quát về nội dung của 4 công trình nghiên cứu trước đây về<br />
quản trị chất lượng cho từng sản phẩm cụ thể của từng công ty qua các thời kì. Các<br />
luận văn, đề tài trước đó đều đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng<br />
cao chất lượng sản phẩm đặc thù và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng của<br />
doanh nghiệp mình trong từng thời kì. Tuy nhiên chưa có luận văn nào đề cập đến<br />
hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm đặc thù bao ép dây của công ty THHH hệ<br />
thống dây Sumi-Hanel. Ngoài ra, trong các đề tài, luận văn trước đó các tác giả<br />
vận dụng phương pháp kiểm tra chất lượng- Sự phù hợp CQC- Quality Control<br />
Conformance trong việc quản trị chất lượng tại doanh nghiệp , trong đó tập trung<br />
vào dựng nhóm giải pháp nâng cao các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và kiểm tra<br />
ngặt nghèo thông qua việc mở rộng bộ phận KCS kiểm tra đầu vào. Tuy nhiên<br />
phương pháp này chỉ hiệu quả khi quy mô sản xuất nhỏ, dây chuyền sản xuất là tối<br />
ưu, trường hợp quy mô sản xuất lớn, phương pháp này bộc lộ những yếu điểm do<br />
việc kiểm tra chỉ tập trung vào khâu sản xuất do KCS đảm nhận nên chỉ có thể<br />
loại bỏ được phế phẩm mà không tìm ra tận gốc nguyên nhân gốc rễ phát sinh vấn<br />
đề về chất lượng, khi vấn đề được phát hiện có thể đã sản xuất rất nhiều sản phẩm<br />
lỗi gây tốn kém chi phí thu hồi sản phẩm lỗi, chi phí sửa chữa thay thế bảo hành<br />
các sản phẩm lỗi, không giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh....Trên cơ sở phân<br />
tích những luận văn đề tài trước đó kết hợp với đặc thù sản phẩm của doanh<br />
nghiệp là sản phẩm bao ép dây quy mô sản xuất lớn, yêu cầu cao về chất lượng,<br />
tác giả đã xây dựng các nhóm giải pháp hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm<br />
bao ép dây của công ty dựa trên phương pháp quản trị chất lượng đồng bộ ( Total<br />
quality manargement- TQM) trong đó những bộ phận khác nhau trong công ty<br />
chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt<br />
được, nâng cao để đảm bảo sản xuất và sử dụng sản phẩm kinh tế nhất, thoả mãn<br />
hoàn toàn yêu cầu của người tiêu dùng. Tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều<br />
tham gia vào công tác quản trị chất lượng sản phẩm dựa theo các thông số chất<br />
lượng và mục tiêu chất lượng của công đoạn mình. Các nhóm giải pháp này dựa<br />
<br />
4<br />
trên quy tắc 4M : con người (Men); phương pháp tổ chức quản trị (Methods); thiết<br />
bị công nghệ (Machines); quy trình quản lý (Management ) nhằm hoàn thiện quản<br />
trị chất lượng sản phẩm bao ép dây của công ty.<br />
Chương 2. Hệ thống hóa và đưa ra cơ sở lý luận chung về chất lượng và<br />
quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp và những yêu cầu trong quản trị chất<br />
lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. Trong đó tác giả đã khái quát chung về chất<br />
lượng sản phẩm, đưa ra các quan điểm của các nhà nghiên cứu, các học giả về khải<br />
niệm chất lượng sản phẩm, từ đó tác giả đưa ra một khái niệm khái quátý về chất<br />
lượng sản phẩm. Sau đó tác giả đưa ra vấn đề : chất lượng sản phẩm không những<br />
chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu<br />
tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể, hay chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ<br />
quan vừa có tính khách quan. Tác giả tiếp tục đưa ra những đặc điểm cơ bản của<br />
chất lượng sản phẩm đó là : chất lượng được đo bằng mức độ thoả mãn của người<br />
tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là một khái niệm mang tính tương đối, chất lượng<br />
là vấn đề luôn được đặt ra ứng với mọi trình độ sản xuất. Tiếp theo, tác giả đưa ra<br />
các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tầm vĩ mô và vi mô. Nhóm yếu tố<br />
vĩ mô gồm có : nhu cầu của nền kinh tế , sự phát triển của Khoa học - Kỹ thuật,<br />
hiệu lực của cơ chế quản lý, các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, thói quen tiêu<br />
dùng . Nhóm yếu tố vi mô ảnh hưởng gồm : nhóm yếu tố con người(Men), nhóm<br />
yếu tố phương pháp tổ chức quản trị (Methods), nhóm yếu tố nguyên, nhiên vật<br />
liệu (Materials), nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ- Thiết bị (Machines) . Sau khi đã<br />
khái quát chung về các vấn đề chất lượng sản phẩm, tác giả đi sâu vào cơ sở lý<br />
luận về quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. Trên cơ sở các ý kiến, phân<br />
tích của các học giả , giáo sư trên thể giới về khải niệm quản trị chất lượng, tác giả<br />
đã sử dụng khái niệm quản trị chất lượng theo ISO 8402- 94 để làm phương pháp<br />
luận cho công tác quản trị chất lượng : “ Quản trị chất lượng là một hoạt động của<br />
chức năng quản trị chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và<br />
thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất<br />
lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất<br />
<br />
5<br />
lượng ”. Tiếp theo, tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải quản trị chất lượng sản phẩm<br />
ở các doanh nghiệp đó là : vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm là sự<br />
sống còn của doanh nghiệp, quản trị chất lượng sản phẩm là yêu cầu của xã hội .<br />
Trong đó phải thỏa mãn 3 nguyên tắc : tập trung chú ý vào người tiêu dùng sản<br />
phẩm, quản trị chất lượng sản phẩm phải bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức, các<br />
quyết định về chất lượng phải đặt trên cơ sở khả năng thanh toán của nhu cầu.<br />
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các đặc điểm của công tác quản trị chất lượng sản<br />
phẩm : chất lượng là số một sau đó mới là lợi nhuận, định hướng sản xuất vào<br />
người tiêu dùng, đảm bảo thông tin và áp dụng SQC ( Quản trị chất lượng bằng<br />
thống kê ), con người được coi là yếu tố quyết định trong quản trị chất lượng sản<br />
phẩm. Tác giả cũng chỉ ra các chức năng của công tác quản trị chất lượng sản<br />
phẩm theo vòng tròn Deming : chức quy định (hoạch định) chất lượng sản phẩm,<br />
chức năng quản trị chất lượng sản phẩm, chức năng đánh giá chất lượng sản phẩm,<br />
chức năng cải tiến và điều chỉnh. Tác giả tiếp tục đưa ra những yêu cầu chủ yếu<br />
trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp : chất lượng sản phẩm phải<br />
nằm ở vị trí trung tâm trong các hoạt động ở doanh nghiệp, quản trị chất lượng sản<br />
phẩm phải chú ý tới con người, tuân thủ tính đồng bộ và toàn diện trong quản trị<br />
chất lượng, quản trị chất lượng sản phẩm tập trung vào các quá trình, quản trị hệ<br />
thống, nâng cao tính linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ<br />
thống và các quá trình từ thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm.<br />
Cuối cùng tác giả đã đưa ra những nội dung then chốt của hệ thống quản trị chất<br />
lượng đồng bộ toàn diện ( TQM ) và đưa TQM vào doanh nghiệp. Tác giả đã chỉ<br />
ra khái niệm TQM theo ISO 8402- 1994: “TQM là cách quản trị một tổ chức (một<br />
doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành<br />
viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng<br />
và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội”. Từ đó nhấn<br />
mạnh trong quản trị doanh nghiệp, TQM giúp ta nhìn nhận và phân tích các yếu tố<br />
của môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài công ty. Xác định chính xác<br />
nhu cầu của khách hàng cũng như các biện pháp kinh tế- kỹ thuật để tạo nên sản<br />
<br />