intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Lắk" nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động mở rộng cho vay của các NHTM nói chung và cho vay đối với các DNN&V nói riêng; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với DNN&V tại Vietcombank Đăk Lăk; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để mở rộng cho vay đối với DNN&V tại Vietcombank Đăk Lăk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Lắk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ VÕ TẤN MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng Mã số: 60.34.20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2014
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Bá Thanh Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS. Nguyễn Trường Giang Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 11 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và quốc gia nói chúng. DNN&V được đánh giá là hình thức tổ chức kinh doanh thích hợp của thị trường, có những ưu thế về tính năng động, linh hoạt thích ứng nhanh với yêu cầu thị trường và là phương tiện hiệu qủa giải quyết công ăn việc làm, đồng thời phát triển mạnh loại hình doanh nghiệp hiện nay phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đắk Lắk (Vietcombank Đăk Lăk) đã chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, cố gắng thực hiện tốt chiến lược tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ kết hợp với mở rộng cho vay đối với DNN&V nhưng do nhiều nguyên nhân đến nay kết quả vẫn không được như mong đợi. Tỷ trọng cho vay đối với DNN&V trong tổng dư nợ vay tại Vietcombank Đăk Lăk còn rất khiêm tốn chưa đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh của Ban lãnh đạo và chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thị trường. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đăk Lăk thông qua việc mở rộng cho vay đối với các DNN&V, đề tài “Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Đắk Lắk (Vietcombank Đăk Lăk)” là một đòi hỏi cấp thiết cần nghiên cứu. Do thuật ngữ kinh tế không sử dụng “doanh nghiệp vừa và nhỏ” mà sử dụng khái niệm “doanh nghiệp nhỏ và vừa” nên toàn bộ luận văn tôi sử dụng thuật ngữ này.
  4. 2 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động mở rộng cho vay của các NHTM nói chung và cho vay đối với các DNN&V nói riêng - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động cho vay đối với DNN&V tại Vietcombank Đăk Lăk. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để mở rộng cho vay đối với DNN&V tại Vietcombank Đăk Lăk. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu phát triển, đẩy mạnh hoạt động cho vay của các NHTM cho vay đối với DNN&V. - Phạm vi nghiên cứu: hoạt động cho vay đối với DNN&V tại Vietcombank Đăk Lăk từ năm 2009 đến năm 2013 và đề ra giải pháp cho những năm tới. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh theo thời gian và theo không gian giữa các NHTM trên cùng địa bàn 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Hệ thống các quan điểm, lý thuyết về hoạt động cho vay ở nước ta và các loại hình DNN&V. Khái quát hóa tình hình phát triển cho vay DNN&V và thực trạng hoạt động cho vay đối với DNN&V của Vietcombank Đắk Lắk, trong nêu lên những thành công, hạn chế và nguyên nhân. Để từ đó, đề tài đã đề xuất một số cách thay đổi cần thiết đối với Vietcombank Đắk Lắk góp phần phát triển cho vay DNN&V. 6. Kết cấu của luận văn Cấu trúc nội dung chia làm ba chương:
  5. 3 - Chương 1: Cơ sở lý luận về mở rộng hoạt động cho vay DNN&V của NHTM - Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay DNN&V tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk. - Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay đối với DNN&V tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Cho vay DNN&V là một trong những đối tượng mà các ngân hàng hiện nay đang có sự quan tâm đặc biệt, nhằm để mở rộng hoạt động cho vay đối với DNN&V cũng như gây dựng nên thương hiệu đến với DN. Để có thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin, tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu, các giáo trình, các luận văn thạc sĩ có nội dung tương tự đã được công nhận để tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn. Một số tài liệu như: Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. TS. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, TS. Võ THị Thuý Anh, Ths. Lê Phương Dung (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính. Luận văn của tác giả Võ Thị Ngọc Bích (năm 2011) trong đề tài “Phát triển cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Quảng Nam” thi để mở rộng hoạt động cho vay DNN&V tại ngân hàng này. Cẩm nang tín dụng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2009) về quy trình tín dụng tại Vietcombank, từ thực tế thu thập số liệu trong các Báo cáo thường niên: Từ năm 2008 - 2013 của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk, để tác giả có thể thực hiện nghiên cứu thực tiễn vấn đề tại Vietcombank Đăk Lăk.
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNN&V CỦA NHTM 1.1.1. Khái quát hoạt động cho vay của NHTM a. Khái niệm hoạt động cho vay: b. Các loại hình cho vay và phương thức cho vay * Dựa theo mục đích sử dụng tiền vay: * Dựa theo thời hạn cho vay: * Dựa theo hình thức hình thành khoản vay: c. Phân đoạn thị trường cho vay 1.1.2. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Khái niệm về DNN&V b Đặc điểm chủ yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa * Ưu điểm của DNN&V - Thứ nhất: Dễ khởi nghiệp, hầu hết các DNN&V đều có thể dễ dàng bắt đầu ngay sau khi có ý tưởng kinh doanh với một số ít vốn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, quy mô nhà xưởng không lớn, cũng lao động ít. - Thứ hai: Năng động, nhạy bén và dễ dàng thích ứng với thay đổi của thị trường, đây là một lợi thế nổi trội của DNN&V - Thứ ba: Dễ dàng tiếp cận các nguồn tài nguyên phân tách nhỏ lẻ của xã hội. - Thứ tư: Khả năng đáp ứng nhanh và phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
  7. 5 - Thứ năm: DNN&V góp phần tạo lập sự phát triển cần bằng giữa các vùng trong một quốc gia. * Một số haïn cheá cuûa loaïi hình DNN&V 1.2. MỞ RỘNG CHO VAY DNN&V TRONG NHTM 1.2.1 Khái niệm mở rộng cho vay DNN&V Mở rộng cho vay DNN&V của NHTM là tất cả mọi hoạt động của NHTM nhằm tăng số lượng, quy mô tiền vay và chất lượng cho vay đối với DNN&V theo đó lợi nhuận ngân hàng đạt được tăng, vị trí của ngân hàng ngày càng được nâng cao trên thị trường. Mở rộng cho vay được thể hiện ở hai khía cạnh thông qua việc mở rộng về cả số lượng và chất lượng. 1.2.2 Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với DNN&V Mở rộng cho vay nói chung là vấn đề luôn được quan tâm của các ngân hàng vì dư nợ cho vay tăng tức doanh thu tăng và theo đó lợi nhuận đạt được tăng, vị trí và uy tín của ngân hàng thương mại ngày càng được nâng cao trên thị trường, khẳng định được thương hiệu. 1.2.3 Nội dung của mở rộng cho vay đối với DNN&V * Đa dạng về chủng loại sản phẩm cho vay: * Đa dạng về đối tượng khách hàng. * Mở rộng về mạng lưới * Kiểm soát chất lượng tín dụng 1.2.4.Các chỉ tiêu phản ánh phát triển cho vay DNN&V của NHTM * Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay: + Các chỉ tiêu định tính: + Số lượng DNN&V có quan hệ tín dụng:
  8. 6 + Doanh số cho vay và tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với DNN&V. + Chỉ tiêu dư nợ của DNN&V và tốc độ tăng trưởng dư nợ: \ * Các chỉ tiêu đánh giá chất luợng tín dụng. + Chỉ tiêu doanh số thu nợ + Chỉ tiêu nợ quá hạn + Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay - Tốc độ tăng giảm của các tỷ lệ nợ khó đòi và nợ quá hạn. Tỷ lệ càng cao, tốc độ tăng thì rủi ro càng tăng và ngược lại. - Nợ có vấn đề là những khoản nợ tuy chưa xếp vào nợ quá hạn nhưng ngân hàng nhận thấy rủi ro đang gia tăng và có dấu hiệu không tốt từ khách hàng. - Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay như các yếu tố liên quan đến người vay, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, tình trạng tài sản đảm bảo khoản vay + Chỉ tiêu lợi nhuận: 1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay DNN&V a. Các nhân tố chủ quan * Chính sách tín dụng của ngân hàng đối với DNN&V * Khả năng thu thập, xử lí và phân loại thông tin về DNN&V * Quy trình và thủ tục cho vay của ngân hàng đối với DNN&V * Năng lực, trình độ thẩm định tín dụng của đội ngũ cán bộ tín dụng ngân hàng. * Vấn đề đạo đức của đội ngũ cán bộ ngân hàng. b Các nhân tố khách quan * Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp Thứ nhất, tính minh bạch về tài chính và trình độ quản lý của DN.
  9. 7 Thứ hai, khả năng xây dựng dự án đầu tư của DN. Thứ ba,hiểu biết của DN về thủ tục và quy chế cho vay của NHTM. * Các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thứ hai, trình độ phát triển và cơ sở hạ tầng của địa phương mà ngân hàng hoạt động. Thứ ba, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.. * Các nhân tố thuộc về Nhà nước và các cơ quan chức năng Thứ nhất, môi trường pháp lý. Thứ hai, sự hỗ trợ trực tiếp từ các cơ quan Nhà nước * Các nhân tố thuộc về Ngân hàng nhà nước
  10. 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮKLẮK 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VN – CN ĐẮKLẮK 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank Đắk Lắk a. Huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Vietcombank Đắk Lắk từ năm 2009 –2013 Đơn vị tính: tỷ VND Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn huy động 956 1.070 1.448 2.165 2.082 tại chỗ Từ TCKT và dân 875 1.056 1.435,12 1.865 1.932 cư Tiền gửi KKH 397 410 349 276 259 Tiền gửi có kỳ 473 645,97 1.084 1.889 1.823 hạn (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank Đăk Lăk từ 2009-2013) b. Hoạt động tín dụng
  11. 9 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank Đắk Lắk từ 2009-2013 Đơn vị tính: tỷ VND Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng dư nợ 3.288 4.123 4.570 4.697 4.790 1.1 Cho vay ngắn hạn 1.141 1.467 1.736 1.683 2.437 1.2 Cho vay trung hạn 1.416 1.765 1.937 1.920 2.353 2 Tỷ lệ nợ xấu(%) 3,6 2,28 2,22 2,24 8,2 (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank Đăk Lăk từ 2009-2013) c. Hoạt động thanh toán, dịch vụ ngân hàng - Về hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2013 đạt 120 tỷ đồng, chỉ bằng 40% so với năm 2009. Trong đó, doanh số xuất khẩu đạt 104 tỷ đồng, doanh số nhập khẩu đạt 16 tỷ đồng. Hiện tại, thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh khá lớn khi xuất khẩu chiếm 42 % và nhập khẩu chiếm 71% kim ngạch toàn tỉnh. Bảng 2.3: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank Đắk Lắk từ năm 2009 –2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Doanh số thanh toán 297 235 201 182 120 1.1 Doanh số xuất khẩu 244 213 186 172 104 1.2 Doanh số nhập khẩu 53 22 15 10 16 (Nguồn: Báo cáo thường niên vietcombank Đăk Lăk từ 2009-2013) - Về hoạt động kinh doanh thẻ
  12. 10 Tính đến hết ngày 31/12/2013, tổng số thẻ các loại do Chi nhánh phát hành đang lưu hành trên địa bàn đã đạt mức 11.415 thẻ. Tốc độ tăng trưởng về phát hành thẻ bình quân trong giai đoạn 2009- 2013 trung bình 19,2%. Bảng 2.4: Hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ và chuyển tiền quốc tế của Vietcombank Đắk Lắktừ năm 2011 –2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Stt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Phát hành thẻ 7.882 9.254 11.415 Doanh số sử dụng thẻ 1.939 1.899 1.964 2 Chuyển tiền đến cá nhân quốc (Nguồn: Báo cáo thường niên vietcombank Đăk Lăk từ 2009-2013) d. Kết quả kinh doanh (Nguồn: Báo cáo thường niên vietcombank Đăk Lăk từ 2009-2013) Đồ thị 2.1 Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Vietcombank Đắk Lắk từ năm 2009–2013
  13. 11 2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY DNN&V TẠI VIETCOMBANK ĐẮK LẮK 2.2.1 Tổng quan về hoạt động cho vay DNN&V tại ngân hàng 2.2.2. Thực trạng về dư nợ cho vay Giai đoạn từ năm 2009- 2013 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và ký hiệp định tự do thương mại song phương với một số nước và khu vực, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn thách thức nhất như khủng hoảng tài chính toàn cầu, nguyên nhiên liệu nhập khẩu tăng cao, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thiên tai dịch bệnh xẩy ra trên diện rộng…đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động của các DNN&V nói riêng và Doanh nghiệp nói chung. Bảng 2.5: Tình hình hoạt động cho vay đối với DNN&V tại Vietcombank Đắk Lắktừ năm 2009 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng dư nợ 3.288 4.123 4.570 4.697 4.790 Dư nợ DNN&V 1.232 1.375 1.448 1.577 1.617 Tỷ trọng dư nợ DNN&V/tổng dư 37,48 33,67 31,69 33,58 33,77 nợ(%) Tốc độ tăng trưởng 149,4 115,8 105,3 108,9 102,5 dư nợ DNNVV(%)
  14. 12 Tổng số doanh 2 234 244 257 263 271 nghiệp vay vốn Số DNN&V vay vốn 220 230 243 251 263 Tỷ trọng số DNN&V 94,4 94,2 94,5 95,4 97,04 vay/Tổng số DN vay (Nguồn: Bộ phận tổng hợp – phòng kế toán Vietcombank Đắk Lắk) 2.2.3. Thực trạng về đa dạng chủng loại sản phẩm cho vay Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay theo thời gian đối với doanh nghiệp tại Vietcombank Đắk Lắktừ năm 2009 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dài hạn Tổng doanh nghiệp doanh nghiệp Năm dư nợ Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2009 3.288 1.141 49,83 1.416 50,17 2010 4.123 1.467 49,60 1.765 50,40 2011 4.570 1.736 48,52 1.937 51,48 2012 4.697 1.683 50,91 1.920 49,09 2013 4.790 2.437 50,88 2.353 49,12 (Nguồn: Bộ phận quản lý nợ - phòng kế toán Vietcombank Đắk Lắk) Theo số liệu hai bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nói chung giảm xuống. Từ 45,67% năm 2007, đã giảm còn 35,84% vào cuối năm 2012 và tỷ trọng cho vay trung,
  15. 13 dài hạn lại có xu hướng tăng lên từ 34,26% năm 2008, tăng lên bình quân khoảng 41 % các năm gần đây. Điều này cho thấy trong những năm qua Vietcombank Đăk Lăk đã nỗ lực để chuyển hoạt động cho vay của mình theo hướng an toàn và hiệu quả hơn. Bảng 2.7: Tình hình cho vay theo thời gian đối với DNN&V tại Vietcombank Đắk Lắk từ 2009 – 2013 Đơn vị tính: tỷ đồng Nông, lâm Công nghiệp, Thương mại, Tổng dư nghiệp xây dựng dịch vụ Năm nợ Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng Số Tỷ trọng DNN&V tiền (%) tiền (%) tiền (%) 2009 1.232 53 4,36 499 40,49 679 55,50 2010 1.375 56 3,79 546 37,03 772 56,19 2011 1.448 57 3,93 592 40,88 799 44,82 2012 1.577 59 3,87 657 41,66 860 54,44 2013 1.617 58 3,62 663 40,99 896 55,38 (Nguồn: Bộ phận quản lý nợ - phòng kế toán Vietcombank Đắk Lắk) 2.2.4. Thực trạng đa dạng về đối tượng khách hàng Tại Vietcombank Đăk Lăk dư nợ cho vay bình quân đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cũng chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là các ngành xây dựng, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Trong đó năm 2013 ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 55,38%, xây dựng và công nghiệp 40,99% còn lại là nông, lâm nghiệp, thuỷ sản khoảng 3,63%. 2.2.5. Thực trạng về mở rộng mạng lưới Chi nhánh đã có mở thêm 02 phòng giao dịch thuộc địa bàn huyện Cư M’Gar và huyện Ea Kar tỉnh Đắk Lắk, số lượng 09 phòng
  16. 14 giao dịch và 01 chi nhánh tại tỉnh Đăk Lăk là tạm ổn về mặt số lượng. Tuy nhiên do các phòng giao dịch của chi nhánh tập trung tại Tp Buôn Ma Thuột nên mức độ phân bổ là chưa hợp lý, chưa tiếp cận được với đa dạng khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh. 2.2.6. Thực trạng về kiểm soát chất lượng tín dụng Về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại Vietcombank Đăk Lăk là tương đối thấp, bình quân trong giai đọan 2009 đến 2013 là khoảng 2,53% (thấp hơn rất nhiều tỷ lệ nợ xấu tối thiểu cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%), riêng năm 2013 là năm tình hình kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng lên 8,2%. Tuy nhiên về số tuyệt đối thì tổng số nợ xấu của hai năm 2009 ,2011 và 2012 tăng tương đối cao, điều này do hai nguyên nhân, thứ nhất do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây khó khăn cho hoạt động của DNN&V dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng bị ảnh hưởng, thứ hai do tổng dư nợ tuyệt đối của Chi nhánh tăng lên nên mặc dù về tỷ lệ tăng không nhiều nhưng số tuyệt đối tăng. Tỷ lệ nợ xấu của DNN&V trên tổng nợ xấu lại chiếm tỷ trọng rất cao, bình quân trong giai đọan từ 2008- 2013 trên 74,8%. Đây cũng là một trong những lý do mà Vietcombank Đăk Lăk cũng như các NHTM đang rất thận trọng khi cho vay đối với các DNN&V. 2.2.7. Những chính sách mà Vietcombank Đắk Lắk đã áp dụng trong mở rộng cho vay đối với DNN&V thời gian qua a. Thay đổi đối tượng cho vay b. Các giải pháp đã áp dụng nhằm mở rộng cho vay DNN&V * Về mở rộng mạng lưới
  17. 15 Đồ thị 2.2. Đồ thị hệ thống mạng lưới của một số Ngân hàng trên địa bàn Đắk Lắk năm 2013 40 30 30 20 9 10 10 6 6 7 6 3 0 B B k B VC DV an k VI an AC B ST nk BI ib nb ba gr et i im A Vi Ex N am 2013 (Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Đắk Lắk) - Về quảng cáo, tiếp thị - Tăng cường khả năng tiếp cận DNN&V - Đào tạo, bổ sung nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển tín dung hoạt động cho vay đối với DNN&V 2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA ĐẠT ĐƯỢC VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.3.1. Kết quả đạt được a. Quy mô cho vay - Quy mô cho vay không ngừng tăng lên, tổng dư nợ cho vay năm 2009 tại Vietcombank Đăk Lăk là 2,388 tỷ đồng thì đến cuối năm 2013 đã tăng lên trên 4.790 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 33%. Đối tượng cho vay cũng đã được mở rộng, không chỉ là các doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiệp Nhà nước hoặc các công ty thu mua, chế biến cà phê xuất khẩu mà đã chú trọng phát triển sang cho vay đối với các DNN&V
  18. 16 trong các ngành xây dựng, thuỷ điện, sản xuất tinh bột, mía đường, thức ăn gia súc, kinh doanh vận tải, cho vay hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể và cho vay tiêu dùng. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tối đa cho phép của ngân hàng Nhà nước, chứng tỏ Chi nhánh không chỉ chạy theo tăng trưởng về qui mô mà cũng rất coi trọng chất lượng tín dụng là tiêu chí hàng đầu để phát triển hoạt động cho vay một cách bền vững. b. Công tác phát triển thị trường: - Chú trọng công tác phát triển thị trường cho vay đối với DNN&V thông qua nhiều giải pháp tổng thể như mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quảng cáo, tiếp thị, đào tạo đội ngũ nhân viên, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ và mở rộng đối tượng cho vay sang tất cả các thành phần kinh tế và lĩnh vực kinh tế nhờ đó đã nâng dần được tỷ trọng cho vay đối với DNN&V và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dư nợ cho vay, bình quân khoảng 35% trên tổng dư nợ. c. Hoàn thiện công tác quản lý nội bộ. - Triển khai nhanh và thực hiện tốt các qui trình, qui định nội bộ về cho vay đối với DNN&V đảm bảo công việc tại mọi khâu trong qui trình tín dụng luôn thông suốt và với thời gian ngắn nhất có thể. 2.3.2. Những mặt chưa đạt được về mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Mở rộng cho vay DNN&V tại Vietcombank Đắk Lắk đã đạt được nhiều kết quả khả quan nêu trên. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn rất nhiều hạn chế trong quá trình phát triển hoạt động cho vay của Vietcombank Đắk Lắkđối với nhóm khách hàng này, đó là:
  19. 17 - Qui mô hay số lượng DNN&V vay vốn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương và phát triển rất chậm trong thời gian qua. - Về chất lượng: Tính đến hết năm 2013, tỷ trọng nợ xấu của DNN&V trong tổng nợ xấu tại Chi nhánh vẫn còn rất cao chiếm trên 24,26%. Tỷ lệ nợ xấu của DNN&V có thể còn tăng lên trong thời gian tới khi mà Vietcombank Đắk Lắk à tiến hành phân loại nợ theo Quyết định 02 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. - Đối tượng cho vay đã đa dạng nhưng vẫn tập trung vào một số ngành mang lại lợi nhuận nhanh và ít đầu tư vốn như thương mại và xây dựng. - Chưa có chiến luợc kinh doanh rõ ràng, chưa có bộ phận chuyên trách về quảng cáo tiếp thị và chưa có các giải pháp quảng cáo tiếp thị hiệu quả. - Quy trình cấp tín dụng áp dụng đối với DNN&V rất chặt chẽ nhưng chưa phù hợp với DNN&V. - Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung, dài hạn của DNN&V là không cao do khả năng huy động vốn từ tổ chức và cá nhân, nhất là các nguồn vốn trung và dài hạn của Chi nhánh rất thấp do cơ cấu tỷ trọng vốn trong huy động. 2.3.3 Những nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất: Thị trường cho vay nhỏ hẹp, ngành hàng đơn điệu - Thứ hai: Đội ngũ cán bộ cho vay còn thiếu về số lượng và kinh nghiệm - Thứ ba chính sách tín dụng chưa cụ thể và qui trình tín dụng chưa phù hợp
  20. 18 - Thứ tư: Hoạt động tiếp thị quảng cáo còn đơn điệu và ở trong phạm vi hẹp - Thứ năm: Khả năng kiểm tra, kiểm soát và nắm thông tin và xử lý còn nhiều hạn chế. b.Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân từ phía khách hàng (DNN&V) - Vẫn còn nhiều doanh nghiệp thành lập và hoạt động mang tính chụp giật, chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh chính đáng, nhất là các DNN&V. Do đó, uy tín của các DNN&V đối với ngân hàng còn thấp, chưa tạo đuợc lòng tin, gây tâm lo ngại của ngân hàng khi cho vay vốn. - Trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý, kinh doanh của các DNN&V còn nhiều hạn chế, thiếu kỹ năng quản trị doanh nghiệp, thiếu kiến thức tiếp thị và thiếu thông tin, ít quảng bá, tự giới thiệu về doanh nghiệp mình do đó ngân hàng rất khó tiếp cận, khó lấy thông tin khi cho vay để mở rộng tín dụng. - Khó khăn lớn nhất của các DNN&V gặp phải hiện nay là thiếu tài sản thế chấp khi để vay vốn ngân hàng. - DNN&V còn tâm lý e ngại và chưa chủ động tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. - Một số DNN&V còn có thói quen sử dụng vốn ngân hàng như là vốn tự có, không có kế hoạch sử dụng vốn, không có kế hoạch để trả nợ, khi đến hạn trả nợ thì không có khả năng trả dẫn đến nợ quá hạn - Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất, dự án đầu tư chủ yếu mang tính chủ quan, áp đặt từ lãnh đạo doanh nghiệp và chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người quản lý. Nội dung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1